Saturday, October 31, 2015

Thơ Nguyễn Tất Nhiên


VĨNH HẢO

Do tính cách đọc thơ hoàn toàn chủ quan như đã nói ở trên, xin bạn đừng xem đây như một thiên khảo cứu hay một bộ sưu tập về thi ca Việt-nam. Tôi đọc bằng cảm xúc, không đọc bằng kiến thức. Nếu những lời bàn nào đó của tôi đối với một bài thơ mà không đúng ý tác giả thì chẳng có nghĩa rằng tôi hiểu sai đâu, mà chỉ vì tôi đọc thơ tác giả đó bằng cái hồn, cái giọng, cái cảm xúc của tôi đấy thôi. Xin đừng càm ràm, phiền trách. (Vả chăng, này các thi nhân, các bạn có thể nào chỉ tôi làm thơ cách sao mà không bị người khác hiểu sai ý không?) (trích LỜI THƯA của Vĩnh Hảo viết cho các trang "Đọc thơ")

Thơ trích dẫn:

Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên
(Đỗ Duy Ngọc vẽ)

Friday, October 30, 2015

Tìm kiếm Tự do.


- Trốn thoát khỏi Triều Tiên 

Mỗi lời nói của em là một viên đạn găm thẳng vào nền độc tài toàn trị mà sẽ chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa tột cùng của toàn thể nhân loại tiến bộ.

Bi Kịch Trịnh Công Sơn


Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế; lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.

Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài "Cuối cùng cho một tình yêu" năm đó. Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi". Ngôn ngữ của "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi" còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng của Ðặng Thế Phong trong "Giọt Mưa Thu" hoặc "Buồn Tàn Thu" của Văn Cao – nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi, nhạc của Sơn bắt đầu một chương khác, do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ "đói", "mỏi" trong thơ, mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó.

Kỳ lạ bộ tộc sống giữa rừng, cực kỳ thông thái

Bộ tộc Kogi sống giữa rừng thẳm núi cao, nhưng họ lại biết mọi việc đã và sẽ xảy ra trên thế giới.Bộ tộc thiểu số người da đỏ Kogi, có nguồn gốc từ nền văn minh Tairona. Bộ tộc này trú ngụ trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia, nơi quanh năm mây mù bao phủ. Vùng núi nơi bộ tộc này sinh sống rất hoang vu, ít người dám bén bảng tới vì họ sợ thần linh quở phạt.

Tuesday, October 27, 2015

Phỏng vấn nhà thơ Du Tử Lê:


“Dù tôi có lên tiếng hay không, sự thật vẫn còn đó”

Trong sự kiện văn chương rất náo nhiệt suốt thời gian qua trong nước, một trong những người được coi là ” trong cuộc” là nhà thơ Du Tử Lê, nhưng ông lại chẳng hề lên tiếng. Thật đáng để thắc mắc. Khi hẹn ông trao đổi về chuyện này, tôi thấy rõ ông ngập ngừng ít lâu, nhưng rồi nhận lời.

Thế nhưng việc nhận lời của nhà thơ Du Tử Lê cũng rất oái ăm: Ông đề nghị phần trao đổi không được nhắc đến cụ thể tên của một người nào, cũng như xin dừng “bẫy” ông vào đại cục của một đợt phán xét căng thẳng có liên quan đến ông, hiện tại,

Du Tử Lê nói ông chỉ muốn im lặng. Trong phần hỏi-đáp rất ngắn dưới đây, nhà thơ Du Tử Lê có giải thích về sự im lặng của ông, với nhiều ngụ ý. 


1. Văn nghệ Việt Nam, hay nói rõ hơn là văn nghệ ngôn ngữ Việt, vẫn xảy ra rất nhiều scandal từ nhiều năm nay. Gần đây chẳng hạn. Nhưng giữa xôn xao ấy, điều rất lạ là ông từ chối lên tiếng và trả lời với nhiều nơi, dù có liên quan đến mình. Ông có thể cho biết vì sao?

Đỗ Bích Thúy

quay lại đề tài vùng cao với 'Chúa đất'

Nữ tác giả đưa người đọc trở về khung cảnh Hà Giang với đời sống tủi nhục của người phụ nữ dân tộc Mông cách đây 200 năm trong tiểu thuyết mới. 

