Sunday, September 27, 2015

KHÁT VỌNG LÀM BÁO TƯ NHÂN



Sau năm 1975, khi người cộng sản chiếm miền Nam, tất cả báo chí tư nhân đều bị cấm tiệt nhưng cái khát vọng tự mình làm một tờ báo thì chưa bao giờ bị tiêu diệt trong trái tim của những người yêu thích tự do. Và dù phải thỏa hiệp, lách luật, mua giấy phép..., tại Sài Gòn từ hơn vài chục năm nay, "báo" do tư nhân làm chủ vẫn xuất hiện, tất nhiên dưới danh nghĩa một "cơ quan chủ quản" là nhà xuất bản hay "ké" theo một pháp nhân của tờ báo nào đó.

Saturday, September 26, 2015

Vĩnh biệt chim én -



NHẬT TUẤN

Ông tỉnh giấc . Ngoài cửa sổ trời vẫn tối. Chắc mới qua nửa đêm. Ông hé mắt nhìn sang bên. Dưới ánh đèn mờ, bà vợ vẫn há miệng ngủ ngon lành trong cái dáng quen thuộc đến cũ kỹ. Ông nhẹ nhàng nằm xích ra ngoài mép giường tăng thêm chút ít khoảng cách dẫu chẳng được bao nhiêu.
Ông căng đầu nhớ lại giấc mơ ban nãy. Một cảm giác êm dịu khi yêu thời còn trẻ. Chiếc tàu điện sơn đỏ cổ xưa chạy từ Thanh Xuân về Hà Nội . Cô gái đứng trên tàu, gió bay lọn tóc dài, giơ tay vẫy vẫy:” Nhanh lên...nhanh lên anh...”. Chàng trai cố dấn thêm mấy bước và nhảy phóc lên tàu. Cô cười sung sướng nhe ra hàm răng nhỏ đều và trắng bóng. Con tàu vẫn chạy xịch xịch giữa đường phố dầy đặc xe đạp. “ Mình lên thẳng Bờ Hồ đi anh”. Cô mua một gói lạc luộc và đặt nó vào giữa hai người trên chiếc ghế đá ven hồ. Cô khoe : “Hôm nay em làm được bài thơ mới , sướng quá cúp luôn giờ văn học hiện đại của thày Đức.”. Anh mơ màng nhìn tháp Rùa cô độc dưới nền trời xám , tai lắng nghe cô đọc thơ :”Từng giọt...từng giọt một...mưa rơi thầm trong cây...”.

Những nhà văn trẻ đâu rồi



Tôi sống ở nước ngoài đã được vài năm. Ngày trước, khi còn ở Việt Nam, tôi bàng quan hơn về mọi chuyện xảy ra xung quanh, phần lớn vì mỗi khi mở vội một tờ báo nào đó, lại chỉ thấy xung quanh mình toàn chuyện cướp giật, nông dân mất mùa, đường sá ngập lụt… Lật qua trang thì toàn thấy tin hot, tinh giật gân, đánh ghen, lộ hàng…

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA THI SĨ ESENIN



TRẦN HẬU


                                                  Esenin và người vợ cuối cùng SofiaTolstaya

Mùa thu năm 1925, Esenin vừa mới cùng vợ, Sofia Tonstaya, từ Baku trở về. Mặc dù cảm thấy rất mệt mỏi, nhưng anh vẫn từ chối lời mời đi an dưỡng tại nhà nghỉ của Bộ y tế. Mùa thu năm ấy anh viết ít vì phải chuẩn bị bản thảo tuyển tập thơ ở Nhà xuất bản quốc gia và hoàn tất trường ca Con người đen mà anh đã tập trung viết trong suốt hai năm cuối đời. Cuộc sống gia đình của anh với Sofia Tonstaya không mấy êm đẹp. Esenin thường bị ám ảnh bởi cái bóng của “Ông Lev vĩ đại” (vợ của Esenin là cháu nội của văn hào Nga Lev Tonstoy) trên những bức chân dung treo khắp nơi trong căn nhà người vợ mới, còn “bộ râu nổi tiếng” của nhà văn thì cứ bám theo anh không rời!

Friday, September 25, 2015

Dũng sĩ gián


Lưu Quang Minh 

Khi sinh ra, nó đã tin mình không phải một con côn trùng tầm thường. Chính xác, nó phải khác xa đồng loại của mình - vốn luôn bị hầu hết loài người ghê tởm chỉ muốn đuổi cùng giết tận.

Tâm sự về nghề văn


HUY PHƯƠNG

Thế giới của văn học không phải là Thánh Đường mà cũng chẳng phải là nơi chợ búa.
Ảnh minh họa: internet

Siêu phàm hay dung tục đều là nơi cùng đường của văn học. Bởi vì văn học chính là một hóa thân của cuộc sống. Mà cuộc sống thì vẫn thế đấy, trong hành trình chông chênh và vô hạn của nó theo hướng tự hoàn thiện.

"Đỉnh cao đế quốc" của Eric Jennings

Sách "Đỉnh cao đế quốc" của Eric Jennings cung cấp nhiều thông tin về sự hình thành Đà Lạt mà có thể độc giả không tìm được ở các tài liệu trong nước.
Bìa cuốn "Đỉnh cao đế quốc". Sách do Phạm Viêm Phương và Bùi Thanh Châu dịch, Trần Đức Tài hiệu đính.

Saturday, September 5, 2015

Tự thuật của Nguyễn Đình Thi


(Đôi nét về cuộc đời và tác phẩm)

Nguyễn Thanh Huyền ghi 

- Quê nội tôi ở làng Vũ Thạch, huyện Thọ Xương, Hà Nội cũ. Nhưng tuổi nhỏ của tôi lại gắn với một vùng cao Bắc Lào, tại Phong Saly, giáp Trung Quốc và cũng không xa Mianma. Vì cha tôi hồi bấy giờ làm trưởng trạm bưu điện ở đó. Thời Pháp thuộc, Phong Saly được gọi là đạo quan binh thứ 5 của Đông Dương. Dân địa phương là người Phù Nọi, sống còn khá cổ sơ và theo đạo Phật.

Người Việt Nam ở nơi xa xôi ấy chỉ có lính khố đỏ trên đồn binh và tù khổ sai đưa lên làm đường. Tôi còn nhớ chiều chiều, khi trên đồi thổi tò te thì hàng dài tù khổ sai từ phía núi đi về, chân bị xiềng, bước xủng xoẻng. Tôi lớn lên ở nơi núi rừng đó. Những lần vui nhất là chạy theo các bà Phù Nọi, tới một vách đồi có thứ đất đỏ khô bùi, lũ trẻ chúng tôi nhặt đất mà ăn cùng với các bà. Và những lần chạy theo bóng áo cà sa vàng của các ông sư, nghe tiếng cồng chiêng hiền hậu ngân dài theo đám rước… Phương tiện đi lại chủ yếu là ngựa, ngoài ra người ta chỉ đi bộ. Mỗi lần bà mẹ tôi có việc về nước, phải đi ngựa mất một tháng về Lào Cai, sau đó đi xe lửa về xuôi. Tôi sống như những trẻ con dân tộc thiểu số, sông suối, rừng núi – đó là những hình ảnh đã thấm vào lòng mình từ nhỏ…


Năm tôi lên 6 tuổi, cha tôi được đổi về nước làm ở bưu điện Hà Nội. Gia đình tôi tìm chỗ ở thuê khá vất vả. Lúc ở khu Bạch Mai, khi Nhà Rượu rồi về Hàng Đậu. Tôi được cắp sách đến trường tiểu học Đỗ Hữu Vị, gần hồ Trúc Bạch, nay là trường Việt Nam – Cuba. Mấy năm ấy, tôi trở thành chú bé Hà Nội. Đất quen thuộc của tôi là những bãi cát ở gầm cầu sông Hồng, những ngõ phố từ bờ sông qua Hàng Tre, Ô Quan Chưởng, rồi Cửa Đông, Cửa Bắc… Khu phố cũ Hà Nội ấy, sau này khi tôi viết tiểu thuyết, đã là nơi ở của anh Tư trong truyện.

