Sunday, July 27, 2014

Tương Lai NHA TRANG

                                                                                        du ký MIÊNG

Mỗi bận làm du khách quê nhà, mỗi bận đều thấy đất nước mình thay đổi. Chỗ nào cũng xây cất khách sạn bốn, năm sao sang trọng, nhà hàng cao cấp, cà phê sân vườn, nhà cửa đập cũ xây mới khang trang đẹp đẽ. Sài Gòn thì khu khách sạn bình dân Phạm Ngũ Lão lắm anh da đen ngồi chờ các chị da vàng tới mua, dân đàng hoàng ít ai dám lai vãng. Riêng Nha Trang càng ngày du khách Nga càng tấp nập. Mà chẳng chỉ là du khách, đã có vài cửa hàng chủ là người Nga trong Nha Trang Center mới mở vài năm nay.

Friday, July 25, 2014

Ghi Nhanh


                          TÂM SỰ CÙNG  “Thằng Mõ” và “Chẹc Chẹc


                                                                                                                    TÚ RỌI ghi nhanh

 

Một kiếp sống ổn định và an toàn, có lẽ là ước mơ của đại đa số con người trên thế giới này. Bức tường thành của sự thỏa mãn cuộc sống hiện tại đang ngày một cao lớn và vững chãi vây kín lấy tâm trí loài sinh vật thông minh nhất hành tinh . Vậy mà có những cá nhân, phải nói là “quái đản” so với phần đông kia, luôn tận dụng từng phút giây từng giọt sức sống từng hạt năng lượng từng cơ hội để chọc một cái lỗ ở bức tường kia, chui ra.

Số phận của những người luôn cố gắng vượt lên mọi khuôn khổ, như những đóa hoa vươn mình đón ánh ban mai, chưa bao giờ là những bức tranh màu hồng. Nếu không muốn nói, gian khổ đắng cay vất vả hay cô độc là những tính từ bao trùm lên cuộc sống của họ.

1. Tình cờ vào một buổi chiều nắng sắp tắt, tôi đã may mắn được nghe những lời chuyện trò tâm sự của hai người bạn, hai người nghệ sĩ già nhưng vẫn luôn đau đáu sự nghiệp cách tân nền nghệ thuật nước nhà, nhà thơ Nguyễn Đình Chính và nhạc sĩ Ngọc Đại.

Tôi và nhà thơ Nguyễn Đình Chính đang ngơ ngác trong khu nhà ở ven hồ Tây thì một người đàn ông đầu tròn trọc lóc vén tấm rèm cửa nhẹ nhàng vọng ra, “Chính à, đây, đây cơ mà, nhà Đại ở đây mà”.

Diện cái áo phông trắng cũ mèm cùng cái quần soóc kéo cao ( chắc là cho mát ), nhạc sĩ Ngọc Đại nở nụ cười tươi rói đón hai bác cháu tôi vào nhà. Nhà thơ Nguyễn Đình Chính thì tôi không lạ, luôn diện một chiếc áo phông bạc phếch đi kèm cái quần âu phủi đầy bụi đất, dáng người dong dỏng cao cùng mái tóc muối tiêu, ánh mắt hiền hiền cùng nụ cười thường trực trên môi.

Ngồi vào cái bàn tròn uống nước, nhạc sĩ Ngọc Đại khà khà sung sướng khoe nhà thơ về món nghề mới học được, đó là món nghề pha trà của nghệ thuật trà đạo, vừa nói nhạc sĩ vừa thoăn thoắt đôi tay lấy trà cho vào ấm rồi pha nước tráng trà đầy kĩ nghệ.

2. Nhạc sĩ Ngọc Đại mới đây ra mắt làng nhạc tác phẩm “Thằng Mõ”, phổ nhạc theo lời tập thơ “Chẹc Chẹc” của nhà thơ Nguyễn Đình Chính. Tác phẩm này gặp đủ chuyện khó khăn trên trời dưới biển, gặp nhiều ý kiến trái chiều từ cả dư luận cho tới những trí sĩ trong nước, nhưng nhắc tới nó thì hai người nghệ sĩ lại cười tưng tửng như đây là một việc hết sức bình thường, như là đã kinh qua chuyện này hàng vô số lần.

Nhạc sĩ Ngọc Đại trùng giọng như tỏ ý hơi tiếc nuối. Dư luận quay lưng với tác phẩm của ông là chuyện thường. Nhưng đến cả những tầng lớp gọi là “nhân sĩ trí thức” cũng hờ hững mới là chuyện đáng nói. Ông như lạc lõng với tất cả. Rầu rĩ khi bàn tới nền nghệ thuật nước nhà, tôi như mường tượng được bức tranh tối màu của những người tiên phong luôn loay hoay đục phá tìm một lối đi mới cho những tác phẩm của mình.

Tuy rằng con đường tìm tòi cái mới lạ không êm ái, nhưng nó không (chưa) bao giờ quật ngã được ông. Mỗi lần ông nhắc tới tác phẩm của mình, ông như sôi sục bầu nhiệt huyết trong mình. Chắc vì nhiệt quá, ông cởi phăng cái áo phông treo lên ghế, thản nhiên cởi trần lồ lộ cái bụng bia tròn ung ủng, đoạn đứng dậy cầm cái điếu cày rít lấy một hơi, tiếp tục hăng say kể chuyện.

Ông yêu ông quý ông trân trọng tình bạn với nhà thơ Nguyễn Đình Chính. Tập thơ Chẹc Chẹc của nhà thơ cũng thuộc dòng cách tân mạnh mẽ, gặt không ít gió mưa trong làng văn thơ nước nhà từ nhiều tầng lớp. Đã có những người cùng nghề, tỏ ý chê bai tập thơ này trước mặt nhạc sĩ Ngọc Đại. Ông đã đập mạnh tay xuống bàn , đứng dậy chỉ thẳng mặt chửi, chửi đanh thép không nể nang. Ông kể mà như đang chửi thật, mặt phừng phừng đứng dậy tay chỉ thẳng, giọng điệu vô cùng mạnh mẽ.
Châm điếu Thăng Long, nhà thơ bình thản, rít một hơi rồi mỉm cười vui vẻ nhìn ông bạn già đang mặt đỏ miệng quát tháo tay chỉ trỏ. Đúng là chỉ có tình bạn chân thật mới khiến vị nhạc sĩ kia “ra tay” bảo vệ bạn ghê gớm tới vậy.

3.Tâm sự mới biết, nhà thơ tặng ông nhạc sĩ bài thơ đã lâu, từ khi nó mới ra đời. Lúc đó nhạc sĩ bận bịu quá nên cũng không để ý. Vậy mà trong những tháng ngày ốm bệnh nặng, “hai tay sõng soài trên giường”, nhạc sĩ Ngọc Đại lại vô tình đọc tới những vần thơ mà người bạn tặng đã lâu, và như một liều thuốc kháng sinh đặc chế, ông như “bừng tỉnh”, tinh thần lại căng tràn năng lượng để ra đời tác phẩm sáng tạo gây chấn động tiếp theo.

“Thằng Mõ” đã ra đời như vậy. Và một bát phở cùng cốc cà phê sáng thay lời cảm ơn người bạn nhà thơ, đã mang tới cho ông một luồng sinh khí mới, một nguồn nhiên liệu mới cho ông tiếp tục nổ máy đi tiếp trên con đường gian truân mà vị nhạc sĩ đã chọn.

Tôi thật sự cảm phục ý chí và lập trường của cả hai người nghệ sĩ. Họ là điển hình của mẫu người không ngủ quên trên vinh quang. Cả hai đều lao động không ngừng nghỉ, mặc dù tuổi đã không còn trẻ ( cả hai đều đã xấp xỉ thất thập cổ lai hy ), nhưng tôi thấy tâm hồn họ còn quá trẻ so với cái thân xác đang héo mòn kia. Cái rốt ráo, vục vặc tìm kiếm ánh sáng mới luôn hiện hữu trong tâm trí họ. Và tôi tìm thấy ở trong đó, một cụm từ mà cả hai người đều nhắc đến, đều coi là cái đích cuối cao cả nhất để hướng tới trong những tác phẩm của mình, đó là sự “bừng tỉnh”.

Phải chăng, đám đông xã hội hiện nay như đang trong những cơn mê dài triền miên ?

Những tác phẩm điện ảnh kinh điển, văn chương lai láng hay âm nhạc hay bất cứ sản phẩm nghệ thuật hiện nay, nếu nói tới cái tầm đã chạm tới, thì đó là tầng cảm xúc. Xúc cảm thăng hoa, trái tim rúng động có lẽ đang mãnh liệt hơn bao giờ hết, hiện hữu trong mọi ngóc ngách, như một thứ nhu cầu cơ bản nhất của xã hội.

Nhưng nó không đủ mạnh để chữa căn bệnh u mê đã di căn tới gần như toàn bộ xã hội hiện nay. Thuốc giải, có lẽ chỉ có thể là cái thượng tầng của nghệ thuật chân chính mà hai ông (và có thể có thêm vài người nữa) đang cùng nhau lọ mọ tìm kiếm, quái đản, và cô đơn.

                                                                                                              TÚ RỌI

Sunday, July 13, 2014

TED KOOSER













Trên trang Da Màu  qua bản dịch của  Nhất Lang , tôi đã đọc lại mấy trang viết về chuyện bếp núc của nghề thơ (The Poetry Home Repair Manual) được Ted Kooser thuyết trình với phong thái từ tốn thân tình của một ngòi bút lịch nghiệm cùng bạn đọc có quan tâm đến thi ca hoặc đang nuôi mộng trở thành thi sĩ. Đọc Ted khiến tôi nhớ đến Rilke, thi hào đã từng viết “Những bức thư gửi một nhà thơ trẻ”, và không tránh khỏi có ý nghĩ so sánh hai lối truyền dạy kinh nghiệm. A/ Một đằng chịu ảnh hưởng từ các phong trào lãng mạn-tượng trưng Đức-Pháp nên dùng thuật đàm đạo tâm truyền chú trọng về phần tâm lý chiều sâu của chủ thể sáng tạo (Rilke); B/ Một đằng mang tính thực dụng Hoa Kỳ, phân tích rạch ròi kinh nghiệm với quá trình sáng tác một bài thơ với những mẹo (tips) cụ thể mà bất cứ ai cũng áp dụng được (Kooser).

Wednesday, July 9, 2014

chec chẹc






CHÀO VĨNH BIỆT 
         

                    ( tặng một bạn gái người LyBi )


chỉ cần một hạt mưa mùa xuân đang bay
mi (zê) đã nghe
hơi thở tuyệt vời tự do cuộc sống

Bới bèo ra bọ


Chủ Nhật, ngày 06 tháng 7 năm 2014

CHUYỆN XƯA - NAY MỚI NÓI - KỲ 18 : Bao giờ Việt Nam có tác phẩm lớn ?

nhà văn Nhật Tuấn

Bao giờ nhà văn Việt Nam có tác phẩm lớn ?

Đó là câu hỏi "xa xỉ" và phi thực tế ?

Bởi lẽ hiện nay các nhà văn chưa thực sự viết văn, họ đang viết một thứ văn chương tầm phào, nhàn nhạt tránh xa những đòi hỏi bức bách của đời sống. Công lý bị vùi dập. Cái ác đang tràn lan và đè bẹp cái thiện . Sự giả dối, nguỵ ngôn đang chiếm lĩnh các diễn đàn chính thống, những tiếng nói thực, những chân lý hiển nhiên bị xua đi như những "con chó dại " bị đuổi khỏi nhà. Những tội phạm cả xã hội lên án như tham nhũng ở VINASHIN, VINALINE, những tên quan tham “hạ cánh an toàn” mới móc túi xây biệt thự, sắm xe hơi... đều được bênh che một cách trắng trợn, bất chấp dư luận. Tham nhũng khắp nơi nơi. Tất cả những nhức nhối đó không hề thấy nhà văn nào lên tiếng trên báo Văn Nghệ, tạp chí Nhà văn - cơ quan ngôn luận chính thức của Hội nhà văn Việt Nam và hàng trăm tờ báo của các Hội địa phương.

Không một tác phẩm văn học nào dám đi đến tận cũng của tội ác để vạch mặt chỉ tên thủ phạm đích thực. Phần lớn các nhà văn viết chuyện "phòng the", chuyện "não tình", chuyện quá khứ được nhìn qua cặp kính "made in chủ nghĩa xã hội " chẳng khác gì nền kinh tế thị trường kéo theo cái đuôi "định hướng XHCN". Trong khi đó, bất kỳ thời đại nào, tác phẩm văn học lớn vẫn phải mang được những tiếng rên xiết, những tiếng khóc thầm và những khát khao cháy bỏng của thời đại.

Bởi vậy đòi hỏi nhà văn Việt Nam có tác phẩm lớn là chuyện hoang tưởng. Càng hoang tưởng hơn nữa khi các nhà văn bây giờ liệu họ có đang...viết văn ?

Lại một câu hỏi xem ra có vẻ...ngớ ngẩn. Hoạ mi thì phải hót, nhà văn thì phải viết, ấy thế mà mới đây trên VietNamnet, Thụ Nhân đã phải đặt câu hỏi :

" Nhà văn có đang viết văn?"

Nhà văn trẻ Nguyễn Danh Lam "mắc" làm báo để kiếm sống, văn chương chỉ là lúc "hở ra" trả lời :




"Để sống, tôi làm báo. Công việc “để sống” này thật cực nhọc. Mất thời gian vô cùng! Nhưng tôi luôn luôn có vài ba “tứ” truyện trong đầu. Hở ra vài giờ là viết ngay. Tôi tranh thủ thời gian ghê gớm lắm. Nhưng tôi nghĩ mình chẳng là thánh tướng gì, sống thì phải có nghĩa vụ hoàn tất mọi thứ công việc liên quan, đôi khi là những thứ công việc hài hước, quái gở nhất".




Thuận – Tặng thưởng Hội nhà văn VN 2006 đang lo viết về...mấy ông Tây chẳng dính dáng gì tới chuyện "trong nhà ngoài ngõ" ở xứ An- nam- mít- toòng :




" Tiểu thuyết tôi đang viết bắt đầu bằng đám tang của Guillaume Dustan - cái tên trụ cột của dòng văn học đồng tính đương đại Pháp. Ngay từ ngày chưa cầm bút, tôi đã bị ám ảnh bởi số phận các nhà văn, nhưng không có đủ niềm tin vào các phương tiện thông tin đại chúng. Một sự tình cờ đã cho tôi gặp rồi trở nên thân thiết với Lisa, mẹ của Guillaume. Về anh ta tôi biết cả một kho chuyện, nhưng phải đợi đến đám tang của Guilllaume, tôi mới được làm quen, mà cũng nhiều phần giả tạo, bàn tay giơ mãi cũng chỉ chạm lớp gỗ áo quan. Hoa hồng, nước mắt, điếu văn, truyền hình… Ông bố từng bỏ rơi gia đình ba mươi năm trước thút thít “Guillaume, cha vẫn nghĩ nếu con không thành nhà văn thì con sẽ là một Che Guevara”. Lisa không khóc, câu đầu tiên nói với tôi: “May quá, tìm được miếng đất ngay cạnh mộ Duras, đúng như nguyện vọng của Guillaume”.




Trần Thu Trang, nổi tiếng vì được các phóng viên VHVN "lăng xê" đang "nhăm nhe" viết...kịch bản phim vốn là mặt hàng đang rất được giá tại các Đài truyền hình quốc gia và đài hàng tỉnh :




" Nói là dự định thì cũng không hẳn nhưng hiện giờ tôi đang “nhăm nhe” học thêm kỹ năng viết kịch bản phim. Sở dĩ tôi muốn vậy vì có rất nhiều bạn đọc nói với tôi, họ muốn được thấy tiểu thuyết của tôi trở thành một câu chuyện trên màn ảnh. Đây cũng là hướng đi tôi xác định từ đầu, viết truyện, sau đó thì tìm cách biến truyện của mình thành phim. Tôi không dám nghĩ đến tôi của 10 năm sau đâu, phụ nữ sợ già, sợ xấu, sợ cũ, ngay cả trong văn cũng không ngoại lệ"




Cô nhà văn này chỉ sợ xấu, sợ già chứ không sợ văn chương của mình bị các cơ quan an ninh văn hoá nhòm ngó bởi lẽ đã có bao giờ cô dám viết ra ngoài những điều " Đảng nghĩ" đâu ( Nói theo kiểu Chế Lan Viên ngày xưa : "nghĩ trong những điều Đảng nghĩ".

Thế mới biết cái độc hại của mấy anh bồi bút ngày xưa còn " di căn" lâu dài đến con cháu đời sau). Với chữ thọ đeo sau lưng, tuy cô đang mài miệt viết văn, nhưng thực chất không phải là tạo ra những tác phẩm văn chương mà chỉ là một trò..."thể dục chữ nghĩa" bởi lẽ cái cô quan tâm trước hết là...chữ nghĩa chứ không phải chuyện "thời thế" :




" Viết văn là công việc với chữ nghĩa. Tôi nghĩ, mình chỉ có một điểm sáng duy nhất là thái độ tôn trọng chữ nghĩa. Tức là, nói hơi sáo mòn một chút, tôi có cái tâm, còn cái tài và cái tầm thì chẳng được bao nhiêu. Nhiều lúc thấy mình thiếu mạnh bạo, thiếu quyết liệt, thiếu bao quát, thiếu đủ thứ, tôi cũng đành đem lời cụ Nguyễn Du ra an ủi rằng "chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". An ủi vậy rồi lại cố thêm chút vậy.




Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần, dứt khoát làm "công dân thế giới", không cần quan tâm tới "chuyện xứ sở" vì hiện thực không là cái đinh gì với tác phẩm nên ngồi ở đâu Paris, New York, Bắc Kinh...đều viết được :




" Làm thế nào để thoát khỏi sự rườm rà trong cách nghĩ và viết, đó là điều tôi quan tâm. Tôi không phải là nhà văn hiện thực; hiện thực gần như không có giá trị gì trong tác phẩm của tôi. Trọng tâm của tôi là con người chung chung, không hẳn Việt Nam cũng không hẳn nước ngoài. Hiện thực ở đâu, đối với tôi cũng vậy thôi. "




Rõ rồi , "nhà văn trẻ" chỉ quan tâm tới "cách nghĩ" sao cho khỏi "rườm rà" thôi, còn "nghĩ gì cái gì" là điều không đáng quan tâm. Vậy là bác Đinh Thế Huynh hoàn toàn "yên tâm". Và thực ra văn chương không còn là cái "nghiệp" sinh tử như ngày xưa nữa, nó giống một thứ trò chơi như Nguyễn Ngọc Thuần nói :




" Sự kiên nhẫn và khả năng tập trung cao. Ngày trước tôi có thừa. Nhưng càng ngày tôi càng thiếu dần. Bây giờ, rất tệ, đôi lúc tôi còn phải đấu tranh với mình giữa ba việc: đi chơi, lướt web hay viết văn. Công tâm mà nói, để viết văn, phải có nghị lực lớn lắm".




Tất nhiên nếu không "mang lấy nghiệp vào thân" thì chọn "đi chơi" tốt hơn, t

ội gì "viết văn".

Câu hỏi thứ hai Thụ Nhân đặt ra không kém phần lý thú là :




" Bao giờ văn chương Việt Nam có được tác phẩm lớn?




Hỏi như vậy khác nào hỏi bao giờ có đa nguyên dân chủ. Bởi lẽ chỉ khi nào có đa nguyên dân chủ, nhà văn được giải phóng khỏi nỗi lo "bị vỡ nồi cơm" thì may ra họ mới khỏi vừa viết vừa run để đẻ ra được "tác phẩm lớn". Trả lời thẳng vào câu hỏi e rằng phạm vào chỗ "nhạy cảm" nên các nhà văn nhà thơ trẻ đều...lửng lơ con cá vàng . Nhà thơ Insara chắc ngại không trả lời trực tiếp nên vòng vo nói "sách ":




" Thế nào là tác phẩm lớn? Chúng ta vẫn chưa rốt ráo trả lời câu hỏi đó. Vấn đề nền tảng nhất với nhà văn mọi thời là hắn thường xuyên lưu trú nơi vùng ngoại ô của Quê hương. Nói theo ngôn ngữ của M.Heidegger: cư trú gần bên Nỗi chết. Hoặc quyết liệt như Đức Phật: Vô bố . Hay cụ thể và gần gũi hơn - W.Faulkner: nhà văn thoát khỏi mọi nỗi sợ hãi. Chỉ khi đó hắn mới nói đến sáng tạo."




Nhà văn trẻ Nguyễn Danh Lam cũng đưa đẩy ngôn từ cho xa vùng "nhạy cảm" nên đưa ra khái niệm mơ hồ :




" Để có một tác phẩm lớn, ngoài phần ý thức có thể thu xếp được, tôi nghĩ còn một yếu tố không kém phần quan trọng, đó là “vô thức tập thể”. Nó như một thứ cấu hình được cài đặt sẵn tự khi sinh ra trong cỗ máy tính là mỗi nhà văn. Bề dày trầm tích này không phải “đi tắt đón đầu” mà có được. Nó như thể dầu mỏ, phải tích luỹ dài lâu dưới đáy sâu từng vỉa văn hoá. Và cá nhân mỗi người làm nghệ thuật, cùng những yếu tố liên đới, sẽ góp phần bồi đắp qua nhiều thế hệ. "




Cô Nguyễn Thuý Hằng, một cây bút mới ra lò, "tuyên ngôn" nhiều hơn là sáng tác cũng chỉ chung chung :




"Có lẽ ngoài yếu tố tài năng, tính chuyên nghiệp, vv… thì hiện nay nhà văn không cần bỏ quá nhiều năng lượng và sự quan tâm cho giới phê bình. Nghĩa là, một tác phẩm không nhất thiết phải có vài nhà phê bình nào đấy nhắc đến và viết phân tích chỉn chu thì mới được gọi là “tác phẩm lớn”. Thực tế cho thấy nhà phê bình đã không làm nổi công việc ấy. Vì vậy, tác phẩm lớn càng phải hội tụ nhiều yếu tố. "Theo tôi, tính tự quyết và tự khẳng định về giá trị nghệ thuật của mình là một yếu tố quan trọng trong quá trình sáng tác của nhà văn." 




Các nhà văn, nhà thơ có tuổi, ý thức trách nhiệm xã hội có vẻ rõ rệt hơn các cây bút mới ra ràng. Hồi mồ ma nhà thơ Phạm Tiến Duật, đã trao đổi với nhà thơ Phạm Đình Ân.




PHẠM ĐÌNH ÂN: Anh đã từng có đóng góp nhiều cho văn học nghệ thuật, thậm chí là thẳng thắn nói lên những yếu kém của văn học nước nhà. Vậy theo anh, cái yếu kém nhất là gì?

PHẠM TIẾN DUẬT: Tôi cho rằng, cái yếu kém nhất trong văn học, nghệ thuật hiện nay là tính ích kỷ. ..Trong đời sống, ích kỷ đã xấu rồi, trong văn học, nghệ thuật giặc ích kỷ còn rất tai hại. Chuyện đau buồn, tình phụ thì có thể nói thoáng qua trong một vài bài thơ nhưng khi nó trở thành chủ đề cho cả tập thơ thì có ích gì cho ai? Hay theo tôi, tự tô vẽ thương hiệu cho mình cũng là một sự ích kỷ, bởi chắc gì tác phẩm của anh đã hay, đã xứng tầm với cái vỏ bọc mỹ miều của những từ ngữ hoa mỹ (như chương trình “Bài hát Việt” chẳng hạn, có những bài chưa xứng đáng nhưng tự nâng mình lên…). Đời sống còn vô vàn những điều cần quan tâm, xã hội còn có rất nhiều người khổ sở, hà cớ gì mà văn nghệ không quan tâm đến họ?"




Muốn văn học quan tâm tới họ – những người cùng khổ , các nhà văn cần thoát ra khỏi cái bầu vú sữa của đảng và Nhà nước. Chừng nào tự kiếm sống được không cần dựa vào bất kỳ bổng lộc nào của Hội Nhà văn, chừng đó may ra mới có cơ hội viết được tác phẩm lớn.,.

Tuesday, July 8, 2014

Nhật Tuấn


Thứ Ba, ngày 08 tháng 7 năm 2014

HẺM BUÔN CHUYỆN - KỲ 168 

 Báo cáo Chủ tịch nước : “6 cột mốc sống khẳng định chủ quyền vừa mới bị…nhổ ạ !”

.







Tuần trước, nhà bà Năm đang quây quần thái củ cải, bất chợt có người chạy đến báo thằng Tới, con bà đi học về qua đường bị xe tải đâm ngang, nằm vật trên đường, đập đầu xuống đất và được đưa ngay vào viện . Bà Năm khóc toáng, réo thằng Bảy xe ôm chở bà tới phòng cấp cứu. Mãi chiều thằng Bảy mới về loan tin thằng Tới bị chấn thương sọ não chưa biết sống chết sao, bà Năm phải ở lại trông con, nhờ nó về lấy tiền đóng tạm ứng viện phí .
Thằng Bảy xe ôm ca cẩm :
“ Oi chu choa, tốn kém lắm, riêng trích thuốc mỗi ngày cũng cả triệu .Cô y tá nói thuốc tây lại mới tăng nữa, bởi vậy phải đưa trước chục triệu. Bà Năm phải lạy sống bác sĩ xin cứu chữa cho cháu, còn nước còn tát, hết bao nhiêu bà sẽ lo hết …”
Rồi nó lắc đầu :
“ Vét túi cả nhà được hơn năm trăm ngàn sao mà đủ…”
Ông Tư Gà nướng lên tiếng :
“ Đề nghị ông Ba đại tá hưu đứng ra tổ chức quyên góp..”
Ông đại tá hưu lắc quày quạy :
“ Tôi làm đâu có được, việc gì cũng phải đúng tuyến. Trước hết tổ trưởng trình bày cảnh sát khu vực, cảnh sát khu vực báo cáo Uỷ ban, Uỷ ban chuyển sang Phòng xã hội, nếu được phép rồi mới họp bà con…”
Gã Ký Quèn nổi cáu :
“ Qua ngần ấy cửa thì thằng Tới ngỏm củ tỏi . Tôi quyên góp 500 ngàn đây…ai góp nữa không ?”
Bà tổ trưởng vội vàng :
“ Ấy..ấy…để tôi báo cáo cảnh sát khu vực đã…”
Thằng Bảy xe ôm văng tục :
“ Báo cáo cái con c…Tôi góp 600 ngàn …”
Thấy mọi người xúm lại nhìn mình, ông đại rá hưu đành giơ tay :
“ Thôi được, khi cần kíp thì linh động không cần mời cảnh sát khu vực. Tôi góp 5 chục…”
Cả quán cười ồ . Ai đó nói bâng quơ :
“ Giàu mà sao hẻo quá vậy…”
Mặc dầu tiếng nói rất khẽ nhưng cũng lọt tai bà tổ trưởng. Bà này vội vàng :
“ Chuyện này hoàn toàn tự nguyện, tuỳ hỉ ai đóng bao nhiêu đóng, Uỷ ban đã có chỉ thị không được ép buộc …”
Thằng Bảy xe ôm giơ tay :
“ Tôi xin ủng hộ năm chục ngàn, ngoài ra chở bà Năm đi đi về về miễn phí…”
Ong đại tá hưu chữa thẹn :
“ Thằng Bảy xe ôm góp vậy phải rồi, trước nay bà Năm vẫn thuê mày chở củ cải mà…”
Thàng Bảy nóng mặt :
“ Chú nói vầy đâu có được , tôi góp là do tấm lòng tôi chớ đâu phải bà Năm là mối mới góp…”
Cô Phượng ca ve từ nãy vẫn im lặng, giờ bật dậy :
“ Tôi xin giúp 1 triệu …đã mang tiếng giúp thì cho ra giúp, năm ba chục ăn thua mẹ gì …”
Ong đại tá chạm nọc :
“ Cái con này ăn nói ngược ngạo, người ta muốn giúp nhiêu thì giúp chớ. Dân chủ tự nguyện mà…”
Chị Gái hủ tiếu giơ tay :
“ Tôi cũng tự nguyện góp 500 ngàn nè…”
Bà Tổ trưởng cao giọng :
“ Tôi góp 100…”
Rút cuộc trơ ra mỗi ông đại tá hưu là hẻo nhất. Ong im thít, mặt cứ tái xạm , gỉ tai bà Tổ trưởng :
“ Mẹ cái con ca ve sao lắm tiền thế, tôi nghi nó bán “ngáo đá” quá, thỉnh thoảng vẫn có người ra vào nhà nó…”
Bà Tổ trưởng cười cười :
“ Nó bán “cái đó” đó, không phải “ngáo đá” đâu ông ơi. Hôm nào ông chán cơm thèm phở cứ trốn cô Ba sang nhà nó…”
Ông đại tá hưu trợn tròn mắt :
“ Chị nói giỡn vậy đến tai vợ tôi tan cửa nát nhà…”
Ông Tư Gà nướng càm ràm :
“ Quyên góp cho ngư dân người ta còn góp cả trăm triệu …góp cho bà Năm củ cải vài ba trăm nhằm nhò mẹ gì …”
Ông đại tá hưu đập bàn :
“ Ông Tư Gà nướng nói vậy đâu có được. Ngư dân bây giờ là lực lượng xung kích trên biển. Như đồng chí Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói : “Ngư dân còn bám biển, Tổ quốc còn chủ quyền”…”
Bà Tổ trưởng cũng hùa theo :
“ Đồng chí Chủ tịch còn nói :” Ngư dân là những cột mốc sống khẳng định chủ quyền…”
Cô Phượng cave thắc mắc :
“ Ngư dân đóng vai trò quan trọng vậy sao đảng không bảo vệ ngư dân hả chú Ba ?”
Ông đại tá hưu quắc mắt :
“ Ai bảo mày đảng không bảo vệ ngư dân..nào các đồng chí cảnh sát biển, nào các đồng chí kiểm ngư luôn sát cánh cũng ngư dân…”
Gã Ký Quèn cười hô hố :
“ Luôn sát cánh mà mới rồi Trung Quốc nó bắt cả tầu, lẫn 6 ngư dân ta mà chẳng thấy bóng dáng thằng cảnh sát biển, kiểm ngư đâu cả…”
Cô Phượng cave cười ré :
“ Vậy đã có ai báo cáo đồng chí Chủ tịch nước chưa hả ?”
Ông đại tá hưu sầm mặt :
“Mày muốn báo cáo cái gì ? Đã có các bộ phận chuyên môn, mắc mớ gì đến mày ?”
Cô Phượng cave vẫn cười :
“ Tôi muốn báo cáo đồng chí Chủ tịch nước 6 cột mốc sống khẳng định chủ quyền vừa mới bị…nhổ ạ…”
Cả quán cười ồ. Ông đại tá hưu mặt đỏ tía tai. Bà tổ trưởng ngoay ngoảy ra khỏi quán.


8-7-2013

Những hồi ức buồn


Khuất Đẩu

Đọc Sinh Nhật của Một Người Không Còn Trẻ của Lữ Quỳnh


Đến bây giờ tôi vẫn không bỏ được cái ý nghĩ không giống ai, rằng sinh nhật của một người giống như những trụ cây số trên đường thiên lý. Tôi đã đếm được bảy mươi tư trụ và Lữ Quỳnh cũng đã bảy mươi hai. Kể cũng đã khá nhiều. Nhớ lại những cột mốc đã qua, ai cũng thấy buồn nhiều hơn vui. Bởi vì con đường chúng ta đã đi, nói như Lữ Kiều, là con đường do lịch sử chọn chứ không phải chúng ta, những người lỡ sinh ra những năm bốn mươi, năm mươi. Cho dù có thắp lên những ngọn nến hồng thì vẫn buồn, nhất là thắp lên trong một đêm cuối đông ở xứ người mênh mông tuyết trắng.

Những ngọn nến thắp
Là hồi ức buồn.

Buồn vì lúc mở mắt chào đời / quê hương bừng khói lửa. Vì tuổi trẻ không mùa xuân / chúng tôi nghèo đủ thứ. Vì bây giờ trên chiến trường / cũng đám người rất trẻ / vội vàng đem máu xương / để giành từng thước đất.

Và họ đã ngã xuống tay còn thơm mùi giấy mới học trò. May mắn sống sót được thì:

Tuổi già mất bạn cũng mồ côi.
Một ly mình. Và một ly không
Quán hoa giấy chiều nay lãng đãng
Uống ngụm nắng tàn trong chiếc ly không.

Có thể gọi đây là bốn câu thơ đẹp nhất viết về tình bạn.

Thơ anh nhẹ nhàng, giản dị, nhưng buồn. Buồn lẻ loi, buồn cô độc. Buồn như những cột cây số trên đường đi của số phận. Bởi vậy, xin đừng tìm ở thơ anh những câu óng mượt điệu đà như của Nguyên Sa, hay mong manh nũng nịu như em tan trường về của Phạm Thiên Thư, mặc dù hai phần ba tập thơ là viết về người nữ.

Viết về người nữ tưởng là nhiều, thực ra chỉ có hai người. Người thứ nhất khi chưa có anh ra đời, là Mẹ.

Mẹ ơi con tắt đèn đi ngủ
Trời đã về khuya lạnh lắm rồi
Mưa gió ngoài hiên xào xạc mãi
Con nằm nhớ mẹ khóc không thôi.

Mẹ đã đi rồi con mất hẳn
Biết đến bao giờ trả khúc nôi
Mẹ ơi nhớ quá làm sao được
Con khóc thâu canh khóc cả đời

Nhớ mẹ, khóc. Ấy là lúc lên năm. Nhưng tuổi 16 sao lại khóc không thôi? Tuổi 16 theo tôi được biết là khóc gió thương mây hay khóc cho mối tình đầu. Ở tuổi đó, người con trai như tôi chẳng hạn, đã rất “hiên ngang” lên đường xa mẹ. Có người còn “tàn nhẫn” hơn: mẹ thà coi như là hạt bụi. Nếu không biết được một chút riêng tư, rằng anh mồ côi cha lúc một tuổi và mẹ anh đã bước thêm bước nữa, thì ta dễ có cảm giác bài “Nước mắt mùa đông” hơi sáo rỗng. Biết rồi, ta bàng hoàng thấy mình hạnh phúc hơn anh nhiều quá đỗi. Ta hung hăng lao vào đời như Don Quichote đánh nhau với cối xay gió, rồi ta thét gào «chẳng thiếu chi nhiều chỉ thiếu tình yêu» trong khi ta có cả một kho tàng đầy ắp tình yêu của mẹ. Ta tưởng rằng đầu đội trời, chân đạp đất là không cần tựa vào ai nữa cả. Thực ra, dù có sống đến một ngàn tuổi, bất cứ người đàn ông nào cũng cần có mẹ. Mất mẹ, hay có mẹ đâu đó trong cuộc đời nhưng không được ấp ủ chở che, là một mất mát thiếu sót không gì bù đắp nổi. Bài thơ hiền hậu của anh gieo vào lòng tôi những giọt lệ ăn năn. Những giọt lệ hoá thạch lăn vào lòng nghe rổn rảng, nhức buốt. Bây giờ, biết quý mẹ, thương mẹ, cần mẹ, thì mẹ đã không còn nữa ở trên đời!

Người nữ thứ hai là người sau khi anh đã sinh ra đời, người vẫn mặc áo len vàng tung tăng cánh đồng ký ức, người nay vẫn đẹp dịu dàng cao thượng mặc dù từ nay em đã là thiếu phụ. Tôi xin chép trọn bài thơ mà tôi cho là đẹp nhất, một bài tụng ca tình nghĩa phu thê còn đằm thắm lung linh hơn cả bài “Tình quê” của Hàn Mặc Tử.

Em vẫn đi về
Dòng sông ký ức
Vầng trăng đại vực
In bóng thuyền tôi

Tóc em mây trôi
Trên sông áo lụa
Thuyền tôi hạt lúa
Vàng lung linh vàng

Một chuyến đò ngang
Sông xưa mất ngủ
Từ em thiếu phụ
Lúa vàng thôi trôi

Từ em thiếu phụ
Tóc rối vành nôi
Hồn xanh bóng phủ
U uẩn lời ru

Sông em sóng nổi
Hạt lúa thuyền tôi
Vàng không bến đậu
Mù sa bãi bồi.

Người ta khen Trần Tế Xương đã làm bài thơ tặng vợ rất nghĩa tình và cho rằng nhờ những câu thơ: « quanh năm buôn bán ở mom sông / nuôi đủ năm con với một chồng», mà bà Tú Xương được người đời biết đến như một người đàn bà giàu đức tính hy sinh. Tôi lại cho rằng bài thơ ấy vẫn còn nặng mùi phong kiến, gia trưởng, một bài thơ hạ cố thương vợ chứ không thật sự trân trọng biết ơn như Lữ Quỳnh.

Với Lữ Quỳnh, người nữ lúc thiếu thời đẹp như dòng sông áo lụa. Và người nam như một con thuyền mang dáng hình hạt lúa, được sông nâng niu nên thuyền cũng lung linh vàng. Rồi một thời con thuyền phải làm chuyến đò ngang (chiến tranh) khiến con sông mất ngủ vì lo lắng và lúa vàng như chết lặng thôi trôi. Khi những đứa con ra đời là lúc tóc rối vành nôi, phủ hồn xanh mát bằng những lời ru u uẩn. Rồi bao ghềnh thác khiến sông nổi sóng nhưng vẫn đưa hạt lúa đến bãi bồi bình yên.

Bắt đầu những ngày bình yên
Ngắm mùa đông
Ấm áp trong tóc em
Trong ánh mắt reo vui
Bữa cơm chiều.

Một hạnh phúc đơn sơ, nhưng là hạnh phúc đề huề bình đẳng ngập tràn lòng thương quý lẫn nhau.

Năm khổ thơ, mỗi khổ 16 chữ, không thừa không thiếu chữ nào, cô đọng và đẹp như năm bài Haiku. Tiếc là bài thơ này đã không được Trịnh Công Sơn bạn anh, phổ nhạc, có lẽ vì anh kín đáo quá. Nhưng cần gì, cứ đọc lên ngân nga, ta cũng có cảm giác như đang hát thánh ca trong giáo đường lồng lộng của tình yêu.

Thơ là chỉ để cảm chứ không phải để bóc tách cho dù là để tìm ra cái Đẹp. Chính vì vậy mà tôi không nói tới cách dùng chữ, cách sử dụng hình ảnh, đó là những con dao giải phẫu mù loà. Tôi chỉ muốn nói điều sau cùng, rằng, thi sĩ mà không viết về người nữ thì không phải là thi sĩ. Nhưng viết về người nữ với tất cả tung hứng ồn ào là xúc phạm họ. Viết lặng lẽ, kín đáo với tất cả thâm trầm tinh tế như Lữ Quỳnh, cho dù là chỉ để riêng cho một người, quả thực anh đã là thi sĩ, dù cả một đời dài, chỉ một đôi khi quá xúc động, quá đớn đau và quá tuyệt vọng mới làm thơ.

Khuất Đẩu
Viết 2009.
2014 đọc lại, sửa đôi chút

* Những chữ in nghiêng trích thơ của Lữ Quỳnh

Lữ Quỳnh tên thật Phan Ngô, sinh 1942, tại Mỹ Lợi, Thừa Thiên.
Cựu học sinh Quốc Học. Làm thơ viết văn từ 1959. Trong nhóm chủ trương Ý Thức.

Nguồn: Tác giả gửi

Chiến tranh và ký ức về chiến tranh



Nguyễn Hưng Quốc




Trong các môn tôi dạy tại trường Victoria University ở Melbourne, Úc, có một môn tập trung vào chiến tranh Việt Nam: “Nhiều Việt Nam: Văn hóa Chiến tranh và Ký ức” (ASI2003 Many Vietnams: War Culture and Memory).

Như tên gọi, ở môn này, trọng tâm không phải là lịch sử mà là văn hóa; không phải văn hóa chung chung mà là văn hóa chiến tranh; cũng không phải là văn hóa chiến tranh chung chung mà là thứ văn hóa chiến tranh được nhìn thấy từ và qua ký ức. Đó chính là điểm mới của môn học. Nếu chỉ nhìn chiến tranh Việt Nam từ góc độ lịch sử hay chính trị, người ta dễ dàng nắm bắt cái khung thời gian của nó: bắt đầu từ 1954 và kết thúc vào năm 1975. Nhưng nhìn từ góc độ văn hóa, chiến tranh Việt Nam, về phía chính phủ Mỹ, lại bắt đầu từ sau đệ nhị thế chiến, với thuyết domino vốn được xem là nền tảng của chiến lược đối đầu với chủ nghĩa cộng sản thời Chiến tranh lạnh của Mỹ. Nhìn từ góc độ văn hóa, với người Mỹ, chiến tranh Việt Nam được gọi là cuộc chiến ở phòng khách (lounge room war), cuộc chiến tranh truyền thông (media war) hoặc cuộc chiến tranh truyền hình (television war), ở đó, chiến tranh ngoài chiến trường biến thành cuộc chiến tranh của con tim; chiến tranh ở Việt Nam thành chiến tranh về Việt Nam. Nhìn từ góc độ ký ức chiến tranh, cũng với người Mỹ, chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến vô tận (endless war), một cuộc chiến tranh chưa kết thúc (unfinished war). Cho đến tận bây giờ.

Tuy nhiên, ở đây, tôi không nhằm giới thiệu nội dung môn học ấy. Tôi chỉ xin kể một câu chuyện mới xảy ra cách đây mấy tuần, trong buổi học cuối cùng của học kỳ 1 tại Úc.

Giống như mọi năm, trong bài giảng cuối, tôi cho sinh viên xem một cuốn phim ngắn nhan đề Ngày Giỗ (The Anniversary, 2004) của Hàm Trần, một đạo diễn trẻ gốc Việt tại Mỹ. Phim chỉ dài có 28 phút. Nội dung khá đơn giản, có thể tóm tắt như sau: Trong cuộc biến động năm 1963 ở Sài Gòn, có một thanh niên tham gia rất tích cực trong phong trào Phật giáo chống lại chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm. Bị cảnh sát truy nã, anh định mang vợ và hai đứa con trai chạy trốn, nhưng một đứa đang bị bệnh, không thể đi được, anh bèn mang theo một đứa ra bưng, và sau đó, ra miền Bắc. Đứa còn lại sống với mẹ trong Nam. Mười năm sau, hai anh em ruột gặp nhau trên chiến trường, cuối cùng, người này giết người nọ. Rồi họ nhận ra nhau. Nhưng đã quá muộn. Kẻ còn sống, sau đó, đi tu. Cứ đến ngày giỗ lại tụng kinh, cầu cho hương hồn người anh em ruột thịt của mình.

Truyện phim khá đơn giản nhưng kỹ thuật khá già giặn, ở đó, quá khứ và hiện tại cứ xen kẽ nhau.

Như đã nói ở trên, năm nào tôi cũng cho chiếu cuốn phim này cho sinh viên xem. Năm nào cũng có một số sinh viên khóc. Khi phim hết, bật đèn sáng, tôi thấy trong lớp, mắt nhiều em đỏ hoe. Riêng tôi thì dù buồn, vẫn bình tĩnh: Một mặt vì tôi đã quen thuộc với cuốn phim ấy; mặt khác, cũng quá quen thuộc với những bi kịch kéo dài trong chiến tranh Việt Nam. Cả quãng đời thơ ấu của tôi trôi qua trong chiến tranh. Chưa bao giờ đi lính, chưa bao giờ nhìn thấy chiến trường, nhưng trước năm 1975, tôi đã nhiều lần bị ba mẹ gọi giật dậy giữa khuya và lôi xuống hầm trú ẩn vì pháo kích; tôi đã nhiều lần nhìn thấy quan tài của một số thanh niên trong làng đi lính bị tử trận…

Vậy mà, không hiểu sao, lần này, xem phim, tôi lại thấy xúc động lạ lùng.

Xem xong, quay lại bài giảng, giọng tôi cứ nghẹn lại. Bọn sinh viên, trước, vốn đã xúc động; sau, thấy thầy như vậy, càng xúc động thêm, mắt đứa nào đứa nấy đều đỏ hoe. Cuối cùng, cả thầy và trò đều ngồi im lặng. Thật lâu. Thật lâu. Các sinh viên nữ lấy khăn chùi nước mắt, trong khi các sinh viên nam thì ngước nhìn lên trần hoặc ngó lảng đi chỗ khác.