Đỗ Bích Thúy là gương mặt văn xuôi trưởng thành từ Hà Giang. Tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá thành công, giúp gắn liền ngòi bút Đỗ Bích Thúy với đề tài miền núi. Sau khi phát hành cuốn sách viết về Hà Nội - Cửa hiệu giặt là - năm 2014, chị cho ra mắt tiểu thuyết mới lấy bối cảnh văn hóa vùng cao vào cuối tháng 10 này.
Bìa sách "Chúa đất".

Monday, October 26, 2015

8 tính cách của người có giáo dục

Nam Nguyễn sưu tầm
09:25' AM - Thứ ba, 27/10/2015

Thế nào là người có giáo dục? Nhiều khi “vô học” lại là những kẻ chữ nghĩa đầy mình, cũng như những người nông dân ít học lại vô cùng sáng suốt và tinh tế...Liệu người ngày xưa và ngày nay có hiểu khái niệm “con người có giáo dục” khác nhau không, hãy xem qua câu chuyện cách đây gần một thế kỷ rưỡi này...
Anton Chekhov (1860-1904) –nhà văn và tác giả kịch vĩ đại người Nga-đã để lại 900 tác phẩm đủ các thể loại, nhưng trong cuộc sống ông còn dạy chúng ta nhiều điều hơn trong các tác phẩm của mình.
Ông có người em ruột Nicolai là một họa sỹ đầy tài năng, nhưng tiếc thay lại không có bản lĩnh và suốt đời say rượu. Ông rất hiểu, rất thương và buồn cho cách người em coi thường chính khả năng trời phú của mình. Và ông không có cách nào hơn, là viết cho Nicolai một bức thư, mà đến nay chúng ta đọc lại cũng sẽ tìm được cho mình khá nhiều điều bổ ích...

Sunday, October 25, 2015

thơ Thanh Tâm Tuyền,

Tự do trong thơ Thanh Tâm Tuyền, trước hết ở chỗ ông đã phá bỏ mọi mô thức cũ và cách biểu hiện cũ, đưa cái tôi và xúc cảm cá nhân lên vị trí trung tâm, và cái tôi ấy là một cái tôi muốn phá tan mọi xích xiềng, với hơi thở của tự do.”

Thanh Tâm Tuyền thời trẻ - Ảnh tư liệu
Đi đi chúng ta đến công viên
Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối
Ôi môi em như mật đắng
Như móng sắc thương đau

Những bài học từ Giải Nobel 2015


LESSONS FROM NOBEL PRIZES 2015 


Abstract: Nobel Prizes 2015 have been awarded to the winners. They teach us not only scientific knowledge, but significant lessons of perception. Nobel prize for chemistry implies how DNA can preserve its program that the Mother of Nature has installed in it to against mutations. Nobel prize for physics shows how TOE is hard to achieve and how Godel’s Incompleteness Theorem is true.
That’s Dr Phan Chí Thành’s view on this subject. PVHg’s Home would like to introcduce it to the readers.
Tóm tắt: Giải Nobel 2015 đã được trao cho những người xứng đáng. Nó không chỉ dạy chúng ta những tri thức khoa học mới, mà cả những bài học quan trọng về nhận thức. Giải Nobel hóa học ngụ ý DNA có thể bảo tồn chương trình mà Bà Mẹ Tự Thiên đã cài đặt vào nó như thế nào để chống lại biến dị. Giải Nobel Vật lý cho thấy TOE khó đạt được như thế nào và Định lý bất toàn Gödel đúng như thế nào.
Đó là quan điểm của TS Phan Chí Thành về vấn đề này.  xin giới thiệu với độc giả.