Nguyễn đình Thi và tiếng chim Từ quy



ĐẶNG TIẾN

Nhà văn, nhà thơ Nguyễn đình Thi qua đời tại Hà Nội chiều ngày 18/4/2003, hưởng thọ 79 tuổi.

Câu thơ nổi tiếng of Nguyễn đình Thi :

Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em

Một câu thơ mới mẻ, tươi thắm, hiện đại vào bậc nhất sau Cách mạng tháng Tám 1945. Câu thơ nhỏ nhoi này sẽ mang một số phận nghịch lý : được phổ biến trong mấy tháng, nó bị lên án và cấm chỉ, tháng 9/1949, trong Hội Nghị Văn Nghệ tại Việt Bắc do Tố Hữu chủ trì. Nghịch lý vì được phổ biến không bao lâu mà câu thơ đã được truyền tụng, có thể nói là rộng rãi nhất của Nguyễn đình Thi thời kháng chiến chống Pháp. Và có lẽ là câu thơ tiêu biểu cho toàn bộ thi phẩm anh – trong cái bạo và cái mới. Nghịch lý trong số phận bài thơ - ở chừng mực nào đó, cũng phản ánh nghịch lý trong cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn đình Thi, cái phần « tươi thắm vô ngần » không khuất lấp hết phần « vất vả, đau thương » (Nhớ, 1954).

Thơ Nguyễn Đình Thi


Hiện tượng thơ không vần của Nguyễn Đình Thi đầu kháng chiến chống Pháp

HỒ TẤN NGUYÊN MINH 


“ Một thời đại mới của nghệ thuật thường bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới. Thơ của một thời mới trong những bước đầu ít khi chịu những hình thức đều đặn, cố định. Nó chạy tung về những chân trời mở rộng để tìm kiếm, thử sức mới của nó”[1]
Những dòng trên được trích trong bài “ Mấy ý nghĩ về thơ” – tiểu luận thể hiện quan niệm của Nguyễn Đình Thi về thơ ca đồng thời nói lên khát vọng cách tân mãnh liệt của ông nhằm tìm một lối đi mới cho thơ Việt Nam. Khát vọng cách tân ấy gặp gỡ tài năng và tâm hồn Nguyển Đình Thi đã thăng hoa thành một hiện tượng thơ độc đáo: THƠ TỰ DO KHÔNG VẦN.

Hà Nội chính thức có phố Nguyễn Đình Thi


(HanoiTV) – Sáng nay 26/8, TP Hà Nội đã trang trọng tổ chức Lễ gắn biển tuyến phố mang tên nhà văn Nguyễn Đình Thi .

Đây là 1 trong 19 tuyến đường, phố mới được đặt tên trên địa bàn thủ đô Hà Nội.

Tại quận Tây Hồ, phố Nguyễn Đình Thi có chiều dài hơn 2km, rộng 7,5 - 9,5m, bắt đầu từ ngã ba giao cắt với đường Thanh Niên cạnh vườn hoa Lý Tự Trọng đến ngã ba giao cắt phố Trích Sài..

Việc đặt tên phố mang tên nhà văn Nguyễn Đình Thi là một việc làm có ý nghĩa nhằm tôn vinh ghi nhận công lao đóng góp của các nhà văn, nhạc sĩ, đồng thời giáo dục truyền thống văn hóa yêu nước cho thế hệ trẻ.




Lãnh đạo TP, Quận cùng thân nhân gia đình nhà văn Nguyễn Đình Thi chụp ảnh lưu niệm

Nhà văn Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là nhà văn đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực như văn học, tiểu thuyết, thơ, kịch, lý luận văn học. Về âm nhạc, ông nổi tiếng với 2 tác phẩm “Diệt phát xít” và “Người Hà Nội”. Ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý: Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật…