Sunday, October 25, 2015

Những bài học từ Giải Nobel 2015


LESSONS FROM NOBEL PRIZES 2015 


Abstract: Nobel Prizes 2015 have been awarded to the winners. They teach us not only scientific knowledge, but significant lessons of perception. Nobel prize for chemistry implies how DNA can preserve its program that the Mother of Nature has installed in it to against mutations. Nobel prize for physics shows how TOE is hard to achieve and how Godel’s Incompleteness Theorem is true.
That’s Dr Phan Chí Thành’s view on this subject. PVHg’s Home would like to introcduce it to the readers.
Tóm tắt: Giải Nobel 2015 đã được trao cho những người xứng đáng. Nó không chỉ dạy chúng ta những tri thức khoa học mới, mà cả những bài học quan trọng về nhận thức. Giải Nobel hóa học ngụ ý DNA có thể bảo tồn chương trình mà Bà Mẹ Tự Thiên đã cài đặt vào nó như thế nào để chống lại biến dị. Giải Nobel Vật lý cho thấy TOE khó đạt được như thế nào và Định lý bất toàn Gödel đúng như thế nào.
Đó là quan điểm của TS Phan Chí Thành về vấn đề này.  xin giới thiệu với độc giả.
 
GIẢI NOBEL HÓA HỌC VÀ VẬT LÝ NĂM 2015

Bài viết của TS Phan Chí Thành, chuyên viên thẩm định giáo dục thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo VN.
Giải Nobel Hóa học 2015:

1. Các bạn thân mến, tôi xin gửi đến các bạn tin tức về các giải Nobel 2015 được các báo đăng tải trong vài ngày qua:
“Sau khi lần lượt công bố giải thưởng Nobel năm 2015 trong lĩnh vực Y học và Vật lý, giải Nobel Hóa học cũng đã vinh danh 3 nhà khoa học: giáo sư Tomas Lindahl (Thụy Điển,) Paul Modrich (Mỹ) và Aziz Sancar (mang hai quốc tịch Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ).

Ba nhà khoa học này được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu của họ về cơ chế sửa chữa ADN trong tế bào, với mục đích ngăn chặn những lỗi bất thường xảy ra đối với thông tin di truyền. “Nghiên cứu này giúp cung cấp những tri thức vô cùng quan trọng về chức năng của một tế bào, đồng thời mở ra những phương pháp điều trị ung thư mới.” CNN dẫn lời tuyên bố của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển”.

2. Bình luận: Một trong những chức năng quan trọng của ADN là lưu trữ các bản thiết kế để giúp các tế bào tạo ra hàng vạn loại Protein trong cơ thể con người. Cũng xin lưu ý các bạn là: Để làm cầu Long Biên vào những năm 1900 thì các kỹ sư phải cần đến 3 xe oto tải để đủ chỗ cho các bản vẽ thiết kế của chiếc cầu này. Cơ chế sản xuất ra một Protein lại rất phức tạp: Một đoạn thang xoắn của DNA được tách ra, một ARN thông tin (ARN messenger- một đoạn thang đơn đặc biệt) tiếp hợp với đoạn vừa tách ra này để copy “bản thiết kế” rồi đi ra khỏi nhân tế bào và tới các nhà máy sản xuất Protein – đó là các RIBOXOM nằm tại “vùng ngoại ô của tế bào” (tế bào đã biết cách di dời các nhà máy sản xuất ra ngoại ô để tránh ô nhiễm từ lâu rồi (!)). Như vậy DNA là “bản thiết kế gốc” được lưu trữ trong mỗi tế bào chuyên biệt, vì tầm quan trọng này mà Tạo hóa đã phải có riêng một Chương trình để kiểm soát và sửa chữa kịp thời các sai sót trong quá trình nhân bản và hoạt động của Bản thiết kế gốc đó.

Bệnh ung thư sinh ra một phần do các lỗi phát sinh trong quá trình nhân bản và hoạt động của DNA. Ngoài ra DNA còn vô số chức năng khác mà chúng ta chưa thể biết hết được.

Bản thân cơ chế hoạt động của DNA trong nhân tế bào thì “chỉ có Trời” mới biết được. Mà cơ thể chúng ta có tới hàng ngàn tỷ tế bào chuyên biệt khác nhau. Hoạt động phối hợp giữa chúng thì cũng “chỉ có Trời” mới biết được.

3. Bạn có thể nghĩ rằng ” những phép lạ” mà tôi vừa nêu trên lại được hình thành qua “chọn lọc tự nhiên” chăng ? Đấy mới chỉ là “cấu hình thể xác vật lý” thô thiển của một cá thể con người, còn cái kỳ diệu hơn đó là “ý thức”, “tư tưởng”, “trí tuệ”…của con người – thứ đã sản sinh ra nền văn minh của chúng ta bao gồm các khoa học, các ngành nghệ thuật, các nền văn hóa, tình yêu…cũng có thể được hình thành qua con đường “chọn lọc tự nhiên” được chăng ?
Giải Nobel Vật lý 2015

4. Liên quan đến TOE và Định lý bất toàn của Kurt Goedel, xin lại đưa tin về Giải Nobel Vật lý 2015 như sau:
“Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định trao giải Nobel Vật lý 2015 cho Takaai Kajita và Arthur B. McDonald với công trình nghiên cứu về hạt neutrino, chứng tỏ hạt này có khối lượng”, người đại diện trao giải Nobel nói trong đoạn video.

Theo Guardian, hạt neutrino không mang điện tích, từ lâu được cho là có khối lượng nghỉ bằng không. Tuy nhiên, giáo sư Kajita ở đại học Tokyo và McDonal ở đại học Queen, đã chứng minh điều ngược lại.

Sự tồn tại của hạt neutrino được công nhận lần đầu năm 1930 nhưng phải đến năm 1956, hai nhà vật lý người Mỹ mới tìm thấy dấu vết của hạt. Tuy nhiên, hạt neutrino vẫn còn là bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu khoa học.

Năm 1998, nhóm nghiên cứu của Kajita phát hiện ra neutrino trong tia vũ trụ chiếu vào khí quyển Trái Đất. Năm 2001, nhóm của McDonal cũng phát hiện neutrino được tạo ra từ Mặt Trời. Bằng cách sử dụng máy dò cực nhạy được lắp sâu dưới lòng đất, các nhà khoa học phát hiện hạt neutrino có thể dao động, biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác khi xuyên qua không gian, chứng tỏ nó có khối lượng.

“Phát hiện này thay đổi hiểu biết của chúng ta về các hoạt động ở tận trong cùng của vật chất và có thể thay đổi quan điểm của chúng ta về vũ trụ”, theo thông cáo của ủy ban trao giải Nobel.

Phát hiện này cho thấy, mô hình chuẩn của vật lý hạt (The Standard Model) – thuyết miêu tả về tương tác mạnh, tương tác yếu, lực điện từ cũng như những hạt cơ bản tạo nên vật chất – được phát triển vào những năm đầu của thập niên 1970 không phải là lý thuyết hoàn chỉnh, giải thích đầy đủ được tính chất những thành tố cơ bản của vũ trụ.


Hình bên: Khám phá về sự dao động của neutrino đã giải quyết một bí mật về khả năng mặt trời tiếp tục sưởi ấm cho trái đất. ảnh của Nasa/SDO/REX/Rex

Neutrino là một trong số những hạt dồi dào nhất trong vũ trụ. Hàng nghìn tỷ neutrino lướt qua chúng ta mỗi giây mà chúng ta không hề hay biết. Giờ đây, các nhà khoa học đã chứng minh được neutrino có khối lượng bằng khoảng 1 phần triệu khối lượng của electron. Vì số lượng vô cùng dồi dào, nên ước tính tổng trọng lượng của các hạt neutrino trong vũ trụ tương đương trọng lượng của tất cả các ngôi sao con người quan sát được”.

Bình luận: Mô hình chuẩn từ trước tới nay đã giải thích rất tốt các hiện tượng trong Vật lý hạt, với điều kiện là hạt neutrino phải không có khối lượng. Nay hạt neutrino được phát hiện có khối lượng (dù rất nhỏ), vậy Mô hình chuẩn phải được thay thế bằng một mô hình khác tốt hơn. Chúng ta hãy chờ xem đó là mô hình gì. Khoa học là cuốn sách không có trang cuối cùng.
Ý kiến bình luận của PVHg’s Home

Cám ơn TS Phan Chí Thành vì một bài viết ngắn nhưng giầu thông tin và đặc biệt vì ý nghĩa quan trọng về nhận thức rút ra từ những thông tin đó. Cụ thể:

Khả năng tự sửa chữa điều chỉnh kỳ diệu của DNA nói lên rằng Bà Mẹ Tự Nhiên chẳng thú vị gì với những thay đổi “xộc xệch” đối với chương trình đã cài đặt cho DNA. Bà Mẹ Tự Nhiên là một nhà thiết kế chu toàn, không chỉ thiết kế ra một chương trình, mà còn thiết kế luôn cả chương trình sửa chữa tự điều chỉnh cho chương trình. Điều đó có nghĩa là “giấc mơ thay đổi chương trình của DNA” để biến loài này thành loài khác chỉ là ước mơ hão huyền, phản tự nhiên, phản sự thật.

Điều này cũng cho thấy sự đa dang hóa sinh vật gồm nhiều loài là do thiết kế của Bà Mẹ Tự Nhiên sáng tạo và quy định, tương tự như các định luật trong vũ trụ là do Bà Mẹ Tự Nhiên ban hành, thay vì do vật chất trong tự nhiên tự tập hợp lại như lý thuyết về nguồn gốc sự sống của Darwin dự đoán. Nói một cách đơn giản: Darwin dự đoán sai. Sai lầm của ông đơn giản vì ông chỉ dựa trên những quan sát đơn giản về sự thay đổi trong môi trường xung quanh. Ông bị đánh lừa bởi những thay đổi đó – những thay đổi mà ông nhìn thấy làm cho ông tưởng tượng ra sự tiến hóa, mà thực chất không có, chỉ có biến hóa và đa dạng hóa.

Nhận định của TS Phan Chí Thành về khám phá khối lượng của neutrino quả thật là thú vị. Nó cho thấy Mô hình Tiêu chuẩn của Vật lý còn xa mới đạt tới độ hoàn hảo. Người thông minh học được sự khiêm tốn, để hiểu rằng sẽ không bào giờ có cái gọi là TOE – Lý thuyết về Mọi thứ. Điều này một lần nữa cho thấy Định lý Bất toàn của Godel thật kỳ diệu, Kurt Godel không chỉ là nhà toán học vĩ đại, mà còn là một nhà triết học nhìn xa trông rộng vượt xa thời đại của ông, thậm chí vượt xa thời đại hiện nay.Share

&&&

  Chủ nghĩa duy khoa học đang trở nên lỗi thời

Vâng, đúng như vậy! Tác giả đã có những nhận xét sâu sắc về ý nghĩa của 02 giải Nobel 2015 của vật lý và hóa học nó đã giúp cho người đọc có cái nhìn đúng đắn và nhân văn hơn đối với cống hiến của khoa học.
Như chúng ta đã biết giải Nobel là một giải thưởng danh giá nhất về khoa học tự nhiên và xã hội. Alfred Nobel mặc dầu là người phát minh ra thuốc nổ dùng trong chiến tranh đã đặt ra các giải thưởng này để khuyến khích mọi người mang lại Hòa Bình và Hạnh Phúc cho Nhân Loại. Trong đời, ông đã từng bị dày vò và nhiều lần hối hận về các phát minh của mình mà con người sử dụng chất nổ trong chiến tranh để tiêu diệt lẫn nhau và nó đã giết quá nhiều sinh linh vô tội!
Với 02 giải thưởng trên giúp ta hiểu: “Con Người” đúng là sản phẩm hoàn hảo nhất của Đấng Sáng tạo toàn năng. Khoa học cũng giúp chúng ta ngày càng hiểu Ngài hơn và yêu quý giá trị sống ý nghĩa của mình. Vấn đề với bản chất ý nghĩa giải thưởng mà Alfred Nobel mong muốn là ứng dụng nó phải đảm bảo những giá trị phổ quát văn minh và đạo đức phù hợp với thế giới tự nhiên mà Đấng Sáng tạo toàn năng đã ban tặng.
Cách đây mấy năm ông Gregory Laughlincủa là Giáo sư vật lý thiên văn tại Đại học California, Santa Cruz người đã phát minh ra phương trình toán học mà ông đã sử dụng để định giá những phát hiện do con tàu vũ trụ Kepler đã được Cơ quan Vũ trụ Hàng không Hoa Kỳ NASA đầu tư 600 triệu USD để thăm dò tìm kiếm và nghiên cứu vũ trụ. Hành tinh Mars được ông định giá chỉ có £ 10.000, trong khi Venus được cho là trị giá ít hơn một xu. Có khoảng 1.235 hành tinh khác trong vũ trụ, hầu hết trong số đó không có giá trị gì vì điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt.
Hành tinh Gilese 581, mà các nhà khoa học biết đến được xem là giống Trái đất nhất được Gs Laughlin định giá chỉ có giá trị 100 bảng Anh. Laughlin cho biết: “Tôi nghĩ rằng, khái niệm “hành tinh giống với Trái đất mà con người có thể ở được” là rất mơ hồ và hoang tưởng. Và tôi muốn tạo ra một cơ sở xác định giá trị những hành tinh để xem nó đáng đầu tư nghiên cứu hay không. Đây chỉ là một cách để tôi có thể định lượng về một hành tinh bất kỳ trong vũ trụ”.
Ông cũng cho biết: “Công thức này làm cho mọi người nhận ra Trái đất chúng ta đang ở là vô cùng quý giá và tôi hy vọng nó sẽ giúp tất cả chúng ta ra sức bảo vệ Trái đất chúng ta, bảo vệ những gì chúng ta đang có”.

No comments: