*phù thế
by Nguyễn Thanh Hiện
Sách Thượng Thư, thiên Nghiêu điểu chép :
Vua Nghiêu sai riêng ông Hy Trọng đến đất Ngung Di để nhìn mặt trời mà định các việc làm trong mùa xuân.
Còn Aristarque, nhà thiên văn học đảo Samos, Hy Lạp, tự thế kỷ thứ ba trước công nguyên đã dám dùng cách riêng của mình để đo mặt trời.
Lại còn có chuyện động trời hơn là cách đây chừng ba nghìn rưởi năm , tức lâu hơn thời Aristarque, người Ai Cập đã vẽ lên trần nhà các đền đài cổ cơ thể của trời, tức bản đồ thiên thể, anh mắt trời sáng nhất thì vẽ thành hình cái đầu bò ( chòm sao bắc cực ) còn những cái khác thì đặt tên Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Đã chế ra thứ đồng hồ hứng bóng mặt trời, để chiếu theo đó mà phân giờ phút trong ngày, chiếc đồng hồ xưa nhất thế giới ấy hiện còn giữ ở viện bảo tàng Bec Lin . Chưa hết. Người Ai Cập còn xem chuyển động của trời , thấy vào sáng sớm, lúc có sao Lang ( sirius ) mọc, thì nước sông Nin dâng lên. Và khoảng thời gian giữa hai lần sao Lang mọc là 365 ngày, tức tròn một năm . Phải. Trong lĩnh vực khoa học , trời có vẻ thân thiện với con người, chứ đõu phải như Nguyễn Gia Thiều bảo: Tay tạo húa cớ sao mà độc !.
Nước La Mã và nước Carthage ( tây bộ Địa Trung Hải ) đánh nhau suốt một trăm hai mươi năm(264 - 146 Tr.C.N ) Lúc La Mã tiến chiếm đảo Sycil ( đất của Carthage ) hãm thành Syracuse, thì nhà khoa học Archimede đã dùng kính hội tụ, lấy lửa mặt trời đốt thuyền của giặc. Khi hoạn nạn, quả trời có giúp con người. Nhưng lúc bấy giờ, con người lại đối xử voi nhau quá mức tồi tệ. Quân La Mã đốt thành Syracuse, xông vào phòng thí nghiệm của Archimede. Trước khi bị kẻ thù hạ sát, nhà khoa học đảo Sycil còn nói : Chúng bay muốn làm gì tao thì làm , nhưng không được phá huỷ những công trình khoa học của tao !
Và trong khi tôi cố giảng giải cho nàng thế nào là đám cưới sao, thì tôi cảm thấy như một cái gì mát rượi và mịn màng đè nhè nhẹ xuống vai tôi. Thì ra đầu nàng nặng trĩu vì buồn ngủ đã nga vào tôi. Với tiếng sột soạt êm ái của những dải đăng ten và làn tóc mây gợn sóng, nàng cứ ngồi yên như thể không nhúc nhích, cho đến khi ngàn sao trên trời mờ dần, nhoà đi trong buổi ban mai đang rạng …
Daudet đó viết như thế trong cuốn Những Vỡ Sao.
Bầu trời đầy tinh tú, hay vẻ tuyệt mỹ của tạo hoá, đối tượng của nghệ thuật, lại là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà khoa học.
Có một người mê đắm bầu trời như mê đắm người tình. Đấy là ông Newton của nước Anh thế kỷ mười tám. Thọ tám mươi tư tuổi, mà hình như chỉ một lần, lúc mười bảy mười tám tuổi, đó yêu một thiếu nữ rất đẹp, yêu mà không dám ngỏ lời, rồi thì thôi, ở vậy đến cuối đời. Newton cô độc từ lúc mới sinh. Cha ông mất, trước khi ông ra đời. Mẹ ông là một người nhà quê, tầm thường. Gia phả bên nội bên ngoại của ông cho thấy trong dòng họ không có người nào thông minh, xuất chúng. Newton không thừa hưởng chút di truyền gì của tổ tiên. Mà như là người của trời cho xuống trần gian để làm vẻ vang loài người. Thuở thơ ấu, suốt ngày chỉ lầm lì để làm những cái diều, những cái đồng hồ bằng nước, những cối xay lúa cho chuột kéo, hoặc cái nhật quĩ để đo bóng mặt trời. Mười chín tuổi vào học ở Cambridge, trường đại học lớn ở Luân đôn bấy giờ , gặp được thầy giáo tài ba Isaac Barrow. Luân Đôn bị bệnh dịch hạch, một thiên tai ghê gớm nhất trong lịch sử châu Âu, Newton phải lánh về trang trại của mẫu thân. Bầu trời quê Woolsthrope làm bừng lên trong trí não ông những khám phá mới về vũ trụ. Ba mươi tuổi, Newton chế tạo được ống dòm trời, tức kính viễn vọng. Tháng sáu năm 1682, một phát minh lớn lao nhất của nhân loại đã xuất hiện : Luật vũ trụ hấp dẫn. Bấy giờ Newton tròn bốn mươi tuổi. Năm 1686, luật Newton được in thành sách, với tên Qui Tắc. Một trăm sáu mươi năm sau khi tập Qui Tắc ra đời, nhà thiên văn học người Pháp Le Verrie không dùng kính viễn vọng để ngắm trời, mà chỉ dùng luật Newton để tính toán ra hành tinh Neptune. Newton mất, triều đình nước Anh làm lễ quốc tang, đặt ông nằm chung với các vua chúa ở điện Westminster, trên mộ khắc hàng chữ : Loài người nên hoan hỉ rằng một vinh quang lớn lao bực ấy của nhân loại đã xuất hiện ( Let men refoice that so great a glory of the human race has appeared )
Một con người vĩ đại đã sống cô độc nơi trái đất để tìm ra một luật chi phối tinh tú ở trên trời .
Quả là trời rất biết điều đối với những nhà khoa học. Chỉ im, để cho các nhà khoa học ngắm từng kẽ tóc chân tơ của minh. Thú vị hơn, ngày nay trời trở thành "người mẫu " trong hội hoạ của trẻ thơ. Một em bé lớp mầm non đã vẽ được trời. Khoanh một vòng, không cần tròn lắm, rồi thêm mấy cái ria xung quanh, là có ngay một ông mặt trời. Nếu chi tiết hơn, thì thêm ba vòng nhỏ nữa, nằm trong vòng lớn, để có đủ miệng, mắt của trời. Muốn trời buồn, thì chấm thêm mấy chấm nước mắt. Trời giận hay vui khi lũ trẻ vẽ mình giản đơn đến thế ? Cũng vẫn chỉ im, như khi con người mạo nhận là con của trời, để chiếm lấy chỗ quyền uy nhất thế gian. Vua xưng là con trời, nên vua bảo bề tôi chết thì phải chết, không chết, là bất trung với nước. Đây là chỗ chơi khăm của trời. Biết con người tự mạo nhận thế, nhưng vẫn im. Vua Lê Uy Mục ( 1505 - 1509 ) của nước ta đêm nào cũng vui vầy cùng đám cung nữ, rượu say, lại giết cung nữ, hay mổ bụng ai đó để làm vui, đến nỗi sứ thần Trung Quốc cũng phải kêu lên không biết ý trời ra làm sao mà nươc Nam lại sinh ra tên vua quỉ. Vua Lê Tương Dực (1510 -1516 ) thì thích bắt phụ nữ cởi trần truồng chèo thuyền trên hồ Tây để coi cho sướng mắt. Bấy giờ nạn đói tràn lan khắp nước, nhưng vua vẫn cho xây Cửu Trùng Đài với Điện Trăm Gian, để cho Nguyễn Dực phải kờu trời ở trong sách Hồng Thuận Trung Hưng Ký: Xay nhà cửa thì các xứ Thái Nguyên, Tuyên Quang núi không đủ gỗ để lấp lòng tham, đói mắm muối thì các miền Nghệ An, An Bang, biển không đủ vảy để che miệng đói… Thời vua Lê Tương Dực mọi quyền hành ở triều nằm trong tay tướng Trịnh Duy Sản. Năm 1516, Sản giết vua Lê Tương Dực, lập Quang Trị mới tám tuổi, lên ngôi. Nhưng chưa đầy ba hôm, Sản lại giết Quang Trị. Sự chuyên quyền của Sản đã gây nên những phe phái trong đám võ tướng, tranh giành, chém giết nhau suốt hơn mười năm. Khi phái cựu thần tôn thất nổi lên, thì Lương Đắc Bằng có làm bài kinh kể tội bọn quan lại bấy giờ : Tước đã hết mà lạm thưởng không hết, dân đã cùng mà lạm thu không cùng, phu thuế thu đến tơ tóc , mà dùng của như bùn đất, bạo ngược như Tần Chính, đãi công thần như chó ngựa, coi dân chúng như cỏ rác …
Nói đến Tần Doanh Chính của nước Trung Hoa cổ thì chẳng bút mực nào tả hết. Vua thích làm bậc chân nhân, ngày ngày không muốn cho ai thấy long thể của mình, nên đó cho xõytrong vòng hai trăm dặm xung quanh kinh đô Hàm Dương hai trăm bảy mươi cung điện có đường phức đạo và đường ống liền nhau, đem màn trướng, trống chiêng cùng gái đẹp đưa vào các cung ấy, không cho xê dịch, vua đến đâu, nếu có kẻ nói nơi nhà vua ở, thì bị tội chết. Thuỷ Hoàng đến cung Lương Sơn, đứng trên núi thấy xe, quân kỵ mã của thừa tướng Lý Tư rất đông , không bằng lòng. Có kẻ nói lại với Tư. Sau đấy, Tư bớt xe và quân kỵ đi. Thuỷ Hoàng bảo thế nào cũng có người tiết lộ điều vua đã nói. Khi tra xét chẳng ai chịu nhận. Vua bèn sai bắt tất cả những người đó đứng cạnh vua luc vua ở cung Lương Sơn đem giết đi.
Gặp ong vua tàn bạo, hay gặp thời tao loạn, người ta cũng chỉ biết kêu trời. Mà thường thì trời chỉ im.
Ông Newton nói : Tôi có cảm tưởng mình chỉ là một em bé chơi đùa trên bờ biển , thỉnh thoảng lượm được một hòn cuội nhẵn hơn hoặc một cái vỏ sò đẹp hơn những cái người ta thường tìm thấy , trong khi đó biển chân lý mênh mông , trải ra trước mắt nó , vẫn hoàn toàn bí mật , chưa hề bị xâm phạm .
Không phải nhà bác học thiên tài giả nhũn nhặn. Mà muốn nói trời đất là kho báu vô tận, như vẫn còn nguyên đó.