( Tiếp theo )
LƯU HƯƠNG
Bây giờ thì tôi có thể trở lại bàn viết tiếp truyện dài “ 50 năm
sau”.
Thường ở đời, người
nhiều tài cũng hay lắm tật. Anh Nguyễn Đình Thi cũng không phải là trường hợp
ngoại lệ đó.
Từ dạo ngày hoà bình
lập lại năm 1954, do hoàn cảnh công tác, tôi và anh Thi ít khi gặp nhau. Chẳng
những thế, theo chế độ ăn chia đẳng cấp của thời kỳ bao cấp, anh có sổ tem
phiếu cửa hàng Tông Đản và mậu dịch quốc tế (dân gian gọi là chợ của vua quan),
còn tôi ăn theo tem phiếu chợ cóc, chợ trời (dân dã gọi là chợ của nhân dân anh
hùng). Anh em xa cách nhau từ đấy, tôi không có điều kiện quan tâm đến anh nữa.
Nhưng có lần tôi phải giật mình về những lời ca thán, chê trách anh.
Vậy là đằng sau cuộc đời vinh quang nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi, còn ẩn chứa một m¶ng tèi. Dù không trực tiếp tai nghe mắt
thấy về những chuyện đáng chê trách ở anh Thi, nhưng tôi lại có cái may mắn của
anh Thi mà mẹ tôi còn giữ lại được.
Anh
Thi ơi, hôm nay, gác lại chuyện tình anh em sang một bên, nhân danh niềm tin,
em mời anh từ cõi vĩnh hằng trở về điều trần mấy việc trước công chúng xưa nay
vẫn mến mộ anh.
Hẳn anh còn nhớ, quên sao được sau ngày đảo chính Nhật Pháp,
Văn Cao bắn chết tên mật thám Đỗ Đức Phin, chạy từ Hải Phòng lên gặp anh, tìm
nơi ẩn náu. Anh đã bảo em bắc thang cùng anh Văn Cao leo qua tường sau nhà,
nhẩy qua xưởng than, ra phố Huế, lên tầu điện về chợ Mơ rồi dông một mạch về
quê Sét (nay là Thịnh Liệt, Hoàng Mai), lấy quê cha làm điểm rút vào bí mật.
Tại đây, mấy anh em ta giở bản đồ theo
dõi Hồng quân Liên xô đánh bại quân phát xít Đức từng ngày. Cũng tại đây, Văn
Cao đã cùng anh sáng tác bài “Du kích quân”:
Anh
em ta trong đoàn quân du kích
Cùng
vác súng lên nào! Đi lên, xung phong!
Xuyên
qua núi rừng, qua núi
Trong
mây mờ đêm tối
Cùng
đánh phá đồn....
Tình bạn từ bè giữa anh và Văn Cao ở Hải
Phòng rồi lại trải qua những ngày sống chết có nhau như vậy mà sao anh lại lên
mặt phản bác nặng nề Văn Cao khi anh ấy phê phán Tố Hữu nuôi văn nghệ sĩ như úp
rọ cá trong chậu? Văn Cao nói lại anh thẳng thừng, hẳn lúc đó anh rất buồn.
Tính Văn Cao là thế, anh còn lạ gì? Thế là – như anh viết trong nhật ký:“
..."mình
nổi khùng tự ái với cái quyền lực hão huyền của mình chẳng gì cũng là Tổng thư
ký Hội, để bài bác và nói Văn Cao chẳng ra gì. Mình thành thực xin lỗi bạn Văn
Cao, dù mình biết từ đấy bạn không chơi với mình nữa và mình cũng không có bạn
cả trong Trung ương Hội nhà văn. Một lỗi lầm, một đớn đau nhớ đời...”. Trong
nhiều trang nhật ký, anh Thi viết tiếp: “Lại còn lỗi lầm ngây thơ chính trị…”
“Ở
nhà đang chạy tiền để mật thám tha tù cho về, cũng là tội đầu hàng địch ư? Hơn
nữa, mình có nhận học bổng đi Tây du học của công sứ Pháp và có viết báo đâu mà
phải xưng tội nhỉ? Ông Lành đã nắm thóp mình ở điểm ấy, chặn mình vào Trung
ương để độc tôn lãnh đạo văn nghệ”.
“
Mình bị kẹt trong cái khung cơ chế tổ chức không cựa được, bị kẹt giữa chức
tước quyền lực với con người nghệ sĩ đam mê sáng tác văn học. Đó là một bi kịch kéo dài, đến lúc tỉnh ngộ
thì đã muộn, bỏ qua mất một chặng đường dài lấy cuộc sống thực tế làm vốn sáng
tác, dù chỉ mong sáng tác lấy được một cuốn tiểu thuyết, chỉ một cuốn thôi,
nhưng với tầm vóc lớn của thời đại”.
“Trong
suốt cuộc đời, ở cương vị lãnh đạo hội văn nghệ, dưới quyền bí thư Đảng của Tố
Hữu, mình cứ tự hỏi: Tố Hữu thực chất là thế nào? Trình độ trí thức và văn học
của anh chỉ có thế thôi ư? Một học sinh đi làm Cách mạng ở tù ra làm thơ, hay
là một nhà thơ nghệ sĩ thiên tài? Phải chăng, anh Lành khéo dùng thơ ca cách
mạng và thủ đoạn lãnh đạo để đồn thổi uy tín, quyền lực chính trị của Tố Hữu
ngày một lên cao mãi?”.
Quyền
lực Tố Hữu leo cao lên gần đến tột đỉnh thì chỉ vì năng lực thực chất anh chỉ
có thế, anh tránh sao khỏi ngã bổ nhào xuống rồi không sao gượng dậy được nữa”. ( Tr ích di cảo )
*
* *
Trở lại những
ngày sơ tán ở Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, anh Thi sinh được hai
người con trai: Nguyễn Đình Lễ và Nguyễn Đình Chính, sau nữa lại thêm cô con
gái Nguyễn Thuỳ Như.
Qua suốt bấy nhiêu năm
tháng sơ tán trên rừng Việt Bắc, bà mẹ vợ nuôi 3 đứa con nhỏ cho anh bằng 12
cân gạo và mấy chục đồng tiền lương mà anh nhờ tôi tháng tháng tới trụ sở Quốc
hội trong rừng để lĩnh tiền lương và xuất gạo của anh, đem về cho bà nuôi các
con anh.
Sao mà đủ sống được? Chắc bà phải tăng gia trồng rau, nuôi gà, nuôi lợn. Còn
tôi thì mỗi lần đi chiến dịch về lại vác rìu lên rừng chặt những cây cổ thụ, bổ
nhỏ ra thành củi đun, không phải làm ra hàng trăm, mà phải kể tới hàng ngàn
gánh củi bà cháu đem phơi khô đầy rẫy quanh mấy sườn đồi cà phê. Rồi gánh củi
ra chợ bán, cứ 300 đồng cụ Hồ một gánh củi, lấy tiền về nuôi dưỡng ba đứa con
anh.
Từ đó đến nay, sau nửa thế kỷ, cả nhà gặp lại
nhau. Như anh thấy đấy! Lạy trời! Nguyễn
Đình Lễ, Nguyễn Đình Chính và Nguyễn Thuỳ Như đã vượt qua mọi thử thách bom
đạn, thiếu thốn, đói khổ, tự lực tự cường vươn lên và thành đạt trong đời.
Sau
hết, trở lại với anh, với hai đời vợ sau này anh vẫn trống trơn, thiếu cả chỗ ở
nương tựa. Vì bao lần được phân nhà, mà anh lại mang tiếng là cán bộ được phân
nhà nhiều nhất, nhưng đều bị anh em nhà vợ chiếm đoạt hết. Thậm chí đến cái xe
Mô-bi-lét Pơ-giô mà nàng Ma đơ len Ríp Phô tặng anh, cũng bị họ trấn lột mất
đôi lốp. Một lần nữa lại được phân nhà mới, rồi bọn trẻ nhà vợ lại xông vào lấn
chiếm hết, đến nỗi anh phải than vãn không còn chỗ được yên thân để ngồi viết
những trang tiểu thuyết cuối đời. Để rồi nhà văn Nguyễn Đình Chính con trai anh
lại phải mời bố về nhà nghỉ cuối tuần của mình.
Thế đấy ! Thật như anh, Nguyễn Đình Thi lắm
tài, nhiều tật
Nhưng Lê Đạt lại bảo: “Dù sao anh em vẫn
thương Nguyễn Đình Thi, vì anh ta lắm thứ tật ngốc nghếch khờ dại ở đời này như
vậy đó”.
Hà nội, thu....