Friday, March 28, 2014

RENÉ MAGRITTE

   Nhà danh họa siêu thực Bỉ - René MAGRITTE - đang được trưng bày ở Houston, Texas. Trước đó, bảo tàng MoMA, New York, đã triển lãm các họa phẩm tuyển chọn của ông;http://www.moma.org/interactives/exhibitions/2013/magritte/#/featured/1.  Sau đó, ông sẽ ra mắt khán giả trong Viện Nghệ Thuật ở Chicago -Art Institute of Chicago. Đây là một loạt triển lãm hồi cố -rétrospective- về một trong số các tài năng tạo hình lớn của tk.20.

 Sinh năm 1898 ở Lessines-Bỉ và mất năm 1967, René-François MAGRITTE bắt đầu học vẽ lúc 12 tuổi và học mỹ thuật ở Viện Nghệ Thuật Hoàng Gia Bỉ tại thủ đô Bruxelles nơi ông trưng bày tranh lần đầu năm 1920. Chịu ảnh hưởng các họa phái Lập Thể, Vị Lai, Trừu Tượng vừa khám phá vũ trụ De Chirico..., bên cạnh sáng tác Magritte cũng suy nghĩ về mỹ học rồi tham gia hăng hái phong trào siêu thực ở Pháp và viết bài " Les Mots et les Images " trong  tạp chí LA RÉVOLUTION SURRÉALISTE (Cuộc Cách Mạng Siêu Thực) in năm 1929 do André BRETON chủ xướng. Tính khí bình lặng, ông ghét những gì liên quan đến bạo lực như chiến tranh, bom đạn... tuy vẫn tham gia kháng chiến khi Hitler chiếm đóng nước Bỉ. Ông từng gia nhập rồi rời bỏ đảng cộng sản năm 1945.

Thursday, March 27, 2014

Văn chương lạnh


nhà văn Cao Hành Kiện


Theo quan điểm của tôi, thời dấy động văn chương cách mạng đã qua, bởi vì cuộc cách mạng đã tự cách mạng hoá cho đến chết và chỉ để lại toàn là điều cay đắng và một cảm giác mệt mỏi, chán chường, thậm chí buồn mửa.

Lâm Hảo Dũng


Trên chuyến xe hỏa về Blue Mountain New South WalesPosted



Những chuyến tàu đi những chuyến tàu về
Một mình tôi sao còn ở lại ?
Trời mùa đông sắc màu tê tái
Và nỗi buồn như thể chia hai

Monday, March 24, 2014

CHÙM THƠ MỪNG XUÂN



  SZABÓ LŐRINC- MÙA XUÂN
 


 „Cái gì thế?”- SÁO GIÀ ngơ ngác

Mùa Xuân” – MẶT TRỜI trả lời

Đến rồi à?”- SÁO GIÀ ngơ ngác

„Chứ sao!”- tủm tỉm MẶT TRỜI.

Sunday, March 23, 2014

GYUKICS GÁBOR






Gyukics Gábor, sinh năm 1958 tại Budapest, là một trong những nhà thơ nổi tiếng ở Hungary hiện nay, có thơ được dịch ra nhiều thứ tiếng. Sống ở Hoa Kỳ từ năm 1986, Gyukics Gábor thường xuyên đi lại giữa các thành phố Amterdam (Hà Lan), St. Louis, San Francisco, New York, và Budapest. Bản thân cũng là một dịch giả tiếng Anh, Gyukics Gábor đã xuất bản năm tập thơ và tám thi phẩm dịch. Thơ Gyukics Gábor được cho là mang đậm ảnh hưởng nhạc jazz.

Dịch giả Nguyễn Hồng Nhung đã gặp và làm việc với nhà thơ Gábor trong Trại Dịch Thuật Balaton vào tháng 2.2012. 

Bông hoa hóa đá [Megkövült virág]

Bông hoa đá xăm mình vào mắt xanh đồng cỏ
nguyên thủy sù sì
trong sương mù ẩn nấp
dấu diếm nắng mặt trời
giật mình bởi sắc vàng lá úa
chịu đựng lòng trắng mắt soi
tư lự bạc phếch nụ cười cây cầu phố tắc
nhát dao đâm những kẻ tẩu thoát,
những viền váy vén cao.

Thursday, March 20, 2014

Ernest Bryll




Ernest Bryll
Ernest Bryll ( 1935 ) - người Ba Lan - nhà thơ, viết kịch, viết tiểu thuyết.chịu ảnh hưởng sâu đậm nhà thơ Ba Lan thế kỷ XIX Cyprian Norwid (1821-1883): cũng như Norwid, thơ ông đầy những điển cố Hi lạp, thời Trung cổ và thời Phục hưng... Từ 1955-1974, ông làm báo, Giám đốc văn học cho nhiều đoàn kịch lớn ở Ba Lan, giảng dạy tại trường Điện ảnh của Đại học Slaski ớ Katowice, trước khi làm Giám đốc Viện văn học Ba Lan ở London (1974-1978), rồi Đại sứ Ba Lan tại Cộng hòa Ái nhĩ lan (1991-1995).Ông đã xuất bản nhiều tập thơ, tiểu thuyết, nhiều kịch bản sân khấu và điện ảnh, những ca từ cho sân khấu, và đã đoạt nhiều giải thưởng trong nuớc cũng như quốc tế, Ernest Bryll hiện sống ở Warsaw với gia đình, vẫn hoạt động mạnh cho sân khấu và truyền hình, và thường tham gia những diễn đàn văn hóa trên thế giới.

edna o'brien



CƯỠNG ĐOẠT


chuyển ngữ: HOÀNG CHÍNH


Một buổi sáng chúng tôi thức giấc và nhận ra rằng biên giới không còn nữa – chúng tôi đã bị sát nhập vào mẫu quốc. Dĩ nhiên không ai nói thẳng với chúng tôi bởi vì chúng tôi sống trong hoang dã, nhưng một người thợ đi nhặt củi và những cành cây rụng nói cho chúng tôi biết lính tráng đã tràn ngập thị trấn và chiếm đóng cái khách sạn duy nhất. Ông ta nói bọn lính uống rượu ở đó, say sưa, đòi những bữa ăn tối thịnh soạn, và gieo kinh hoàng cho những cô bồi phòng. Dân trong thị trấn bỏ trốn, chẳng biết nên sợ những tên lính lùng sục khắp nơi hay những con chó khổng lồ không buộc mõm chạy rong khắp chốn. Ông ta kể đám lính có đồ để khám xét gầm xe – một cái gương có bánh xe để họ khỏi mất công khom người xuống. Bọn họ đúng là lũ khốn nạn lười biếng.

Wednesday, March 19, 2014

Chuyện Hải Quan



Chuyện Hải quan




Thực tình mà nói, về Việt Nam từ 1993 đến 2009, chưa bao giờ mình bị hải quan “tống tiền” hết cả. Cứ nghe nói muốn ra khỏi phi trường trót lọt phải kẹp vào thẻ thông hành 10, 20 đô, hay hải quan đòi trăm đô nếu không thì tanh bành hành lý ra khám xét…, hoặc trong thời gian dịch cúm phải xù trăm đô khi qua cái máy đo nhiệt độ nếu không sẽ bị đi nằm viện vì sốt… rất ly kỳ. Bản thân mình chưa hề kẹp cái gì và cũng chưa bị đòi hỏi cái gì. Nghe kể đi xe gắn máy sai luật, bị thổi, xin tha, công an đường phố bảo “Tao mua mấy triệu mới được chỗ này, tha cho mày rồi lấy gì tao bù lại tiền đã mất”?. Mình không đi gắn máy, không biết, hư thiệt miễn bàn. Ngay cả phường khóm, có người từ xa về kể tuần hai lần, công an phường xin xỉn nói anh cho em ít trăm đi nhậu tiếp chớ chưa đã, hoặc xông thẳng sau bếp mở tủ lạnh thích gì thì lấy ăn, hoặc ngắm tủ rượu nói chai nọ chai kia ngon, anh cho tụi em nhấm nháp với… Mình cũng từ xa về mỗi năm vài tháng mà không bị, nên hư thực cũng miễn bàn. Khi ai hỏi, mình nói “chẳng bị” gì, có người cười khẩy. Rõ ràng là chẳng ai tin xã hội Việt Nam hiện tại cái gì cũng phải MUA, lại vẫn còn người được… miễn phí.
Cho đến một hôm…

Monday, March 17, 2014

Etgar Keret





Etgar Keret ( 1967... ) là một nhà văn Do-thái chuyên viết truyện ngắn, truyện bằng tranh, và cũng là một nhà làm phim,. Năm 1992 xuất bản tập truyện đầu tiên Tzinorot [Những cái ống], mười năm tiếp sau xuất bản nhiều tập truyện khác, với bút pháp độc đáo .Keret đã đoạt nhiều giải thưởng văn chương và điện ảnh, 

Sunday, March 16, 2014

Tin online

Những điểm giống nhau đáng sợ của Chánh Tín và Phước SangGiữa 2 người nghệ sĩ - doanh nhân này có những điểm tương đồng nhau đến lạ kỳ.

1. Hai tên tuổi lớn của làng điện ảnh Việt Nam

Chánh Tín và Phước Sang là 2 tên tuổi lớn trong làng điện ảnh Việt Nam. Chánh Tín thì gây ấn tượng mạnh với khán giả điện ảnh Việt qua vai diễn xuất sắc trong phim Ván bài lật ngửa, Dòng máu anh hùng, Chiếc mặt nạ da người, Ngôi nhà oan khốc… và nhiều bộ phim Việt Nam đình đám khác. Được biết, lúc đó, Chánh Tín là diễn viên nhận thù lao cao nhất trong lứa tuổi của mình.
Vai diễn để đời của NSƯT Chánh Tín trong bộ phim Ván bài lật ngửa

thơ CHEC CHEC







TỰ DO NGOÁY ĐÍT


Không không không ngàn lần không phải

mà chỉ giống hệt như kẻ lang vô gia cư bới rác trên vỉa hè phố ăn chợ
tàu nhớp nhúa

Lời nguyền thần thánh


Nga nhí ( ban nhạc rock Gỗ lim ) vừa đột ngột ra đi ở tuổi 27, để lại cho cộng đồng fan yêu nhạc Rock Việt Nam bao tiếc thương ngẩn ngơ  Cái chết của nữ ca sĩ còn khiến ta tin hơn vào “lời nguyền tuổi 27”, một “lời nguyền” ông trời đã trao tặng cho  các nghệ sĩ tài năng xuất chúng, đưa họ về cõi vĩnh hằng 
Hay nói theo người  Á đông là người tài thì ông trời thường dấu đi 




Saturday, March 15, 2014

Thơ CHÂN PHƯƠNG





NHẬT TỤNG

 ( tặng Hoàng Hưng )

hết mùa giao hưởng nốt tròn rủ dấu lặng đi thăm mộ vĩ cầm
biển gầm thét khản hơi trước giàn micrô cát lấp

giữa hai luống thời gian bão rớt vứt lại khúc đuôi rơm rác

FEKETE ISTVÁN



THÁNG BẢY ( JÚLIUS)

…không còn chút dấu vết gì của Xuân nữa. Sự ngập ngừng măng tơ của khát vọng đã trở nên rắn rỏi, và biến thành nghị lực.

Dưa chuột muối dậy men dưới lớp giấy nến trong lọ đặt bên cửa sổ, lũ chim sơn tước mổ tưng tưng vào mặt giấy, bởi chúng yêu những tiếng gõ rộn ràng.

Bà cô già mua một con vẹt mới, rồi dạy nó:

E-le-mér, nói đi con: E-le-mér!

Con vẹt đần độn nhìn chủ, rồi gắng gượng chuyển động cái trí tuệ nho nhỏ:

E-le-mér! E-le-mér!

Friday, March 14, 2014

thơ CHẸC CHẸC




giấc mơ cánh đồng cỏ khô

 mùa này làm gì còn cánh đồng cỏ khô
mưa rét âm ỉ thế này khốc liệt thế này dã man thế này
rạ rơm cỏ gấu cỏ gà cỏ mật trăm ngàn loại cỏ ôm nhau chen chúc nhau
rạp xuống bùn đen âm thầm vô cảm
vô cảm trồi non vô cảm nụ cười cỏ biếc
vô cảm những giấc mơ hoa ( thê thảm chưa )

Michail Ryklin


GS Michail Ryklin


CÁCH MẠNG ĐẾN RỒI ĐI

(GS Michail Ryklin (1948) là một trong những triết gia Nga đương đại nổi tiếng nhất. Ông giảng dạy tại Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Moskva và thỉnh giảng tại nhiều trường đại học quốc tế, hiện sống tại Berlin )

Die Zeit: Thưa ông Ryklin, có lần ông nói rằng điều duy nhất còn giữ được nước Nga là cảm giác về sức mạnh quân sự, dư âm từ chiến thắng của Stalin trong Thế chiến II. Hành động của Putin tại Krym hiện nay xuất phát từ đó chăng?

truyện ngắn của SƠN NAM



BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ -


Nơi sông rạch, cá sấu là giống hung hăng nhứt. Có điều đáng chú ý là chúng không thích những chốn sông sâu nước chảy, có sóng gió. Chúng lên tận ngọn cùng, tìm nơi yên tĩnh, chật hẹp. Vùng U Minh hạ, sấu thường đi ngược sông Ông Ðốc, rạch Cái Tàu vào giữa rừng tràm.

Tại sao vậy?

Thursday, March 13, 2014

NGÀN DẶM XA ( 31 - 34 )

                            

    31.             Lâu đài dưới đất.
                                                    Bà chúa bụng to.


    Ở trong khu rừng Dẻ tốt tươi có một địa phận do bọn Mối đất chiếm cứ.

    Nơi này có nhiều bụi cây Chó Đẻ xấu xí mọc cạnh những vũng nước đọng. Đất rừng luôn ẩm ướt. Sau mỗi cơn mưa, từng đống lá mục nát, xôm xốp bị đảo lên bốc mùi tanh tưởi, hôi thối không thể tả được.

    Tôi tìm thấy tổ Mối sau một bụi Chó Đẻ xơ xác. Hàng ngày bọn Mối thường ẩn trong tổ ở dưới đất. Chỉ sau những trận mưa chúng mới kéo nhau lên đục khoét, phá phách. Tôi đào bới một lúc thì tìm được một cửa hầm dẫn xuống tổ. Đó là một cái lỗ đen ngòm, sâu thun thút, phảng phất xông lên hơi lạnh rờn rợn.

Wednesday, March 12, 2014

FEKETE ISTVÁN



Fekete István - nhà thơ Hungary



CUỐN LỊCH BÍ ẨN



THÁNG GIÊNG (JANUÁR)



Có thể bắt đầu ghi chép này vào lúc khác cũng được, nhưng tốt hơn cả, vào hồi nửa đêm ngày 31 tháng Chạp nào đấy, khi thành phố náo động, con người chúc điều tốt lành cho nhau – dù điều này ngày nào họ cũng có thể làm được – ánh sáng trượt ngã trên đống tuyết câm lặng ngoài vườn, nơi chẳng xảy ra cái gì hết…



Chẳng có gì hết, chỉ đàn chim trân trân nhìn vào màn đêm, ngờ vực lắng nghe những tiếng ồn ào, bầy chó cáu kỉnh bởi những bước chân lạo xạo đi tới đi lui, chỉ lũ chuột sục sạo với nỗi hốt hoảng lớn dần dưới đống tuyết, và rặng cây trầm ngâm hơn - mơ những giấc mơ không thốt nên lời. Đâu đó, những con bọ và lũ nấm hì hục miệt mài làm việc dưới đám lá mục, một con mèo lẻn lút rình mò bên hàng rào. Không phải vì nó ”khát máu”, mà chỉ vì trong cơn hoan hỉ với cuộc vui cuối năm, người ta đã hoàn toàn quên hẳn nó.



Thế là trong bóng đêm, biết bao việc xảy ra, những việc bắt buộc phải xảy ra đêm nay, trong đêm nay và trong những đêm khác nữa của tháng Giêng, của tình yêu, sự tan vỡ, của cuộc vui vĩnh cửu giữa cái sống và cái chết.




Tuesday, March 11, 2014

Văn của Nhật Tuấn



NGÀY ĐẸP TRỜI

sáng, một anh kỹ sư từ ca 3 trở về, đi lẫn vào đám người mệt mỏi và thèm  ngủ. Họ rảo bước rời khỏi vùng sáng công trường - nơi tiếng máy khoan vẫn xói vào tai, không khí đặc bụi đá và những chiếc cẩu khổng lồ vẫn quay tròn. Anh đi chậm, dần dần tụt lại, cho đến lúc trên đường vắng chỉ còn anh. Không sao cả, không việc gì phải vội. Anh có cả một ngày nghỉ ngơi. Lúc này, không còn điều gì phải nghĩ, cứ gõ gót trên đường, thong thả hít khí trời và thong thả nhìn. Dòng sông chợt như chư­a bao giờ huyền ảo đến thế. Một dòng thủy tinh đen truồi mình lặng lẽ, lấp lánh những vảy sáng hắt xuống từ ngọn đèn thị trấn bên kia. Hàng cây đắm chìm trong bóng tối mờ ảo. Bầu trời vời vợi, thư­a thớt sao. Tất cả đều trong hẳn, im ắng và nghiêm trang chờ đợi. Kia rồi, một màu phớt hồng hiện rõ dần trên đỉnh núi. Anh kỹ sư sửng sốt. Ngày ngày đúng vào lúc này, mặt trời sẽ nhô lên từ đó - vĩnh viễn và bất biến. Sự xếp đặt của thiên nhiên thật thần kỳ. Con người có thể ngăn con sông này làm ra điện, nh­ưng không bao giờ ngăn được vầng sáng kia đang làm loãng dần màu tím nhạt mênh mông trên những rặng núi, dòng sông, cánh đồng và công trường.


Anh kỹ sư hân hoan hít thở, lâng lâng hòa nhập với cảnh vật. Anh đi tới ngã ba và dừng lại. Kia là lối về khu nhà ở công trường với một ngày nghỉ quen thuộc. Và đây, lối xuống cầu phao sang thị trấn hứa hẹn một cuộc dạo chơi không định trư­ớc. Sự phân vân tan nhanh khi anh nhìn thấy cô gái. Anh mỉm cười, liếc về phía công trường rồi quay lư­ng bước theo cô. Cô xách túi, gõ guốc thật to trên mặt cầu, chần chừ như­ có ý đợi. Anh kỹ sư­, ng­ường ngư­ợng vì sự hối hả khác th­ường của mình, bắt kịp cô và còn đang loay hoay chọn câu nói thích hợp, cô đã quay sang cười nhoẻn:

Monday, March 10, 2014

NGÀN DẶM XA ( 21 - 30 )




21.           Cố đô gió tạo.
            Đời tù trong Tháp Chết.


    Thế là tôi bị tống lên giam ở trong Tháp Chết.

    Tháp Chết là một loại cũi dùng để nhốt tù binh - những kẻ xấu số - những con mồi dự phòng của bọn Kiến Chủ Nô hung bạo. Tháp xây toàn bằng cát trắng, rắn chắc vô cùng. Đó chính là thứ cát trắng mà chú Kiến Vống lái buôn đang đi tìm kiếm.

Saturday, March 8, 2014

NGÀN DẶM XA ( ( 11- 20 )





                 11. Chú chàng Kiến Vống lái buôn.


    Sáng hôm sau, một gã Kiến Vống cao lêu đêu ở đâu bò tới lay cổ tôi dậy, càu nhàu:

    - Cậu Kiến Lửa sao lại tự tiện trèo lên xe của tôi ngủ thế này, khôn lỏi thế.

    Tôi nhỏm dậy, bảo ở trên trời rơi xuống. Kiến Vống cáu kỉnh văng một câu: “Rõ cái đồ nói khoác” Rồi thẳng cánh đuổi tôi khỏi xe. Và hì hục đóng đóng, gõ gõ.

Thơ LÃNG THANH

Lãng Thanh ( 1977  -  2002 )  Sau khi mất, nhóm bạn bè của anh trong Câu lạc bộ văn hóa Chí Tâm đã đưa một phần di cảo thơ anh đến với Nhà xuất bản Thanh Niên, biến anh thành "người của công chúng,  một “hiện tượng của thơ Việt” trong thập niên đầu của thế kỷ 21




Friday, March 7, 2014

SAIGON SAMEDI


Cuối tuần tại Saigon

ĐỌC SAIGON SAMEDI, tiểu thuyết thứ hai của Đỗ Khiêm.

Sau một chuyến ngao du hơi trật chìa xuyên qua nước Cămpuchia trong KHMER BOLÉRO - cuốn sách trong đó VN được nhắc đến thường xuyên dù không phải là một phần của cảnh trí trong truyện – Đỗ Kh. nay đã lấy lại hơi sức để cuốn hút chúng ta vào cuộc lữ hành hoang cuồng chẳng kém, lần này ngay tại Saigon trong vòng mấy ngày cuối tuần vào tháng Giêng 1975.

Thơ PRÉVERT

JACQUES PRÉVERT 


CHÂN PHƯƠNG - Tĩnh vật - 2013


BÀI CA ỐC ĐI TANG LỄ
  (Một ngày nếu chợt nhận ra: người thân, bạn quen „ra đi” nhiều quá, mình ơi hãy đọc bài thơ này -NHN)
Đi chôn cất một chiếc lá chết
vợ chồng ốc lên đường.
Khoác mảnh áo tang đen
trùm voan lên vỏ cứng.
Chúng ra đi chiều muộn
thu lạnh đổ buốt giá hoàng hôn.

Thursday, March 6, 2014

NGÀN DẶM XA



Ngàn dặm xa


(Truyện phiêu lưu)


                                                                         ***  



               Thay lời tựa


    Truyện này được viết từ năm 1961 ở Hải Phòng. Viết đến đoạn chú Kiến Lửa cùng Kiến Nâu chạy thoát khỏi tổ bà Mối thì bỏ dở. 16 năm sau, năm 1977 ở bộ đội về, nhà văn Nguyễn Đình Thi đưa trả tôi bản thảo. Hình như là từ năm 1961, viết xong, tôi có đưa cho ông xem rồi quên phứt luôn. Năm 1978 tôi viết tiếp cho đến đoạn hai chú Kiến lạc trên đảo Đen rồi bỏ lại đó …cho đến năm nay 2007, 46 năm đã trôi qua, gần nửa thế kỉ, quyển tiểu thuyết phiêu lưu trẻ thơ này vẫn còn bỏ dở nửa chừng. Chẳng biết bao giờ mới viết xong đây ?
    Một người bạn của tôi có khuyên tôi nên viết nốt cho xong quyển tiểu thuyết đầu tay rất hay này. Hay chẳng kém gì bộ tiểu thuyết hoang đường quái đản Đêm Thánh Nhân. Anh bạn tôi cứ nức nở khen như vậy.Tôi cũng đã thử ngồi vào bàn và cầm bút. Nhưng rồi …Tuổi ấu thơ đã trôi qua lâu lắm rồi …46 năm …nửa thế kỉ gió gió mây mây …còn đâu.
    Hoạ sĩ Lê Liên có bảo tôi: “ Thỉnh thoảng có những bức tranh vẽ gần xong lại đẹp hơn cả. Nghệ thuật có những quy luật vớ vẩn như vậy.”
    Tôi tặng nhà văn Nguyễn Đình Thi  tác phẩm đầu tay này. Bởi vì nhờ ông mà bản thảo không bị mất và tôi cũng biết ông rất yêu cuốn tiểu thuyết trẻ con có một số phận dang dở hơi ly kì này. Tôi tin rằng khi nhận món quà này ở dưới suối vàng chắc ông sẽ mỉm cười .

                                                                            N. Đ .C

Wednesday, March 5, 2014

NGÀN DẶM XA

Nhà văn NĐC những năm viết Ngàn Dăm Xa


VÀI LỜI NÓI TRƯỚC


Có mấy bạn muốn đọc tiếp quyển tiểu thuyết của tôi - đó là cuốn NGÀN DẶM XA tôi viết từ năm 1961. 
Vâng, trong tuần này tôi sẽ tiếp tục post lên.
Trước tiên có bài phỏng vấn để đọc cho vui.

Đêm thánh nhân ( tiếng Anh )

Saints in the night



1. askew

Nguyen dinh chinh





 

 

 

 

 

                 Nguyen Dinh Chinh

SAINTS IN THE NIGHT

Edited by David Cunningh



 Jackanory Books
Ha Noi, Viet Nam
2014

 

Tuesday, March 4, 2014

BÊN HỒ CAYUGA


du ký ngắn  CHÂN PHƯƠNG


   Hoàng hôn trên đại học Cornell với Cayuga Lake - hồ dài rộng nhất trong quần thể  các hồ Finger Lakes phía Tây-Bắc tiểu bang New York.