Friday, October 23, 2015

Phạm Tiến Duật

HỎA THIÊU CHO MỘT NGƯỜI ĐANG SỐNG
                                     Tặng Nguyễn Khắc Phục

Trong bóng tối bùa mê, anh ấy tự làm ma
Tự thiêu cái bóng mình giữa thanh thiên bạch nhật.
Thân xác ngỡ còn mà biến mất:
Đã cháy rồi những ngày tháng bơ vơ
Chàng thủy thủ không tàu, không biển
Túi không tiền, đầu không ý nghĩ
Ngủ lang với một sợi tóc rụng của đàn bà

Anh ngủ thêm đi anh, em phải dậy lấy chồng


Đọc tập thơ “Anh ngủ thêm đi anh, em phải dậy lấy chồng” của Nồng Nàn Phố và một vài suy nghĩ về thơ trẻ -


Còn nhớ cách nay cũng đã khá lâu, một bút nhóm trẻ của một trường trung học phổ thông trong tỉnh, có tập hợp một số bài thơ đưa nhờ đọc, góp ý. Bận nhiều việc, nhưng tôi tranh thủ đọc ngay, và sau đó đã có buổi gặp gỡ trao đổi. Trưởng nhóm, rất không may, là một cây bút trẻ nhưng sớm già dặn, thơ viết bóng bảy, trau chuốt, bài nào cũng có thể in báo ngay được, nhưng tôi lại thích một số nhóm viên khác hơn, tuy có khập khênh, lúc thừa, lúc thiếu, nhưng thỉnh thoảng lại lóe lên những câu những ý độc đáo. Tôi khuyến khích lối viết hồn nhiên, nhiều bản năng này hơn. Sau đó thì không thấy nhóm này đưa thơ nữa.

Thư xin lỗi của Phan Huyền Thư


Thư xin lỗi của Phan Huyền Thư cũng là đi đạo nội dung?
By Tin Tức • On 23/10/2015
 
Thư xin lỗi của Phan Huyền Thư cũng là đi đạo nội dung, điều này liệu có phải sự thật hay không khi một cư dân mạng đã tố cáo bức thư xin lỗi của cô giống với bức thư của một độc giả từ Hoa Kỳ gửi tới tòa soạn Nhịp cầu thế giới vào năm 2011.

Thư xin lỗi của Phan Huyền Thư cũng là đi đạo nội dung, những nghi vấn này một lần nữa khiến cư dân mạng dậy sóng sau bài thơ được cho là “cầm nhầm” của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan.
Thư xin lỗi của Phan Huyền Thư cũng là đi đạo nội dung và bài thơ Bạch lộ lùm xùm của làng văn Việt

Suy thoái văn hóa chạm ngưỡng

:
 Suy thoái văn hóa chạm ngưỡng, đẩy dân tộc đến hiểm họa khôn lường

(VTC News) – Sử gia Dương Trung Quốc nói với thực trạng văn hóa hiện nay, sự suy thoái sẽ chạm ngưỡng và đẩy dân tộc này đến những hiểm họa khôn lường.

Gameshow trên các kênh truyền hình chính thống ngày càng vô bổ, đầy rẫy cảnh dung tục, cởi áo, cãi nhau thiếu văn hóa, trẻ em rộ “mốt” nam giả nữ… Phim ảnh Việt chạy theo mô típ đồng tính bệnh hoạn, phổ biến cảnh sex và bạo lực đẫm máu cốt để câu khách. Những yếu tố cấu thành nên văn hóa đang ngày càng trở nên thiếu văn hóa. 

"Sẹo độc lập": Dễ dài và nhạt nhẽo

                                                              Trần Mạnh Hảo
Theo FB Trần Mạnh Hảo

Bình tập thơ viết theo trường phái "Tân con cóc" của Phan Huyền Thư

Nhà xuất bản “Lao động” cho xuất bản tập thơ của Phan Huyền Thư năm 2014, cuối năm 2015 tập thơ này đã giành được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Ngay sau đó, “Sẹo độc lập” đã bị mạng xã hội tố cáo Phan Huyền Thư đạo thơ của Du Tử Lê và Phan Ngọc Thường Đoan, cũng như mấy năm trước tác giả này đã đạo văn của nhà phê bình Đặng Tiến. Lúc đầu, ông Phạm Xuân Nguyên nhảy ra bênh Phan Huyền Thư nhưng tất cả bằng chứng và sự thật đã chống lại Phạm Xuân Nguyên và tác giả tập thơ. Cuối cùng Phan Huyền Thư đã phải xin lỗi Phan Ngọc Thường Đoan, xin lỗi độc giả vì chuyện hai bài thơ giống nhau như hai giọt nước; tuy nhiên bà Thư tuy bị Hội Nhà văn Hà Nội truất (thu hồi) giải thưởng, vẫn gân cổ lên cãi bà không mắc tội đạo thơ. Có nghĩa là “vụ án đạo thơ thế kỷ” này chưa dừng lại vì Phan Huyền Thư đang âm mưu làm phù phép nhờ vả hai ba anh nào đó bên hải ngoại tạo bằng chứng giả để tố ngược lại Phan Ngọc Thường Đoan đạo thơ mình!

Tuesday, October 20, 2015

Thu hồi giải thưởng của Phan Huyền Thư chưa hợp tình hợp lý

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng, việc thu hồi giải thưởng của nhà thơ Phan Huyền Thư là chưa hợp tình hợp lý bởi chưa xác định được cô có đạo thơ hay không?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam

Làng văn chưa bao giờ sôi động đến thế kể từ khi nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai bị tố "ăn cắp" bài thơ của một người lính. Tiếp đến lại đến Nhà thơ Phan Huyền Thư bị tố 'đạo thơ' của các bạn đồng nghiệp.

VietNamNet có buổi trao đổi với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn, người được ủy quyền phát ngôn về những vấn đề này.

Nhà thơ Phan Huyền Thư

: "Tôi viết bài thơ gốc từ năm 1996" 
20/10/2015
TT - LTS: Đến nay, bài thơ Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan và bài thơ Bạch lộ của Phan Huyền Thư, “bài thơ nào được sáng tác trước?” vẫn còn là một câu hỏi chưa ai ngoài cuộc có thể trả lời.

Sẹo độc lập được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội

Chưa vội kết luận ai là người “đạo thơ” khi thấy Buổi sáng in trong tập Đếm cát (NXB Văn Học) ấn hành từ năm 2003, còn Bạch lộ in trong tập thơ Sẹo độc lập (Nhã Nam & NXB Lao Động) ấn hành sau 11 năm, Tuổi Trẻ bước đầu chỉ khách quan ghi lại những “trần tình” từ chính hai tác giả.

Monday, October 19, 2015

Gimmie Likkle / Finally - Jesse Royal

About Jesse Royal: Hailing from Maroon Town and the Distric of print Orange St.James, Jamaica, Jesse David Leroi Grey (aka Jesse Royal) would befriend Daniel 'Bam baata 'Marley at school. This friendship would Evolve passion for music and fuel the already burring inside Jesse. Alongside producer Kareem Burrel, the two created and composed music together, honing skills chúng. Jesse Royal Recently released his debut mix taped dubbed 'Misheni' Meaning 'The Mission' in Swahili.
- gimmie Likkle / Finally
- Jesse Royal





lính người Việt trong Thế chiến I


Thế chiến thứ nhất không lan đến Việt Nam nhưng thực dân Pháp đã bắt hàng vạn thanh niên Việt Nam ra tiền tuyến phục vụ cho cuộc chiến của chúng.

Khi thực dân Pháp thực hiện việc xâm lượt và cai trị Việt Nam (khi đó họ gọi là An Nam), để bình định thêm các thuộc địa và gây chiến với nhiều quốc gia khác, lực lượng binh lính người Việt đã bị bắt và chiêu mộ để phục vụ cho mục đích chiến tranh này, dấu chân của họ đã in khắp các chiến trường Âu Phi.


Tại cảng Lyon - Pháp, những binh lính người Việt đầu tiên đặt chân lên đất Pháp để rồi từ đó ngang dọc khắp các chiến trường, chiến đấu tại những nơi họ chưa hề biết tới.

Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2015:


 Tròn trịa và đẳng cấp

Chủ nhật - 11/10/2015 01:54

- Có thể nói, bộ giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2015 đẹp đẽ và tròn trịa, giữ được đẳng cấp của một trong những giải thưởng uy tín bậc nhất trong nền văn học nước nhà. Lễ trao giải diễn ra vào 10/10 tại Thư viện Hà Nội.

