Sunday, June 14, 2015

TRẦN ĐÁN

nhà văn Nguyễn Đình Chính

Người dịch và giới thiệu: Trần Đán -  nhà văn và nghệ sĩ thị giác.sống ở Hoa Kỳ

Tập thơ Chẹc chẹc của NDC gồm những bài thơ nhả đầy tiếng liên thanh, tiếng văng tục đường phố, tiếng chắc lưỡi về thời thế ngày hôm nay trên đất nước VN, chấm dứt bởi bài “Thông điệp hoa hồng” nhen nhúm hi vọng.

 Là con trai của nhà văn cách mạng nổi tiếng Nguyễn Đình Thi, anh nhập ngũ Quân Đội Nhân Dân miền Bắc lúc anh 18. Nơi luyện quân là rừng già dưới núi Yên Tử, Quảng Ninh, cách Hà Nội 125 cây số, nơi thờ vị vua ở thế kỷ 13 Trần Nhân Tông. Trong nguyên tắc và thực hành, tinh thần hòa giải và cầu hòa của vị vua này, người từng đánh bại quân Mông Cổ, rồi từ ấn về Yên Tử lập ra phái Thiền gọi là Trúc Lâm Yên Tử, hiện đang được đại học Harvard cẩn trọng nghiên cứu. Có lẻ lòng từ bi của vị vua đã độ trì người lính trẻ qua cuộc chiến tàn khốc. .
  Khi cuộc chiến chấm dứt năm 1975, người chiến binh quay về nhà. Trong mười năm tiếp theo, những chính sách kinh tế và chính trị sai lầm của nhà cầm quyến đã cầm tù hàng vạn người của chế độ cũ, đẩy hàng triệu dân đi vượt biển, và đưa đất nước đến hai cuộc chiến mới – với Trung Quốc và Kampuchea. Sau khi Liên xô sụp đỗ, nhà cầm quyền VN phải theo con đường cải cách để cứu vãng nền kinh tế đỗ nát – và để tự cứu mình. Khi nền kinh tế đã vững, họ quay lưng lại đối với nhân dân. Tất cả các đòi hỏi dân chủ  và tự do bị đàn áp. Tham nhũng tràn lan. Công lý bị khinh rẻ. Nhóm cầm quyền vơ vét tài sản khiến hố cách biệt giàu nghèo ngày thêm lố bịch, hơn cả trong những xã hội tư bản mà họ luôn mở miệng lên án. 

60 năm sau Cách Mạng Tháng Tám, 30 năm sau ngày thống nhất, nhà thơ tự hỏi, Còn gì những lý tưởng về tự do, bình đẵng, nhân ái mà thế hệ của anh đã hi sinh biết bao xương máu cho. Những gì nhìn thấy thật đau lòng.  

            nhân dân trắng tay
            nhân dân bị thương
            nhân dân đầm đìa mồ hôi
            nối nhau
            bò lê bò toài
            ăn mày tự do
            ăn mày sự thật
                       
Bài thơ chết
          
Quê hương nay còn đâu?

tôi muốn chia sẻ với bạn
nỗi buồn không thể nói lên thành lời
không của riêng ai 
nỗi buồn vô gia cư
như ngọn gió
lang thang
đi hoang    
trong ngôi nhà tổ quốc.

Cùng hát lên

Đi đâu anh cũng thấy toàn cảnh ăn thịt người, những cách đối xử tàn nhẫn mà nhà cầm quyền cộng sản lên án nhưng vẫn chính mình thực hành.

tâm hồn mi bị trói bó dò đặt ngửa tềnh hênh
   trên bàn bị chặt ra tùng khúc bị hấp cách thủy
   bị tẩm bột bị quay chín vàng và mi đeo khăn ăn vào cổ ngấu nghiến hả hê ngấu ghiến nhai nuốt nhai nuốt nhai nuốt nhai nuốt
khoái khẩu
                                   
