Monday, November 30, 2015

Khi Đế chế Ottoman chinh phục châu Âu

Urooj Qureshi

Image captionBản đồ cổ về Timisoara

Tôi trước đây hầu như không biết gì về chuyện một trong những quảng trường mình ưa thích ở Romania hoá ra lại là nơi có những bí mật được giấu kín dưới những đường phố hiện đại châu Âu.

Tôi từng nghe đồn ở Quảng trường Tự do (Piata Libertati) của Timisoara có một nhà tắm lộng lẫy kiểu Thổ Nhĩ Kỳ có từ thời đế chế Ottoman cai trị thành phố (1552-1716). Nhưng tôi chưa bao giờ thấy bất kỳ dấu hiệu nào ngoài một bảng chữ Ả-rập nho nhỏ trên tường một tòa nhà gần đó.

Bí ẩn đằng sau hai cuốn sach.

“Hành trình về Phương Đông”


Vừa qua, cộng đồng mạng bình luận sôi nổi về việc có hai cuốn “Hành trình về Phương Đông” nhưng nội dung hoàn toàn khác nhau. Một cuốn do Nguyên Phong phóng tác và viết lại vào năm 1975 từ tác phẩm gốc “Journey to the East” của Baird T.Spalding, do NXB Adyar (Ấn Độ) ấn hành năm 1924. Cuốn sau rất dày do Huy Hoàng mua bản quyền từ “Life anh teaching of the Master of the far East” của Baird T.Spalding, gồm 6 tập, in năm 1986, do Anlebooks dịch, NXB Devorss & Company - Hoa Kỳ ấn hành.

Họa sĩ lão thành PHAN KẾ AN,

 

Nguyen Nhu

" HOA HÔNG " là tên tác phẩm hội họa cuối cùng của họa sĩ lão thành tên tuổi PHAN KẾ AN, được ông hoàn thành năm 2012 khi đã ở tuổi 89. Ông cho biết Bảo tàng Mỹ thuật VN muốn mua lại tác phẩm này, nhưng ông giữ lại để dành cho con cháu trong nhà.

Sunday, November 29, 2015

Bùi Việt Hưng (1978-2005)

Bùi Việt Hưng (1978-2005)
Ký hoạ cho 1,000 bức tranh về Hà Nội
2000-2002
Mực trên giấy, 20 sổ ký hoạ
Nghệ sĩ muốn thực hiện 1,000 bức tranh về phố ở Hà Nội và ghi chép lại cuộc sống ở Hà Nội bằng quan sát của mình.




· . Gần 50 cuốn sổ cùng loại ghi lại hàng ngàn giờ trung thành với chỉ một mong muốn, một ý chí, và một tình yêu. Điều đáng tiếc là hoạ sĩ ra đi sau khi hoàn thành được 200 bức vẽ ở tuổi 27. Có bao giờ bạn thấy mình cần sống trung thành với chính mình? Nhớ đến xem các ký hoạ của Bùi Việt Hưng nhé. Chỉ hai ngày nữa là triển lãm Kệ sẽ kết thúc.

“Đến lúc nào đó phố cổ chỉ còn là ký ức. Hà Nội cổ chỉ còn trong tranh thôi. Tôi cảm thấy sứ mệnh của mình là ghi lại phố cổ một thời”, đó là tự sự về “mối tình dang dở” với Hà Nội của chàng họa sỹ Bùi Việt Hưng.

Saturday, November 28, 2015

Tháp ký ức

Posted: 27/11/2015 

Tháp Chàm Bàng An

Năm đó tôi mười một tuổi. Sau mấy năm ròng rã mài đũng quần ở ngôi trường tiểu học dột nát ở làng trên, thuộc nát bấy cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư, và lãnh những trận đòn thừa sống thiếu chết vì tội trốn học đi bẫy chim đá dế ngoài đồng, tôi may mắn trúng tuyển vào trường trung học công lập cấp tỉnh duy nhất của tỉnh Quảng Nam, trường Trần quý Cáp.

Khi nào tiền mặt sẽ thành 'vàng mã'?

Rose Eveleth
6 tháng 11 2015
Image copyrightGetty

Một ngày hè nóng nực vào năm 2025. Bạn sắp xong một buổi họp dài. Một vài đồng nghiệp dự họp từ nhà riêng; họ được chiếu hình ảnh ba chiều gương mặt, dáng người lên chiếc ghế tại bàn họp.

Bởi bạn tới văn phòng, bạn được đãi những món ăn nhẹ rất ngon, như bánh mỳ với xúc xích thái lát mỏng, và nho tươi.

Sau đó, bạn bước ra ngoài hít thở khí trời và uống một chút cà phê. Trên đường, xe cộ đang tự lái. Một số người có võng mạc ghép được kết nối với Internet vừa bước đi vừa xem các thông tin chứng khoán.

MỘT CUỐN SÁCH HAY


Lê Văn Nghệ
"Thú đọc sách" ( The Joy of Reading ) là tên gọi một tác phẩm của Charles van Doren in ra 2008 mới được Phan Quang Định dịch, Trần Đức Tài hiệu đính và giới thiệu, bản tiếng Việt có được do sự bảo trợ của nhà xuất bản Trẻ và Cty Thời đại .
Trong số những trường hợp độc đáo "Thú đọc sách" có nói tới, tôi đặc biệt lưu ý tới bài viết ở tr. 463 nói về "Triệu năm sắp đến" của Charles Galton Darwin (1887- 1962), ông này là cháu nội của nhà sinh học Charles Darwin( 1809- 1882) mà mọi học sinh trung học trên thế giới này đều biết.

Phòng xanh


NƯỚC… KHÔNG CHỊU PHÁT TRIỂN!”


Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người
Nguyễn Châu· 

CÓ BAO GIỜ BẠN TỰ HỎI VÌ SAO VIỆT NAM MÃI KHÔNG PHÁT TRIỂN?

“Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: NƯỚC… KHÔNG CHỊU PHÁT TRIỂN!”. Đó là lời “nói đùa” mà rất đau của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới được chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan thuật lại với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước về Đà Nẵng dự hội nghị.

Friday, November 27, 2015

lần này lên núi tôi mang theo cả dấu vết của những giấc mơ chưa tròn



lần này lên núi tôi mang theo cả dấu vết của những giấc mơ chưa tròn
mái tóc thơm mùi hoa bươi và giọng nói hiền như mây mùa thu của em
cái lấp lánh của lá rừng buổi sớm mai có làm cho tôi thấy vui hơn một chút so với lúc mới bắt đầu có ý nghĩ lên núi

James Last - Melodies Forever (1999)


Yves Klein, "Nel blu dipinto di blu"






Monday, November 23, 2015

Đà Lạt ngày xưa

Đà Lạt nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ e ấp giữa bạt ngàn rừng thông xanh mướt. Nơi đây đã từng là nơi nghỉ dưỡng của các bậc vua chúa thời xưa và bây giờ phát triển thành một thành phố nổi tiếng và du lịch và nghỉ dưỡng

Người có công khám phá và khai sinh ra vùng đất này chính là bác sĩ Yersin, ông được ghi nhận đã có công thám hiểm cao nguyên Lang Bian và khai sinh ra đô thị Đà Lạt ngày nay.

Sunday, November 22, 2015

ĐỜI LƯU VONG BI KỊCH


Là một trong những nhà văn nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975, Duyên Anh được biết đến như một con người nhiều tài, lắm tật, miệng làm hại thân! Tôi quen biết Duyên Anh từ lâu, từ dạo tôi vẫn thường hay chầu rìa những canh xì phé nảy lửa của những “hảo thủ” lừng lẫy trong làng báo Sài Gòn trước 1975 với một vài doanh nhân, chính khách. Thuở đó, thân phận và túi tiền của tôi không đủ “tư cách” ngồi cùng chiếu với các đàn anh. Vào sòng xì phé là có thể biết ngay tính cách của từng người. Duyên Anh thích “tháu cáy” và khích tướng đối thủ, nhưng lại rất cay cú khi bị người khách “tháu cáy”. Thế nhưng sau 1975, tôi mới thật sự thân thiết với Duyên Anh. Ông từng coi tôi như một người bạn vai em ruột rà. Điều này đã được ông viết trong hồi ký.

Hé lộ cuộc sống tại sào huyệt của IS

Dân trí 
Đường phố Raqqa, thủ phủ của IS tại Syria, nhộn nhịp người qua lại. Các cơ sở kinh doanh tấp nập và cuộc sống dường như hoàn toàn bình thường. Nhưng nỗi sợ hãi ở khắp nơi, khi nguy cơ bị xử tử vì vi phạm luật Sharia hà khắc luôn thường trực.
Suốt 6 tháng ròng rã, phóng viên người Đức Jurgen Todenhofer đã thảo luận với các đại diện Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) qua phần mềm nhắn tin Skype, trước khi được chấp thuận tới thăm thủ phủ Raqqa do nhóm khủng bố này kiểm soát tại Syria.
Khu chợ trên phố Tal Abyad hồi năm ngoái, trước ngày lễ Eid al-Adha (Ảnh: Reuters)

Saturday, November 21, 2015

Hồi ký Võ Phiến qua những bức thư


Bìa cuốn sách "Thư Võ Phiến".
18.11.2015

Võ Phiến là một trong những nhà văn lớn nhất của Miền Nam trước năm 1975, của hải ngoại sau năm 1975 và của cả Việt Nam trong nửa sau thế kỷ 20 nói chung. Ông không viết hồi ký. Nhưng mấy chục bức thư ông gửi tôi từ đầu thập niên 1990 có thể xem như một thứ hồi ký viết dưới hình thức thư từ.

Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Lân Tuất



Giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Lân Tuất[1], còn có bút danh làLân Tuất (7 tháng 1 năm 1935 tại Hà Nội[2]29 tháng 4 năm 2014) nguyên là Chủ nhiệm khoa Lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novosibirsk - Nga, phó Chủ tịch Hội người Việt ở Nga. Ông làngười Việt Nam đầu tiên được vinh danh Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga[3][4][5]. Theo Hội Nhạc sĩ Nga, ông là nhà soạn nhạc Xibiacó các tác phẩm được biểu diễn nhiều nhất.[6]

Thursday, November 19, 2015

Hội tụ nghệ sỹ đương đại quốc tế

 Chương trình “Tháng thực hành nghệ thuật” tại Heritage Space là một chương trình giao lưu mỹ thuật đương đại lớn giữa nghệ sĩ Việt Nam và nghệ sĩ quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.

Tác phẩm của Yun Woo Choi

Đạo Khổng ?




Tôn sư trọng đạo: Thầy là thánh nhân thì giáo dục chỉ có một chiều

IS là gì và nguy hiểm tới đâu?


Sau vụ tấn công liên hoàn ở Paris của gần 10 tay súng và kẻ đánh bom liều chết mà Nhà nước Hồi giáo (IS) nhận là người của họ, nhiều tiếng nói tại châu Âu và Hoa Kỳ đề nghị đánh giá lại tổ chức này và thực lực của họ.Image copyrightAPImage captionAl- Baghdadi tự xưng là giáo chủ của Vương quốc Hồi giáo cuối cùng, trước ngày Tận Thế

Đây chỉ là một 'tổ chức khủng bố' hay đã là thực thể như quốc gia vì có dân, quân và lãnh thổ, hay còn là một giáo phái tận thế?

Câu hỏi 'IS có phải Hồi giáo?', 'theo gì trong Hồi giáo? hay 'hoàn toàn không phải đạo Islam?' cũng được nêu ra

Wednesday, November 18, 2015

Triển lãm Đình làng xứ Đoài!


Trân trọng kính mời các thành viên tới tham quan triển lãm và họp mặt vào chiều Chủ Nhật tới Ngày 22/11/2015 tại bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng - Mễ Trì - Nam Từ Liêm



Không gian triển lãm chính



TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI!


BAN QUẢN LÝ PHỐ CỔ HÀ NỘI TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG NGÀY DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM 23/11

Chào mừng kỷ niệm Ngày di sản văn hóa Việt Nam( 23/11/2005 – 23/11/2015) Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với các nghệ nhân, họa sĩ, nhiếp ảnh gia tổ chức hoạt động văn hóa tại các điểm di tích trong Khu Phố cổ Hà Nội.
Đây là hoạt động văn hóa thường niên được Ban quản lý Phố cổ Hà Nội tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, quảng bá và giao lưu phát huy những giá trị văn hóa của Khu phố cổ Hà Nội.

Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Việt?


                         Alexandre de Rhodes.

Từ điển Việt - Bồ - La là cách gọi quen thuộc mà giới nghiên cứu dùng để chỉ quyển từ điển tam ngữ của cố đạo Alexandre de Rhodes, còn tên chính thức của quyển từ điển này là Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum. Sự tồn tại của quyển từ điển này đã làm cho một số người hoặc lầm tưởng, hoặc cố tình cố ý cho rằng A. de Rhodes là một trong những ông tổ, thậm chí là ông tổ duy nhất, của chữ quốc ngữ nữa.

Bửu Ý, người bạn thân thiết


ĐINH CƯỜNG

Ta sẽ đến đứng bên bờ nước cũ
Ngó bên kia vườn biếc lá hoa lừng
(Bùi Giáng)
Chân dung Bửu Ý. Tranh Đinh Cường


Tôi quen và thân với Bửu Ý tử cuối thập niên 50 ở Huế cho đến bây giờ. Đó là một người bạn giỏi Pháp văn và tài hoa hết mực. Thời trung học đã học qua các trường Providence, Lycée Français (Huế tú tài I) Lycée Yersin - Đà Lạt (tú tài II ban Triết). Từ 1957 đến 1960 học Đại học Văn khoa Huế. Tốt nghiệp cử nhân văn chương Pháp, vào dạy ở trường Quốc Học, Phan Chu Trinh - Đà Nẵng... Là một giáo sư, một dịch giả tài hoa, uy tín. Bửu Ý còn là một nhà văn, viết kịch và vào Sài Gòn làm báo, tiếp tục đi dạy từ năm 1963 đến năm 1969, phụ trách trông coi tạp chí Mai do ông Hoàng Minh Tuynh mời, một tạp chí khổ lớn giống Khởi Hành, rất nhiều tác giả nổi tiếng sau này đã đăng bài ở đó. Và dạy tại trường trung học công giáo Saint-Thomas và Đại học Vạn Hạnh.

Mừng sinh nhật 1 tuổi của nhóm hoạ sĩ Hiện thực

17/11/2015

Nguyễn Đình Đăng

Lời nói đầu

Dự buổi toạ đàm “Giới thiệu nghiên cứu, phát hiện mới về cuộc đời và tác phẩm của hoạ sĩ Lê Văn Miến” tại Viện Mỹ thuật, Hà Nội ngày 28.10 năm ngoái, tôi được hoạ sĩ Phạm Bình Chương thông báo về sự ra đời của nhóm hoạ sĩ Hiện thực. Bài này được viết nhân dịp nhóm Hiện thực tròn 1 tuổi, để đăng trong vựng tập triển lãm đầu tiên của nhóm Hiện thực, dự định sẽ khai mạc vào ngày 9.12 năm nay tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

N.Đ.Đ.

Hiện thực có lẽ là cách mô tả đầu tiên trong buổi bình minh của hội hoạ, khi hoạ sĩ vẽ lên vách hang động những hình thú vật, mà sau hàng chục ngàn năm độ chân thực và sinh động của chúng vẫn khiến con người không ngừng kinh ngạc.