Lễ trao giải diễn ra đúng vào ngày Giải phóng Thủ đô 10/10. Ảnh: THÀNH DUY

Sunday, October 18, 2015

MƯA MODERATO - ca khúc Chân Phương


Tin of Dan tri


Lại thêm một nữ tác giả “tố” Phan Huyền Thư “đạo thơ”

nguon Dân trí 
Trong khi nghi án đạo thơ Du Tử Lê chưa kịp lắng xuống thì mới đây, nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan đã lên tiếng, bài thơ “Bạch Lộ” (Trang 96, tập thơ Sẹo Độc Lập) của nhà thơ Phan Huyền Thư đã “đạo” rất nhiều câu thơ và ý tưởng trong bài Buổi sáng (nằm trong tập thơ Đếm Cát) của chị.

“Hội họa Việt Nam - Một diện mạo khác.

Tác phẩm của tác giả Mỹ thuật Đông Dương

AN NGỌC
Tác phẩm “Điểm tâm” của Lê Phổ. (Ảnh: BTC)

Một lần nữa, công chúng Hà Nội sẽ có dịp gặp lại khoảng 50 tác phẩm nghệ thuật độc đáo của thế hệ nghệ sỹ thành danh từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại triển lãm “Hội họa Việt Nam - Một diện mạo khác.”

Sự kiện sẽ chính thức khai mạc vào lúc 18 giờ (ngày 19/10) và kéo dài đến hết ngày 23/10 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội).

Friday, October 16, 2015

Chuyện đời yogi có gì lạ?


“Tác phẩm được Steve Jobs đọc lần đầu ở tuổi thiếu niên, sau đó đọc lại ở Ấn Độ và từ đó mỗi năm đều đọc lại một lần”, người viết tiểu sử của Steve cho hay. Dòng chữ này được in đậm và cài vào bìa cuốn Tự truyện của một Yogi - tác phẩm văn học tâm linh quan trọng của thế kỷ vừa được NXB Lao Động ấn hành.
Con tem do chính phủ Ấn Độ phát hành năm 1977, kỷ niệm 25 năm ngày Paramahansa Yogananda “nhập tịch”.

Thursday, October 15, 2015

Cuộc phiêu diêu của ý niệm


HOÀNG DIỆP LẠC

Bước vào văn đàn bằng tập truyện ngắn với những ám tưởng về màu đỏ của máu, tiếp theo là âm thanh tiếng reo của lửa trong tập truyện ngắn thứ hai, Lê Minh Phong đã phần nào khẳng định được tâm thế sáng tác trước mịt mù cơn lốc thông tin.

Tranh Lê Minh Phong

Chuyện ít biết


Dân trí

   Không ai khác, đó chính là cố nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc- người nhạc sĩ nổi tiếng ngay từ ca khúc đầu tiên“Cô lái đò” và sau này là “Tiếng đàn bầu” với “cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha” vốn đã nằm lòng trong hàng triệu trái tim người Việt.

Suýt ế vợ vì… trót “mang kiếp cầm ca”

Tôi đến thăm bà Trần Thị Bảo- vợ cố nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc ở khu tập thể Núi Trúc (Ba Đình, Hà Nội). Bao năm tháng qua, mỗi lúc nhớ chồng, bà Bảo đều nghe lại những bài hát quen thuộc. Từ “Lời du tử”, “Bình ca” đến “Cô lái đò”, “Chiến sĩ Sông Lô”… những nhạc phẩm gắn bó với tên tuổi của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc. Nhưng ít ai biết được rằng, nhạc sĩ tài hoa này cũng từng long đong, lận đận, suýt…ế vợ vì chính công việc đem lại cho ông sự nổi tiếng!
Cụ Trần Thị Bảo trong căn nhà bộn bề kỉ vật (Ảnh: Quỳnh Nguyên)

Tiếc thương Hoa hậu Du lịch Quốc tế


Dân trí Hoa hậu Du lịch Quốc tế Rizzini Alexis Gomez vừa qua đời ở tuổi 25 sau một thời gian mắc bệnh ung thư phổi. Cái chết của cô để lại nhiều tiếc nuối cho người hâm mộ.



Rizzini Alexis Gomez - người đẹp 25 tuổi đến từ Philippines đã qua đời hôm 13/10 sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư phổi

Úi giòi ( tiếp )


Tố đạo thơ hay đố kị giải ?


Tập thơ vừa được giải Hội Nhà văn Hà Nội

Chu Mộng Long – Ăn cắp đang là quốc nạn. Danh hiệu, giải thưởng trao tùy tiện cũng là quốc nạn… Nỗi nhục quốc thể khó có ngày rửa sạch. Nhưng lợi dụng đục nước để bôi nhọ nhau làm cho cái đã nhục lại thêm nhục hơn. Hiện trong giới văn chương đang chưa xong vụ tranh chấp tác quyền thì rơi vào tố đạo thơ. Mà vụ tố này chỉ đơn thuần chơi trò đục nước… béo cò phê bình!

Từ phát hiện của “Nhà phê bình” Lê Thiếu Nhơn, đến những phát hiện ăn theo của các loại “Nhà phê bình”, Phan Huyền Thư bị mang vạ vào thân về cái gọi là “đạo thơ”.

Ui giời …

 

Dân trí Làng văn lại xì xào “nghi án” mới, có ý kiến cho rằng Phan Huyền Thư đã “đạo” ngay trong tập thơ vừa đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, được trao hôm 10/10.

Khá nhiều ý kiến bức xúc cho rằng Phan Huyền Thư đã cố tình “cầm nhầm” thơ của Du Tử Lê - một nhà thơ hải ngoại, nổi danh với dòng thơ trữ tình từ trước giải phóng ở Sài Gòn, đã xuất bản tới hơn 30 ấn bản thơ, công bố tác phẩm trên khá nhiều trang mạng trong và ngoài nước. 

Wednesday, October 14, 2015

GỖ LIM



P
Nhớ đến Gỗ LimBởi andofotherthings · Vào 14 Thg10, 2015


Ba năm sau ngày mất của Nga Nhí, giọng ca chính của ban nhạc punk nổi tiếng Gỗ Lim, chúng ta cùng nhìn lại những khoảnh khắc đáng nhớ của một trong những ban nhạc có lửa và có phong cách nhất từng xuất hiện trong làng nhạc alternative của Hà Nội.


By Fabiola BucheleĐoạn phim của Seen in Saigon ● ảnh chụp bởi Liz Glennard


Vào ngày 27 tháng 9 năm 2011, các rocker của nhóm nhạc post-punk mang tên Gỗ Lim bước lên sàn diễn và đã không mang đến một con sóng mà là một cơn thủy triều dâng ào ạt và đốn đổ bao con tim người yêu nhạc underground tại Hà Nội. Họ đã gục ngã.

Trong khoảng gần đúng một năm, bốn cô gái và tay trống Nghĩa Bờm trong nhóm (em trai của nữ đại diện ban nhạc, Nga Nhí) đã đem lại cho người yêu nhạc alternative Hà Nội cái mà họ còn không biết là họ đang thiểu thốn. Ban nhạc này có lẽ đã nghe một chút nhạc của nhóm Yeah Yeah Yeahs trước khi tự sáng tác bài hát cho riêng mình, bị ảnh hưởng bởi guitarist nhạc thử nghiệm Nguyễn Mạnh Hùng và cặp kè với các nghệ sĩ từ Nhà Sàn Collective, nhưng họ đã thực sự theo đuổi tinh thần “cây nhà lá vườn” và trở nên tuyệt đỉnh.

NHỚ BẠN


thế là đã biến mất rồi
thằng bạn
vai  diễn  đã chạy vào hậu trường
một hồi kịch cuộc đời kết thúc
ai ngồi đợi phông màn lại được kéo lên
uể oải
trơ rẽn
và…

chec chec. 


Mấy thàng bạn có thể ngồi lại nói chuyện với nhau :  Nghiêm Đa Văn, Trịnh thanh Sơn , Nguyễn LươngNgọc , Hoà Vang  tự dưng cứ rủ nhau bay đi mất.
Buồn thấy mẹ
.

Tuesday, October 13, 2015

Trao đổi về dạy và học hội hoạ ở Việt Nam

tranh cua Nguyen Dinh Dang
nguon: blog Nguyen Dinh Dang
06/10/2015

Lời nói đầu:

Trao đổi dưới đây vốn là một tập hợp một số comments sau post ”Một sinh viên hoạ viện Warsaw chép tranh tại bảo tàng quốc gia Warsaw”. Hôm qua, 4.10.2015, trao đổi này được posted tại


nhưng đến chiều hôm sau, 5.10.2015, link này đột nhiên không load được nữa, trang mở ra chỉ thấy trắng xóa.

Vì thế tôi post lại toàn bộ trao đổi này dưới đây, sau khi đã updated. Các bạn nào đã share note trên (bây giờ không mở được nữa) thì có thể share lại note này.

Friday, October 9, 2015

Inrasara

Kết quả hình ảnh cho Inrasara

Sau khi đọc “Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn” của Phan Trọng Thưởng trên báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam, số 16-2014, tôi viết bài này như là cách phản hồi. Thứ nhất, nói lại với Nhã Thuyên về khẳng định chủ quan “bài viết duy nhất được xuất bản chính thống cho đến nay”; thứ hai, như một cách trao đổi mang tính chính thống với Phan Trọng Thưởng. Hi vọng, hai bên mở cuộc đối thoại, “và có thể nghe ra nhau”.

Tiếc, bài viết không nhận được phản hồi từ BBT báo Văn nghệ, cho nên xin đăng ở đây để rộng đường dư luận.

Giải Nobel Hòa Bình gây bất ngờ lớn


Dân trí Bộ tứ Đối thoại Quốc gia Tunisia đã trở thành chủ nhân giải Nobel Hòa Bình 2015 vì “những đóng góp cho việc xây dựng một nền dân chủ đa nguyên tại Tunisia”. Kết quả giải Nobel Hòa bình năm nay đã gây bất ngờ lớn.





Các thành viên của Bộ tứ Đối thoại Quốc gia Tunisia (Ảnh: AFP)


“Ủy ban Nobel Na Uy quyết định rằng Giải Nobel Hòa Bình 2015 sẽ được trao cho Bộ tứ Đối thoại Quốc gia Tunisia vì những đóng góp quyết định cho việc xây dựng một nền dân chủ đa nguyên tại Tunisia sau Cách mạng Hoa Nhài 2011”, Ủy ban Nobel Na Uy cho biết.

Gái điếm Paris


Danh họa Henri de Toulouse-Lautrec vẽ bức tranh về các cô gái điếm "In Salon of Rue des Moulins" (1894) - DR


Gái nhảy, gái gọi, kỹ nữ, nàng Kiều, escort, call girl hay ca ve (cavalière), dù danh từ có thanh tao mỹ miều đến đâu đi chăng nữa, thì đó vẫn là cái tên gọi cho nghề mại dâm, cái nghề xưa nhất trên đời. Từ đầu mùa thu năm nay cho tới trung tuần tháng Giêng năm tới (từ 22/09/2015 đến 17/01/2016), Viện bảo tàng Orsay lần đầu tiên dựng một cuộc triển lãm lớn về đề tài này.

Nhà thơ & nhà ...


Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi
ra trong thơ. (Nguyễn Khoa Điềm)

Thỉnh thoảng, tôi cũng có (lén) làm một bài thơ ngăn ngắn. Những câu thơ được ghi chép nắn nót trên những trang giấy trắng tinh, rồi trân trọng gửi đến những toà soạn báo (ở khắp mọi nơi) với địa chỉ tác giả, ghi rõ ràng ở mép trái của phong bì.

Giải Nobel Văn Chương 2015


 Sứ mạng nhà văn trong thời đại chúng ta

Nhà văn Svetlana Alexievich

Hôm nay, 8 tháng 10 năm 2015, Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã chọn nhà văn nữ 67 tuổi người gốc Belarus, Svetlana Alexievich, là người sẽ nhận giải thưởng Nobel về Văn Chương năm 2015. Trong thông cáo báo chí được truyền đi sáng nay, ủy ban tuyển chọn đã cho rằng “ những tác phẩm nhiều âm điệu của bà là một tượng đài cho sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại chúng ta”.