Những bữa tiệc ăn thịt người

Đáng tiếc thay lần này kẻ thù không phải là Kẻ Lạ - những quân viễn chinh thèm khát thuộc địa, thèm khát tài nguyên, nườm nượp bom đạn và thuốc khai quan. Dưới mắt nhà thơ, kẻ thù nằm trong

câng câng mặt thằng đại gia ăn cướp
(ăn cướp chứ không phải ăn cắp)
trí thức cụp tai
ngòi bút trượt dài sợ hãi
sự ngạo mạn trống rỗng lên ngôi
và quả đấm rình mò
                                   
Cục cứt thơ

Lần này kẻ thù là Chính Ta - những người cách mạng tha hóa, các nhà trí thức hèn nhát, các nhà văn khiếp sợ, trong đó có chính anh trong những ngày tháng trước đây.

và nụ cười gượng gạo của một nền đạo đức giả
   dối đã được hun đúc hàng trăm thế kỉ 
đất thó mi (zê) hì hục tự đắp tượng đài tâm hồn
   của chính mi (zê) bao lâu nay
                                               
Bức tường

Đối với anh, tất cả các lý tưởng cao đẹp của Cách Mạng đã bị phản bội.
Đứng trước sự thật phũ phàng đó nhà thơ và những người đồng cảm ít ỏi cảm thấy như

những hạt bụi
không thể chết 
lại càng cũng không thể sống
giữa thiên đường tổ quốc
                                   
Những hạt bụi hóa đá

Chưa bao giờ họ cảm thấy lạc loài như thế.
.
tôi là người vô gia cư trên tổ quốc của tôi
mỗi khi tôi hát lên bài ca thương cảm
giống như bát cháo hoa vẩy lên trời bố thí
cho hàng triệu oan hồn lang thang đói khát
bị chết oan không hiểu vì sao mình lại chết
trong cuộc chiến tranh chỉ mang lại quyền lực
và tiền bạc cho một dúm kẻ ác tâm tàng hình

Tôi cũng là người vô gia cư

Rồi đến lúc nhà thơ không thể im lặng được nữa và phải cất lên tiếng nói của “người lính già/ bị phản bội (Thông điệp hoa hồng.) Chán ngấy những đề tài an toàn như tình yêu, sự tao nhã, tính anh hùng , anh không ngại ngùng xông vào những vùng cấm như sự thù hận, dục vọng, tính ương hèn ngoài đời cũng như trong chính ta.

Có lúc thơ anh u ám, cay đắng như thơ Sylvia Plath.

thật ra thì không có gì đáng hoảng
           cái chết đôi khi dễ chịu
dù cũng ma chay điếu phúng linh đình
thân xác tiêu mẹ nó rồi (hết nhe răng ra ăn thịt)
tâm hồn chạy thoát bay lượn trong một thế giới
   bí mật đầy những ảo giác thật giả hoang
   đường chúa trời đức phật
(đéo phải thành đồ nhắm nữa)

Những bữa tiệc ăn thịt người

Có lúc thơ anh đầy phẩn nộ như thơ Pablo Neruda hay Vladimir Mayakovsky.

có một lần trong cơn say điên loạn
tự do ơi ta (zê) vồ được mày rồi
trơn tuột da lươn loằng ngoằng thân rắn
tự do nấc lên ặc ặc
tự do ngoáy đít oẵng oẵng
tự do ư ử ngạt thở mông đùi
và mi (zê) cuống cuồng húp lấy húp để nuốt lấy
   nuốt để
húp cái gì nuốt cái gì (không biết)
mong chạy thoát ra khỏi cái chuồng chó ba lần
   khóa xích
mong giải thoát tâm linh ra khỏi móng vuốt cơn
   say choáng váng u mê ngạt thở tắc đờm tức
   ngực

Tự do ngoáy đít

Kẻ thù còn là nền thi ca nhàm chán, chuyên ca tụng chế độ, chuyên tô hồng thực tế, mà chính anh đã từng tham dự.
            vì thế thơ mi (zê) đành bò len lén
vì thế thơ mi (zê) lê la hành khất
áo vá bụi đời đôi giầy sục cứt
lấm lét ăn vụng đói nghèo (ăn vụng chứ không
   dám ăn cướp)
lổm ngổm vỉa hè rống lên ông ổng
phọt ra ồng ộc ngộ độc mắm tôm (thổ tả)                                          

                                    Cục cứt thơ

Khi nhận thức ra, Chính đã không ngần ngại giải phóng tính “vìa hè” của thơ, để cho nó tha hồ biểu lộ cơn thịnh nộ đang dâng lên khắp đầu đường xó chợ 

không phải thân xác mi mà là thơ mi thơ mi bị
   đá văng ra vỉa hè như con chó già mù lòa vô
   dụng bị chủ đá văng ra cửa
không phải bị đá văng ra cửa mà là bị đá văng
   ra khỏi sự bón mớn phỉnh nịnh vỗ về
tất nhiên kèm theo cả sự lo toan định hướng
   dậy dỗ nghiêm khắc lạt mềm trói chặt
(nhưng ông mà điên lên thì cho mày (thơ) xơi
   chầu dùi cui roi điện)

                                    Thơ vĩa hè 

Không còn gì thối tha bằng thực tế ngoài kia nên Chính phải nhào nặng, quậy lên những thi thuật mới, những ngôn ngữ mới.
Trước hết Chính đưa vào thi ca cái ngôn ngữ dung tục đường phố, tấp nập những tiếng tục tằng như cứt, đít, lồn và những tiếng chửi thề như e mé mày, tiếng người dân tộc Mán mà anh học lóm được lúc đi lính.

cục cứt mày ngủ cho ngon
đêm nằm mơ mớ dịu dàng
mọc ra đôi cánh nhập nhằng chập cheng (xò ri)
   mọc ra đôi cánh nhịp nhàng
nhịp nhàng là nhịp nhàng bay lượn thờ lôn (hồn
   thơ)

Cục cứt thơ

Nếu có vị nào trong nhà nước cộng sản lên án Chính là làm dơ bẩn thi ca, Chính sẽ đem lảnh tụ Lenin và Mao ra nhạo bán: vì Lenin và Mao từng xem trí thức còn thấp kém hơn cục cứt thì nhà thơ chỉ ước được làm cục cứt.

Ồn ào như chợ vỡ trong thơ Chính là những tiếng chó sủa - ốc ốc ốc/ ôi ôi ôi – tiếng nhạc trẻ thế hệ 8X – xập xình xập xình xập xình – mà chắc là Chính nhái lại từ ban nhạc rock Gỗ Lim của con gái.

Gây bấn loạn trong đám đọc giả có học, trên 40 tuổi, lâu lâu Chính sử dụng những tiếng lóng của bọn trẻ 8X như đao mèo, thắng chí ẩu.

Chính không ngại chửi thẳng vào mặt, nhưng anh cũng biết ví von bằng cách nói lái như trong thờ lôn, đao mèo. Như Hồ Xuân Hương ở thể kỷ thứ 19, Bà Chúa Thơ, Chính ngao ngán về sự bất lực của thơ chính thống để diễn tả thực tế và muốn thách thức những nhà kiểm duyệt văn hóa.

Chính cũng ghét dùng dấu , những vật cản thay vì bôi trơn ngôn ngữ. Dấu duy nhất mà anh tự cho phép sử dụng là dấu chấm hết. Vì thế câu thơ của anh đọc như một phát liên thanh, hừng hực như câu thơ của Alan Ginsberg.

Nhưng cuối cùng thì nhà thơ từ chối để tuyệt vọng thắng. Trong bài Thông điệp hoa hồng, Chính trông đợi “trận cuồng phong hoa hồng” đến giải thoát tâm linh và thi ca.

  gót chân tháng giêng
            gót chân mộng du
            lạnh buốt
            mơ màng
            chầm chậm mang theo thông điệp
            trận cuồng phong hoa hồng
            rực rỡ
            dữ dội
            sắp tràn về
            và
            nhấn chìm tất cả.

Thông điệp hoa hồng


Chính không phải một mai mà giác ngộ. Sau chiến tranh anh viết nhiều truyện văn xuôi, những truyện mà sau này anh xem là quá “hiền lành.” Năm 1999 anh làm một cuộc đổi dời. Tập truyền 1000 trang của anh tựa đề Đêm Thánh Nhân làm chấn động giới văn học. Trong truyện tác giả vạch trần mặt trái của xã hội, mô tả cuộc sống tối tăm của hàng loạt những con người dị ngợm, bần cùng, ngây ngô bị những kẻ có quyền thế, bọn đồng hương và đám trục lợi bóc lột đến tận cùng. Mặc dù anh không công nhận nhưng rõ ràng anh đã sử dụng vản pháp hiện thực huyền ảo, văn pháp đa năng nhất để vẻ lên chân dung đầy đủ của nước Việt Nam đương đại – chân dung xã hội, chính trị và tâm thức. Có lẻ do nhận ra giá trị văn học không thể chối cải trong tác phẩm này mà nhà xuất bản Văn Học trực thuộc nhà nước phải miễn cưỡng xuất bản Tập I. Một tháng sau, họ lại ra lệnh thu hồi và cấm xuất bản cho đến 7 năm sau.
  
Năm 2009 Chính xông vào làm thơ. Nhưng cũng như truyện, thơ anh cũng chẳng được các vị kiểm duyệt buông tha. Để thoát gọng kiềm anh bèn phóng lên xa lộ Internet. Anh lần lượt đăng thơ trên các blog thân thiện và cho phép đọc giả tải từ sách điện tử Kindle. Một tập thơ gồm 163 bài được nhà in Tân Hình Thức đăng tại Hoa Kỳ, trong số này 22 bài đã được tôi tuyển để dịch sang tiếng Anh trong Tuyển Tập này


Trong thi ca Việt Nam đương đại, Nguyễn Đình Chính là Arthur Rimbaud của thời Internet, một tên nổi loạn bất trị, một con trâu điên của văn học đường phố. Hắn lên án sự áp bức dưới mọi hình thức, từ chính trị, kinh tế đến xác thịt. Hắn giải phóng thơ khỏi những khuôn sáo. Hắn lôi thi ca xuống cống rãnh của cuộc đời, bắt thi ca phải nhìn thẳng vào những con mắt sâu hóm và nghe những ai oán não nề. Như một con chó berger, hắn ngửi hít, rà soát và loại đi tất cả những gì bốc mùi giả dối. Duy nhất đáng được cứu khỏi bãi bùn sình là những mãnh sự thật – những gì còn lại của những lời hứa bị phỉnh, của những giấc mơ bị cuỗm, nhưng nhất định không chết.

Nhờ thế mà thi ca Việt Nam vươn tới một đỉnh cao mới. 

T.Đ


  1.Những hạt bụi hóa đá (tr. 131)


Chúng tôi như những hạt bụi bay
 (không phải bay mà chỉ lơ lửng)
lơ lửng lơ lửng
dưới bầu trời tổ quốc mênh mông
trên mặt đất tổ quốc mênh mông
chúng tôi không thể bay lên được
đùa dỡn với bầy chim cánh trắng nhởn nhơ
chúng tôi cũng không thể sà xuống 
ngã vào cỏ hoa xanh biếc như ngọc
chúng tôi cũng không thể nào
phình to
hoặc
teo tóp lại
không thể
rẽ ngang
rẽ ngửa
không thể 
quay phải
quay trái 
những hạt bụi
không thể chết 
lại càng cũng không thể sống
giữa thiên đường tổ quốc

nẻo trời xa
hạt bụi đời
hạt bụi trái tim
hạt bụi hồn tôi
bay đi đâu
bạn ơi

chúng tôi như những hạt bụi bay
(không phải bay mà chỉ lơ lửng)
những hạt bụi 
đang chầm chậm
hóa đá
hóa
đá.