   Tôi trở lại thăm Cornell - một trong Top Twenty các đại học uy tín hàng đầu ở Mỹ - vào đầu tháng 3 -2014 trong mấy ngày cuối tuần dự thính một hội nghị học thuật về Đông Nam Á. Dù không lừng danh bằng bộ ba Harvard- Yale- Princeton, Cornell University cũng nằm trong nhóm các đại học cổ kính Ivy League và có nhiều phân khoa ưu tú như English Studies, Anthropology, South East Asian Studies...với thư khố Wason đứng đầu thế giới về thư mục Đông Nam Á. 

Monday, March 3, 2014

Thơ Nguyễn Đình Chính





Kính vỡ

     
đêm nay anh dẫm lên những mảnh kính vỡ

em thật tuyệt vời
êm dịu và ghê rợn cơn khát tình yêu

kính vỡ

Sunday, March 2, 2014

Nhà văn Nguyễn Đình Chính



 Xã hôi văn chương dân sự


Văn học Việt Nam mang tính đa nguyên nhưng vẫn định hướng  XHCN

   Có một thực tế hiển nhiên hiện nay ở trong nước, các văn nghệ sĩ không chỉ sáng tác theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa nữa. Khuynh hướng này đã mất vị trí độc tôn mà nó chiếm lĩnh mấy chục năm nay. Trong hội họa, âm nhạc, văn học đã thản nhiên chấp nhận nhiều khuynh hướng sáng tạo khác mang đầy đủ màu sắc của một  của một xã hội văn chương dân sự.

  Tự do sáng tạo được các cơ quan lãnh đạo không can thiếp trực tiếp, thô bạo . Nhưng cũng đừng mơ hồ là các cơ quan này buông lỏng vai trò lãnh đạo của mình. Cho đa nguyên nhưng có định hướng, có kiểm soát. Nhưng sự định hướng kiểm soát này mềm mại tinh vi ít lộ liễu hơn nhiều . Vì vậy những “ thành tựu “ của nó thu hoạch được cống hiến cho nền văn học nghệ thuật của dân tộc cũng chẳng na ná( ngang cùng đẳn cấp ) như những “ thành tụt “ mà nền nền kinh tế thị trường nhưng phải có định hướng XHCN đã mang lại cho nền kinh tế nước nhà.  

Nhà văn NhậtTiến


 Nhà giáo - một thời nhếch nhác (ky2)

                     Thanh niên diễu hành đòi đốt sách

Đi dép da đừng quên một thời giẫm đất 

1.

CHỌN LỰA

Sau 30- 4- 1975, tôi có hai cơ hội chọn lựa để khỏi phải đi kinh tế mới. Một là lui tới thường xuyên Hội Văn Nghệ Giải Phóng để lấy chỗ dựa hơi hòng qua mặt Phường, Khóm khi những nơi này đang lập danh sách các hộ gia đình phải rời thành phố, và hai là quay trở lại ngôi trường mà tôi đã từng dạy học ở đó trên 10 năm.

Saturday, March 1, 2014

Đọc cho vui



Ném đá và ân xá

Ném đá là điều rất mọi rợ, rất đáng ghét, rất bullshit. Đặc biệt là ném đá người giầu. Nó gợi lại một chương rùng rợn trong lịch sử dân tộc. Người nghèo đã được cách mạng giải phóng trước, bây giờ – chậm còn hơn không – cách mạng quay sang giải phóng nốt người giầu. Trước hết là giải phóng họ khỏi những chê bai, ghen ghét, đố kị, cào bằng, dèm pha, soi mói, ngờ vực của người nghèo, những thói xấu dã man của đám bần cố nông phản tiến hóa có thể kéo lùi xã hội trở về thời cộng sản hang động.

thơ PHẠM THÚY




Nắm tay anh thật lâu để anh sẽ thấu lòng này
Hãy cho em hy vọng niềm tin trong giây phút này
Đừng buông mau câu biệt ly đừng nói bất cứ điều gì
Đừng vì một người anh sẽ ra đi