Saturday, January 30, 2016

Hãy nghe người già nói




Nhà văn: Xin đừng tự trói buộc mình

Tác giả: THU HÀ
   ( Bài đã được xuất bản.)

"Làm thơ, viết văn là sáng tác ra tác phẩm nói lên những vấn đề của con người gắn với thời cuộc, thời đại. Người cầm bút cần phải có năng lực dự báo, là cánh chim báo bão, là người đi đầu phản biện góp phần cho sự phát triển các giá trị Chân-Thiện-Mỹ trong xã hội; đem hồn thơ làm thắm đượm hồn người, thơ không nên chỉ lo phục vụ chính trị, mà phải "văn dĩ tải đạo".

Friday, January 29, 2016

Điểm sách




Nhân Tài, Phát Minh &Vận Nước 

Huyền Thoại Kim Thiếp Vũ Môn của Trần Gia Ninh, NXB Văn Học, 2015, đang tái bản. 

Trần Đán, kỹ sư y khoa, Hoa Kỳ 

Đặt vào một thời kỳ nhiễu nhương của lịch sử nước Việt – khoản 600 năm về trước, khi cuộc xâu xé Hồ Trần tạo cơ hội cho nhà Minh bên Trung Quốc sang đô hộ, câu truyện khởi động vào lúc tàn dư của các phe phái bắt đầu liên kết với một hào phú tên Lê Lợi nổi lên tại Lam sơn. Chính sử như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhắc đến nhiều anh hùng, hào kiệt theo phò Lê Lợi, nhưng không nhắc đến một số người mà sách nhà Minh hay lời dân gian tương truyền như Tuấn Thiện, Hà Ất, La My, có công chế biến một thứ vũ khí “khủng” đã giúp quân Lê Lợi đánh tan quân Minh, cuối cùng dành được độc lập. Lê Lợi lên ngôi được 2 năm thì nghe lời dèm pha của bọn nịnh thần mà sát hại các đại công thần. Để rồi sau đó, bí quyết của vũ khí khủng đã tuồn ra ngoài, và “… với [vũ khí] đó phương Tây đã đánh chiếm toàn thể thế giới…Đại Việt lại mất nước một lần nữa, phần vì những [vũ khí] mà chính dân mình là cha đẻ ra chúng ba, bốn trăm năm trước!” 

Hậu duệ Hai Bà Trưng


Các nhà nghiên cứu ở Indonesia tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam. Nhiều đoạn phim quảng bá du lịch cho đảo Sumatra đã tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Việt đã di cư đến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của nền văn hóa Minangkabau.


Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay. Ảnh: Cô dâu và chú rể người Minangkabau trong đám cưới.

Tuesday, January 26, 2016

cái chết của những lí tưởng chính trị.


Trong vòng 200 năm trở lại đây, nhân loại đã liên tục chứng kiến cái chết của những lí tưởng chính trị.

Lí tưởng quân chủ đã chết, lí tưởng dân tộc đã chết, lí tưởng cộng sản đã chết, và lí tưởng dân chủ sắp chết. Hết lần này đến lần khác, con người đặt cược vào lí tưởng chính trị toàn bộ của cải, sinh mạng và hạnh phúc của mình cùng người thân. Hết lần này đến lần khác, người ta thua sạch canh bạc ấy trong nỗi thất vọng tràn trề. Họ tin lí tưởng sẽ mang lại hòa bình, nhưng lí tưởng chỉ thúc đẩy chém giết. Họ tin lí tưởng sẽ mang lại thịnh vượng, nhưng lí tưởng chỉ kéo dài đói khổ. Họ tin lí tưởng sẽ thúc đẩy nhân đạo, nhưng mọi thảm kịch nhân đạo trong vòng hai thế kỉ đều có một lí tưởng cao đẹp để nhân danh.

Dù dưới thể chế nào đi nữa, mỗi lần người lãnh đạo nhắc đến lí tưởng chính trị, thể chế ấy lại tiến thêm một bước đến độc đoán chuyên quyền.

Dù là dân tộc nào, mỗi lần dân chúng phát biểu lí tưởng chính trị một cách đồng thanh, dân tộc lại sắp mất hòa bình vì người dân mất lí trí.

“Một giọt từ sự đọa đày”


  Những nghịch lý của tồn tại

Khi cuốn sách “Câu chuyện vô hình & Đảo” của Hamvas Béla được dịch bởi dịch giả Nguyễn Hồng Nhung và NXB Tri Thức ấn hành tại Việt Nam, các độc giả đã phải “rợn tóc gáy” vì những gì triết gia người Hungary này viết. Những điều ông viết chạm vào nỗi cô đơn, sự kiêu ngạo và ước mong nổi loạn thầm kín của Titan bên trong mỗi con người… đồng thời lại khiến người đọc rơi vào trạng thái mênh mang vô tận của tồn tại.

