Khi Putin chiếm Crimea, Lukashenko liền
lên tiếng tán thành. Vị tổng thống chuyên quyền và mị dân này đã
cầm đầu nhà nước Belarus từ 1994, được các nhà báo phương Tây phong
chức “ Nhà độc tài cuối cùng của Âu châu.” Trong khi Ukrain biến loạn.
Lukashenko vẫn khéo léo một mặt hợp tác với Nga, một mặt đàn áp
mọi phong trào chống đối trong nước. Mỗi lần bầu cử nhiệm kỳ tổng
thống mới ở Minsk là Lukashenko lại đắc cử nhờ gian lận – lần cuối
vào tháng12-2010. Góp phần soi chiếu vào các xã hội
hậu-cộng sản khi Liên Xô tan rã, truyện ngắn nặng tính phóng sự sau
đây của Vladimir Kozlov – vốn là chủ bút tờ báo Anh ngữ duy nhất tại
Belarus – đã được chọn vào Tuyển Tập Truyện Hay Âu châu năm 2014 / BEST
EUROPEAN FICTION 2014, Dalkey Archive Press bởi Drago Jancar.
CHÂN PHƯƠNG
CHÍNH TRỊ
Từ ký túc xá tôi đi ra với quần bò màu
đen, áo khoác da và cái khăn ba sọc trắng, đỏ, trắng quấn quanh cổ. Hôm nay là
ngày xuống đường phản đối Lukashenko. Tôi đi một mình - mấy tay trọ chung phòng
với tôi sẽ không dẫn xác đến. Cả bọn cứ nằm lì trên giường rồi phun nước bọt
lên trần nhà bởi chúng chẳng có tí tiền nào để mua vốt ka. Lũ khốn kiếp.
Trên đường tôi đi ngang một đám người tồi
tàn thấy mà chán. Họ chẳng mảy may quan tâm đến chính trị hoặc bất cứ việc gì
khác, ngoại trừ một thứ là kiếm mua mớ dồi thịt, phồng miệng nhai nuốt, xong
ngồi suốt đêm trước máy tivi xem loại phim bộ ngu đần không cái nào hơn cái
nào. Dù tôi chẳng chống báng chi lối sống của họ, đương nhiên.
Nhóm xuống đường tụ tập tại quảng trường
Yakub Kolas. Từ xa tôi nhìn thấy đám đông với lá cờ ba sọc trắng, đỏ, trắng.
Tôi nhận ra vài tên trong phân khoa Bang Giao Quốc Tế ở đại học, cất tiếng
chào.
Bọn tôi đứng quanh nhau, hút thuốc, chờ
đợi, rồi tiến lên theo các người khác. Nơi hàng đầu có ai đó chỉ huy và chúng
tôi lại di chuyển về phía trước. Chúng tôi đi trên vỉa hè về nhà hát ôpêra – đó
là khoảnh đất chỉ định nơi chúng tôi được phép bày dựng cuộc biểu tình. Tuyến
lộ chính bị ngăn cấm – đám công an chống bạo loạn đứng dàn hàng dọc hè phố, chờ
đánh đuổi kẻ nào trong nhóm chúng tôi dám lấn tới.
Nhưng mối hiểm họa thực sự, Chúa ơi Chúa,
là một người trong nhóm bị họ lôi ra khỏi đường lớn, bắt đến một mảnh sân khuất
để bày trò hành hung chính hiệu của công an.
Vậy là trong nhóm có người của các phân
khoa khác, nhưng tôi không thấy ai trong khóa học của mình.
Chúng tôi la to bằng tiếng bêlarút, “Tàn
tệ !”, “Lukashenko phải vô tù!”, và “Bêlarút muôn năm!” Những kẻ đi đường khó
chịu nhìn chúng tôi - bị chúng tôi cản trở không được rảnh chân chạy theo mớ
công việc vặt, họ phải đứng ép sát vào tường nhà mấy dãy phố cho bọn này đi
qua.
Con số tham dự cuộc biểu tình hơi yếu –
không hơn một nghìn. Vẫn còn vài người bước đến gia nhập nhóm chúng tôi, nhưng
chẳng được bao nhiêu. Một nhóm với chừng ấy mạng sẽ không gây nhiều âm vang.
