Monday, January 26, 2015

Thơ Chân Phương




trước mặt là mùa đông




vĩ cầm với lá vàng thôi hẹn

trong tha ma gió


trước mặt là mùa đông

sau lưng là hàng quán vắng

thơ TRẦN ĐÁN



TỰ DO

Bọn tài xế taxi Manhattan gớm như ma
miệng phun Nietzche tay lái Darwin
ngõ ngách phóng xe đuổi theo Pollock
 dù chàng chết tự bao giờ
chúng bấm còi để chứng minh chúng tồn tại inh ỏi
định mệnh không như cái anh De Kooning không hề biết vẽ

Sunday, January 25, 2015

thơ BÙI CHÁT





Năm 2009, Bùi Chát xuất bản Bài thơ một vần – tập thơ ghi dấu bước trưởng thành về nhiều phương diện của nhà thơ. Những bài thơ ngắn trong tập thơ mang chứa đầy đủ tư tưởng của một người dấn thân: Chúng ta có mặt nơi đây không phải để khóc/Không phải để cân nhắc/Im lặng/Rồi quay đầu/Chúng ta ở đây để sống/ Để thể hiện bổn tánh chúng ta.
 Trân trọng giới thiệu một số bài thơ mới của anh.

Saturday, January 17, 2015

VỚI NGUYỄN QUANG THIỀU


Bất kỳ người cầm bút nào cũng đều mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu người. Sao chúng tôi - những nhà văn, nhà thơ Việt Nam lại không mong muốn một ngày tác phẩm của mình hiện diện trên các ngôn ngữ của dân tộc khác chứ?
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều
LTS: Văn học nghệ thuật là con đường bền vững nhất, đáng mơ ước nhất để một đất nước được biết đến trên bản đồ quốc tế. Nhưng Việt Nam vẫn chưa có được tác phẩm nào có tầm như vậy. Đâu là nguyên nhân? Chúng tôi cùng trao đổi với nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.

Tại sao phải dối lòng?

Thursday, January 15, 2015

Truyện ngắn TRẦN THỊ KIM LAN


E D N A

              Edna là truyện ngắn đầu tay của Trần Thị Kim Lan. Khi gửi sáng tác cho tòa soạn báo Văn Học (California) chị có viết mấy lời sau:”Chuyện của tôi là những va chạm hằng ngày trong cuộc sống lẫn lộn trắng, đen, vàng, những người khác màu da do hoàn cảnh đẩy đưa đã thực sự gần gũi với chúng ta, đã chia sẻ với chúng ta từng chút vui buồn. Tôi muốn, và có tham vọng mong mọi người cùng muốn, vượt ra khỏi một chút cái tình dân tộc để vươn tới tình nhân loại. Bởi vì nghĩ cho cùng, mọi con người đều cùng chung một ước mơ có được hạnh phúc và tránh đi những đau khổ dù ở hình thức nào. Cái ý hướng của tôi chắc chắn không có gì mới lạ, nhưng tôi muốn đóng góp thêm một chút tiếng nói của một con người.” Các truyện ngắn của Trần Thị Kim Lan được in lại trong tập  Gió Đêm (nxb Văn Nghệ, 1993). C.P. giới thiệu

Wednesday, January 14, 2015

nhà văn KHIÊM NHU




Những Người Thích Ăn Thịt Đồng Loại


Trận mưa đêm qua khiến hai mươi lăm người ở Thung Lũng Già Nua bị sét đánh. Chết tươi và đen như quỷ. Trong số đó, có con mụ Trung, người có thể xem là kẻ thù của gia đình họ. Bao nhiêu năm, nhưng hận thù vẫn ăn sâu vào máu của họ. Họ lặn lội, xa xôi, mưa gió để vào được thành phố này thông báo với tôi. Thông báo xong, họ lại về, ngày tức khắc. Tôi ngồi, thần người, hình dung đoạn đường họ đã đến đây, và về, cũng đoạn đường đấy. Mà sao tôi lạ quá, bây giờ nó đâu còn như xưa nữa đâu, sẽ phải thay đổi ít nhiều chứ...

“JE SUIS CHARLIE”


BẢN VỚI TRANG BÌA VẼ NHÀ TIÊN TRI “JE SUIS CHARLIE”






BBT nương náu tại toà báo Libération từ thứ sáu tuần trước để quyết tâm chứng tỏ tờ tuần báo này không chết sau vụ khủng bố. Trang bìa là hí họa của Luz, thể hiện tiên tri Mahomet cầm tấm biển «Je suis Charlie» (Tôi là Charlie), khẩu hiệu đã lan khắp thế giới trong tuần qua. Bên trên hình vẽ là lời bình: “Tất cả được tha thứ”.

Monday, January 12, 2015

MOTOJIRO KAJII


 

KAJII, Motojiro (1901-1932) Japanese short-story writer.jpg
                                                             梶井 基次郎 1901-1932

   Motojirō Kajii là ngòi bút truyện ngắn nặng chất thơ vào giai đoạn sau Thế Chiến Một. Vào trường đại học Đông Kinh rồi bỏ học theo nghiệp văn chương, bút pháp và nghệ thuật tự sự của ông được nhiều bạn văn ngưỡng mộ, trong đó có cả Kawabata và Mishima... Truyện ngắn QUẢ CHANH rất quen thuộc với độc giả Nhật vì đã được tuyển vào các sách giáo khoa. 

Hà Nội muôn đời vẫn như vậy”


Nhà văn Nguyễn Việt Hà: “

“Hà Nội không của riêng ai; nhưng mỗi người ở đây đều có ấn tượng, tình cảm và cách nhìn riêng của mình về mảnh đất này.” Nhà văn Nguyễn Việt Hà đã mở đầu như vậy trong buổi giao lưu với độc giả tại Hà Nội vào tối (7/1- 2015).




Nhà văn Nguyễn Việt Hà (Ảnh: BTC)


“Hà Nội - nghe rộng quá!”

Câu nói ấy cũng là lời diễn giải cho chủ đề của buổi trò chuyện - “Hà Nội của Hà,” gợi mở và đưa người đọc vào một thế giới văn chương của riêng anh. 

Nguyễn Việt Hà đến bây giờ vẫn ít sử dụng máy tính. Anh vẫn viết tay những bản thảo văn chương của mình. Từ những trang viết “gồ ghề” ấy, nhà văn dựng nên chân dung Hà Nội theo cách nhìn và cảm của riêng mình.

Saturday, January 10, 2015

nhà văn TIỂU TỬ



André Gide nói ‘’ C’est avec les beaux sentiments qu’on fait de la mauvaise littérature ‘’ ( Với những tình cảm tốt, người ta làm văn chương dở ) (1) . Tiểu Tử là một nhà văn đã chứng minh ngược lại, có thể viết hay với những tình cảm tốt. Trong tác phẩm của ông, hầu như chỉ có những tình cảm tốt , chỉ có tình người. Một nhân vật nói về một nhân vật khác trong truyện ngắn ‘’Made in Vietnam’’ : người chi mà tình nghiã quá héng ? ‘’ . Độc giả nghĩ tới câu đó mỗi lần lại gần những nhân vật của Tiểu Tử. Người chi mà tình nghiã quá héng. Độc giả chai đá tới đâu , đọc Tiểu Tử cũng không cầm được nước mắt. Người ta khóc, nhưng sau đó thấy ấm lòng, vì thấy trong một xã hội đảo lộn, vẫn còn đầy tình người, vẫn còn đầy thương yêu, vẫn còn nghiã đồng bào vẫn còn những người tử tế . Và thấy đời còn đáng sống. Một nhà văn Pháp nói văn chương, trước hết là xúc động. Trong truyện ngắn của Tiểu Tử, sự xúc động hầu như thường trực.

họa sĩ NGUYỄN TRỌNG KHÔI

Nỗi ám ảnh sâu đậm nhất của tôi về quê nhà là những con chuồn chuồn đỏ. Tôi gọi là nỗi ám ảnh vì đó là một dấu ấn mạnh mẽ luôn chạy xuyên suốt trong những giấc ngủ của tôi nhiều năm. Tôi đã vẽ nhiều những bức tranh về con chuồn chuồn đỏ từ đồng ruộng lên tới thị thành.



   CHUỒN CHUỒN ĐỎ
.

 thời nhỏ nếu ai đã từng bắt chuồn chuồn chơi, thì chuồn chuồn đỏ là loại khó bắt nhất, bởi nó bay thật nhanh, phản xạ cũng thật nhanh, thường thì mùa mưa bão mới có vài con. Nhìn bức tranh cảm thấy bình yên bởi bờ lau trắng đã nở, lau nở thì bão tan, chỉ còn lại nụ cười ấm áp như sự hồ hởi của chuồn chuồn đỏ vừa nếm được cái cảm giác bay chạm mặt nước

tranh nào của hs cũng tuyệt quá

Friday, January 9, 2015

Bảo Tàng METROPOLITAN




Bảo Tàng METROPOLITAN tại thành phố New York.

The Metropolitan Museum of Art ra đời từ dự án năm 1866 tại Paris, do sáng kiến của luật sư John Jay cùng nhóm thân hữu nhằm tạo dựng một "Thiết chế Quốc gia Trưng bày Mỹ thuật" (National Institution and Gallery of Art) để mang nghệ thuật và giáo dục mỹ thuật đến dân chúng Mỹ. Kế hoạch đại qui mô này thành hiện thực

Thursday, January 8, 2015

MSTISLAV ROSTROPOVICH

 Nguyễn Đình Đăng ( dịch ).

Lời giới thiệu của người dịch:
H1
Mstislav Leopoldovich Rostropovich
Năm 11-14 tuổi tôi học cello tại trường Nghệ thuật Hà Nội. Anh trai tôi có một người bạn là nhạc công cello. Ông tới dạy kèm tôi tại nhà không lấy tiền. Từ ông, lần đầu tiên tôi được biết về nghệ sĩ cello vĩ đại của Liên Xô Mstislav Rostropovich (1927 -2007). Ông còn tặng tôi một đĩa thu âm Rostropovich chơi concerto cho cello của Camille Saint-Saëns. Chúng tôi từng ngồi nghe cùng nhau và ông giảng giải cho tôi các chương trong concerto. Khi đó tôi chỉ biết loáng thoáng về việc Rostropovich không được chính quyền Xô Viết ưa. Có lần một cô giáo cello mới tốt nghiệp đại học tại trường Âm nhạc Việt Nam được phân về trường Nghệ thuật Hà Nội. Hôm cô đang dạy tôi tại phòng học mới thì ông hiệu trưởng vào thăm lớp, hỏi cô có nguyện vọng gì không. Cô nói muốn treo chân dung “ông Rôt” (Rostropovich) trên tường lớp học. Ông hiệu trưởng gạt phắt, nói đại ý không có “rốt ráo” gì cả nhé.

Wednesday, January 7, 2015

JÁNOS PILINSZKY


JÁNOS PILINSZKY (1921-1981), nhà thơ Hungary cũng là một gương mặt tiêu biểu của văn học Trung Âu. Từng trải nghiệm chiến tranh và thoát chết từ các lò thiêu Nazi, sau đó câm nín nhiều năm dưới ách toàn trị Stalin, những bài thơ của ông vang lên từ đáy thẳm ngục tù hay lóe chớp trong bóng tối lịch sử thay cho ánh bình minh vô vọng...Trong vở kịch phi lý của kiếp người kẹt giữa đủ thứ bạo lực, Pilinszky làm thơ kiệm lời như tiếng cầu nguyện lén lút - và niềm tin tôn giáo chưa tiêu tán có lúc đã vực ông lên. 

CHÂN PHƯƠNG



ĐỌC CHO BIẾT


Họ là những nhà văn nổi tiếng . Nhưng tại sao họ phải lánh xa truyền thông và người hâm mộ, phải giấu kỹ những tác phẩm mới và chọn lối sống ẩn dật?
Cuộc sống ẩn dật của những vĩ nhân trong giới văn chương
Nhà văn Mỹ JD Salinger (1919 - 2010)
Trong giới văn chương, tác giả của tiểu thuyết “Bắt trẻ đồng xanh” được biết tới là người có lối sống bí ẩn. Ông bắt đầu quay lưng lại với việc giao du, mở rộng quan hệ kể từ năm 1953, thời điểm 2 năm sau khi cuốn tiểu thuyết đầu tay ra mắt, đưa lại cho nhà văn danh tiếng bất ngờ.
Kể từ đó, J.D. Salinger thu mình lại, lựa chọn cách sống ẩn dật, tránh xa giới truyền thông và người hâm mộ, công bố rất ít tác phẩm mới. Trong suốt nửa thế kỷ sống khép kín như vậy, những tin đồn về đời sống riêng tư và sự im lặng khó hiểu của ông liên tục xuất hiện.

Tuesday, January 6, 2015

PAULA MODERSOHN-BECKER


Cuộc đời ngắn ngủi mà cho lửa bền

Phạm Phong lược dịch

“Chân dung tự họa”, 1897

Rất nhiều người không biết về họa sĩ Đức Paula Modersohn-Becker (sinh 1876, mất 1907). Một số người đã dự triển lãm Chân dung (rất đông người dự) tại bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Louisiana hồi 2012 thì lại rất nhớ 4 bức tranh của cô bày tại đây.

thơ LÊ MINH ĐỘ





KHẤT THỰC

Xin anh cho em được khất thực thơ anh
Như kẻ dại khờ
Em đói!
Xin anh cho em ăn mày!
Những vần thơ lung linh, hư ảo
Những câu thơ hun hút Đại Dương...
Những bài thơ cuốn em lên vời vợi trời cao...

Monday, January 5, 2015

Đọc cho vui


 nghệ thuật trình diễn thối như cứt:

 Một phụ nữ đẻ từ âm đạo của mình ra những quả trứng chứa đầy sơn
Lizzie Crocker


Marcel Duchamp, hãy tránh ra đi – một phụ nữ tại hội chợ nghệ thuật Art Cologne đã có một tuyên bố sâu sắc mới, liên quan đến việc trứng rơi tõm từ một lỗ trên cơ thể.

Khách viếng thăm hội chợ nghệ thuật tại Cologne tuần này đã được chào đón bằng một cảnh gai mắt: một phụ nữ hấp dẫn, khỏa thân, xoạc chân trên hai cái thang, chồm hỗm phía trên một tấm bố. Nghệ sĩ trình diễn người Thụy Sĩ Milo Moiré sắp “sinh” một bức tranh trừu tượng, bằng cách phun từ âm đạo của cô ra những quả trứng chứa đầy sơn.


Milo Moiré đang “rặn đẻ” tại Art Cologne.

Olga Tobreluts




“Một câu chuyện thần tiên Nga”- Tranh in trên canvas. 

Thursday, January 1, 2015

CHÂN PHƯƠNG - Đón 2015

   Nhà thơ, đặc biệt ở phương Tây, đôi khi nghĩ ngợi về nghề thơ hay thi pháp ngay trong sáng tác.  ARS POETICA , ART POÉTIQUE là tên đặt cho các bài thơ về nghệ thuật làm thơ...Chùm thơ sau đây được sinh ra từ suy tưởng và trầm tư về quá trình hứng khởi hoặc ngẫu tác trên trang giấy...


THƯƠNG TIẾC SIMON LEYS




     
CÁC TRƯỚC TÁC TIÊU BIỂU CỦA SIMON LEYS -PIERRE RYCKMANS


                          TIẾC THƯƠNG SIMON LEYS

                                                                 Chân Phương giới thiệu và dịch

   Sự ra đi của Pierre Ryckmans ( bút danh Simon Leys) vào ngày 11-8-2014 là một mất mát khó bù đắp trong giới học giả quốc tế về Trung Quốc và văn hóa Trung Hoa. Sinh ở Bruxelles năm 1935, ông bắt đầu quan tâm đến TQ sau lần viếng thăm đầu tiên và được tiếp kiến Chu Ân Lai năm 1955 . Sau khi lấy tiến sĩ luật học và lịch sử mỹ thuật tại đại học Louvain, quyết chí theo đuổi sở nguyện ông sang Đài Loan để học chuyên sâu về văn học và mỹ thuật Trung Hoa - Đại Lục TQ lúc ấy không có chính sách thu nhận sinh viên phương Tây - rồi lấy vợ là dân Đài Loan. Năm 1968 ông sang Hương Cảng giảng dạy tại Hong Kong University, vừa làm dịch giả cho phái bộ ngoại giao Bỉ để kiếm thêm thu nhập vì sinh hoạt nơi đây quá đắt đỏ. Sự tình cờ lịch sử vừa là định mệnh học thuật đối với Simon Leys đã diễn ra trong thời gian ấy; đó là thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa mà ông phải bám sát (qua báo chí Hoa Lục cùng vô số thường dân bỏ trốn TQ bằng cách liều mạng lội trong đêm vượt biển đến Hương Cảng) để cập nhật hóa tin tức cho phái bộ Bỉ. Nhật ký ông ghi chép trong giai đoạn ấy là tác phẩm đầu tay của ông khi được Paris  xuất bản năm 1971 – LES HABITS NEUFS DU PRESIDENT MAO/ Y PHỤC MỚI CỦA MAO CHỦ TỊCH . Nhờ thông thạo cả ngữ văn và ngôn thoại, Simon Leys nhìn thấu qua màn sương huyền thoại bao quanh Mao Trạch Đông lúc ấy và phát giác sớm nhất sự tranh chấp quyền lực máu me của các phe cánh đảng CSTQ núp sau mấy phong trào quần chúng và thanh niên bị giật dây. Trong khi trí thức phương Tây, đặc biệt là tả phái Âu-Mỹ ,ngưỡng mộ họ Mao và hoan nghênh một cách ngờ nghệch từ xa cuộc “Cách Mạng Hồng Vệ Binh” , Simon Leys đã chứng minh qua những trang viết thông minh, cương trực, hóm hỉnh những đức tính cần thiết cho nhà sử học hay nghiên cứu chính trị khi chạm phải đề tài tối ám là chế độ toàn trị Á đông: sự tỉnh táo tri thức cộng với kiến văn uyên bác và lão thông ngôn ngữ. Năm 1972, nhờ cơ hội sang Bắc Kinh làm chuyên gia-tùy viên văn hóa tại sứ quán Bỉ ông có dịp tham quan nhiều thành phố và thôn quê để tiếp tục đào sâu nhận thức chính trị của mình về đất nước bao la đông dân nhất thế giới đang bị chủ nghĩa Mao phá hoại và bạo hành từng ngày. Quá trình quan sát và trải nghiệm ấy được nâng lên thành tác phẩm văn học – chính luận đặc sắc và đậm chất humour riêng của Simon Leys: OMBRES CHINOISES/ MÚA BÓNG Ở TRUNG QUỐC xuất bản năm 1974  được giới học thuật đánh giá như một kiệt tác gợi nhớ văn phong Voltaire, Montesquieu... Kể từ đó, sự nghiệp học thuật của ông chia làm hai hướng và đóng góp nhiều tác phẩm mà các trí thức- học giả quan tâm đến văn hóa và chính trị Trung Hoa bắt buộc phải đọc, như bản dịch LUẬN NGỮ tài hoa và chuẩn xác bằng thứ tiếng Anh lịch lãm hiếm có.