Cuộc đời là như vậy


Sunday, January 24, 2016

Điên loạn và thấu thị


LÊ MINH PHONG

(Nhân đọc Van Gogh của David Haziot, Phan Hồng Hạnh chuyển ngữ, Nxb. Đà Nẵng, 2014)


Ngày 01 tháng 09 năm 1888, trong thư cho Théo, Vincent Van Gogh viết: “Trong cuộc đời và cả trọng hội họa cũng vậy, rất có thể anh bỏ qua không cần Thượng Đế, nhưng anh, kẻ khổ đau, anh không thể bỏ qua không cần tới một điều cao viễn hơn anh, chính là đời anh: quyền năng sáng tạo.” Như vậy, Van Gogh tự xưng mình là kẻ khổ đau, khổ đau để được sáng tạo. Trong nghệ thuật, điều này là hiển nhiên. Kẻ sáng tạo tất yếu phải gánh lấy những bi kịch, bi kịch mà chính anh ta không đủ quyền năng để cự tuyệt nó. Những vết chém hằn sâu trong niềm thống khổ trở thành suối nguồn sáng tạo.

Thần thoại hóa hiện thực


LÊ HUỲNH LÂM

"Nghệ thuật không phải là vẽ lại các đồ vật, con người mà họa sĩ thấy. Nghệ thuật phải là sáng tạo nên các đồ vật, con người không thấy được."(Paul Klee)

Con đom đóm

Tuyết phủ trắng miền Tây xứ Nghệ


Dân trí Nhiệt độ xuống quá thấp đã khiến cho tuyết phủ trắng trời vùng miền Tây xứ Nghệ. Một số phương tiện như xe máy, ô tô đỗ tại khu vực cửa khẩu phụ Buộc Mú (hay còn gọi là cửa khẩu lối mở), huyện Kỳ Sơn không thể nổ máy vì nhiệt độ xuống quá thấp.

Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại khu vực biên giới bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) giáp ranh với nước bạn Lào đã xuất hiện băng tuyết trên diện rộng.

Hầu hết tại khu vực Buộc Mú tuyết đã phủ trắng trên các đồi cây lớn, nhỏ. Một số phương tiện như xe máy, ô tô đỗ tại khu vực cửa khẩu phụ (hay còn gọi là cửa khẩu lối mở) không thể nổ máy vì nhiệt độ xuống quá thấp.

Băng tuyết bất ngờ xuất hiện ở Hà Nội


Không chỉ Sa Pa mà ngay cả Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội), Mộc Châu (Sơn La), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cũng có băng tuyết trắng xóa.

Hôm nay 24/1 được dư báo là ngày rét nhất ở miền Bắc do ảnh hưởng của khối không khí lạnh cực mạnh. Các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang... nhiệt độ đều rơi xuống mức thấp kỷ lục. 

Lúc 6h sáng nay 24/1, các trạm quan trắc khí tượng miền núi Bắc Bộ đo được nhiệt độ thấp nhất ở các địa phương như sau: Pha Đin nhiệt độ là 1,8 độ C; Điện Biên 8,4 độ C; Sơn La 3,2 độ C; Mộc Châu 0,6 độ C; Hòa Bình 8,4 độ C; Lào Cai 8,4 độ C; Sa Pa -2 độ C; Yên Bái 6,6 độ C; Đồng Văn -0,2 độ C; Hà Giang 8,3 độ C; Tuyên Quang 6,7 độ C; Việt Trì 6,4 độ C; Tam Đảo (Phú Thọ) -0,4 độ C; Lạng Sơn 6,6 độ C; Mẫu Sơn -4 độ C; Hà Nội 6 độ C...

Thursday, January 21, 2016

Ẩn số về tộc người Chăm giữa lòng Hà Nội ?

Hồsơ - Tư liệu -19 Tháng 1 2015 09:25

Từ ngôn ngữ lạ của người Sơn Tây, Thạch Thất... nhiều nhà khoa học cho rằng, họ chính là người Chăm, bị nhà Trần bắt ra Bắc làm tù binh...