Nếu chúng tôi tụ tập nổi mười hay mười lăm ngàn người thì đám công an dẹp loạn
hay bọn cớm thường phục sẽ hết làm gì được. Sau đó chúng tôi sẽ biểu dương hò
la ngay trước dinh tổng thống.
Chúng tôi đi đến nhà hát. Bọn này có vài
trăm mạng với cờ xí và bảng vẽ câu “Bêlarút muôn năm" nhưng cớm và lực lượng
chống biểu tình còn đông hơn. Họ đến từ đâu, tất cả những công an này? Họ chả
làm gì để giúp mọi thứ doanh thương phải đóng món tiền bảo vệ cho mafia, nhưng
khi đến lúc cần bóp nghẹt đối lập thì tất cả đều có mặt. Còn có thêm mớ công an
dẹp loạn trên chiếc xe buýt đằng kia. Họ đang ngồi, chờ đợi, đánh bài, nhìn bọn tôi
qua các cửa sổ xe.
Cuộc phản đối bắt đầu. Một ký giả chạy theo bên cạnh – chị ta có
mặt trong lần phản đối mới đây của chúng tôi, và tôi từng gặp chị ta dăm ba lần
gào la đòi dân chủ và tự do ngôn luận trên tivi. Cô nàng tuổi khoảng ba mươi,
trang phục gọn đẹp.
Hai cớm, một sĩ quan và một thượng sĩ,
trông chừng chị ký giả. Tay thượng sĩ nói bằng tiếng Nga:
“Cũng lại con này. Đồ đĩ ngựa. Hết bú
thằng này lại ngậm thằng khác thì cách nào nó còn làm việc được, tôi không bao
giờ hiểu nổi. Đ.m. nó cứ rình đợi cơ hội để gây sự với chúng ta. Vì nó viết cho
tờ báo rác nào đó, con đĩ này tưởng là chúng mình sẽ không đụng tới nó. Có lần
bọn tôi kéo nó lên xe buýt, bạt tai vả má một hồi. Nhưng cái mồm thối nó cứ
oang oang - tự do ngôn luận, ngôn luận tự do…
Anh biết không, lần đó vì nó mà bọn tôi
suýt bị rắc rối!”
Cô ta lập gia đình chưa?”
Làm sao mà có gia đình? Nó đã ly dị. Chẳng
có thằng nào sống nổi với loại đĩ như thế.”
Còn phải nói!”
Chị nhà báo bước tới tôi.
Chào anh. Svetlana Ryabova. Bản tin Minsk
. Xin phép cho tôi hỏi vài câu?”
“Được, cứ hỏi.”
Chị ta lấy trong túi xách ra cái máy ghi
âm, chìa tận mũi tôi, bấm nút.
“ Anh tự giới thiệu trước tiên. Anh tên
gì, đi học hay công tác ở đâu?”
“Antonovich, Sergei. Tôi đang học năm thứ
ba khoa tâm lý tại Đại học Quốc gia Bêlarút.”
Xin anh cho biết lý do anh tham gia cuộc
biểu tình hôm nay?”
“Vâng, chúng tôi đến đây để bày tỏ sự phản
kháng đối với các chính sách của chế độ đang cầm quyền.Chúng là lý do khiến đất
nước chúng ta nghèo như thế này và khiến nền kinh tế chúng ta đi xuống.”
“ Theo anh, một vụ xuống đường biểu tình
như vầy có hiệu nghiệm bao nhiêu trong cuộc tranh đấu chống chế độ?”
“Không hiệu nghiệm lắm vì chẳng có bao
nhiêu người tới. Nếu đông hơn, giới chức trách khi đó sẽ sợ chúng tôi và buộc
phải làm điều chi đó để giải quyết. Còn như thế này thì họ có thể cho cớm với
công an dẹp bạo loạn ra tay thay vì lắng nghe những gì chúng tôi muốn nói.”
“Anh nghĩ thế nào về tình trạng đấu tranh
chính trị của giới trẻ hôm nay, trong các sinh viên? Anh sẽ mô tả nó ra sao ?
“Thế này, ngày nay thiên hạ chẳng quan tâm
nhiều đến chính trị. Làm sao kiếm nhanh được chút tiền rồi tiêu khiển, đó là ý
nghĩ trong đầu của đa phần giới trẻ hiện giờ. Về chính trị thì coi như họ
không…,họ chả màng gì đến ba thứ chuyện đó.”
“ Vậy họ không nhìn ra sự liên hệ giữa
tình hình chính trị đất nước chúng ta với chất lượng đời sống của họ hay sao?”
“Có lẽ họ chả nhận ra. Tôi không biết
được.”
“Ôkê, cảm ơn.” Cô ta tắt máy ghi âm, rồi
rời bước. Tất cả những gì tôi vừa nói ra là đúng, có thể cho là thế. Nếu cô ta
biên tập tôi đôi chút trong bài viết thì mọi việc sẽ ôkê. Nhưng lỡ nếu tay khoa
trưởng bắt gặp bài báo thì sao? Năm trước có ba gã bị đuổi khỏi môn Bang giao
Quốc tế vì tham dự cuộc phản đối, giờ đây họ đang học ở Praha. Họ được bên ấy
mời qua học khỏi đóng tiền. Mấy thằng số đỏ. Vài tên trong phân khoa bảo tôi
rằng bọn họ vẫn giữ quan hệ với nhau - mấy thằng đó đang học bên Tiệp với tiền trợ
cấp. Và còn dư để mua bia uống.
Cuộc phản đối chấm dứt. Mấy nhà cầm đầu
phe đối lập chính trị len bên hông đám đông tách ra và lên xe của họ ngồi phòng
khi nguy hiểm hiện ra là có thể phóng xe đi. Một nhóm người biểu tình cũng bắt
đầu rời chỗ, trừ những kẻ tích cực nhất là đám sinh viên, trong đó có bọn tôi.
Ai đó gợi ý lên đường về quảng trường Độc Lập, và chúng tôi bắt đầu cất bước.
Trong nhóm có vài tên hơi hoảng – chúng tôi không được phép diễn hành trên
đường, có nghĩa là bây giờ chúng tôi tạo cho bọn cớm cái quyền bắt giữ cả đám.
Còn nếu không bắt giữ ngay thì họ sẽ đợi khi chúng tôi tản ra, lúc ấy họ sẽ
lượm từng đứa. Nhưng, kệ mẹ. Bọn này cứ tiếp tục kéo nhau đi. Còn lại độ hai
trăm mạng, chúng tôi nắm tay nhau không cho bọn cớm tóm bất cứ ai, rồi bước
trên đường về quảng trường.
Cớm bám sau chúng tôi và kèm theo hai
bên, nhưng họ lặng lẽ và chưa đụng đến bất cứ ai. Có nghĩa là họ còn đợi lệnh
trên. Không xa bọn tôi lắm là thượng sĩ với sĩ quan khi nãy.Chẳng biết từ đâu
Ryabova hiện ra, rượt kịp tay thượng sĩ.
“ Chào anh. Svetlana Ryabova, Bản tin
Minsk. Xin hỏi anh vài câu có được không?”
“ Cút đi chỗ khác. Tôi không nói chuyện
với những người như chị.”
“Tại sao tôi phải đi chỗ khác? Tại sao anh
không nói chuyện với tôi? ‘Những người như chị’ là nghĩa gì cơ chứ? Để tôi đoán
thử: trước tiên là phụ nữ, thứ nhì là nhà báo. Có đúng không nào? Thưa ngài,
ngài là một kẻ hoàn toàn đần độn !”
Đôi ba người trong nhóm bọn tôi đứng lại
nhìn xem chuyện gì sẽ xảy đến. Tôi cũng vậy. Câ bọn nhích tới gần. Vài người
khác trong nhóm dừng bước, xoay đầu lại.
“Chị khôn hồn cút ngay đi, bằng không
chúng tôi sẽ đưa chị lên xe buýt kia – khi đó chị phát hiện điều gì sẽ đến khi
chị giỡn mặt với chúng tôi.”
“Anh có biết anh là cái thứ gì không? “
chị nhà báo hỏi. “Anh là một dị dạng của thiên nhiên. Rác thối toàn diện. Nói
cho anh biết, loại thất bại như anh sẽ chẳng bao giờ được ngủ với đàn bà. Đàn bà
bằng xương bằng thịt ấy, còn lâu."
Tên thượng sĩ vung quả đấm lên. Tôi chạy tới cho hắn cú đá vào hạ bộ. Hắn gập cả người, bọn cớm còn lại nhào đè lên chúng tôi. Bọn tôi chẳng có món gì để tự vệ - không gậy gộc kể cả rào dậu, xi măng vỉa hè để mà tháo nạy. Chúng tôi phóng nhanh vào cái sân nhà kế cận. Công an chống bạo động cầm dùi cui đã nhảy khỏi xe buýt xông tới – sau rốt cũng đến giờ họ ra tay. Nãy giờ họ chỉ ngồi chán mứa trên xe, nay thì họ có thể vung dùi gậy đập gãy dăm ba cái xương sườn.
Tên thượng sĩ vung quả đấm lên. Tôi chạy tới cho hắn cú đá vào hạ bộ. Hắn gập cả người, bọn cớm còn lại nhào đè lên chúng tôi. Bọn tôi chẳng có món gì để tự vệ - không gậy gộc kể cả rào dậu, xi măng vỉa hè để mà tháo nạy. Chúng tôi phóng nhanh vào cái sân nhà kế cận. Công an chống bạo động cầm dùi cui đã nhảy khỏi xe buýt xông tới – sau rốt cũng đến giờ họ ra tay. Nãy giờ họ chỉ ngồi chán mứa trên xe, nay thì họ có thể vung dùi gậy đập gãy dăm ba cái xương sườn.
Đang bỏ chạy tôi nhìn thấy hai tay cớm nắm
chụp Ryabova và kéo cô ả về xe buýt. Chị ta tay huơ chân đá, cố chống trả.
Chẳng nhằm nhò gì. Nhưng sẽ không có gì nghiêm trọng xảy đến với cô ta - họ sẽ
bắt giữ ả nửa tiếng đồng hồ rồi thả. Nhưng nếu tôi bị họ chặn bắt thì đúng là
tai vạ cho tôi. Họ sẽ đập dùi gậy vào phủ tạng rồi nhốt tôi năm ngày vì tội
danh “tham gia một cuộc phản đối không có giấy phép “ và “ chống chính quyền”.
Tôi chạy qua một cánh cửa vòng cung. Trong sân có xe cộ, bãi đậu. Sau tôi có
thêm vài tên trong nhóm, và đằng sau chúng là đám công an dẹp loạn. Tôi trốn
trong một nhà xe. Chỉ có một mình tôi hèn yếu nơi này, tôi cảm thấy sợ đến đổi
muốn ị ra quần. Thật ra đã có hai đống cứt khô trên khoảng đất sau nhà đậu xe.
Tôi tìm chỗ tránh khỏi đạp phải cứt rồi tuột quần xuống. Tất nhiên sẽ hài hước
nếu đám công an chống bạo loạn lùng phía sau nhà xe và bắt gặp tôi trong tư thế
này. Tôi nghe tiếng động, vài tiếng gào la phía sau bức tường bên kia. Có đứa
đã bị tóm. Đống cứt tôi ị bốc hơi. Rút trong túi áo một mảnh giấy tôi đọc “ Chúng
ta là thành viên của Âu châu. Lukashenko – đồ ngửi đít!” Sakovich sinh viên năm
thứ năm đã trao tôi mẩu giấy này. Bọn tôi đã phát tán chúng quanh khắp giảng
đường. Tốt quá, tôi còn được chục tờ. Tôi chùi đít với mẩu giấy, kéo quần lên
rồi lặng lẽ lén nhìn từ đằng sau nhà xe. Hai tay công an dẹp loạn đang đánh gục
một gã đầu hói mang kính cận với túi da trên vai, họ thọc dùi cui vào bụng gã.
Gã gào to, lũ giết người. Cái túi tuột chậm, rời vai gã rớt xuống đất.Công an
lôi gã đi.
Không còn ai nơi khoảng sân. Tôi chờ thêm
độ năm phút rồi bước ra từ sau nhà xe. Buổi chiều tối dần. Tôi đi tới cái túi,
nhìn xuống. Có hai chai vốt ka trong đó. Chỉ bấy nhiêu đó. Không giấy tờ tài
liệu gì cả. Có lẽ tôi nên lượm hai chai lên đem về cho bọn ở cùng ký túc xá với
tôi.
Như vậy coi như bọn tôi đã thắng!
Lukashenko – cho mi ngửi đít ta!
CHÂN PHƯƠNG chuyển dịch từ bản Anh ngữ
do ANDREA GREGOVICH dịch từ nguyên tác
tiếng Nga.