Hình vẽ gấu trên vách hang Chauvet ở Pháp khoảng 30 – 32 ngàn năm trước

Cúc họa mi:

Cúc họa mi: Loài 'hoa báo đông' của riêng Hà Nội
Đăng 18/11/2015 vào 18:36
Khi cơn gió mùa đông bắc đầu tiên chạm cửa tháng 11 thì Hà Nội bắt đầu mùa hoa mới. Đó là cúc họa mi trắng tinh khôi – loài “hoa báo đông” của riêng Hà Nội.


Gửi tới các bạn văn:

Phạm cao Hoàng

Thưa các anh chị,
Như các anh chị đã biết tin: Phùng Nguyễn, người bạn quí của chúng ta, đã qua đời sáng nay, thứ ba, 17.11.2015 tại Maryland vì bệnh tim.
Xin quí anh chị có những bài viết kịp thời về người bạn của chúng ta, và nếu được, vui lòng gửi về trang Blog Phạm Cao Hoàng trong thời gian sớm nhất.
Thành thật cám ơn quí anh chị.

Nói thêm của Nguyễn Minh Nữu:
Nhà văn Phùng Nguyễn là một trong bốn người chủ trương Tạp Chí mạng DA MÀU .
Là một trong những người đứng ra tổ chức Hội Thảo Văn Chương Miền Nam vừa rồi tại California.
Là Biên tập Viên Blog Văn Học trên Đài VOA.

Là một Nhà văn, nhà biên khảo văn học tên tuổi tại Hải Ngoại

Nhận được tin, quá sức bất ngờ và còn đang bàng hoàng nên chưa biết viết gì thêm, Xót xa báo tin tới bằng hữu khắp nơi


Tuesday, November 17, 2015

Vấn tội hay thú tội

  về việc mở ngành đào tạo sai quy định

 Chu Mộng Long


Quang cảnh tập huấn ngày 04.04 (Ảnh Chu Mộng Long)

Chu Mộng Long – Cuộc tập huấn 3 ngày (từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 4 năm 2013) về Phát triển chương trình đào tạo đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Đà Nẵng vừa rồi có nhiều chuyện hay. Bất ngờ và vui nữa. Mọi người được tận mắt, tận tai thưởng thức tài uốn lưỡi của ông Bộ chủ quản của mình.

Nguyễn Trọng Khôi và tranh mới của Khôi


Triết gia giả cầy đi chưa hết


NGỌC ANH


“Phạm Công Thiện là triết gia.”: Nhiều người nói như vậy, xưng tụng như vậy. Thí dụ như: Trang Nhà Quảng Đức “[…]Cáo bạch Tang Lễ Giáo Sư Triết gia Phạm Công Thiện. HT Thích Trí Chơn[…]” và một Web lấy tên Phạm Công Thiện đã tôn vinh PCT là “philosopher” nghĩa là triết gia.

Những người say mê, hâm mộ, đệ tử, đàn em, bạn bè đều coi Phạm Công Thiện là một “triết gia,” hay như một thiên tài, mà người khác tỉnh trí gọi là thiên tai.

Có cần phải định nghĩa ”triết gia là gì?” Ai là triết gia không?

11 bức ảnh khiến bạn phải suy ngẫm về cuộc sống



Bức ảnh "Cô gái Mông Cổ bị bỏ đói"
Bao thế kỉ đã trôi qua với biết bao bi kịch từ sự tàn ác của những kẻ hung bạo. Nếu không có các bức ảnh lịch sử, thật khó có thể tưởng tượng được những gì mà con người đã nếm trải trong các giai đoạn thăng trầm đã qua.

Monday, November 16, 2015

Cuộc tấn công Paris đã làm thay đổi mọi thứ

Posted on 16/11/2015 
Nguồn: Richard Cohen,”The Paris attacks change everything“,

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tất cả mọi thứ đã thay đổi.

Ngay sau các cuộc tấn công Paris, thật khó để tưởng tượng (bác sĩ) Ben Carson vào làm chủ Nhà Trắng. Thật khó có thể hình dung một người thiếu kinh nghiệm đối ngoại như vậy lại đóng vai trò tổng tư lệnh quân đội. Cũng không thể nghĩ tới cảnh Donald Trump ngồi trong Phòng Bầu dục. Sẽ thật kinh hoàng khi nghĩ tới cảnh ông ta ngồi đó, suy nghĩ về thế giới như một trò chơi cờ – đương nhiên là trò chơi về bất động sản, có thể là trò Monopoly- với niềm tin rằng thế giới sẽ tuân phục theo sự vĩ đại của mình. Tương tự, cũng sẽ thật khó để tưởng tượng ra cảnh Carly Fiorina ngồi đó, một người cũng nghĩ rằng tham vọng đồng nghĩa với kinh nghiệm. Bernie Sanders cũng vậy, đã hết thời rồi. Đột nhiên, các ngân hàng lớn là vấn đề nhỏ nhặt nhất đối với chúng ta.

Thi sĩ ĐINH HÙNG



– Bài Nguyễn Việt

Thi sĩ Đinh Hùng sinh ngày 3/7/1920, thuộc người làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông nay thuộc huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Ông là con của cụ Hàn Phụng, một gia đình trung lưu, từ lâu đã ra lập nghiệp ở Hà Nội. Khi còn sống thi sĩ Đinh Hùng cho biết, ông được hoài thai vào năm 1919 trên đất xứ người là Phi Luật Tân (Philippines) nhưng lại ra đời ở Việt Nam ngay trại Trung Phụng gần toà Khâm Thiên Giám cũ, Hà Nội.

Những bức ảnh tràn đầy sức sống

Nhiều nạn nhân được xác nhận thiệt mạng trong loạt khủng bố đẫm máu tại Paris còn trẻ, trong độ tuổi từ 20-45. Họ là những sinh viên, giáo viên, kiến trúc sư, nhà báo, luật sư. Họ ra ngoài ăn tối, vui chơi vào một buổi tối thứ 6 cuối tuần thì bị những kẻ khủng bố sát hại.




Sunday, November 15, 2015

ody painting

 là một nhánh nằm trong Body Art sử dụng màu vẽ thể hiện hội họa trên cơ thể.

Trong loạt ảnh tiếp theo về nghệ thuật body painting của nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một thế giới thiên nhiên nhuốm màu siêu thực, được tạo ra từ sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp hình thể thiếu nữ Việt với những bức họa tinh tế và kỹ thuật xử lý đồ họa ấn tượng.





Friday, November 13, 2015

Bùi Hoàng Tám


Thầy giáo Xuân Đam - Nhà thơ số một của Thái Bình đã ra đi

 Giờ thì thầy giáo Xuân Đam, thi sĩ Xuân Đam và “tửu đồ” Xuân Đam đã về miền phiêu lãng. Song, những câu thơ phấp phỏng của anh sẽ còn lại với cuộc đời. Và đó là niềm hạnh phúc vô biên của kiếp người cầm bút.





(Nhà thơ - Thày giáo Xuân Đam)

Hai tấm vé, ba viên thuốc ngủ và 4 gói lạc rang

Ở Thái Bình, nếu chọn một nhà thơ được đọc nhiều nhất, được mến mộ nhất và cũng nổi tiếng nhất, đó không ai khác, chính là Nhà thơ, nhà giáo Xuân Đam.

Lần đầu tiên tôi gặp Xuân Đam cách đây đã gần 40 năm. Hôm ấy, bà chị gái bán hàng ở cửa hàng Công nghệ phẩm số 3 của Thị xã Thái Bình cho một cặp vé xem phim.

Để có được cặp vé vào rạp ngày đó là cả một tài sản không nhỏ mà tôi đã phải bỏ công, bỏ sức nịnh nọt cả tuần lễ (dạo đó mỗi bộ phim thường được chiếu liên tục nhiều tuần, thậm chí cả tháng) mới có được.

Tiếc thay, cái bộ phim của Nhà văn Nga vĩ đại Aleksey Nikolayevich Tolstoy. mang tên “Con đường đau khổ” và lạc rang húng lìu đã không giữ chân được một thi nhân và không làm tỉnh ngủ được một thi nhân khác. Chưa hết tập I (phim hai tập), thi sĩ Kim Chuông đã ra về còn thi sĩ Xuân Đam thì… ngáy o o!

Tuy cùng ở Thái Bình, cái tỉnh nho nhỏ, xinh xinh và bé như lòng bàn tay ấy mà phải 10 năm sau, tôi mới gặp lại Xuân Đam.

Ngày ấy, tôi đang là chủ một cửa hàng ăn uống. Một đêm mưa rét mùa đông năm 1988, khoảng hơn 10 giờ tối khi tôi đã co ro trong chăn ấm thì Họa sĩ Trần Dậu đập cửa: Tám ơi! Tám ơi! Anh Xuân Đam đến thăm em này.

Tôi xúc động chạy vội ra mở cửa, thấy họa sĩ Trần Dậu dìu thi sĩ Xuân Đam lết từng bước.

Biết tính mấy bác văn nghệ sĩ, tôi vội vác chai rượu và bày ra chút đồ nhấm nháp để cùng đàm đạo thơ phú, văn chương. Làm vài li, Trần Dậu lệ khệ đứng lên bảo: “Chú ngồi với anh Đam nhé. Anh phải về, chị ở nhà chờ”.

Ui cha! Chết tôi rồi. Nhà thì chật, thi sĩ thì say, trời vừa mưa, vừa rét…

Thấy tình hình nguy cấp, tôi bèn xếp mấy cái bàn lại, trải chiếu và bê thi sĩ lên bàn.

Nhưng khi tôi tháo giày thì chao ôi, bàn chân ngâm nước ướt sũng, nhợt nhạt và bốc mùi… Lấy nước nóng, bàn chải kỳ cọ mãi vẫn không hết “hương chân”. Khổ nỗi, nào thi sĩ có chịu nằm yên, thỉnh thoảng còn ngóc dậy thều thào: “Tám ơi! Anh… yêu em lắm!!!”.

Trước tình hình “lửa bỏng, nước sôi”, ngày ấy thuốc ngủ seduxen còn chưa nằm trong danh mục cấm, mỗi khi mất ngủ, tôi thường “nện” 2 viên. Tôi bắt Xuân Đam há mồm, nhét cho 3 viên và một cốc nước. Sợ thi sĩ ngã, tôi lấy ghế chèn chặt xung quanh rồi mới yên tâm lên gác nằm.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, Xuân Đam bảo với tôi: “Chưa bao giờ anh ngủ ngon đến thế”. Và cho đến hôm nay, Xuân Đam vẫn chưa biết “bí mật” của giấc ngủ ngon đêm đó.

Từ đó, Xuân Đam rất hay đến nhà tôi chơi và anh em quý nhau cũng từ đó.

Người sinh ra để sống cùng thơ

Nói về Xuân Đam, điều đầu tiên và trước hết phải nói về thơ.

Có thể khẳng định, với độc giả Thái Bình, dù không là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (anh là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình), Nhà giáo Xuân Đam là nhà thơ nổi tiếng nhất và được đọc, thuộc nhiều nhất cũng như nhiều người mến mộ nhất.

Tất nhiên là để “đền đáp” lại, Xuân Đam cũng là nhà thơ có những trang thơ, những câu thơ viết về mảnh đất quê hương hay nhất với rất nhiều trách nhiệm: "Mưa rừng bão biển quanh năm - Củ khoai hạt thóc từ tâm như người - Gặp cơn bom đạn tơi bời - Người như Thánh Gióng đội trời ra đi - Xương tan thịt nát quản gì - Bao con sóng biển đỏ vì máu loang - Cúi đầu lạy tạ hồn làng - Còn dân còn nước còn mang nợ nần…". Hay như: “Hoa gạo còn cháy đỏ đình – Câu thơ hời hợt không đành với hoa…”.

Cũng hiếm có nhà thơ nào có những câu thơ về bà mẹ thôn quê xúc động như Xuân Đam: “Mẹ tôi như nhánh mạ gầy – Hóa thân làm bát cơm đầy nuôi tôi - Miếng trầu không dám mặn vôi - Sợ đôi má đỏ người đời dèm pha”… Xuân Đam chính là Nguyễn Bính của Thái Bình. Một Nguyễn Bính hồn hậu của làng quê châu thổ.

Nói về đời, có lẽ không nên gọi anh là Thi sĩ Xuân Đam hay Nhà thơ Xuân Đam mà anh là “Người thơ - Hình như chữ của Nguyễn Bùi Vợi chỉ Nguyễn Bính”. Còn nói theo ngôn ngữ bây giờ, Xuân Đam “ăn thơ, ngủ thơ và mọi thứ đều thơ”.

Xuân Đam - Giời sinh ra để yêu thơ và làm thơ

Về điều này, xin mượn ý của Nhà thơ Nga Gamzatov: “Nếu thế giới 9 tỉ người này còn một tỉ người yêu thơ thì chắc chắn có Xuân Đam. Nếu chỉ còn một triệu người, trong đó có Xuân Đam. Còn một trăm người cũng có Xuân Đam và nếu chỉ còn có mười người cũng có Xuân Đam. Nếu thế gian này không còn ai yêu thơ nữa thì ở một miền quê, Xuân Đam đã chết”.

Có lẽ Xuân Đam còn yêu thơ hơn cả các bậc “cuồng thơ” Trinh Đường, Tạ Vũ…

Chẳng biết tự bao giờ, cái cặp từ “thi sĩ - tửu đồ” như một lời nguyền có “ám” vào các nhà thơ hay không mà các thi sĩ phần đông đều hay uống rượu. Tất nhiên, Xuân Đam không những không là ngoại lệ mà anh còn là “đấng bậc hạng siêu”.

Suốt những năm tháng ở Thái Bình, tôi chưa từng thấy khi nào Xuân Đam xao lãng với thơ và rượu. Hình như với Xuân Đam, trên thế gian này chỉ tồn tại hai “báu vật thiêng liêng” đó.

Có lần khi đã lên Hà Nội, tôi nghe nói Xuân Đam bỏ rượu nhưng rồi cũng chẳng được bao lâu, anh lại “trở về với rượu”. Lý do thì nhiều, tại anh là bởi như rất nhiều nhà thơ, Xuân Đam đa cảm và thiếu bản lĩnh. Sự đa cảm làm cho người ta nhiều khi buồn tê tái. Cái nỗi buồn ấy không thể sẻ chia cho ai ngoài vị thần Lưu Linh.

Tuy nhiên, cũng công bằng mà nói, Xuân Đam không thể bỏ rượu vì khi đó, bạn bè anh rất buồn. Hình như người Thái Bình đã quen thuộc với một Thi sĩ Xuân Đam ngất ngưởng cùng thơ hơn là một Xuân Đam tỉnh táo với đời như chính anh Tự bạch: "Sớm nay có khách đến nhà - Say, tự giới thiệu:- Tôi là... nhà thơ - Thoáng trông râu tóc bơ phờ - Ngơ ngơ ngác ngác... không thơ thì gì?"

Xuân Đam uống rượu, bè bạn nhiều khi cũng buồn nhưng còn có một Xuân Đam. Xuân Đam không uống rượu thì chẳng còn gì để mà buồn hay vui nữa vì khi đó, Xuân Đam không còn là thi sĩ nữa. Mà ở đời, một thi sĩ Xuân Đam thì hiếm chứ một công dân Xuân Đam thì có lẽ cũng khá nhiều.


(Nhà thơ Xuân Đam (áo đỏ) và các bạn văn trong ngày ra mắt sách)

Rượu làm khổ và làm... khổ rượu!

Nếu Xuân Đan làm khổ rượu thì thơ cũng làm khổ anh. Như một định mệnh trớ trêu, câu thơ lục bát vào loại tuyệt bút này, tới nay dường vẫn ám vào ông: “Muốn sang không bắc được cầu - Trái tim người khác nằm đau ngực mình…".

Cây cầu đời Xuân Đam vốn đã lắm lỡ làng và cây cầu thơ, nếu lấy cái thẻ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam làm một điểm đích và Xuân Đam cũng từng mong có thì tới giờ này, ông vẫn chưa "sang sông”!

Song, không vì thế mà Xuân Đam mất đi ngôi vị “Nhà thơ số một” của miền quê lúa!

Cách đây khoảng 2 tháng, biết Xuân Đam không qua khỏi, anh em văn nghệ sĩ và những người yêu mến thơ anh cùng với Hội Văn học Nghệ thuật Thái Bình và bạn bè các tỉnh lân cận đã cùng nhau quyên góp in Tuyển tập Thơ - Văn Xuân Đam dày hơn 500 trang do NXB Hộ Nhà văn ấn hành.

Hôm ra mắt cuốn sách, hàng trăm bè bạn, anh em từ mọi miền đất đã gọi điện, gửi thư và về tận quê anh để chúc mừng.

Hình ảnh Xuân Đam đang nằm trên giường bệnh lao đến om ghì cuốn sách rồi kêu tên bạn bè trong giàn giụa nước mắt mà không khỏi xúc động.

Giờ thì thầy giáo Xuân Đam, thi sĩ Xuân Đam và “tửu đồ” Xuân Đam đã về miền phiêu lãng. Song, những câu thơ phấp phỏng của anh sẽ còn lại với cuộc đời. Và đó là niềm hạnh phúc vô biên của kiếp người cầm bút.

Nhớ một ngày Phúc Yên


Nguyễn Trọng Khôi




                               Cuối thu - GIẤC NGỦ MUỘN - Oil on Canvas 50 x 60inch


KỶ NIỆM 210 NĂM SINH ANDECXEN (1805 - 2015 )


NGUYỄN ĐẮC NHƯ
 Tôi bỗng nhớ tới chuyến công tác Đan Mạch năm 2002, bởi sau chuyến đi tôi có viết bài ký HẬU THẾ KỶ NÀNG TIÊN CÁ ( đã đăng trên Văn Nghệ Công An ). Bài viết kể lại hành trình thất bại mong được hòa nhập vào cuộc sống loài người của Nàng tiên cá. Ngay cả khi Nàng đã hóa thân thành bức tượng đồng cô độc bên bờ biển Copenhagen thì niềm khát khao hướng tới xã hội con người của Nàng cũng còn đầy trắc trở. Vì sao thế ? Phải chăng xã hội loài người không chỉ lấp lánh thần tiên như Nàng tiên cá ngưỡng vọng, mà nó còn tràn ngập cảnh hỗn mang ma quỷ, điều mà tâm hồn trong trắng của Nàng không thể nhận ra?
Xin tặng bạn bè Fb bài viết cũ, hy vọng các bạn vẫn tìm thấy đôi ý thời sự trong đó.

Thursday, November 12, 2015

Thơ tình trên facebook


Hai bậc kỳ nữ một ở Mỹ một ở Sài Gòn mà sức viết sự sáng tạo mô tả sự phấn khích ,sự sướng như một tín ngưỡng thi ca của tự nhiên với thủ pháp nghệ thuật phá bỏ kỳ hết tính tự động máy móc trong cảm thụ văn chương tính kìm hãm đạo lý thực tại của thưởng thức. Hân hạnh .

Bakhtin tên tuổi ấy thuộc về ai?

PBVH: Tạp chí Critique (Phê bình) do Georges Bataille thành lập năm 1946, mới đầu do Éditions du Chêne xuất bản. Theo ý tưởng của Georges Bataille , tạp chí có mục đích “giới thiệu tinh hoa tư tưởng nhân loại trong những cuốn sách hay nhất” (« l’essentiel de la pensée humaine prise dans les meilleurs livres”). Tạp chí nhanh chóng được giới trí thức đánh giá rất cao về chất lượng, nhưng do những khó khăn về kinh tế, Éditions du Chêne chuyển giao nó cho nhà xuất bản Éditions Calmann-Lévy cho đến số 40 (năm 1949). Từ năm 1950, tạp chí được chuyển giao choÉditions de Minuit.

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CẦM BÚT


Lê Nguyên Vỹ


” Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà…”- Nguyễn Đình Chiểu

Lê Nguyên Vỹ viết bài này đã lâu, cũng chưa đăng ở đâu. Chính điều này, tôi tiếc cho anh.

