Thursday, July 2, 2015
Kim tự tháp ở Nam Cực
có thể khiến chúng ta phải nhìn nhận lại lịch sử nhân loại
(Ảnh: getty images)
“Kim tự tháp” ở Nam Cực đã được phát hiện khá lâu. Tin tức về kiến trúc bí ẩn này đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và người tin học thuyết UFO, vô số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích sự kì lạ của những “kiến trúc” này.
Các giả thuyết được đưa ra gồm: công trình xây dựng của người ngoài hành tinh, căn cứ quân sự bí mật của những nền văn minh cổ đại tiên tiến, trong khi lại có những người khác tin rằng kim tự tháp này chỉ là cấu trúc hình thành trong tự nhiên. Đáng tiếc giả thuyết này vẫn chưa được xác nhận hay bác bỏ vì không có những nguồn dữ liệu chính thức nhằm xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc.
Những bức ảnh chụp kim tự tháp tại Nam Cực. (Ảnh: ianchadwick.com)
Một vài bức ảnh đã được lưu truyền trên mạng Internet cho thấy tồn tại một kiến trúc hình kim tự tháp trong môi trường băng giá ở Nam Cực, một vài bức trong số đó là được thu thập trong Chương trình Khoan Đại dương tích hợp (Integrated Ocean Drilling Program-IODP), một dự án quốc tế nhằm thăm dò đại dương.
Việc phát hiện ra kim tự tháp ở Nam Cực đã dẫn đến những suy đoán về hình thái của Châu Nam Cực trong quá khứ xa xôi. Một số người cho rằng nó không luôn luôn lạnh lẽo như ngày nay, và các nghiên cứu khoa học dường như cũng xác nhận giả thuyết này.
Năm 2009, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và thu thập mẫu vật, đã phát hiện thấy các hạt phấn hoa ở Châu Nam Cực, từ đó cho thấy hệ sinh thái của Châu Nam Cực trong quá khứ là vô cùng khác biệt. Vào một thời điểm nhất định trong mùa hè nhiệt độ tại đây có thể lên đến 20 độ C.
Năm 2012, một nhóm các nhà nghiên cứu đã xác định được 32 loài vi khuẩn, trong đó có một loài vi khuẩn ưa mặn 2800 tuổi được lấy từ các mẫu nước ở hồ Vidatại phía đông Nam Cực. Lớp băng vĩnh cửu trên mặt hồ là loại băng dày nhất trên Trái đất.
Có thể châu Nam Cực trong quá khứ không lạnh như hiện nay? (Ảnh: thedailyjournalist.com)
Nếu chúng ta giả định rằng Nam Cực không lạnh giá trường kỳ như ngày nay, điều này có thể mở ra những khả năng vô tận. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Trong quá khứ châu Nam Cực có đủ ấm để một nền văn minh cổ đại có thể tồn tại ở đây hay không? Và nếu một nền văn minh cổ đại đã phát triển ở Nam Cực trong thời quá khứ xa xôi, tại sao hôm nay chúng ta không tìm thấy dấu vết về cuộc sống của họ ở đó?
Theo nhiều nhà nghiên cứu, có những kiến trúc ở Nam Cực, cả những kim tự tháp và các bằng chứng đủ để củng cố giả thuyết về nền văn minh cổ xưa đã từng tồn tại ở Nam Cực trong quá khứ. Việc giới khảo cổ có thừa nhận phát hiện này hay không thì lại là một câu hỏi hoàn toàn khác.
Ảnh chụp ‘kim tự tháp’ tại Nam Cực. (Ảnh: Gettyimages)
Ảnh chụp ‘kim tự tháp’ tại Nam Cực. (Ảnh: www.forocoches.com)
Ảnh chụp ‘kim tự tháp’ tại Nam Cực. (Ảnh: www.egaliteetreconciliation.fr)
Quay trở lại châu Phi, chúng ta biết rằng các học giả và nhà Ai Cập học từ lâu đã nghi ngờ rằng tượng Nhân Sư có tuổi thọ lớn hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta, thậm chí có thể lên đến hơn 10.000 năm tuổi. Những giả thuyết này được củng cố bởi việc phát hiện các dấu hiệu xói mòn nước trêntượng Nhân Sư khổng lồ, và theo các học giả điều này cho thấy tình trạng biến đổi khí hậu cực đạitrong quá khứ.
Ngoài ra, tấm bản đồ nổi tiếng Piri Reis cũng mô tả đường bờ biển của Nam Cực trong một thời kỳ vô cùng xa xôi trước đây, trước khi bị băng bao phủ.
XEM THÊM:
Kim tự tháp Ai Cập và tượng Nhân sư từng bị chìm dưới mực nước biển
Tấm bản đồ Piri Reis: Bằng chứng của một nền văn minh tiên tiến thời tiền sử?
Vì vậy nếu khí hậu ở châu Phi và các nơi khác trên thế giới đã biến đổi mạnh mẽ, thì liệu những điều tương tự có thể xảy ra ở Nam Cực hay không? Và nếu nhà nghiên cứu có thể chứng minh được các Kim tự tháp ở Nam Cực là những kiến trúc nhân tạo, thì những phát hiện đó có thể khiến chúng ta phải nhìn nhận lại lịch sử nhân loại.
Liệu các nhà nghiên cứu và khảo cổ học ngày nay có chấp nhận những phát hiện này hay không? Vâng, có lẽ là không, bởi vì nó đi ngược lại tất cả những thứ mà họ biết và tin tưởng, nhưng đây không phải là một cuộc tranh luận về niềm tin, đây là việc tìm kiếm sự thật về vô số những nền văn minh cổ xưa nằm rải rác khắp nơi trên thế giới, mà rất nhiều trong số chúng vẫn còn là một bí ẩn.
Bạn tin tưởng điều gì? Liệu có khả năng thực sự tồn tại những quần thể kiến trúc bên dưới lớp băng dày tại Nam Cực hay không? Liệu có khả năng tồn tại một nền văn minh cổ xưa đã phát triển hàng ngàn năm về trước, khi mà Nam Cực có một khí hậu hoàn toàn khác hay không? Hãy chia sẻ với chúng tôi ở comment bên dưới những suy nghĩ của bạn.
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code.Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đâyQuý Khải biên tập, sử dụng bản dịch từ Tinh Hoa net
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment