Wednesday, October 14, 2015

NHỚ BẠN


thế là đã biến mất rồi
thằng bạn
vai  diễn  đã chạy vào hậu trường
một hồi kịch cuộc đời kết thúc
ai ngồi đợi phông màn lại được kéo lên
uể oải
trơ rẽn
và…

chec chec. 


Mấy thàng bạn có thể ngồi lại nói chuyện với nhau :  Nghiêm Đa Văn, Trịnh thanh Sơn , Nguyễn LươngNgọc , Hoà Vang  tự dưng cứ rủ nhau bay đi mất.
Buồn thấy mẹ
.


Đây là ba bài thơ mà Nhật Tuấn thích, và hắn đã cười toe toét trong ngôi nhà sàn ở Phúc Yên.


1- Lạc quan buồn nghiêng mình

 lạc quan  buồn  nghiêng mình đôi măt mi ( zê )
cành đào chúm chím phất phơ đợt rét tệ rét hại cuối cùng kinh hoàng mưa bay đầy trời nhớp nháp

lạc quan buồn nghiêng mình trái tim mi (zê)
gầm gừ dòng sông đen tuôn trào ngọn sóng đen bí ẩn man rợ rừng hoang

mùa xuân đang chầm chậm tới gần

nghe hồn ngàn  triệu liệt sĩ trắng xoá nghĩa trang xuất ngũ bay về mái nhà xưa mẹ cha ngóng đợi
nghe hồn ngàn triệu người chết phân loại hạng hai vùi thân lang thang tranh nhau xếp hàng bay về khói hương người thân cầu nguyện

đã biến mất rồi chăng  bao nhiêu năm máu lửa tơi bời

bát cháo hoa nào vãi đủ khắp núi đồi sông suối quê hương

sớm nay mi ( zê ) mò ra đường
ăn bát phở đặc biệt dạng chân ghếch cẳng lên ghế
thằng nhóc lang thang  mặt mũi nhọ nhem cuống quýt múa may làm xiếc nịnh bợ đôi giầy y ta ly
vút cao toà tháp 30 tầng vô cảm đổ bóng xuống vỉa hè chật ních những cờ rao những mẹc xe đẹt những tô y ô ta và những những những gì gì gì hỉ hả nằm dài chờ đợi
chờ đợi ai
( mù mờ lắm. chưa thể đọc tên từng thằng ra được )

với đôi giầy bóng lộn loăng quăng
xe ôm về quê thăm ngoại
con ơi mừng tuổi cho ngoại mười lăm ngàn con ơi ( mừng tuổi lộn ngược )
mười lăm ngàn một con gà mỹ chưa xuống ổ
mắt loà  ngồi mơ bốn tháng sau mẹ lãi một trăm ngàn

mẹ kiếp
( một cân gạo di hương ngoài chợ giá tám chục ngàn )

chẹc chẹc.

rựơu xuân điên điên mi (zê ) muốn được ôm tấm lưng trần tổ quốc
tấm lưng trần  ướt đẫm mồ hôi lao động ngàn năm
vứt bỏ bao bì nhập nhằng xanh đỏ tím vàng điêu trá.
rỉ máu đâu đây vết thương còn trên da thịt của nguời

lạc quan buồn nghiêng mình mi (zê )chơi đùa với bấy chim sẻ của tổ quốc
chim sẻ tháng hai nhặt thóc ngu ngơ ngoài đồng
chim sẻ hót thầm vào tai mi ( zê )một điều bí mật
chết mang theo sống để trong lòng.

lạc quan buồn nghiêng mình mi ( zê ) mếu máo khóc than viên gạch vô danh vứt bên đường cao tốc của tổ quốc
hàng cọc tiêu loá mắt tuyên án tử hình 4 người ( tai nạn giao thông thảm khốc )
viên gạch thẫn thờ rót vào tai mi ( zê ) một điều bí mật

chết mang theo sống để trong lòng

lạc quan buồn đối đầu lạc quan bỉ ổi
sự sống đối đầu cái chết
lặng im cần lao đối đầu ba hoa rỗng tuếch
nắm phân tro vung vãi ngoài đồng đối đầu với trật tự hoá học hóc môn
 
còn mi (zê ) .
mi (zê ) là ai
dám vung vãi thể hiện  lạc quan buồn nghiêng mình chào tổ quốc
khi lương tâm danh dự của mi ( không phải của ngươi ) bán đứng  rồi
( cũng có thể bị mất cắp )

chẹc  chẹc
e mé mày


-----------------------


 2  -  cục cứt thơ

cớ sao thơ mi không có đôi cánh để ...bay
e mé mày
bay lên bay ngang bay xuống bay vào bay ra bay tà tà bay là là bay vút bay vọt bay ngửa bay xấp bay bổ nhào nhào bay bay bay
bỏ mẹ ( thơ giống tàu lượn )

tiêng rên phì phò em gái bên đường bông hoa đồng nội
lén lút bán mình nhà trọ nghênh ngang 
tiếng thở dài người tù oan sai hai mươi năm đập đầu song sắt
mùi thối con sông thành phố
bộ xương người đợi chết ( bệnh ết ) 
câng câng mặt thằng đại gia ăn cướp
( ăn cướp chứ không phải ăn cắp )
trí thức cụp tai
ngòi bút trượt dài sợ hãi
sự ngạo mạn trống rỗng lên ngôi
và quả đấm rình mò

vì thế thơ mi (zê ) đành bò len lén
vì thế thơ mi  (zê ) lê la  hành khất
áo vá bụi đời đôi giầy xục cứt
lấm lét ăn vụng đói nghèo( ăn vụng chứ không dám ăn cướp)
lổm ngổm vỉa hè rống lên ông ổng
phọt ra ồng ộc ngộ độc mắm tôm ( thổ tả )

thơ đứng về phe nước mắt * (trên cả tuyệt vời.)
nhưng... cẩn thận nước mắt ( cá sấu )
nhân văn thời nay không xài nước mắt
nhân văn ăn nhậu tối ngày
nhân văn cười ruồi lặng im

ối thơ ơi là thơ
cục cứt nát bay đi đâu bay giờ
cục cứt nát chỉ có chóp
cục cứt nát thì làm gì có cánh

cục cứt  mày ngủ cho ngon
đêm nằm mơ mớ dịu dàng
mọc ra đôi cánh nhập nhằng chập cheng  ( xò ri ) mọc ra đôi cánh nhịp nhàng
nhịp nhàng là nhịp nhàng bay lượn thờ lôn ( hồn thơ )

ạ ời... ạ ơi
trong cái thế giới bị là phẳng này khó chơi quá


--------------------------


 3  -  Ngày chúa nhật buồn

 Ngày chúa nhật buồn kinh hoàng gió lạnh và một cuộc tình vỡ nát
không chịu buông tha mi(zê) không chịu ruồng bỏ mi(zê) quấn chặt trái tim mi(zê)
buốt cóng tháng ngày ảo mộng hoang đường
mi (zê )cởi trần lang thang

ngồi khóc mê mê nhớ ngày  ấu thơ nhớ thương  hai bầu sữa mẹ hiền ầu ơ ru hời ôm ấp
mảnh vườn ngát thơm hương quyện hồn mi (zê) nâng đỡ vết thương chí mạng
sữa ngọt ngực em tắm ướt đầm tình yêu nép vào nũng nịu
mi (zê)cởi trần lang thang

yêu mùa lột xác tháng giêng rắn độc chẳng cần một lời thương cảm
yêu trần truồng trơn tuột nhễ nhại cuộc tình lên men
rượu rót tràn lưng tràn cổ tràn hai núm vú tràn rốn tràn háng tràn đùi
ngập tràn mười ngón chân hoa bưởi trái mùa hương bay ngu ngơ trong gió
ngập tràn hai bờ mông xinh
mi(zê)cởi trần lang thang

sẽ không còn một căn buồng nào một căn gác nào trả lại cho mi(zê) tình yêu thứ nhất
sẽ không còn dòng suối mật ong nào chảy tràn lấp liếm bôi trơn  nhát dao phản trắc
quả cân trắng trợn nhẫn tâm ném lên đĩa sắt bán đứng đôi chân đẹp

và từ hôm nay tất cả chỉ còn là nhà nghỉ chúa nhật nhà nghỉ chúa nhật nhà nghỉ
hai xác ma quằn quại mặc cảm nát nhầu
nhày nhụa nhầy nhụa nhầy nhụa 
tấm gương loã lồ buộc tội 
mối tình đầu rung  chuông tang lễ buồn ngân nga

&


Nhà văn  NHẬT TUẤN

Thơ chẹc chẹc của Nguyễn Đình Chính

Mấy năm trước, khoảng tháng 4- 2004, trả lời Phạm Thị Hoài trên talawas về “hậu  hiện đại, tôi có nói đại ý tôi hy vọng trên bãi cứt của “nghệ thuật đương đại ” sẽ mọc lên kỳ hoa dị thảo.
Từ đó đến nay , thơ calligramme (thơ đồ hình) , thơ “non sens ( thơ không nghĩa), thơ hypertext (hơ siêu văn bản ) , thơ photo, thơ video, thơ  installation (sắp đặt), thơ performance (trình diễn) …. tấp nập, ì xèo trong cái chợ thơ “hậu hiện đại”.
1.       Trong cái chợ thơ đó, chưa bao giờ người ta được thấy sự nghiệp  “giải phóng âm hộ” lại rầm rộ đến thế. Tất nhiên việc “giải phóng” cái “vưu vật Thượng Đế ban cho” này chỉ nhằm làm sao…cho “sướng” chứ tuyệt nhiên không dùng nó để chống lại cường quyền, ác bá. Bởi vậy thơ “hậu hiện đại” tha hồ bày hàng, rao bán trong chợ mà tuyệt nhiên không bị mấy anh “gác chợ” “gọi hỏi”,  ngược lại các thi sĩ trong nước còn được Nhà nước cho tiền mở trại sáng tác, còn được báo chí bốc lên mây xanh, các nữ thi sĩ hải ngoại tha hồ “múa bút trong quần” vẫn được Nhà nước ưu ái cấp VISA vềø nước làm thẩm mỹ giá rẻ.
Thế là “thơ hậu hiện đại”, cả trong lẫn ngoài nước từ nay có chung một “cảm hứng chủ đạo” là giải phóng âm hộ để… “làm sao cho sướng”, còn chuyện thời thế ? tránh thật xa ra các cô , chớ có mon men đến mà ăn đòn.

Vậy nhưng Nguyễn Đình Chính ?

“đám đông hiện nguyên hình kinh khủng
tám mươi triệu cái sọ  trập trùng  nhẵn thín
tám mươi triệu cái sọ trôi đi ù ù .
tám mươi triệu cái mặt không còn thấy mặt
tám mươi triệu cái mồm tự nguyện bịt mồm
tám mươi triệu... tám mươi triệu .
cái đống tám mươi triệu
mẹ kiếp
cái đống cóc khô gì thế này
kinh dị”
                  ( Zê xe đạp)

Trời đất ơi kẻ nào dám hoạ chân dung “nhân dân ta rất anh hùng đã đánh thắng hai  đế quốc to” rùng rợn đến như vậy  “ Dân 30 triệu ai người lớn * ” - Đúng phải là con cháu cụ Tản Đà mới có cái  gan như vậy.
Và đã  ai có gan vẽ  chân dung giới trí thức Việt Nam thảm hại như thế này chưa :

“câng câng mặt thằng đại gia ăn cướp
( ăn cướp chứ không phải ăn cắp )
trí thức cụp tai
ngòi bút trượt dài sợ hãi
sự ngạo mạn trống rỗng lên ngôi”
                                    ( Cục cứt thơ)

Thực ra Chủ tịch Mao Trạch Đông ở bên tàu mới là người đầu tiện gọi trí thức là “cục cứt” Nguyễn Đình Chính chỉ là người thứ hai . Quả thực cái thứ :

“ trí thức cụp tai ngồi bàn nhân sự
trí thức cụp tai xin phiếu bé ngoan”

thì chỉ đáng coi là :

cục cứt mày cứ ngủ ngon
sớm mai mới bị ( tống cổ ) khai *trừ khỏi thơ

và ngay cả thơ nữa, một thứ thơ dối trá, đĩ bợm của các “ em nhà thơ suốt đời đội mũ bảo hiểm” :

“những câu thơ tranh nhau dẵm đạp chen nhau kèn cựa nhau chém giết nhau tan nát tình huynh đệ tranh cướp chỗ  trong viện bảo tàng .
những câu thơ tự nguỵện chui vào vênh vang trong tủ kính sáng choang gắn đầy huy chương  giải thưởng

cái thứ thơ ấy chỉ đáng là “cục cứt” “

ối thơ ơi là thơ
  cục cứt nát bay đi đâu bay giờ
    cục cứt nát chỉ có chóp
cục cứt nát thì làm gì có cánh”

thì liệu có oan khi bị đặt tên là “cục cứt thơ”.

“một ngày kia mi (zê) cất  lời giã biệt
cục cứt thơ không có cánh bay”

Thơ Nguyễn Đình Chính không phải là thứ thơ tào lao “giải phóng âm hộ” để làm sao cho sướng, mà là một thứ thơ thấm đẫm màu “thế tục”

mi( zê ) trợn mắt nhìn qua khung cửa kính nhà bên đóng chặt.
mồm trẻ con ngoác ra câm bặt.
sữa sữa sữa .
sữa cái mả mẹ mày lạm phát đang tăng vùn vụt ( cháy ).
tết tết tết
tết cái mả bố mày chứng khoán  đang tụt thùn thụt ( thủng đáy )

                                                        (Hà  nội mùa rét  cởi truồng)

và ngòi bút của ông không ngần ngại đâm vào mặt mấy thằng quan tham :

“hoa đào toét miệng đầy tớ  nhà lầu cao ốc biệt thự nguy nga 
chết toi ông chủ ba xu chui rúc xóm chợ gầm cầu ...”

Người ta đã đổ khá nhiều giấy mực về thơ của nhóm Nhân văn – Giai Phẩm, nhất là nhà thơ Trần Dần. Bị “xử lý” với cái án không tuyên vô cùng khủng khiếp là “cách ly” khỏi đời sống, hàng xóm lân bang, bạn bè không ai dám đến gần, rồi thì trên đầu luôn lơ lửng cái môi đe doạ bị “cắt sổ gạo”, bởi vậy các văn thi sĩ chỉ còn cách chạy trốn nào...thư viện tìm thú vui trong trò chơi chữ nghĩa. Từ đó phát sinh ra lối làm thơ có thể gọi là “công nghệ Trần Dần” tức né cho thật xa hiện thực, chơi chữ chơi nghĩa nhưng tuyệt nhiên không chơi “chính trị” – không phản kháng hiện thực, ngay cả buông một tiếng thở dài cũng không. Đeo chữ “thọ” sau đít rồi, các “phu chữ” mới ra sức phát minh, tìm tòi. Đệ tử chân truyền của “công nghệ Trần Dần” phải kể đến Lê Huy Quang, Dương Tường...và sau này là mấy em làm thơ “hậu hiện đại” như chị Vi Thuỳ Linh: "tôi là chung thân duy mĩ", chị Phan Huyền Thư: "Ngoài chữ ra tôi không quan tâm tới bất cứ thứ gì…". Nhóm "Mở miệng" ở Sài Gòn cũng vậy, phần lớn họ chỉ "mở miệng" chuyện thân xác và giường chiếu. Vậy là các bác yên tâm nhé, các cháu là "chung thân duy mĩ", không bao giờ có ý định động chạm tới cái "ổn định" của các bác; cứ in, cứ kết nạp Hội thoải mái; khỏi lo chống đối, phản kháng, xét lại. Cái “sự thực ở ngoài đời “ được chuyển hoá thành “sự thực trong tác phẩm” quả là vô cùng hiếm hoi , thay vào đó là những "vô thức", "cõi tự nghiệm", "phi thời gian", "bên kia bờ vũ trụ"… được dùng nhiều hơn bao giờ hết trong "nghệ thuật đương đại".
Thơ Nguyễn Đình Chính lọt ra khỏi cái “vòng kim cô “ đó, chỉ cần đọc qua những trích dẫn ở trên đủ thấy thơ anh cho dù nói đến cứt đái, cặc lồn...nhưng vẫn là một tiếng nói phẫn nộ, khinh bỉ với những thứ “đồ đểu” đang diễn ra khắp nơi khắp chốn trong xã hội Việt Nam thời nay. Ít ra anh cũng đưa tới một thông điệp cho thơ : sang cái thời nhiễu nhương "liên mạng toàn cầu" này , không thể viết “tào lao” được nữa, nhà thơ không thể theo chủ nghĩa “mackeno”, nhà thơ cần có thái độ trước những nguy cơ tồn vong của dân tộc.
Gần đây, bà dịch gỉa Đinh Cầm Thi ở Pháp “bốc thơm”  hai nhà thơ một VK MỸ – Đinh Linh và một VK  Pháp  -Đỗ Kh. :
“ Để lại sau lưng cội nguồn,quên đi thân phận tha hương,cho nghệ thuật là quỹ đạo duy nhất của thơ...thơ không có địa lý, dân tộc màu da, thơ không có tính từ...
   Nếu đạt tới độ “vô tính” vậy thì chắc là tác phẩm viết ra người trong nước không đọc đã đành mà mấy bác già tha hương cũng chẳng đọc, đám con nít thì không rành  tiếng Việt, vậy chắc chỉ còn mấy anh “tây sồn sồn”  coi với nhau và “sướng” với nhau. Vậy thì còn gì là thơ .

                                                                                         03-08-2008

                                                       

* thơ của thi sĩ Tản Đà








No comments: