Saturday, August 29, 2015

Nguyễn Thái Sơn


NHÀ THƠ CHẾ LAN VIÊN KHÓC XUÂN QUỲNH, LƯU QUANG VŨ



Tôi không nhớ rõ, rằng khi ấy vẫn còn là cuối tháng Tám hay đã sang tháng Chín. Chỉ chắc chắn một điều, những ngày ấy Nhà thơ Chế Lan Viên mới nhập viện (lầu Chín, Bệnh viện Chợ Rẫy), chưa có kết luận bị ung thư. Nét mặt tươi tỉnh, Ông nói: “Mình nằm ít ngày, kiểm tra xong thì về...”. Mỗi lần tôi vào thăm đều thấy nhà thơ tươi tỉnh, cười, y hệt như kiểu ảnh ai đó đã chụp, cho tôi một bản sau (hoặc trước) đó ít ngày.
Nhưng hôm ấy tôi thấy ông buồn. Ngồi với Ôngkhoảng nửa giờ, gần ra về tôi chợt nghe Ông khẽ nấc lên, và nước từ mắt trái, chảy qua mắt phải rồi lăn xuống gối. Ông nói, giọng không tròn như mọi hôm mà rè, méo: “Xuân Quỳnh… Lưu Quang Vũ… chết…rồi”. Đó là lần đầu tiên tôi nghe tiếng nấc dù rất nhỏ và nhìn thấy nước mắt của Chế Lan Viên… (sau đó, lần thứ hai, cũng là lần cuối cùng, tại phòng bệnh này, tôi nhìn thấy nước mắt của Ông lần nữa. Tôi sẽ không bao giờ cho phép mình kể rõ về chuyện này, chỉ có thể nói rằng: những giọt nước mắt ấy cũng là vì, cho một “người khác” chứ không phải Chế Lan Viên khóc vì mình.

Monday, August 24, 2015

Họa sĩ Phạm Bình Chương


Những hình ảnh quen thuộc của Hà Nội như ngõ nhỏ, phố cổ, cây bàng, quán nước... đều hiện ra vô cùng chân thực và đẹp đẽ trong bộ tranh này.
Chắc hẳn bạn sẽ cho rằng đây là ảnh chụp Hà Nội, chứ không phải tranh vẽ bởi sự chân thật và tuyệt đẹp của nó.





Tác giả của bộ tranh này là họa sĩ Phạm Bình Chương (1973). Anh là cái tên tiêu biểu của nhóm nghệ sỹ có tên gọi Nhóm hiện thực – chuyên theo trường phái hiện thực. Họa sĩ Phạm Bình Chương tốt nghiệp khoa hội họa Trường ĐH Mỹ Thuật năm 1995. Hiện anh đang là giảng viên của trường. Anh từng nhận được rất nhiều giải thưởng của Hội Mỹ Thuật Việt Nam trong các năm 1997-1999.

Sunday, August 23, 2015

khi sách “nghỉ hưu”




Nhà văn Di Li

Nhà văn Di Li: Sách ngừng tái bản là cuốn sách “nghỉ hưu”

NVTPHCM- Di Li là nữ nhà văn trẻ năng động và có nhiều đầu sách ở nhiều thể loại. Mới đây, chị vừa cho ra mắt độc giả 2 cuốn sách là Thị thành ký và Cocktail (được chuyển ngữ sang tiếng Hà Lan). Nhân dịp này nhà văn đã dành cho báo Tổ Quốc một vài chia sẻ về con đường “xuất khẩu văn chương” của mình.

': Một 'tội ác' trong văn chương?

Viết lại kiệt tác 'Don Quixote

Nhà văn Tây Ban Nha Andres Trapiello đã dành tới 14 năm để viết lại Don Quixote, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất xứ sở bò tót, của của nhà văn Miguel de Cervantes. Cuốn sách lập tức bán rất chạy, nhưng đã bị giới phê bình “dán mác” là “tội ác văn chương”.

Nhà văn Tây Ban Nha Andres Trapiello


Cuốn tiểu thuyết The Ingenious Gentleman Don Quixote Of La Mancha (Đôn Kihôtê, nhà quý tộc tài ba xứ Mancha) của Miguel de Cervantes gồm 2 phần.

Phần đầu được xuất bản lần đầu hồi năm 1605 và phần thứ 2 được xuất bản vào năm 1616 – cũng là năm Cervantes qua đời trong đói nghèo, ở tuổi 68.

Viết lại vì truyện gốc quá...khó hiểu

Vẫn một tráng sinh lên đường


Nhật Tiến: ký hoạ by Tạ Tỵ

HƯỚNG ĐẠO THỜI NIÊN THIẾU

Bùi Nhật Tiến, bút hiệu Nhật Tiến sinh ngày 24-8-1936 tại Hà Nội. Nhật Tiến cầm bút rất sớm, từ thuở học sinh đã mơ làm văn sĩ, lập bút nhóm có tên là “Gieo Sống”, có truyện ngắn đầu tay “Chiếc nhẫn mặt ngọc” được đăng trên báo Giang Sơn, năm ấy Nhật Tiến mới 15 tuổi.

Di cư vào Nam năm 1954; ban đầu sống ở Đà Lạt, Nhật Tiến viết kịch truyền thanh cho Đài tiếng nói Ngự Lâm Quân. Ít lâu sau đó năm 21 tuổi anh đã bắt đầu đi dạy học môn Lý Hoá tại các trường trung học tư thục, ban đầu ở các tỉnh Miền Tây như Bến Tre, Mỹ Tho ba năm sau đó mới về sống hẳn ở Sài Gòn. Truyện dài đầu tay Những Người Áo Trắng được khởi viết và hoàn tất khi Nhật Tiến đang còn là một thầy giáo Anh liên tục viết rất khoẻ từ truyện ngắn, truỵện dài và cả một tiểu thuyết kịch đăng trên các tạp chí: Văn Hóa Ngày Nay, Tân Phong, Đông Phương, Bách Khoa, Văn, Văn Học; chủ trương nhà xuất bản Huyền Trân từ năm 1959, chủ bút tuần báo Thiếu Nhi do nhà sách Khai Trí xuất bản từ 1971 tới 1975; năm 1979 trong một chuyến vượt biển thừa sống thiếu chết Nhật Tiến qua được Thái Lan rồi định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1980.

Những bí ẩn vũ trụ khiến khoa học “bó tay”



Đó là những câu hỏi lớn về Trái đất, vũ trụ, các hành tinh mà loài người chưa tìm ra lời giải…
Vũ trụ bao la luôn ẩn chứa những bí mật. Một vài những bí ẩn này đã được con người khám phá như các hành tinh, ngôi sao, lực hút Trái đất… nhưng nếu đem so sánh với những thắc mắc của các nhà nghiên cứu khoa học thì số lượng ấy vẫn chẳng đáng là bao.
Dưới đây là một vài câu hỏi hóc búa liên quan tới vũ trụ mà con người vẫn đang “vắt óc suy nghĩ” để tìm kiếm lời giải đáp cuối cùng…

Saturday, August 22, 2015

thơ CHEC CHEC






VÀ MI ZÊ VẪN ĐANG PHẢI …


và mi (zê) vẫn đang phải
sống chung với
bụi bẩn nghẹt thở ngã tư
sống chung với
mớ rau xanh đầy khả nghi
sống chung với
ly rượu chưng cất không khói

Về Bản Chất Của Thực Tại

Vật Lý Lượng Tử Nói Gì ?


Một giáo sư vật lý tại Đại học Oregon[1] và là thành viên của Viện Khoa Học Lý Thuyết, Tiến sĩ Amit Goswami là thành phần quan trọng trong một nhóm các nhà khoa học táo bạo, những năm gần đây đã mạo hiểm tiến vào lĩnh vực tâm linh với nỗ lực vừa để giải thích những phát hiện dường như không thể giải thích những kết quả thí nghiệm của họ và để chứng minh trực giác của họ về sự tồn tại của một chiều tâm linh của sự sống.

Sunday, August 16, 2015

Danh ngôn của Voltaire





Tôi đã sống tám mươi năm trong đời và tôi chẳng biết điều gì, ngoài việc cam chịu và tự bảo mình rằng côn trùng sinh ra là để cho nhện nuốt lấy, và con người sinh ra để bị tàn phá bởi sự đau khổ.
I have lived eighty years of life and know nothing for it, but to be resigned and tell myself that flies are born to be eaten by spiders and man to be devoured by sorrow.

Saturday, August 15, 2015

Thơ CHEC CHEC



1.Những hạt bụi hóa đá (tr. 131)

Chúng tôi như những hạt bụi bay
(không phải bay mà chỉ lơ lửng)
lơ lửng lơ lửng
dưới bầu trời tổ quốc mênh mông
trên mặt đất tổ quốc mênh mông
chúng tôi không thể bay lên được

SUY TƯỞNG BÊN DÒNG CHỮ

Paul Hoover

Lời người dịch:
Khi gặp nhau bên West Coast tháng 3 năm rồi, Paul Hoover ký tặng tôi tập thơ mới nhất, DESOLATION: SOUVENIR (Omnidawn Publishing, California, 2012). Thi tập gồm hai phần: phần đầu là các bài thơ; phần hai là các suy nghiệm giàu tính triết học của chính nhà thơ dưới cái tên THE WINDOWS với câu nhập đề mượn của họa sĩ Ý Giorgio di Chirico: “Một ghế bành có thực tựa vào một cửa sổ có thực.” Lần lượt tôi sẽ dịch trọn phần hai của tập thơ này sang tiếng Việt để giới thiệu một phần tư tưởng của Paul Hoover.
Chân Phương


THƯ CỦA SOL LEWITT



Thư của Sol Lewitt, một trong những cha đẻ của chủ nghĩa tối giản, gửi cho Eva Hesse, nữ nghệ sĩ hậu tối giản

Như Huy dịch

Eva thân mến

Có lẽ đã đến cả tháng trời rồi kể từ khi cô viết cho tôi, và bây giờ có khi cô đã quên tâm trạng mình lúc ấy (tôi đoán vậy). Cô có vẻ không hề thay đổi, và luôn như thế- căm ghét bản thân mình. Đừng. Hãy học cách thỉnh thoảng chửi đụ-mẹ thẳng vào thế giới.

Đọc sách


“Mút Mùa Lệ Thủy” và “Hộ Chiếu Buồn” 

Phạm Thành.



Tháng này sách mua, sách được tặng có đến vài chục cuốn với đủ các thể loại: tiêu thuyết, thơ, lý luận phê bình, sách dịch…

Hai ngày qua, tình cờ đọc xong hai cuốn, một truyện hay tiểu thuyết “Mút Mùa Lệ Thủy” của Nguyễn Đình Bốn, hai: tiểu thuyết “ Hộ Chiếu Buồn” của Thế Dũng.

Thursday, August 13, 2015

Cười một tí




Lủn mủn cuối ngay

Chiều ngày, tôi đến dự một buổi giới thiệu sách, vừa về đến nhà , chưa kịp lột cái nồi cơm điện khỏi đầu thì đã ...teeng teeng teeng teeng tính tèng teeng... một nhà báo trẻ túm ngay lấy ( tất nhiên là túm qua internet) véo von hỏi :
- Thưa nhà văn, cảm tưởng của nhà văn về buổi giói thiệu sách này như thế nào ạ ?
Tôi hỏi lại:
-  Cảm tưởng của cháu ?
-  Dạ…cháu …cháu thấy …thành công tốt đẹp …hì hì hì .
-  Thành công tốt đẹp .Ok

RADE DRAINAC





BA BÀI THƠ TỪ SERBIA

RADE DRAINAC (1899-1943) là một thi sĩ giang hồ gốc Serbia, một gương mặt quen thuộc của các quán rượu Belgrade với cây vĩ cầm và những bài thơ mang ảnh hưởng
Apollinaire, Cendrars, và Essenin. Ông đã đi lính trong Thế Chiến Một, và hoàn thành tập thơ đầu tay “ Tiếng Cười Màu Tím” năm 1920. Ông mất sớm vì lao phổi.
Mấy bài thơ sau dịch theo bản Anh ngữ của Charles Simic,THE HORSE HAS SIX LEGS, (tuyển tập các nhà thơ Serbia), Graywolf Press tái bản có bổ sung năm 2010.
CHÂN PHƯƠNG

Làm tiểu thuyết gia liệu có phù phiếm?


Tôi mệt mỏi và uể oải nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay trong lúc bay từ Somalia về Kenya. Tôi đến Hargeisa - thành phố lớn thứ hai của Somalia - để công tác. Vốn là một chuyên gia về các vấn đề quốc tế, tôi quan sát Liên Hợp Quốc có thể học được gì từ những cộng đồng địa phương, và áp dụng các bài học đó cho việc thiết kế những dự án an ninh và phát triển. Nhưng tôi không suy nghĩ về công việc, mà là về những người thú vị tôi đã gặp, và cả những câu chuyện họ kể cho tôi.


ĐẤT NƯỚC CỦA CÁC NHÀ VĂN



Người dân Iceland (một quốc gia nhỏ ở Châu Âu) có sở thích đặc biệt đối với sách. Tại quốc đảo với hơn 
300.000 dân này, cứ 10 người lại có một nhà văn.
Một tiểu thuyết gia người Iceland có tên Kristin Eirikskdottir đã chia sẻ với phóng viên BBC rằng: “Trong gia đình, ngoài tôi ra còn có mẹ đẻ và chồng tôi cũng là những nhà văn chuyên nghiệp, nghĩa là họ dành trọn thời gian để viết văn và kiếm sống từ đó. Tuy vậy, chúng tôi có cơ chế điều phối xuất bản trong từng năm để các nhà văn không phải cạnh tranh với nhau quá khốc liệt”.

Wednesday, August 12, 2015

Đọc cho vui





Khoa học đào sâu hơn vào các vấn đề của vũ trụ và tình cờ giải phóng một bí ẩn. Trong những góc nhỏ của không gian và thời gian các nhà khoa học đã khám phá một nguồn năng lượng vô tận và những bí ẩn gây chấn động. Nó cho thấy rằng tất cả chúng ta đều có mối liên hệ với nhau và cái vũ trụ vật chất bản chất lại là phi vật chất. Thời gian và không gian chỉ là những khía cạnh tạo nên tính phi vật chất.

Tuesday, August 11, 2015

Ernest Hemingway


Truyện ngắn “con mèo trong mưa” và lý thuyết “băng đảo” 
Posted: Đàm Trung Pháp sưu tầm và dịch thuật



Con mèo trong mưa


Chỉ có mỗi hai người Mỹ ở lại khách sạn. Họ chẳng quen một ai trong số những người họ gặp trên cầu thang trên đường ra vô phòng họ. Phòng họ trên lầu hai, ngó ra biển. Cũng ngó ra công viên và đài kỷ niệm chiến tranh. Có những cây cọ lớn và những ghế dài trong công viên. Khi thời tiết tốt bao giờ cũng có một hoạ sĩ với chiếc giá vẽ. Các hoạ sĩ thích hình dáng những cây cọ và những màu sắc tươi sáng của những khách sạn hướng ra các công viên và biển cả. Nhiều người dân Ý từ phương xa ghé đến để xem đài kỷ niệm chiến tranh được làm bằng đồng sáng loáng trong mưa. Trời đang mưa, nước mưa tí tách rớt xuống từ các lá cọ và đọng thành từng vũng trên các đường lát sỏi. Sóng biển nhấp nhô trong làn mưa rơi, rạt vào trong bãi rồi lại kéo ra khơi. Những xe hơi đã rời khỏi công viên. Bên kia công viên, trước quán cà phê có một người hầu bàn ngó ra hướng công viên vắng lặng.

Quang Dũng


Đàm Trung Pháp chuyển sang Anh ngữ và chú thích



Tây tiến

Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Thơ Trịnh Thanh Sơn





Cọng rơm vàng

Tôi sinh ra từ cọng rơm vàng
Từ bùn tối, cánh đồng và ngọn sóng
Từ những cơn gió mặn
Thổi rộng dài tít tắp những triền đê.

Đọc cho vui


Sách và văn hóa đọc 




Vẫn trên báo Libération. Chủ đề lớn trong số ra ngày cuối tuần này của tớ báo đề cập đến sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đang làm thay đổi cả lĩnh vực phát hành sách cũng như văn hóa đọc của thế giới.

Tờ báo nhận thấy trong khi sách điện tử ebook có mặt khắp nơi, thị trường sách in trong đó đặc biệt là các nhà sách đang phải đi tìm một mô hình mới cho mình để tồn tại.

Monday, August 10, 2015

kỳ án Beria

 một Bộ trưởng hùng mạnh

Cho dù đã trải qua hơn nửa thế kỷ,  Số phận Beria vẫn là một đề tài nóng bỏng thời sự.

Đây là một vụ án chính trị lớn nhất trong lịch sử Liên Xô, phản ánh cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực khốc liệt giữa các nhóm lãnh đạo Liên Xô giai đoạn đầu những năm 1950, sau khi Stalin chết.

Beria, nhân vật thứ hai, “cánh tay phải” của Stalin và một số người thân cận đã bị Nikita Khrushov bắt, xử bắn, không qua xét xử với một tội danh tuyên bố hết sức mơ hồ: “phản quốc”, “kẻ thù nhân dân”. Cuốn từ điển bách khoa Liên Xô xuất bản năm 1989 viết về Beria như sau: “Là người chủ mưu tổ chức hàng loạt các vụ đàn áp và bắt bớ vô căn cứ giai đoạn những năm 1930 và đầu những năm 1950”.

Thư Tòa Soạn THT



John Barr trong bài viết “American Poetry in the New Century” năm 2006 cho rằng, thơ Mỹ không có gì thay đổi, sau bài tiểu luận “Can Poetry Matter” của nhà thơ Dana Gioia, viết vào năm 1991. Ông cũng nhắc lại một câu nói của nhà thơ Walt Whitman, “Để có những nhà thơ lớn, phải có lớp người đọc lớn.” Người đọc ở đây, dĩ nhiên là những người đọc bình thường (non-poetry readers), không phải những nhà thơ.

Khaly Chàm





Khaly Chàm tuổi con ngựa sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn nguyên quán: Cửu Long Giang trước 1975: đi lính QLVNCH sau 1975: đi kinh tế mới hiện nay sống tại thị xã Tây Ninh năm 1995 cầm bút viết văn-thơ trở lại có những bài đã đăng trên website trong và ngoài nước


vang & chạm

ta dọn thơ đổi lấy rượu giang hồ
bạn bè say ngủ vùi theo màu nắng
giá có được trong tay vòng lục lạc
tiếng khua vang chạm vỡ bốn phương trời

THÁI KẾ TOẠI:


CHUYỆN GIẢI TỎA CHO ÔNG NGUYỄN HỮU ĐANG


Ông Nguyễn Hữu Đang thời trẻ

Khi ông Đang ra tù năm 1973 ông vẫn còn bị quản chế 5 năm. Theo tiền lệ thời gian đó Bộ Công an phải nuôi ông mỗi tháng 15 đồng, cũng tạm đủ ăn. Sau đời sống khó khăn số tiền đó không đủ nuôi ông, công an Thái Bình xin thêm, Bộ giải quyết cho 50 đồng nhưng hàng tháng phải cho người trực tiếp lên đơn vị tôi lĩnh về.

Natascha Kwee

Loạt ảnh tuyệt đẹp về những thế giới và cảnh vật siêu thực of Natascha Kwee |
 Dịch giả: Jessica

Tôi 21 tuổi và tôi đến từ Hà Lan, tôi thường mơ được đến nững nơi mà trên thực tế nó không hề tồn tại. Tôi rất thích kết hợp thiên nhiên, loài vật và con người vào trong những tác phẩm vượt ra ngoài những tạo dựng của mẹ Trái Đất.

Tôi bắt đầu con đường nhiếp ảnh của mình 6 năm trước đây với các bức ảnh chân dung đơn giản nhưng gần đây tôi đã phát hiện ra rằng nghệ thuật siêu thực mới phản ánh được con người nghệ thuật thực sự của tôi, ít ra là cho đến lúc này. Để tạo ra những bức ảnh này tôi đã thực hiện chụp với những người bạn và chính tôi. Thỉnh thoảng tôi chụp ở những địa điểm đẹp tuyệt vời, nhưng đôi khi thì chỉ đơn giản là chụp tại phòng của tôi. Sau đó tôi kết hợp các bức ảnh chụp và dùng Photoshop để chỉnh sửa và để cho sự màu nhiệm tự nó thể hiện ra.

“Hạm đội ma”

Một cuốn tiểu thuyết nhận được sự chú ý đặc biệt của Lầu Năm Góc?

Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times |
 Dịch giả: DK Lam
10 Tháng Tám , 2015


P.W.Singer phát biểu tại Diễn đàn Chiến lược Hải quân hiện nay của hải quân Mỹ về những bài học thực tế từ tiểu thuyết “Hạm đội ma”. Lầu Năm Góc và cộng đồng quân sự đang thảo luận cuốn sách này, một cuốn sách đã miêu tả chi tiết cuộc chiến thực tế giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga (Ghostfleetbook.com)

Saturday, August 8, 2015

Hồ Minh Tâm



HMT : Cách đây mấy năm tớ đã viết về " tượng " nó thế này, post lên ai bận bịu đọc chơi...ai quỡn thì đọc thiệt!


HÀO QUANG CỦA BÓNG TỐI

trước hào quang quảng trường
chúng phủ nhận bóng tối
chúng
đứng bằng hai chân
ưỡn bụng quả quyết sự trường thịnh giống

Van Gogh cắt tai

  theo lời kể của Gauguin


Nguyễn Đình Đăng dịch
từ nguyên văn tiếng Pháp trong cuốn
“Avant et Après” của Paul Gauguin

Lời giới thiệu của người dịch

Paul Gauguin (1848 – 1903) viết cuốn “Avant et Après” (Trước và sau) vào tháng Giêng và tháng Hai năm 1903 tại Atuona, thủ phủ đảo Hiva Oa thuộc quần đảo Marquises, ba tháng trước khi qua đời tại đây. Hai mươi năm sau khi Gauguin mất, ấn bản đầu tiên của cuốn sách mới được NXB G. Crès et Cie ra mắt tại Paris. Tại trang 13 – 24 trong ấn bản này (gồm 241 trang kèm 27 minh hoạ của chính tác giả), Gauguin đã thuật lại giai đoạn sống và vẽ trong 2 tháng cùng Vincent Van Gogh (1853 – 1890) tại Arles, từ 23.10.1888 – đêm Gauguin đến Arles, tới ngày 24.12.1888, đặc biệt là chi tiết về vụ Van Gogh tự cắt tai vào đêm 23.12.1888. Đây là tường thuật đầu tiên và chi tiết nhất về vụ này. Mọi văn bản sau này đều được viết dựa vào câu chuyện do Gauguin kể.

Người dịch thêm phần chú giải và hình minh hoạ.

Chiến sĩ cuối cùng của chủ nghĩa Hiện Đại




Nam Mỹ là cái nôi của tiểu thuyết hiện thực huyền ảo. Trong những tiểu thuyết Nam Mỹ, đôi khi người ta lý giải hiện tượng bằng những huyền thoại. Tất cả được bao bọc trong bầu không khí kỳ bí trộn lẫn quá khứ với hiện tại. Oscar Niemeyer cũng là một huyền thoại như thế. Điều khác biệt là huyền thoại ấy đã trải qua tất cả thăng trầm lịch sử, và đến nay vẫn sống để kể cho chúng ta nghe câu chuyện kì diệu về bàn tay và khối óc con người.

Vì sao ?

Vì sao nghệ thuật hiện đại lại tồi tệ đến vậy?


“Mona Lisa”, “Đức Mẹ khóc Chúa Jesus”, “Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai”… Trong vòng hai mươi thế kỷ, các nghệ sĩ đã làm xã hội phương Tây phong phú bằng những tác phẩm đẹp đến kinh ngạc của họ. Từ Leonardo da Vinci, đến Rembrandt, đến Bierstadt… các bậc thầy nối tiếp các bậc thầy đã cho ra đời vô số những tác phẩm khơi gợi niềm cảm hứng cho lớp hậu sinh. Chúng nâng cao chúng ta và khiến chúng ta thêm sâu sắc. Và họ đã làm điều này bằng cách đòi hỏi chính bản thân phải đặt ra những chuẩn mực cao nhất cho sự hoàn thiện, dựa trên tác phẩm của mỗi thế hệ các bậc thầy đi trước, để từ đó tiếp tục khao khát vươn tới những đỉnh cao hơn ở thế hệ của mình.

Nhưng từ thế kỷ 20, đã có một điều kỳ lạ xảy ra. Tính uyên thâm, sự truyền cảm và cái đẹp đã bị thay thế bởi cái mới, sự khác biệt và xấu xí. Ngày hôm nay, sự ngớ ngẩn, sự vô nghĩa, và tởm lợm toàn diện lại được đưa lên như cái hay nhất của nghệ thuật.

Nếu như Michelangelo đã mất hàng trăm, hàng ngàn giờ để tạc bức tượng David của ông từ đá thì bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles (LACMA) chỉ cho chúng ta xem đá – một tảng đá đúng nghĩa – nặng tới 340 tấn.
Tượng “David” của Michelangelo trong bảo tàng viện Hàn lâm Mỹ thuật Florence

Lo Cao Nhum





thơ, có những bài viết xong, công bố rồi quên béng luôn. Nhưng cũng có những bài cứ ám ảnh mãi. "Dòng sông trôi" tôi viết vào dịp 8/3 năm 2015, đến tận giờ cứ vang vẳng những câu thơ như "Những thiết thân trôi đi biền biệt / Những yêu thương rồi bỗng hóa nhạt nhòa?"...

DÒNG SÔNG TRÔI

Những nhành lau rụng hết bông rồi
Còn xao xác nỗi niềm cỏ úa
Tôi lặng thinh bên dòng sông muôn thủa
Bên dòng sông chợt nghĩ về dòng trôi.

Tuesday, August 4, 2015

THƠ NGUYỄN BẮC SƠN




LTS: Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn sinh năm 1944 tại Phan Thiết, ông tên thật là Nguyễn Văn Hải rất nổi tiếng với những bài thơ có phong cách rất riêng. Bài thơ đầu tiên của ông được đăng trên tạp chí Khởi Hành để bắt đầu từ đó người yêu thơ Việt Nam theo chân từng bài thơ ông, dẫn dắt khám phá thêm những vùng đất thi ca đậm đặc mùi thuốc súng của một cuộc chiến mà nhà thơ luôn muốn đứng bên ngoài.

Eileen Agar

Tôi hy vọng sẽ chết trong một khoảnh khắc lấp lánh.'



Họa sĩ người Anh, sinh ra ở Buenos Aires, đến Anh học với Leon * Underwood, năm 1924, tại Trường Slade *, 1925-6, và tại Paris, 1928-1930. *, tham gia một số cuộc triển lãm quốc tế lớn của phong trào chủ nghĩa siêu thực ,đã xuất bản một cuốn tự truyện vào năm 1988; cuốn sách có đầy đủ các tên tuổi nổi tiếng, vì cô biết rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng và nhà văn. Nó kết thúc bằng những lời này: "Tôi hy vọng sẽ chết trong một khoảnh khắc lấp lánh. '

Hoàng Hưng



CÁI NHÌN CỦA CÁC EM TÔI


27-07-2015

Tôi có ba đứa em

Em ruột Lạng bị gọi đi “đánh Mỹ”

Mấy năm sau nhận tin báo tử

Không ngày tháng chết, không một mảnh di hài

TRU SA



TRONG GIẾNG

Giếng chôn trong khuôn viên trường nội trú. Bẵng mấy năm, giếng càng rêu phong. Bề măt giếng hoang hóa. Lớp xi măng vốn tróc từ lâu. Lõi gạch cũng bở ra, bục nát, thủng lỗ chỗ và là nơi ẩn thân của thạch sùng, gián, nhện và hàng đàn kiến lửa. Nhìn xuống giếng thấy sâu thăm thẳm.