Thật lâu sau, tôi mới cố gắng nói vài điều, để kết thúc môn học, trong đó, tôi nhấn mạnh ý này: Nhìn từ bên ngoài, như từ Úc và Mỹ, chẳng hạn, người ta chỉ biết, trong giai đoạn 1954-75, Việt Nam bị chia làm đôi, trước hết là về phương diện địa lý và sau đó, về chính trị; nhưng từ cái nhìn bên trong, của người Việt Nam, sự chia cắt ấy đi sâu đến tận từng tế bào nhỏ nhất của xã hội: gia đình. Bi kịch của đất nước, do đó, biến thành bi kịch của gia đình. Ngay sau tháng 4 năm 1975, lúc nhiều gia đình được đoàn tụ, những xung đột gay gắt về quan điểm chính trị giữa cha con, vợ chồng, anh em… khá phổ biến. Nhiều sự xung đột kéo dài đến tận ngày nay. Chúng làm cho cái gọi là ký ức chiến tranh, với người Việt Nam, như những vết thương chưa kéo da non. Trong các vết thương ấy có cả sự thù hận lẫn sự đau xót: Không hiếm trường hợp ở những người mình chống đối quyết liệt có cả hình ảnh của người thân nhất của mình. Sự xung đột ở ngoài, do đó, trở thành một sự xung đột tận bên trong. Bởi vậy, không có gì khó hiểu khi, liên quan đến chiến tranh và hậu quả của chiến tranh, mỗi người Việt Nam là một khối mâu thuẫn khổng lồ. Không hiểu được sự mâu thuẫn ấy, không thể nào giải quyết được các xung đột hiện nay.

Khi buổi học kết thúc, theo thói quen, tôi đứng lại, chờ sinh viên ra trước. Khi đi ngang qua tôi, một sinh viên Úc, mắt còn đỏ hoe, ôm chầm lấy tôi. Vừa như một sự chia sẻ vừa như một sự từ biệt sau một học kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc

NAJWAN DARWISH




          Thử hình dung một vùng đất bị chiếm đóng, bị cô lập với thế giới bên ngoài bằng một chính sách phong toả quân sự thường trực, trong đó thường dân là một đám người bị quản chế và bị tước đoạt cuộc sống bình thường. Những bài thơ cất lên từ vùng đất ấy hiển nhiên là các tiếng nói phản kháng và chiến đấu.  



   Sau khi dịch và giới thiệu một số nhà thơ đương đại Palestine – trong đó có Najwan Darwish, tôi được thi sĩ gửi tặng thi tuyển Je me lèverai un jour/ Một ngày kia tôi sẽ đứng lên (do Antoine Jockey dịch sang Pháp ngữ, editions Al-Feel, Jérusalem,2012).Hai năm trước vào mùa sinh nhật tôi, Najwan tặng thêm tâp thơ của Yves Berger, Destinez-moi la Palestine, do chính ông và Kamal Boullata dịch sang tiếng ả-rập; kèm với một tấm card chúc mừng.



   Dưới đây là một số bài thơ tôi chọn dịch từ tuyển tập nói trên, không chỉ vì tình bạn văn nghệ. Najwan Darwish, ngoài tư cách chứng nhân, còn là một tiếng thơ trữ tình tranh đấu đầy phẫn nộ, đam mê vừa giàu chất thẩm mỹ. Đây không những là bằng chứng sinh động khẳng định phẩm giá của vùng đất bị quân thù chà đạp mà còn là thông điệp của một tâm hồn cao quí vươn lên từ nỗi khổ đau của các dân tộc bị áp bức ở Trung Đông và trên thế giới ngày nay.  

Monday, July 7, 2014

Mối tình cách trở của Tô Hoài

07.7.2014-1907.7.2014-19:00



Một chiều cuối đông 2012, theo lời hẹn của nhà báo Phương Vũ, con trai nhà văn Tô Hoài, tôi gõ cửa nhà ông. Người ra mở cửa chính là nhà văn Tô Hoài. Ông nở nụ cười hồn hậu: “Mời cô vào nhà”. Phu nhân nhà văn - bà Nguyễn Thị Cúc, cũng đon đả ra mời khách và không quên dặn: “Cô thông cảm. Ông không được khỏe lắm đâu.Có gì cô hỏi nhanh nhé, sắp đến giờ ông phải tiêm rồi”.

Có lẽ, hiếm có cặp vợ chồng văn nghệ sỹ nào ríu rít như vợ chồng nhà văn Tô Hoài. Các cuộc gặp mặt bên Hội nhà văn hay lễ ra mắt sách, hội thảo về các tác phẩm của nhà văn Tô Hoài, bà luôn có mặt bên ông. Con trai nhà văn Tô Hoài cho biết: “Hai cụ quấn quít nhau lắm, chả rời nhau nửa bước”.

Không chỉ là người nâng khăn sửa túi cho nhà văn gần hết cuộc đời, giờ đây, ở tuổi 90, bà vẫn hàng ngày đều đặn tiêm cho ông ngày hai lần (nhà văn bị bệnh tiểu đường khá nặng, cách đây hai năm gia đình tưởng ông không trụ lại được), nhắc ông uống thuốc và nghỉ ngơi.



Đêm tân hôn, cô dâu ngủ với...mẹ chồng



Bà Cúc vẫn nhớ như in cái ngày về làm dâu, dù cách đây đã gần 70 năm: “Ngày cưới chỉ có đúng một mâm cơm do anh trai tôi đứng ra lo bởi bố mẹ tôi không còn.

Khách mời chỉ có vợ chồng ông Phạm Văn Đồng và vợ chồng ông Tố Hữu. Hồi ấy ở rừng Đại Phạm, Thái Nguyên. Cỗ bàn xong, cô dâu lên giường ngủ với... mẹ chồng, vì lúc đó đang đi sơ tán, lệ làng không cho vợ chồng ngủ với nhau”.

Kể đến đây, bà không khỏi chạnh lòng: “Tôi vẫn nói đùa với ông ấy: Đời tôi, chưa một lần lên xe hoa, chưa có một đêm tân hôn.”

Thời đó, cô thiếu nữ Hà thành Nguyễn Thị Cúc cũng có nhiều vệ tinh vây quanh, thế nhưng cô lại trót đem lòng si mê anh nghệ sỹ Nguyễn Sen (nhà văn Tô Hoài).

Lúc đó, Tô Hoài tham gia nhóm làm đề cương văn hóa cứu quốc cùng với Nguyễn Đình Thi, Lê Quang Đạo… Nhóm này được một số gia đình tư sản ở Hà Nội giúp đỡ về mặt tài chính.

Hồi đó, gia đình bà Cúc ở phố Huế, thường giúp đỡ nhóm. Nhà văn Tô Hoài hay qua lại và có cảm tình với hai cô con gái xinh xắn của nhà này.

Hai chị em bà Cúc đều mê nhà văn Tô Hoài, nhưng chỉ có bà Cúc quyết tâm theo ông đi làm cách mạng dù biết chắc nhiều khó khăn gian khổ.

Bà bảo: “Vì thích lãng mạn mà, yêu văn nghệ sỹ nên phải chịu khổ. Tôi đã xác định thế rồi”.

Lấy nhau, nhưng trong mấy năm đầu, ông bà không hề được ở gần nhau. Cưới xong, ông lại đi luôn, lên chiến khu Việt Bắc, còn bà ở lại Phú Thọ.

Trong suốt thời gian đó, họ chỉ thư từ qua lại để biết tin tức về nhau. Bà kể: “Hồi đó tôi mới đôi mươi. Tôi ở lại Phú Thọ làm công tác phụ nữ và dạy học. Lúc ông ấy về thăm tôi lần đầu tiên, chúng tôi mới có con Đan Hà, sinh năm 1948. Thậm chí, lúc tôi sinh, ông ấy cũng không có mặt ở bên. Lúc đó, ông ấy còn đi công tác với ông Tố Hữu. Lúc về đến bến Phú Thọ, ông chỉ kịp lên bờ, vào hỏi tôi đẻ con trai hay con gái, rồi lại phải đi tiếp luôn. Mấy đứa sau cũng thế, một mình tôi gánh vác và chăm nom đằng đẵng bao năm trời ở nơi tản cư kháng chiến”.

Trong suốt thời gian ông đi vắng, mà thường ít khi ông ở nhà, một tay bà chăm sóc đàn con. Người phụ nữ nhỏ nhắn, mảnh mai, đài các ngày nào đã chẳng nề hà công việc gì để nuôi con.

Hồi ở Phú Thọ, cứ ngày đi làm, đêm về bà lại cuốc nương trồng sắn. Sau này khi trở về Hà Nội, cuộc sống còn nhiều khó khăn, bà vừa đi học y học dân tộc vừa bươn chải nhiều công việc để kiếm sống.

Bà nhớ lại, có thời, còn nhận hàng may quần áo quân đội, nhiều hôm đến 2 giờ sáng mới được ăn cơm tối.


Nhà văn Tô Hoài và phu nhân vẫn luôn bên nhau. Ảnh: Nguyễn Đình Toán.



Hòa bình lập lại, công việc ở Hội nhà văn, việc Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban đoàn kết Á Phi… (Nhà văn Tô Hoài tham gia làm việc ở rất nhiều cơ quan, đoàn thể) khiến nhà văn thường xuyên phải đi công tác xa, nhất là đi nước ngoài liên tục, bà lại vò võ ở nhà nuôi con. Bà bảo, gần 80 tuổi, ông ấy nghỉ hưu mới có nhiều thời gian dành cho vợ con.

Ông đi công tác liên miên, bà không chỉ thiếu hụt người đàn ông làm trụ cột trong gia đình, mà còn mệt mỏi bởi những lời bàn ra tán vào. Thế nhưng, bà vẫn một lòng tin tưởng chồng mình.

Bà kể: “Tự hào mà nói, bây giờ khó mà kiếm được người thứ hai chịu đựng được như tôi. Có người còn đến tận nhà mách: Này, chị biết không, ông Tô Hoài có con với người khác đấy. Tôi bảo: Càng tốt, càng có người đẻ hộ”.

Cái sướng của bà Cúc thật giản dị. Bà có thú sưu tầm những bức ảnh của chính mình và gia đình.

Bà khoe: “Ngay từ lúc lên 10, tôi đã có ý thức lưu giữ những bức ảnh của mình. Năm nào tôi cũng chụp ảnh và cất giữ cẩn thận đến giờ. Tôi nghĩ, cuộc đời cái làm cho người ta sướng không phải là tiền”.

Đền đáp cho chuỗi ngày vất vả chăm con, chờ chồng, giờ các con của ông bà đều đã trưởng thành. Chị Đan Hà, dược sĩ cao cấp năm nay đã 66 tuổi còn cậu con trai út - nhà báo Phương Vũ đã 54 tuổi.

Những đận ông bị ốm, mấy người con xúm vào chăm ông, thuốc thang và luân phiên nhau bên ông.

Bà Cúc bước sang tuổi 90 nhưng trí nhớ vẫn tốt và có thể đi bộ hàng chục cây số để đi lễ chùa hay làm từ thiện.

Có hôm, tôi tình cờ gặp bà lững thững đi bộ ngoài phố, tay lỉnh kỉnh gói bánh, cân đường. Bà bảo: “Đi thăm người bạn già, đang bị ốm”.

Tôi giúp bà xách cái túi, nhưng bà cứ từ chối vì sợ làm phiền. Tính bà là thế. Ngay cả thời tuổi trẻ vất vả như vậy, bà cũng chẳng kể với ai.

Bà nói: “Khi tôi khổ, bạn bè, con cái và kể cả ông ấy, đi quanh năm, làm sao biết được cái khổ của mình. Tôi cũng chả kể làm gì”.



Mối tình cách trở sau bốn thập niên



Trước khi đến với bà Cúc, nhà văn Tô Hoài có mối tình sâu đậm với một cô gái ở Dầu Tiếng, Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương) tên là Nguyễn Kim Phượng.

Hồi đó, ông viết xong Dế Mèn phiêu lưu ký cho báo Tân Dân, lĩnh được 30 đồng nhuận bút và quyết phiêu lưu miền Nam một chuyến.

Đó là khoảng năm 1941. Trong chuyến đi này, ông gặp cô Nguyễn Kim Phượng và trúng tiếng sét ái tình. Hai người yêu nhau say đắm và đã có ý định cưới xin.

Ngày nhà văn trở ra Bắc, cả ông và bà Phượng không thể ngờ đó chính là ngày biệt ly kéo dài… hơn 40 năm. Những năm đầu, họ còn liên lạc được với nhau qua thư từ. Mặc dù, một bức thư phải hàng tháng trời mới nhận được, thậm chí có khi tới 5 tháng vì phải đi đường vòng.

Nhà văn Tô Hoài bồi hồi nhớ lại: “Hồi đấy, bà Phượng gửi thư cho tôi, thường phải gửi sang Pháp, rồi từ Pháp sang Liên Xô, rồi mới về Hà Nội. Còn thư của tôi gửi cho bà Phượng phải gửi qua đường Campuchia, rồi từ đó quay về Sài Gòn. Do chiến tranh loạn lạc, hai miền ngăn cách, thư từ lúc nhận được, lúc không. Năm 1975, bà Phượng theo gia đình sang Pháp, rồi mới lập gia đình. Bà kết hôn với một người Pháp, rồi người chồng mất sớm”.

Không hiểu sao, sau bao năm bặt vô âm tín, bà Phượng vẫn luôn có niềm tin mạnh mẽ rằng sẽ có ngày được gặp lại người yêu đầu đời của mình.

Về phía nhà văn Tô Hoài, ông cũng vẫn viết thư đều đặn cho bà Phượng, dù hy vọng rất mong manh. Lần nào đi nước ngoài, ông cũng nhờ người này, người kia tìm kiếm bà.

Sau khi Việt Nam thống nhất, từ Pháp, bà Phượng thông qua hội Việt kiều hỏi han tin tức của ông.

Có lần, hú họa, bà gửi cho ông một bức thư mà bên ngoài chỉ đề vỏn vẹn hai dòng chữ: Người nhận: Nhà văn Tô Hoài/ Địa chỉ: Hội Văn nghệ Hà Nội. Rất may, cả Hà Nội rộng mênh mông, nhưng Hội Văn nghệ Hà Nội dù không đề địa chỉ, thư vẫn đến được tay nhà văn Tô Hoài. Đó là vào những năm 80. Kể từ đó, hai người nối lại được liên lạc với nhau qua thư từ.

Cuộc gặp gỡ đầu tiên của bà Phượng với ông không thành vì bà về đột ngột, còn ông lúc đó lại đi công tác. Bà không thể nán lại Hà Nội lâu hơn để chờ ông.

Anh Phương Vũ kể, sau này, khi gặp lại, bà Phượng mới nói: “Lần đầu tiên đến Hà Nội, mợ ở mấy ngày mà sợ quá. Mợ đi ngoài đường toàn thấy người dân lấy nước cống ăn”. (Thực ra, ngày xưa hay mất nước nên người dân thường đào bể nước ở ngoài vỉa hè, đầu nguồn nước thì mới có nước - PV).

Rồi một thời gian sau, nhà văn Tô Hoài và bà Phượng chính thức gặp lại nhau sau hơn 40 năm xa cách. Khi đó, cả hai ông bà đã già, nhưng tình cảm vẫn còn nồng hậu. Bà nhiều lần muốn đón ông sang Pháp dưỡng già, nhưng ông đều từ chối vì tuổi đã cao.

Câu chuyện tình đã kết thúc có hậu khi những năm cuối đời, ông bà lại được gặp nhau sau bao năm xa cách và trắc trở. Họ như sống lại tình yêu thuở ban đầu. Ông bà đã cùng nhau đi du lịch Hạ Long, TP HCM.

Có đợt, nhà văn Tô Hoài và bà Phượng đã cùng nhau sống trong chùa một tháng trời ở Long Thành, Vũng Tàu. Tất nhiên, những chuyến đi này đều có sự hậu thuẫn của người con trai Phương Vũ.

Trân trọng tình cảm của bố và người tình xưa, anh Vũ đã tìm mọi cách giấu mẹ mình và bố trí cho bố gặp gỡ bà Phượng.

Có những chuyến đi dài ngày, cả bố và con đều nói dối đi công tác khiến bà Cúc sinh nghi hỏi: “Sao hai bố con hay đi công tác trùng nhau thế?”. Anh Vũ chống chế: “Bố đi việc bố, con đi việc con chứ”.

Anh Phương Vũ cho biết: “Tôi chưa từng thấy có mối tình nào sâu nặng như bố tôi và bà Phượng. Qua từng ấy thời gian, gần 50 năm trời, tâm trí hai người vẫn luôn nghĩ về nhau. Nhiều lúc hai bố con đang ăn cơm, ông chợt hỏi: Chẳng biết giờ này bà Phượng ra sao?”.




Phụ nữ mê cụ vì cụ... duyên



Anh Phương Vũ, con trai nhà văn Tô Hoài như là người bạn tâm giao của bố. Có chuyện gì ông cũng tâm sự với con trai.

Anh tiết lộ, ông có nhiều cô mê lắm, trong nước có, ngoài nước có. Hồi ông sang Rumania, cô gái Rumania làm phiên dịch cho ông cũng mê ông như điếu đổ.

Sau đó, theo tiếng gọi của tình yêu, cô đã sang tận Việt Nam tìm ông và muốn lấy ông... Anh Phương Vũ thừa nhận: “Phụ nữ mê cụ vì cụ rất duyên, ngồi nói chuyện với bất kỳ ai cũng nhỏ nhẹ, dí dỏm. Đó là cái hấp dẫn đấy”

Thư của nhà văn Nguyễn Đình Chính



Nhà văn Nguyễn Đình Chính phát biểu tại toạ đàm
Nguyễn Quang Thiều và thơ Việt Nam hiện đại" do Viện Văn học tổ chức


Bạn Nguyễn Sơn thân mến!


Tôi đã nhận được thư của bạn gửi qua hòm thư laxanh1946@gmail.com, bạn tỏ ý khó chịu khi đọc trên trang web của Hội Nhà văn Việt Nam thấy tôi thích thơ của 3 nhà thơ: Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Quang Thiều và tôi còn đoán chừng 3 nhà thơ này sẽ còn làm người đọc tốn nhiều giấy mực (khen, chê…).

Xin trả lời bạn tại sao tôi lại thích thơ của 3 nhà thơ này:

Tiếp xúc với thơ của 3 người này, tôi thấy thơ họ đều để lại cho tôi không phải một THÔNG ĐIỆP mà là một Ý NIỆM, tức là để lại cho tôi mội chút nhận thức bước đầu về một cái gì đó đang trong quá trình xảy ra trong thơ ca.

Tôi thực sự ngạc nhiên và tôn trọng những sáng tạo của họ và vì thế tôi thích thơ của họ. (Xin lỗi bạn đó là quyền của riêng tôi cũng như bạn có quyền không thích và thậm chí coi thơ của 3 người này, nhất là thơ của anh Thiều là loại thơ vớ vẩn, nhảm nhí).

Bạn có đề nghi tôi phân tích mổ xẻ thơ của 3 người này, không được buông một chữ Thích cụt lủn (nguyên văn của Nguyễn Sơn), nhất là thơ Nguyễn Quang Thiều.

Xin trả lời ngắn gọn:

Tôi thích (cụt lủn) vì thơ của họ đã làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách đọc, cách diễn dịch, và cả cách cảm thụ về thơ ca của tôi.

Thêm một chút bạn hỏi tôi về những bài viết tán thưởng thơ anh Nguyễn Quang Thiều. Bạn đã hỏi thì tôi trả lời là Tôi không có ý kiến gì về những bài viết đó. Tôi chỉ có cảm tưởng là đọc những bài viết đó, nhất là bài của anh Hữu Thỉnh, tôi cứ nghĩ vẩn vơ tới lối đá bóng ru ngủ của đội bóng đá nước Tây Ban Nha trong đợt tranh cúp vô địch châu Âu vừa rồi.

Còn về hội thảo thơ của GSTS Hoàng Quang Thuận thì tôi cũng thấy qua hội thảo này, giá trị của thơ ông Thuận cũng không thể hay hơn hoặc dở hơn thơ của ông, vì tôi nghĩ mỗi bài thơ đều có giá trị tự thân nó, giá trị đó không thay đổi (phụ thuộc) vào sự khen chê bên ngoài.

Trong đời sống sinh hoạt văn học nghệ thuật ở nước ta hơn nửa thế kỷ hình như có không ít các vụ cố gắng dùng ý kiến số đông người, dùng sức mạnh độc quyền của các hội đoàn, các cơ quan truyền thông, báo chí để làm đảo lộn trắng đen hay dở các tác phẩm nghệ thuật (không chỉ văn thơ). Thời gian đã minh chứng là mọi cố gắng đó đều thất bại và để lại tiếng xấu trong lòng bạn đọc

Đơn giản có thế thôi.

Thân mến chào bạn Nguyễn Sơn.

NHÀ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH





Tái bút: Tặng bạn đọc (trong đó có Nguyễn Sơn) bài thơ:



Lạc quan buồn nghiêng mình


Lạc quan buồn nghiêng mình đôi mắt mi (zê)
Cành đào chúm chím phất phơ đợt rét tệ rét hại 
cuối cùng kinh hoàng mưa bay đầy trời nhớp 
nháp
*
Lạc quan buồn nghiêng mình trái tim mi (zê)
Gầm gừ dòng sông đen tuôn trào ngọn sóng 
đen bí ẩn man rợ rừng hoang

Mùa xuân đang chầm chậm tới gần

Nghe hồn ngàn triệu liệt sĩ trắng xoá nghĩa 
trang xuất ngũ bay về mái nhà xưa mẹ cha 
ngóng đợi
Nghe hồn ngàn triệu người chết phân loại hạng 
hai vùi thân lang thang tranh nhau xếp hàng 
bay về khói hương người thân cầu nguyện

Đã biến mất rồi chăng bao nhiêu năm máu lửa 
tơi bời 
Bát cháo hoa nào vãi đủ khắp núi đồi sông suối 
quê hương

Sớm nay mi (zê) mò ra đường
Ăn bát phở đặc biệt dạng chân ghếch cẳng lên 
ghế
Thằng nhóc lang thang mặt mũi nhọ nhem 
cuống quýt múa may làm xiếc nịnh bợ đôi 
giầy y ta ly 
Vút cao toà tháp 30 tầng vô cảm đổ bóng xuống 
vỉa hè chật ních những cờ rao những mẹc xe 
đẹt những tô y ô ta và những những những gì 
gì gì hỉ hả nằm dài chờ đợi
Chờ đợi ai
(Mù mờ lắm. chưa thể đọc tên từng thằng ra 
được) 
*
Xục chân vào đôi giầy bóng lộn loăng quăng 
Xe ôm về quê thăm ngoại
Con ơi mừng tuổi cho ngoại mười lăm ngàn con ơi
(Mừng tuổi lộn ngược)
Mười lăm ngàn một con gà mỹ chưa xuống ổ 
Mắt lòa ngồi mơ bốn tháng sau mẹ lãi một trăm ngàn

Mẹ kiếp
(Một cân gạo di hương ngoài chợ giá tám chục 
ngàn)
*
Chẹc chẹc.
*
Rượu xuân điên điên mi (zê) muốn được ôm tấm lưng trần tổ quốc
Tấm lưng trần ướt đẫm mồ hôi lao động ngàn năm
Vứt bỏ bao bì nhập nhằng xanh đỏ tím vàng 
điêu trá. 
Rỉ máu đâu đây vết thương còn trên da thịt của 
người
*
Lạc quan buồn nghiêng mình mi (zê) chơi đùa 
với bầy chim sẻ của tổ quốc
Chim sẻ tháng hai nhặt thóc ngu ngơ ngoài 
đồng 
Chim sẻ hót thầm vào tai mi (zê) một điều bí 
mật
Chết mang theo sống để trong lòng.
*
Lạc quan buồn nghiêng mình mi (zê) mếu máo 
khóc than viên gạch vô danh vứt bên đường 
cao tốc của tổ quốc
Hàng cọc tiêu lóa mắt tuyên án tử hình 4 người 
(tai nạn giao thông thảm khốc)
Viên gạch thẫn thờ rót vào tai mi (zê) một điều 
bí mật
Chết mang theo sống để trong lòng
*
Lạc quan buồn đối đầu lạc quan bỉ ổi 
Sự sống đối đầu cái chết
Lặng im cần lao đối đầu ba hoa rỗng tuếch
Nắm phân tro vung vãi ngoài đồng đối đầu với 
trật tự hóa học hoóc môn
*
Còn mi (zê).
Mi (zê) là ai 
Dám vung vãi thể hiện lạc quan buồn nghiêng 
mình chào tổ quốc
Khi lương tâm danh dự của mi (không phải của 
ngươi) bán đứng rồi 
(Cũng có thể bị mất cắp)
*
E mé mày
*
chẹc chẹc

Phạm Thành



Bất ngờ Chẹc Chẹc 



Hôm 15, 16 tháng 3 năm 2012 xem báo mạng thấy đám đông thanh niên Việt khóc lóc, buồn thảm khi không được gặp sao Hàn (sao xướng ca vô loài) tại sân bay Nội Bài, vì sao Hàn sợ gặp fan Việt nên lỉnh đi phía cửa sau. Than ôi là đau đớn cho nguyện vọng không được đáp ứng của đám đông Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thời hiện tại! Bất ngờ lưỡi tôi thưỡn lên: Chẹc chẹc. Liền đó hình dung ra cái cảnh:


“Fan Việt khóc nức nở, tội ghê.”

“dạng háng mơ màng

trái tim nát

người người ma”- cái nường cơ nhỡ.

Và lại giật mình nhớ tiếp đoạn khác:

“ giao hợp đi đồng bào ơi

phóng đạn tinh trùng

săn lùng tổ quốc

cột mốc trớ trêu bên đường

tổ quốc

thằng nhóc chăn bò con rơi

tổ quốc



đỉnh đồi lơ mơ nấm mồ

tổ quốc

gió hoang gào rú rách trời

tổ quốc

mi(ze) săn lùng

tổ quốc bị thương lê lết”- TQ 2008.

Chẳng biết là ông nhà văn này nói cái ý gì, nhưng nó có thể “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” với đám đông thanh niên Việt Nam khóc lóc và sầu thảm kia. Chẹc chẹc.

Chec chẹc là cái thứ gì mà có thể thành thơ, mà nó còn được mang tựa đề cho cả tập thơ vừa Hậu hiện đại vừa Tân hình thức của nhà văn Nguyễn Đình Chính? Tôi chẳng hiểu cái hiện đại, cái tân hình thức trong thơ là cái mèo khô, chó chết gì, chỉ biết một cách thông thường, chẹc chẹc là cái nhép môi thuộc âm thanh bản ngã của con người, thể hiện một thái độ kinh khi, coi thường hiện tượng và sự vật diễn ra mà mình chứng kiến và tỏ thái độ. Chẳng hạn, một kẻ Việt vừa vạch chim đái vào mộ tổ vùa Hùng, liền đó lại khóc lóc, sầu thảm tỏ ra thương tiếc, đáu đớn trước cái chết của bố mẹ mình. Thấy cảnh đó, người có lương tri, nếu không thể dùng tay, dùng súng cảnh cáo tên đạo đức tiểu nông kia thì ít ra cũng phải thể hiện thái độ của mình: Chẹc chẹc.

“Có fan thanh niên Việt nào buồn khóc với sao Việt này không?”

Tôi lấy đó làm luận điểm để chẹc chẹc lại với Nguyễn Đình Chính trong tập thơ có tựa đề “Chẹc chẹc” của ông.

“Liếc mắt” qua, thì thấy có quá nhiều sự chẹc chẹc trong cả tập thơ và lúc điên lên ( không ghìm được cảm xúc), ông còn “e mé mày”. Có bài, ông Chính chẹc chẹc tới 2, 3 lần; “e mé mày” tới 2,3 lần.

Ông Chính chẹc cái gì mà mà chẹc lắm thế? Hóa ra ông Chính chẹcnhững người vừa cầm chim đái vào mộ vua Hùng và liền đó lại khóc lóc thảm thiết khi thấy bố mẹ mình chết trong quần sinh Việt đang ôm mộng thành Rồng ở cái chuồng hình chữ S mà lĩnh vực nào cũng có cái thằng vừa “đái” vào mộ tổ vua Hùng rồi lại khóc thảm thiết trước cái chết của bố mẹ mình.Chẹc chẹc.

Này nha: Ông Chính miêu tả đám đông dân Việt đang lũ lượt mưu sinh trên “tổ quốc”:

“đám đông hiện nguyên hình kinh khủng

tám mươi triệu cái đầu nhẵn thín

tám mươi triệu cai sọ trôi đi ù ù

tám mươi triệu cái đầu không còn thấy mặt

tám mươi triệu cái mồm tự nguyện bịt mồm

tám mươi triệu…tám mươi triệu

mẹ kiếp

cái đống cóc khô gì thế này

kính koong kinh koong

đầu trần không nồi cơm điện

khác biệt.

Một tập thể lớn người mà ở phía đỉnh đầu ai ai cũng được “úp cái nồi cơm điện” – chữ của báo Lao động – lại trôi đi ù ù, chẳng khác gì bầy vịt bị nước xiết đẩy xuôi dòng, đầu cứ nghển nghển lên, muốn ngược lại mà không thể. Dước mắt ông Chính, đám đồng là bầy vịt, một bầy vịt thời hiện đại nên mới có cái “nồi cơm điên” trên đầu và mới trôi đi trong “ù ù” – tiếng động cơ xe máy- như vậy. Những cái đầu này trông giông giống cái đầu của những vị lãnh tụ có đầu mà không có tóc – nhẵn thín. Chẹc chẹc.

Ông Chính nha, ông coi dân như bầy vịt rồi nha? Ông Chính phân trần, là bầy vịt nhưng là bầy vịt được học hành, có chữ được huấn luyện kỹ càng, được mang trong đầu tư tưởng Mac-Lê. Chẹc chẹc. Nhưng số phận thì mỗi người mỗi khác đấy:

Có người thì “tiếng rên phì phò em gái bên đường

đồng nội

lén lút bán mình nhà trọ nghênh ngang”;

người khác thì “tiếng thở dài người tù oan sai hai mươi năm đập đầu vào song sắt”;

kẻ kinh doanh lấm tiền thì “câng câng mặt thằng đại gia ăn cướp (ăn cướp chứ không phải ăn cắp)”;

bọn trí thức gường mối quốc gia thì:

“ trí thức cụp tai

ngòi bút trượt dài sợ hải

sự ngạo mạn trống rỗng lên ngôi

và quả đấm rình mò”.

Và chúng:

“lổm ngổn vỉa hè rống lên ông ổng

phọt ra ồng ộc ngộ độc mắm tôm( thổ tả)

thơ đứng về phe nước mắt ( trên cả tuyệt vời nhưng cẩn thận nước mắt cá xấu).

nhân văn thời này không sài nước mắt

nhân văn ăn nhậu tối ngày

nhân văn cười ruồi lạnh im”

Và rồi như không làm chủ được cảm xúc nhà văn gào lên:

ối thơ ơi là thơ

cục cứt nát bay đi đâu mất rồi

cục cứt nát chỉ có chóp

cục cứt nát thì làm gì cói cánh”;

Tất cả tạo nên: “mùi thối con sống thành phố. Chẹc chẹc”- cục cứt thơ.

Thơ với chả thẩn. Nước mắt với nước mũi. Chẹc chẹc.

Ông Chính nha. Chỉ có người mới có ngôn ngữ, tất nhiên cũng là một dạng động vật, cũng giống chó có hai tai, nhưng người thì chỉ có vểnh tai lên để lắng nghe như Chúa Jexuma đã “yêu cầu” từ thuở nặn ra người, chứ không thể nào cụp xuống được. Tai mà cụp xuống được chỉ có trâu, bò, chó, lợn. Chẳng hạn, một chú chó thèm ăn, thấy thức ăn thì tiến tới và thể hiện thái độ xin ăn bằng cách cụp tai xuống. Người mà là người trí thức mà lại cụp tai, thì còn đâu là người! Cho nên thật lo gich khi cái người đó cầm bút viết thì ngòi bút “trượt dài” và tâm thần bấn loạn phải “sợ hại” là quá chính xác rồi. Tôi cho rằng, cái hay của thơ muôn đời là phải chính xác để người đọc, đọc có thể hiểu được. Riêng cái “khoản này” thì tập thơ Tân hình thức – Hậu hiện đại – Chẹc chẹc của Nguyễn Đình Chính đã đạt tới độ này, khác hẳn những tập thơ Tân hình thức – Hậu hiện đại của các thi nhân Việt Nam đương đại khác đã xuất bản.

Nhân có sự kiện như nêu ở đầu trang viết, lẩn mẫn nhớ lại tập thơ khủng chẹc chẹc của nhà văn Nguyễn Đinh Chính nên tức cảnh vội ghi mấy dòng hầu bạn đọc, chẳng biết đúng sai thế nào, cốt chỉ đọc cho vui. Hẹn khi thanh bình Phạm Thành lại có“ bất ngờ tiếp theo” đến bạn đọc về tập thơ khủng chẹc chẹc này.

Phạm Thành

17 nhận xét:


người đọc Sài Gòn22:35 Ngày 20 tháng 3 năm 2012

Cũng nghe nói nhiều về nhà văn NĐC
Thơ gì mà lạ thế nhỉ . Phải tìm chẹc chẹc đọc cho biết rồi mới có ý kiến.Trả lờiXóa



Anh phải nhờ NĐC biếu cho một quyển mới có. Sách không có bán trên thị trương,chỉ biếu tặng.Trả lờiXóa



[...] Theo Bà Đàm xòe Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. This entry was posted in Tản mạn. Bookmark the permalink. ← Người Buôn Gió – Với cụ Lê Hiền Đức [...]Trả lờiXóa



[...] theo” đến bạn đọc về tập thơ khủng chẹc chẹc này. Phạm Thành 19-03-2012 Theo Bà Đàm xòe Rate this: Share this:Like this:LikeBe the first to like this post. Posted in: Uncategorized [...]Trả lờiXóa



Chẹc chẹc là tiếng thơ uất hận của người dân VN nghèo khổ
Bình dị 1 cách bình dân,dung tục nhưng xácđáng mô tả thực chất mãnh liệt
Đáng xem,đáng nhớ và đáng cóTrả lờiXóa


một người đọc già ở Hà Nội01:30 Ngày 23 tháng 3 năm 2012

Một người đọc già ở Hà Nội

Cứ tưởng Nguyễn Đình Chính theo gương cụ Nguyễn Đình Thi mà ậm ờ văn chương chữ nghĩa.

Hóa ra là tôi đã nhầm

Đình Thi là cái đình của thơ, nên không có chỗ cho các đình của chính.

Đình Chính là cái Đình chưá sự chân chính.

Có lẽ, đấy là điều, Chính hơn Thi.

Tôi tin thế, vì theo di truyền mà nói, hậu sinh, một là đi theo vết xe đổ của phụ thân, ví như đời bố đã thối, thì nay đời con thối hơn; hai là quyết sửa chữa những sai lầm của đời bố, đoạn tuyệt hắn con đường của bố, đi trên con đường mà từ sai lầm của bố, mà con đã nhận ra và kiến quyết đi trên con đường đó, dù có thử thách nào cũng chấp nhận.

Tôi tin là Đình Chính sẽ đi trên con đương đó, và mai sau, ta sẽ có một Đình Chính trong lòng dân tộc còn lớn hơn cả Đinh Thi.Trả lờiXóa


người đọc Sài Gòn01:39 Ngày 23 tháng 3 năm 2012

Tôi đã có Chẹc chẹc trong tay rồi. Nhà thơ già Hải Như rất quý trọng tập thơ này .
Ông đã vô cùng cảm động mắt rớm lệ khi nói với tôi vê tập thơ này.
Kì lạ nhỉ tại sao Hôi nhà văn lại ní thít câm bặt với chẹc chẹc. Hội đồng lý luận hội nhà văn đâu ra roi đi chứ. đánh hội đồng đi chứ. Thử xem. Đố đấy.
Cá nhà lý luận phê bình cụp tai có dám lăng mạ một tiếng thơ nói lên lòng uất hận của người dân VN nghèo khổ không ?Trả lờiXóa



Một độc giả

Tôi nghĩ , không những riêng tôi , mà còn có hàng triệu …hàng triệu …NGƯỜI ủng hộ và đồng cảm với những ray rức , trăn trở đau đáu cũng như uất hận vì bị che mắt , trói tay , bịt miệng , vùng vẫy trong cái lưới mục ruỗng mà bọn u mê đang nắm thế lực đã giăng khắp đất nước…của Tác Giả .
Chúng Tôi ủng hộ , trân trọng và thán phục sự dũng cảm suy nghĩ công khai của Tác Giả ; người dân bình thường chúng tôi rất xúc động trước những người TRÍ THỨC CHÂN CHÍNH như VỊ .
Chúc sức khỏe VỊ .
Trân TrọngTrả lờiXóa



Hay lắm,BÀ ĐẦM XÒE!”Thời này thì phải thơ này tiên sư?”Trả lờiXóa



Thơ của Nguyễn Đình Chính hay quá ! Anh đã đưa cả vào thơ hết cả tâm tư của chúng tôi mỗi khi nghĩ về đất nước. Nhiều lúc chỉ biết thương mình, thương đời, thương những người mẹ ngày xưa vá áo lính cho mình …Thương cả nhữngbạn bè khi chết được cuộn vào tăng để mai táng…Cuối cùng hóa ra tay trắng…
Nếu tôi làm phê bình văn học thì xin được ví anh là Pêtơphi của Viet Nam Tôi sẽ in lại những bài thơ này để gửi cho vợ sắp cưới của tôi hiện đang học tập ở ĐH Havớt ( Hoa Kỳ ) làm quà năm con Rồng nàyTrả lờiXóa


Hoàng Quỳnh Hoa – tạp chí Văn Nghệ Đồng Hới04:20 Ngày 23 tháng 3 năm 2012

Cháu chào chú.Nguyễn Đinh Chính
Bố cháu cũng nói nhiều về chú. Cháu rất khâm phục và kính trọng.
Cháu đọc chẹc chẹc thấy cuộc sống này đang che dấu tất thảy mọi thứ. Chú viết quá hay. Thơ ca hiện nay thiếu những cây bút như chú.
Hiện tại cháu đang ở Đồng Hới. Khi nào chú có dịp thì ghé ĐH chú nhé!
Chúc chú sức khỏe và thành công.

CháuTrả lờiXóa


Nguyễn Khôi- góc thành Nam Hà Nội04:22 Ngày 23 tháng 3 năm 2012

Tập thơ LẠ ở Hà Nội-

-Lạ là vì xưa nay chưa ai viết như thế…
-Lạ là vì dám nói toẹt ra về những cái lâu nay coi là ” kỵ húy”…
-lạ là vì nghê thuật “tân kỳ” với giới làm thơ ở Hà Nội”…
Xin trích dẫn 1 số đoạn tiêu biểu :

*-đám đông hiện nguyên hình kinh khủng
80 triệu cái sọ trập trùng nhẵn thín
80 triệu cái sọ trôi đi ù ù
80 triệu cái mặt không còn thấy mặt
80 triệu cái mồm tự nguyện bịt mồm
80 triệu 80 triệu
cái đống 80 triệu
Mẹ kiếp
Cái đám cóc khô gì thế này
Kinh ơi !
( Zê xe đạp )

*-Ôi tự do tự do là cái con con con gì gì gì lẩn trôi trong đũng quần Quyền lực bốc mùi thối tha 12 tháng mùa đông không hề kỳ cọ tắm rửa…
( Tự do ngoáy đít )

*-Mi sống hôm nay như là con chim nhảy nhót ở trong 1 cái lồng đan bằng nỗi sợ hãi… (bay lên )

*-Giao hợp đi đồng bào ơi
Phóng đạn tinh trùng
săn lùng Tổ Quốc…

*-Sẽ ngàn triệu lần chán chường hơn chia tay người tình mi ( Zê ) yêu người tình 8x
một ngày kia mi ( Zê ) cất lời giã biệt cục cứt thơ không có cánh bay
Cục cứt thơ mày cứ ngủ ngon
Sớm mai mới bị khai trừ ( tống cổ ) khỏi thơ
trí thứ cụp tai uống trà chửi đổng
trí thức cụp tai ngồi bàn nhân sự
trí thức cụp tai xin phiếu “Bé ngoan”
Cục cứt mày cứ ngủ ngon
Sớm mai mới bị khai trừ ( tống cổ ) khỏi thơ
chẹc chẹc
trong cái thế giới bị là phẳng này hóa ra lại dễ chơi quá .
( Giã biệt cứt )

*-Đám đông thằng đại gia ăn cướp
(ăn cướp chứ không phải ăn cắp )
Trí thức cụp tai
ngòi bút trượt dài sợ hãi
Sự ngạo mạn trống rỗng lên ngôi
và quả đấm rình mò…

*- Hà nội mùa rét cởi truồng ( tú nuy ) áo len áo da váy ngắn dài trong nhà nghỉ tút lút
hiện ra toàn những mông mẩy mông lép mông xinh y chang mùa nóng
mi ( Zê ) trợn mắt nhìn qua khe cửa kính nhà bên đóng chặt
Mồm trẻ con ngoác ra câm bặt
Sữa sữa sữa
Sữa cái mả Mẹ mày lạm phát dâng tăng vùn vụt ( cháy )
Tết tết tết
Tết cái mả Bố mày giá chứng khoán đang tụt thùn thụt ( thủng đáy )
( Hà Nội mùa rét cởi truồng )

*-Ối thơ, ôi là thơ
Cục cứt nát bay đi đâu bây giờ
Cục cứt nát chỉ có chóp
Cục cứt nát thì làm gì có cánh…
(Cục cứt thơ )

Đôi lời tạm kết luận : Nguyễn Đình Chính sinh 28-11-1946 tại Hà Nội ,con trai thứ 2 của Nhà văn Nguyễn Đình Thi,đã từng đi Bộ đội,anh nổi tiếng với các tiểu thuyết “Đêm thánh nhân” ,”Onlai…balô”,,,anh đã vượt qua cái bóng của cha mình để trở thành Văn thi sĩ hiện đại ,,,hay dở còn để các bạn đọc và các Nhà Phê bình ” cho ý kiến ” ?
“Chẹc chẹc ” cách tân cả về hình thức lẫn nội dung (dũng cảm bay lên…) Nói như Nhà văn Nhật Tuấn ( Tp HCM ) thì ” trên bãi cứt của ” nghệ thuật đương đại” sẽ mọc lên kỷ hoa dị thảo “… Hãy đợi đấy ? !

Góc Thành Nam Hà Nội

Nguyễn KhôiTrả lờiXóa



Danviet

Hoa ho Ba Dam xoe da bất ngo gioi thieu Chec chẹc
thuc ra o vn hien nay con rat it nhung tri thuc chan chinh nhu anh NDC.
Day la su thiet thoi rat lon cho dan toc noi chung va cho nen van hoc nghe thuat noi rieng.
Xin chan thanh cam on Ba Dam Xoe da gioi thieu tap tho nay và cũng chan thanh cam on anh Chinh rat nhieu vi da mang den cho doc gia mot tac pham co gia tri.Trả lờiXóa


Thành phố Hoa Cải Đỏ06:36 Ngày 23 tháng 3 năm 2012

thơ ca gì mà bậy bạ quá, toàn cứt với đái, vãi quáTrả lờiXóa



sợ cứt đái đên thế cơ à. Trong người quý vị này chắc là ko có cứt đái mà chỉ toàn nước hoaTrả lờiXóa



Ông ko thích nhưng mà dân đên cùng khổ chúng tôi thích đấy .
Tặng ông TPHCĐ này mấy câu thơ ko cứt đái nhé , chắc ông thích lắm ” đảng ta đó trăm tay nghìn mắt- đảng ta đây xương săt da đồng “” thêm 1 câu nữa nhé :” giết giết nữa cho đồng lúa thêm tươi” Lại 1 câu nữa nhé :” TIếng đầu lòng con gọi Xít ta lin “.
thơ như vậy mới ko bâỵ bạ , mới là thơ chứTrả lờiXóa



Nguyen Dinh Chinh la nha van lam dung chuc nang la CHIM BAO BAO cho dan toc ta ! Dan ta khong can lu nha van o so 4 Ly Nam De, cang khong can bon boi but bao QDND !
Voi Nguyen Dinh Chinh toi noi cau : Ho phu sinh ho tu !

Share this:


Đang tải ...