Kiến giải lạ
Trong quá trình tìm hiểu những bí ẩn đằng sau ngôn ngữ của người Sơn Tây, Thạch Thất, Ba Vì, Yên Sở... chúng tôi được các nhà khoa học kiến giải về nguồn gốc ngôn ngữ lạ lùng ở những nơi này. Trong số rất nhiều các suy luận và dẫn chứng, có một vấn đề được nhiều người thừa nhận, đó là vào thế kỷ XIV đã có một bộ phận người Chăm được nhà Trần áp giải từ phía Nam ra Bắc làm tù binh. Tuy nhiên, cốt lõi của các tranh luận là hiện bộ phận người Chăm này đang cư trú ở đâu? Họ chịu ảnh hưởng như thế nào trong mối giao lưu với người Việt để cho ra chất giọng lạ lùng như hiện nay.

Tết về nhớ quá mênh mang Đồng Tháp




Đánh bắt cá linh ở Đồng Tháp (Ảnh: Lê Hoàng Vũ). 

Hoa đào vừa chớm nở. Không khí của một năm kết thúc đã ùa về ngập tràn trong hương thơm của khói bếp, trong vị nồng nàn của hương quê, nỗi nhớ về xứ bưng biền Đồng Tháp càng thêm vời vợi. Những người ta đã gặp, những nơi ta đã qua. Biết bắt đầu từ đâu giữa vùng đất mênh mông sen và sông nước ấy. Thì chăng bắt đầu từ cái cảnh quan náo nhiệt ập vào mắt người con xứ Bắc lần đầu khám phá vùng đất lạ miền Tây. 

Wednesday, January 20, 2016

Bài phát biểu của đ/c Lê Duẩn năm 1979:

 VỀ BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH



Nguồn: Thư viện Quân đội Nhân dân, Hà Nội

Tài liệu do Christopher Goscha có được và dịch cho CWIHP

Ngọc Thu, dịch từ: Wilson Center

Nói chung, sau khi chúng ta đánh bại Mỹ, không đế quốc nào dám đánh chúng ta nữa. Chỉ có những người nghĩ rằng họ vẫn có thể đánh chúng ta và dám đánh chúng ta là những kẻ phản động Trung Quốc. Nhưng người dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn thế. Tôi không biết những kẻ phản động Trung Quốc này sẽ tiếp tục tồn tại thêm bao lâu nữa. Tuy nhiên, miễn là họ tồn tại, thì họ sẽ tấn công chúng ta như họ vừa thực hiện (nghĩa là đầu năm 1979).

Tuesday, January 19, 2016

Picasso – Guernica

 (Phần cuối)
Khi Picasso đã giao bức Guernica cho sứ quán Tây Ban Nha tại Paris và nhận món tiền hậu hĩnh cho công việc của mình, điều mà ông không ngờ là chỉ nhận được những lời khen cảm ơn xã giao ra mặt. Bức tường giành cho nó ở tầng trệt cũng không thuận lợi. Khách vào gian triển lãm của Tây Ban Nha lại phải lên ngay cầu thang vào tầng hai trước, nên có để ý thấy bức tranức Quốc xã. Báo chí Đức khoái chí gọi đó là tác phẩm của một kẻ mất trí.

Monday, January 18, 2016

tranh đẹp

Tình trạng Khủng bố trong văn chương

 
Maurice Blanchot

Cuốn sách mà Jean Paulhan vừa dành cho văn chương và ngôn ngữ được đọc với một tâm thế khác thường.
Chúng ta thâm nhập vào nó không hề cảnh giác với những phân tích mà tác giả tạo dựng, cũng không hề nhận thấy việc tác giả hướng đến sự lâm nguy nào để thúc giục những câu chữ thú vị và riêng biệt, bởi chính mối liên kết chặt chẽ đã bảo đảm cho sự an toàn và cho trật tự trong đó. Tất cả đều rõ ràng, tinh tế, không diễn đạt một cách quanh co.

3 vấn đề khi Đảng chính trị hoạt động bằng ngân sách công

Linh Lan (Dịch)

Bê bối hối lộ chính trị[1] xảy ra năm 2012 ngay tại thời điểm các đảng phái ở Anh bắt đầu chạy nước rút cho cuộc vận động tranh cử vào Quốc hội, đánh đúng vào nỗi lo thường trực của các cử tri về việc quyền lực của Quốc hội và Chính phủ Anh bị lợi dụng. Từ đó, vấn đề tài trợ kinh phí cho đảng phái lần nữa trở thành vấn đề tranh luận lớn trong giới chính trị nước Anh. Tờ Third Estate lập luận rằng biện pháp này dẫn đến nguy cơ mất quyền tự chủ của các đảng phái chính trị và đó là nguy cơ hình thành một nền dân chủ đại diện cực đoan.

Lược sử hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ

BY  18 JAN 2016
Dạ Lãm (dịch)

Thuyết liên bang và Thuyết Chống liên bang – những viên gạch đầu tiên của hệ thống lưỡng đảng

Sau khi Tuyên ngôn độc lập (1776) được công bố và trước sự thành công của cuộc đấu tranh giành độc lập (1783), các tiểu bang thuộc địa quyết định “liên minh” như một sự lựa chọn tốt nhất, với mục tiêu gia nhập vào các liên minh chiến lược cùng các cường quốc châu Âu và có thể tiến hành chiến tranh với mẫu quốc. Điều này đã dẫn đến sự hình thành bản Điều lệ Liên bang (1781), bản hiến pháp đầu tiên của “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”. Nhưng Điều lệ này sớm được cho là không thỏa đáng và một Hội nghị Lập hiến khác đã được triệu tập (1787), nơi cho ra đời bản Hiến pháp Hoa Kỳ (1789)

Thursday, January 14, 2016

Tiền tỉ cho văn hóa và giấy vụn đồng nát

Dự án in sách đã được giải ngân 90 tỷ đồng, nhưng người ta lại thấy sách ở hàng giấy vụn đồng nát

Suốt ngày kêu rên về gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, hết xin tiền rồi làm mình làm mẩy, thế nên dù ngân sách đang khó khăn, nhưng người giữ hầu bao vẫn có vẻ hình như hơi “nhẹ dạ” và dễ dãi nên đã cấp 240 tỷ đồng cho một dự án in sách kho tàng văn hóa dân gian. Chủ dự án là ông Giáo sư Tiến sĩTô Ngọc Thanh, chánh văn phòng dự án (trông coi tiền nong, phân phối, phát huy hiệu quả) cũng là một ông Tiến sĩ tên là Đoàn Thanh Nô.

Hai ông này chắc cũng phải nhân danh văn hóa, nhân danh hội Văn Nghệ dân gian VN, và những gì nữa không biết, dày công lắm mới xin được 240 tỷ đồng rót cho dự án. Chắc chắn họ đã viện ra những lý do vĩ đại ví như “bảo tồn, phát huy”, không cho tiền ngay thì sẽ mất ngay “bản sắc văn hóa”. Tiền được rót nhanh và tiêu cũng nhanh.

Saturday, January 9, 2016

“Bắc kim thang cà lang bí rợ”

 có thể được coi là câu hát cửa miệng của tất cả chúng ta thời thơ ấu, thế nhưng mấy ai hiểu được ý nghĩa sâu xa của nó, thậm chí tôi dám cam đoan đến hơn 90% chúng ta hát sai câu hát này.


Trước khi tìm hiểu thế nào là “bắc kim thang, cà lang bí rợ”, tôi xin kể lại một câu chuyện cổ tích mà mình nghe được trong chuyến đi công việc tại Long Xuyên khoảng 5 năm trước. Người kể câu chuyện này là một cụ bà khoảng gần 80 tuổi, tụ tập cháu chắt lại rồi vừa ngồi bỏm bẻm nhai trầu vừa kể chuyện. Chắc hẳn rằng nghe xong mọi người sẽ hiểu thêm về việc mà chúng ta đang bàn tới ở đây. Chuyện kể như sau:

“Nhậu” nhiều, đọc ít

và sự lên ngôi của văn hóa rẻ tiền

- Uống nhiều bia rượu, lười đọc sách là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa người Việt đến với văn hóa giải trí rẻ tiền.
LTS: Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề những thảm án liên tục xảy ra, con người cư xử với nhau ngày càng tàn bạo có một phần nguyên nhân từ việc uống nhiều bia rượu và thiếu đọc sách. Ths. Trương Khắc Trà băn khoăn rằng, chúng ta sẽ hội nhập thế nào?

Những con số thống kê gây không mấy dễ chịu khi năm qua ngành văn hóa thu được 2000 tỷ đồng từ các hoạt động xuất bản với 24.000 cuốn sách, 375 loại ấn phẩm. 

Friday, January 8, 2016

Vĩnh biệt họa sĩ Đinh Cường


Vậy là dự tính tổ chức một triển lãm tranh của anh vào khoảng cuối tháng 2 - 2016 này tại Sài Gòn - với sự góp sức của nhiều anh em, bằng hữu - đã không thành. Khi trao đổi với anh qua email về triển lãm, ngày 15-10-2015, tôi được anh trả lời “Thân gởi Nguyễn Trọng Chức. Rất cám ơn bạn. Cuối tháng 2 - 2016 có thể được. Chúng ta sẽ liên lạc cùng nhau thường hơn. Tôi vui và nghe rộn ràng trong người, biết đâu sẽ khỏe. Thăm các bạn và chúc an vui, Đinh Cường”. 
Cùng với triển lãm tranh là dự định xuất bản tập “Đi vào cõi tạo hình” của anh tại Sài Gòn mà tôi đã nhận lời với Phương Nam sẽ đứng ra biên tập, tổ chức thiết kế lại cũng như trông nom việc in ấn. Rồi một cuốn về tác giả - tác phẩm Đinh Cường nữa… Chúng tôi xin hứa với anh, sẽ cố gắng thực hiện sớm hai ấn phẩm đó để tưởng niệm anh.
Nhớ đến anh là nhớ những lần đến thăm ngôi nhà anh ở Burke, Virginia, phía sau nhà là một cánh rừng mà vào mùa thu thật đẹp. Vĩnh biệt anh!

Wednesday, January 6, 2016

Giá trị của mỗi người




NVTPHCM- Giá trị của một nhà văn là viết nên những tác phẩm hay phục vụ bạn đọc. Anh có thể giàu có hoặc quyền lực, nhưng những giá trị đó không thể thay thế giá trị văn chương của chính anh. Anh cũng không thể tạo nên giá trị cho mình bằng cách bày trò hãm hại, làm giảm giá trị của người khác. Sự đố kỵ đã biến nhiều người trở thành kẻ độc ác, mà chính họ cũng không nghĩ mình đã thành như vậy…

Saturday, January 2, 2016

“Nhân vật nào cũng chưa khổ bằng tôi”


Nhà văn Lê Lựu và nhà văn Phong Điệp – người đầu tiên đoạt giải thưởng của Quỹ nhà văn Lê Lựu (ảnh nhân vật cung cấp).

Những ngày cuối năm, đi sâu vào con ngõ 319 Tam Trinh (Hà Nội) - chỗ ở cũng là nơi làm việc của nhà văn Lê Lựu, điều ám ảnh chúng tôi là một đôi mắt buồn lách qua song cửa, nhìn mãi theo những hàng gốm sứ, hoa vải đủ sắc màu đang len lỏi khắp phố phường giục giã con người thu xếp mọi việc để tiễn đưa năm cũ.

Khoảnh khắc mùa xuân



Tết với tôi cũng không phải lúc thở phào nhẹ nhõm khi xong xuôi các công việc đối nội, đối ngoại, được tắm gội tất niên, cả nhà sạch sẽ tinh tươm như đồng xu mới kẻng, đợi hưởng thụ những ngày nghỉ lễ dài nhất trong năm…

Cuộc đời của một “giáo hoàng văn học”




Cách đây ít lâu, tại Việt Nam xuất hiện bản dịch cuốn Những con bệnh khó chiều – cuộc đối thoại văn học giữa Peter Voss với Marcel Reich-Ranicki. Cuốn sách so sánh mối quan hệ giữa nhà phê bình văn học với các nhà văn chẳng khác nào vị bác sĩ với những con bệnh khó chiều. Cuốn sách không gây được sự chú ý lớn với học giới lẫn người đọc bình thường. Đơn giản, cái tên “vị giáo hoàng của văn học Đức” – Marcel Reich-Ranicki xem ra hãy còn quá xa lạ với người đọc Việt Nam.

Trong hành trình giữa hai thế giới


Để bắt đầu, hãy tự chọn cho bạn một cái tên, ma mị càng tốt. Chỉ để cho có tính tiểu thuyết thôi. Bởi vì chúng ta sẽ cùng tưởng tượng về một hành trình giữa hai thế giới – mà có thể chính bạn đã thực hiện trong quá khứ.

Friday, January 1, 2016

ba câu hỏi cho Hoàng Hưng

LTS: Cuộc trao đổi dưới đây giữa nhà văn Phùng Nguyễn và nhà thơ Hoàng Hưng được thực hiện qua email trong tháng 9 và 10 năm 2015, được hai bên dự định công bố vào cuối tháng 11 năm 2015. Không ngờ, nhà văn Phùng Nguyễn từ trần ngày 17 tháng 11 năm 2015. Nay nhà văn Hoàng Hưng đề nghị công bố bài phỏng vấn như một nén nhang thắp trước di ảnh nhà văn Phùng Nguyễn nhân dịp 49 ngày mất của anh. Sự hiển thị của “Ba Câu Hỏi” trong ngày đầu tiên của năm 2016 cũng là cách ghi nhớ ngày sinh nhật mùng Một tháng Giêng, cùng những nguyện vọng bất tử của người đồng sáng lập tạp chí văn chương mạng Da Màu.

Chị Chỉ ba con năm em tìm thấy Lá 
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn! * 



Nhà thơ Hoàng Hưng đọc thơ tù ở Chicago vào năm 2003