Tháng Bảy Mưa Ngâu
bút ký MIÊNG
THÁNG BẢY MƯA NGÂU…
Ngày
ngày chỉ thấy trên truyền hình Pháp các trận đá
banh World Cup. Mọi người có vẻ hân hoan, ai ai cũng
tin tưởng nên gáy đội nhà sẽ thắng. Sóng
Biển Đông không vỗ xa đến tận mười
nghìn cây số, số phận chín mươi triệu dân
Việt Nam không khiến dân Tây phải mấy bận tâm. Vậy
mà xem truyền hình, tôi lại ngu quá, ngạc nhiên và buồn
buồn sao chẳng ai nói tới một lời. Quên là một
giàn khoan hay mười giàn khoan thì họ cũng phê phán
chính phủ Tàu chơi chớ không thể dang tay kéo mình ra
khỏi vực. Chỉ thấy người ta vô tư hỉ
hả mà thèm…
Cuối
cùng cũng có tiếng khóc của cả nước Brasil,
nhưng không ai chết, bệnh viện chẳng
đầy nhóc người thương tích máu me, chẳng
nhà ai có tang, không cha mẹ nào khóc con, và không một phụ
nữ nào thành goá bụa hay một trẻ em nào thành kẻ
mồ côi… Xa xa ở Trung Đông chuyện Gaza mới
bắt đầu, cũng chỉ tin tức giới
hạn, chìm nghỉm trong biển người phấn khích hát
ca ở Đức.
Hoạt
cảnh đó truyền hình chắc sẽ còn chiếu thêm
vài bữa nữa, nếu đùng một cái chẳng có
chiếc máy bay của Mã Lai rơi. Tội nghiệp sao
năm nay Mã Lai xui xẻo quá. Giới truyền thông từ
giã các chàng cầu thủ ôm cúp vàng được dân chúng
xem là anh hùng mang vinh quang về cho đất nước,
để dồn sinh lực cho gần ba trăm xác
chết. Chưa thấy xác nào, chỉ thấy giữa
đồng lúa mạch đã chín vàng chưa kịp gặt
hoặc trong ruộng hướng dương, từng nhóm
người lầm lũi đi tìm, đầu họ
chăm chú cúi nhìn như những cành lúa trĩu hạt, không
hăm hở như trẻ con tìm trứng sô cô la trong ngày
lễ Phục Sinh, như thời thơ ấu quê nhà tìm giun
về câu cá, tìm dế cho chúng đá nhau, trong khi những
đóa hoa vàng vẫn vô tư ngẩng lên tìm ánh mặt
trời. Thỉnh thoảng họ dừng lại, cắm
cành cây ở đầu có cột rẻo vải trắng
phất phơ , đánh dấu chỗ tìm thấy một
sinh linh. Rồi màu sắc nào va ly, cặp học sinh, giày, hay
búp bê lăn lóc cô đơn vì cô chủ nhỏ đã đi
biệt mất rồi, nổi bật giữa bao mảnh
phi cơ cháy đen ảm đạm...
Chỉ
vài ngày rồi chiến sự Gaza trở nên trầm
trọng. Cũng nhiều nhóm người, nhưng là lính
Do Thái, và thay vì cành cây thì họ bồng súng, thay vì cúi tìm thì
họ ngẩng mặt lên, dù xa xa không rõ nhưng chắc là
đằng đằng sát khí. Họ cũng sải chân
giữa ruộng hướng dương hay đồng hoa
dại, nhưng thời thơ mộng thuở nào hái hoa
đem tặng người yêu phút chốc trở nên xa
lắc… Thanh niên thời chiến mới tội nghiệp
làm sao!
Đây
là tháng Ramadan. Mà trên truyền hình chỉ có ánh mắt thù
hận hoặc thất thần. Những thân hình khoẻ
mạnh trẻ trung của đội tuyển đoạt
cúp với nụ cười rạng rỡ và rừng
cờ Đức phất phới tung tẩy hôm nào đã hoàn
toàn nhường chỗ cho các thân thể máu me, què cụt,
được khiêng chạy vội vàng giữa hai dãy
phố chỉ còn là đống gạch hoang tàn hay sụp nghiêng
lở ngả. Ban đêm, cảnh vật não nùng này được
ánh hoả châu từ tít trên cao hắt xuống ánh sáng lờ
mờ. Nhìn, hẳn không ít người Việt Nam liên tưởng
đến thuở nào, dù không sống trong vùng bom đạn.
Để chuyển tải thông điệp ra toàn thế
giới, người ta cho trẻ con Gaza ôm búp bê mặt
vấy vướng màu đỏ, để nói rằng
chúng đang phải chịu đựng những
điều lẽ ra không nên bắt chúng chịu
đựng.
Thêm
vào hai tin chính đầy đạn bom, bất an, chết
chóc đó là cảnh xuống đường bạo
động ở Paris và vùng ngoại ô phía bắc. Người
ta bàn bạc có nên cho hay cấm những cuộc biểu
tình sắp tới. Phải cho chứ. Dân Pháp có quyền
biểu tình, có luật biểu tình, và cảnh sát có bổn
phận canh giữ cho những cuộc biểu tình được
bình an, suôn sẻ. Hơn hai chục nghìn người
đổ ra đường ủng hộ Palestine, đòi
hoà bình – và chính họ cũng xuống đường
với vẻ hoà bình. Vậy là phong trảo chống
chiến tranh thành công và nhà nước Pháp cũng thành công:
vừa tôn trọng dân quyền, vừa giữ được
trật tự. Ai cũng vui lòng.
Rồi
đùng một cái, chiếc máy bay Algérie nổ tung triệu
mảnh. Truyền thông dẹp bớt Gaza để dồn
tin vào chuyến bay chưa tìm ra nguyên nhân ấy. Trong một
tuần lễ mà 3 máy bay dân sự bị nạn, làm bao nhiêu
người chết đã là điều lạ. Tổng
thống Holland hoãn chuyến đi thăm các nước láng
giềng, ở nhà “chia sẻ nỗi đau” của dân
chúng. Chuyện thiên hạ đâu đâu thì chia buồn,
tội nghiệp, nhưng con dân mình thì ruột rã rời
từng khúc. Và Tổng thống tiếp gia đình các
nạn nhân tại Điện Élysée. Thấy các ông bà lớn
mà thương, họ xuôi ngược xất bất xang
bang, sáng đông chiều tây, lo méo mặt. (Thường sau
những cú như vậy, điểm các ông tăng lên chút
đỉnh. Dân họ tự do ghê lắm, buồn buồn
lại đem từng ông bà lớn ra mổ xẻ, phân tích,
phê bình, chấm điểm). Nước Pháp treo cờ
rũ 3 ngày, coi như quốc tang.
Trong
vòng mười ngày, từ vụ hai tàu lửa đụng
nhau ở Pháp, tai nạn xe buýt ở Đức, khủng
bố ở Kenya, ở Syrie, ở Liban, mưa bão ở vùng
nam nước Pháp, tai nạn chở học sinh, tai nạn
máy bay ở Đài Loan, khủng bố ở Nigeria, lại máy
bay Algérie rơi! Rồi chiếc tàu Costa Concordia chậm chạp
lê chuyến cuối cùng trong đời, được kéo về
Gênes để tháo ra từng mảnh, dân đảo Corse
bất bình khi nó đi ngang, sợ bị ô nhiễm môi trường.
Chẳng có tin gì vui, cứ như thể truyền thông
chỉ muốn chuyển tải những chuyện kinh
hoàng. Thỉnh thoảng chiếu sơ qua cuộc đua xe
đạp hằng năm ở Pháp, hay sinh nhựt của
“Hoàng tử bé” bên Anh lên một tuổi, nhưng cũng
chỉ là tin phớt qua, chút vui này chẳng khuây khoả
được mấy người. Vào giờ cơm mà toàn
những tin làm bộ tiêu hoá bàng hoàng, khó hoạt
động bình thường được.
Tin
tức rộn ràng, nói sự thực cũng không hết
kịp chớ làm gì “nói láo ăn tiền” được.
Chẳng bao lâu trước đó, cựu Tổng thống
Sarkozy bị thẩm vấn về những vụ nghi là
lạm dụng uy quyền, tới nội bộ lem nhem của
đảng UMP vạch áo cho người xem lưng, may
nhờ có World cup cứu nguy chuyển hướng. Nhưng
nhà báo mà, tạm để đó, hết các vụ sốt
dẻo tai nạn này thì buồn buồn, họ sẽ có
cách hâm nóng tất cả lại đưa lên bàn… nhậu.
Trong khi bên mình coi chững lại: tin giàn khoan rút đi
cũng chẳng khiến ai mừng rỡ, mà dân Việt Nam
vốn lạc quan nhất thế giới lại tỏ
vẻ bi quan: nước cờ tiếp theo là Tàu muốn mưu
đồ gì?
Hồi
cuối tháng
6 cô em họ từ Việt Nam sang,
hỏi bên mình truyền thông còn nói nhiều về vụ
Biển Đông không, nhà nước có kiện Tàu không, dân có
còn quan tâm hay mải xem đá banh. Cô ấy bảo ai xem
đá banh cứ xem, ai lo việc nước cứ lo… Cũng
như bên Tây vậy, những tai nạn động
trời này dù khiến hầu như mọi người
đều áy náy, nhưng ai phởn được cứ
phởn, ai buồn bã cứ buồn. Trừ phi có cái
chết nào cho là oan ức, họ mới tổ chức
một buổi tối cầm hoa cầm đèn, lặng
lẽ đi, vừa tỏ lòng thương tiếc vừa
phản đối, phẫn nộ. Gọi là “Bước
trắng”.
Tháng 7 không chỉ mưa ngâu nên đâu chỉ hai người yêu nhau mới khóc…
Xuân
Sương
Paris,
tháng 7-2014
nguồn: ăn mày văn chương amvc.fr