Người ra đi, văn chương ở lại


Nhà văn Nhật Tuấn - 
Đăng Bởi Ngô Thị Kim Cúc - 10:38 09-10-2015

Nhật Tuấn và hai con

Cái tên Nhật Tuấn đã trở nên quen thuộc với làng văn ngay khi tập truyện ngắn đầu tiên của anh ra đời năm 1978: Trang 17, và ít lâu sau là tập truyện ngắn thứ hai, năm 1981: Con chim biết chọn hạt. Sau đó còn nhiều tác phẩm khác, cả truyện ngắn lẫn tiểu thuyết, mà nổi bật là tiểu thuyết Đi về nơi hoang dã, tiếp tục khẳng định con người văn chương của anh. Văn phong nhẹ nhõm có phần hiện đại và cả chất lãng mạn, lại chuyển tải được những nội dung thô ráp, sần sùi của cuộc sống, Nhật Tuấn đã tách khỏi nhiều đồng nghiệp của mình, không hòa giọng vào dàn hoan ca.

Thursday, October 8, 2015

Quy hoạch báo chí mới



Việt Nam sẽ có ít báo in và nhiều báo điện tử hơn nếu đề án 'Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025' được phê duyệt.

Đề án được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố hôm 25/9 cho biết sẽ ‘đổi mới mô hình tổ chức, quản lý theo hướng giảm số lượng cơ quan báo in’.

Theo đề án quy hoạch báo chí mới, nhiều cơ quan báo in trước đây dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, đến năm 2020, sẽ phải tự lực về mặt tài chính. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư ngân sách cho một số cơ quan báo in chủ lực và ‘đặt hàng’ một số báo, tạp chí cho các ‘nhiệm vụ chính trị’.

BẠN BÈ SAU, TRƯỚC "ĐÃ 4 CUỘC RA ĐI"..


Bốn người đều là bạn bè một thời ở Bắc. Là cùng một lứa anh em chúng tôi, sống đến giờ đều trên tuổi cổ lại hy...

Các bạn tôi vừa nhắc tới vào Nam sau 1975. Tôi biết trong lòng cả 4 bạn đều muốn xây cho mình một sự nghiệp văn chương mà mỗi người chắc muốn đi mỗi cách.

Lúc rời Hà Nôi vào trong đó thì lòng bạn lâng lâng, đầy hăm hở (cuối những năm 1970, đầu 1980); song thời gian trôi mau đi, tuổi cao dần lên thì hình như đều thấy biết bao trở ngại trong khi con đường văn nghiệp xa ngái. Các bạn đều chưa hài ý với những hoài mong mình ấp ủ...

Kết cục có thể nói cả bốn người bạn yêu/say văn chương - báo chí của chúng tôi đều người ít người nhiều, có những nỗi buồn bã, cô đơn, hiu quạnh của số phận, của tuổi già...

Rồi người ra đi sớm nhất, cũng là người mạnh mẽ, hăm hở xông pha nhất, là Nghiêm Đa Văn (1997); kế đến đúng 10 năm trước là Nguyễn Lâm/Lâm râu (2005); rồi cách đây 4 năm là Trần Hoài Dương (2011); và mới đây, Nhật Tuấn (6/10/2015).

Bạn bè dần ít đi, buồn nhiều cho người ở lại...Nhưng đó là cuộc sống, là quy luật của muôn đời, ai tránh được...

Nói như anh bạn Lân kính, đồng môn với tôi trong Sài Gòn, một trong những người gắn kết được các mối bạn bè Nam - Bắc, cũng là người kể ra được rất nhiều những cuộc ra đi vĩnh viễn của bạn bè, anh thường nhắc rằng, giờ ngồi được với nhau lúc nào thì cố gắng đi tới với nhau, bởi đến lúc muốn thế mà rồi cũng chịu đấy các vị ạ...

Tuesday, October 6, 2015

Nhà văn NHẬT TUẤN (1939 – 2015)




6-9-2015
Nhà văn Nhật Tuấn họ Bùi, sinh ở Hà Nội, vừa qua đời tại Việt Nam lúc 6 giờ chiều, ngày 6/10/2015
.

Nhật Tuấn sinh năm 1939, tuổi Kỉ Mão.
Nếu dừng lại ở thị Beo, thì Nhật Tuấn có 5 đời vợ. 3 có hôn thú 2 không, xen kẽ nhau. Cơ số này sau ngày cưới rất lâu, thị Beo cũng mới biết do chị ruột Nhật Tuấn kể cho nghe.
Thị Beo có mối quan hệ rất tốt với các vợ và cả với kha khá bồ bịch của Nhật Tuấn. Thậm chí 4 người trong số họ còn đánh bạn với Thị Beo tới tận giờ luôn.