Một bài chính luận ngắn, nhưng súc tích nói đúng thiên chức nhà văn trong giai đoạn hiện nay. Lê nguyên Vỹ, với bài viết này, chỉ rõ, nguyên nhân vì sao Văn học Việt Nam , trong thế kỷ XX vẫn chưa có những tác phẩm văn học lớn, cho dù với đất nước hình chữ S này, ở thế kỷ đó có bao nhiêu biến cố mang tầm thời đại, nhân loại sẽ rút ra được rất nhiều bài học qua những biến cố đó.

Được gọi là ” nhà văn” đúng với hai chữ cao trọng này ,trong thời điểm hiện tại, đòi hỏi người cầm bút phải có “tâm” trong sáng, phải đúng như Lê Nguyên Vỹ đã viết.

Những điều Lê Nguyên Vỹ trình bày trong bài chính luận này, tuy thời điểm viết cách đây hơn 10 năm, cho đến giờ vẫn mang tính thời sự.

Được sự đồng ý của tác giả, trankytrung.com xin trình bày với bạn đọc

——————————

Tuesday, November 10, 2015

TÁC GIẢ "ĐÔI BỜ" TỪ TRẦN


Nhà soạn nhạc nổi tiếng, nghệ sỹ nhân dân Liên Xô Andrey Espay , tác giả của nhiều bài ca nổi tiếng , trong đó có bài hát “Đôi bờ” vừa qua đời hôm chủ nhật 8/11/2015, thọ 90 tuổi. Ông từng được tăng giải thưởng Lenin, Giải thưởng Quốc gia, Giải thưởng của Hội Nhạc sỹ Liên Xô/ Ông cũng viết nhạc nền cho 60 kịch bản và phim. Với nhiều người Nga, ông còn được biết đến với những ca khúc bất hủ: “Tuyết rơi”, “Mỗi em trong cuộc đời anh”, “Bài ca về Tổ quốc”, “Ôi Odetxa của tôi” và v.v....
Cầu cho linh hồn nghệ sỹ Andrey Espay siêu thoát.

Mời các bạn nghe bài hát Đôi bờ trong trình bày của ca sỹ nổi tiếng L:iên Xô những năm 60 Maya Crystalinskaja 

Đôi bờ ( trong bản dịch của NSND Trung Kiên)

Đêm dài qua, dưới mưa rơi, em mong chờ anh tới Cây cỏ hoa như nói lên lời, em/ hạnh phúc nhất đời Lòng em tin thắm thiết yêu anh, giữ tình đôi lứa ta Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa

Trên dòng sông, sóng đôi nhau, thiên nga đùa trên sóng Bên bờ sông vai sánh vai nhau, đôi đôi bước theo dòng Mình em riêng đứng ngóng trông anh, với tình yêu thiết tha. Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa…

Đêm dần qua ánh ban mai đang lan tràn dâng tới. Trên bờ sông soi bóng em dài, xa xa phía chân trời. Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với tình yêu thiết tha. Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu mãi cách xa…

Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với tình yêu thiết tha. Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa…















Thực hành Đại toàn thiện trong đời sống hàng ngày

gửi tới các bạn thích nghiên cứu Triết học đạo Phật


*


Thực hành thiền Đại toàn thiện trong cuộc sống hằng ngày chỉ đơn giản là phát triển một sự chấp nhận hoàn toàn và thảnh thơi, một sự rộng mở không giới hạn trước mọi hoàn cảnh.


Chúng ta nên nhận ra sự rộng mở này như là một sân chơi của những cảm xúc của chúng ta và quan hệ với mọi người mà không có sự giả tạo, cố gắng điều khiển hay sắp đặt kế hoạch.

Hà Nội - bị đe dọa nhấn chìm


TTO - Hai báo cáo về biến đổi khí hậu mới nhất dự đoán mực nước biển dâng cao có thể đẩy 100 triệu người vào trình trạng cực kỳ nghèo đói, hơn nửa tỉ người sẽ mất nhà cửa.

Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc sẽ trông như thế này nếu nước biển dâng lên (CNN)

Theo CNN ngày 9-11, thông tin này được công bố ngay trước hội nghị thường niên của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21) sẽ diễn ra ở Le Bourget, Pháp từ ngày 30-11 đến 11-12.

Monday, November 9, 2015

Người đàn bà thép

AUNG SAN SUU KYI - 

"It is not power that corrupts but fear. Fear of losing power corrupts those who wield it and fear of the scourge of power corrupts those who are subject to it." (Không phải quyền lực mà là sự sợ hãi làm cho người ta thối nát. Sợ mất quyền thế làm cho những kẻ đương quyền trở nên đồi bại, và sợ bị những kẻ quyền thế trừng phạt làm cho những người bị trị sai lạc). Phát biểu khi được nhận giải Freedom of Glasgow.

"Bất cứ nơi nào sự đau khổ bị làm ngơ thì ở đó sẽ có mầm mống của xung đột...". Bài phát biểu trong buổi lễ nhận giải Nobel 16/6/2012.
(Theo Wikipedia)
Thein Sein đã nghe, hiểu điều Aung San Suu Kyi nói và đã không sợ hãi mất quyền lực; và quan trọng hơn, ông ta không còn có thể làm ngơ trước đau khổ của đồng loại.
Còn những tên độc tài khác đang tồn tại trên thế giới thì mù, điếc hẳn! Chúng thà chui vào ống cống cùng Gaddafi!
------------------------
Ảnh trong phim The Lady: