Sunday, November 8, 2015

Lời tiên tri trong tác phẩm Thần Khúc của Dante (Phần 1)

Tác giả: Trương Tiểu Thanh | Dịch giả: Daniel Nguyen
2 Tháng Mười Một , 2015


Domennio Di Michellino và bức vẽ bố cục của tác phẩm Dante and the Three Kingdoms, được sáng tác vào năm 1465, đây là một bức tranh sơn dầu.

Vào khoảng tháng 5, tháng 6 năm 1265 thành phố Firenze (Florence) nước Ý đã sản sinh ra một thi nhân vĩ đại mang tên Dante. Vào 750 năm sau, nữ phi hành gia người Ý Samantha Cristoforetti trong lúc tiến hành nhiệm vụ trạm Không gian đã ngâm một đoạn trong “Thần Khúc” của Dante. Đoạn trích mà cô ấy đã chọn là khúc ca đầu tiên trong chương Paradiso (tức “Thiên đường”), trong đó mô tả cảnh Dante bay lên cảnh giới của Thần:

“Ta từng ở nơi thiên đường nhận được nhiều ánh sáng của Người nhất;

Và nhìn thấy những điều mà sau khi trở về cõi thế

Không có cách nào, không có lời nào để miêu tả,

Quảng cáo

Bởi vì khi tiến gần đến khao khát của nó

Trí lực của chúng ta càng chìm sâu,

Ký ức không có cách nào lần lại dấu vết.

Cho dù như vậy, ta cũng đem tất cả những gì ở cánh giới thần thánh ấy

Ta có sức mạnh tất cả đều cất giữ sâu trong tim

Trở thành đề tài để ta xưng tụng.

Hỡi thần Apollo nhân từ, vì sự nghiệp cuối cùng này,

Xin hãy để con nhận được uy lực từ thần.

Xứng đáng để nhận được vòng nguyệt quế mà Thần yêu mến!”

(Bản dịch Thần Khúc này được dựa trên bản dịch tiếng Trung của Chu Duy Cơ)

Theo bản tin ngày 20 tháng 5 của tờ The Newyorker, lúc Samantha Cristoforetti đang bay trên quỹ đạo Trái Đất với vận tốc 1.7 dặm Anh (tức khoảng 270.000 km/giờ), cô ta đã đọc đoạn trích này thông qua kênh truyền hình được phát trực tiếp về Trái Đất tại một rạp phim nơi thành phố quê hương của Dante.

Mười ngày sau, đạo diễn – diễn viên kịch lừng danh của nước Ý Roberto Benigni đã xướng đọc đoạn cuối cùng của chương “Thiên đường” tại Tòa nhà Nghị viện Ý:

“Muốn đạt được những huyễn tưởng cao xa ấy, tôi không thể làm được;

Nhưng những dục vọng và ý chí của tôi đã giống như

Một chiếc bánh xe xoay đều đang bị thúc đẩy…

Tình yêu cũng đẩy mặt trời cùng với những tinh tú khác.”

Sau khi Benigni kết thúc, hơn tám trăm Nghị sĩ đã đứng dậy vỗ tay. Cũng trong ngày hôm đó giáo hoàng Francis bày tỏ, ngài tin rằng Dante Alighieri là “một nghệ thuật gia đã biểu hiện được những giá trị tối cao của vũ trụ”. Giáo hoàng nói, Dante có thể giúp chúng ta “vượt khỏi những hôn ám mịt mờ của thế giới chúng ta”.

Trong chương “Thiên đường”, Dante đã tự thuật ông đã “cùng với ngôi sao Song tử vĩnh hằng chuyển động”, hậu thế căn cứ vào đó mà đoán rằng, ông có thể sinh vào tháng 5 hoặc tháng 6. Gần đây, những hoạt động kỷ niệm tròn 750 năm ngày sinh của ông đã được tiến hành trong đó có sự kiện hình ảnh của ông được khảm lên đồng xu 2 Euro mới nhất. Trên đường phố Florence, người ta còn dựng lên mô hình Dante bằng giấy để cho du khách có thể chụp ảnh, những bức ảnh chụp ở trên mạng còn được gắn nhãn “#dante750”. Có người còn đề nghị các hoạt động kỷ niệm này nên được kéo dài đến năm 2021, tức cũng là năm kỷ niệm 700 năm ngày mất của ông.

Luca Signorelli, “Tượng Dante, được chế tác vào năm 1499 – 1502, bích họa ướt tại nhà thờ Orvieto
“Thần khúc”: Vần thơ bất hủ, lời tiên tri cho ngày hôm nay

“Thần khúc” được sáng tác vào hơn 700 năm trước, lý do nào khiến cho tập thơ này vẫn còn trường tồn qua thời gian lâu dài và người thời nay vẫn còn nhớ mãi?

Trong chương mở đầu, chúng ta có thể nhìn thấy Dante đã cùng với nhà thơ sử thi Vergilius bước ra từ rừng đen, chứng kiến những linh hồn phải chịu hình phạt và Satan, kẻ phản bội Thượng đế. Họ đã xuyên qua lòng đất, leo lên ngọn núi Luyện Ngục tại Nam Bán Cầu. Lúc hành trình tẩy rửa tội nghiệt sắp kết thúc, Vergilius – biểu tượng của trí tuệ con người đã trao Dante cho Thiên sứ Beatrice, biểu tượng cho sự Mặc Khải từ Chúa. Họ đã xuyên qua từng tầng từng tầng trời, cuối cùng đã được hội kiến với Chúa Ba Ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh; tâm linh của chính ông cũng xoay chuyển, chứng kiến được tình yêu vĩ đại như các vì sao xoay quanh mặt trời.

Những điều mắt thấy tai nghe được Dante ghi lại vô cùng tỉ mỉ và chân thực, chính vì vậy tác phẩm của ông đã trở thành kinh điển trong bầu trời văn học châu Âu. Thiên đường, Địa ngục, Luyện ngục mà ông miêu tả cũng là những bằng chứng biểu hiện của thiện ác, nhân quả. Đối với những miêu thuật về tinh thần, ông đã nhấn mạnh vào chủ đề vĩnh hằng của nhân loại. Đối với thế giới hiện nay, tác phẩm này đã được giới tu luyện xem là một dự ngôn với ý nghĩa tượng trưng rất cụ thể. Tiểu thuyết gia nổi tiếng Dan Brown chỉ là một trong những người có cảm hứng từ tác phẩm của Dante muộn nhất trong vô vàn những nghệ thuật gia từ trước đến nay. Nhà điêu khắc của nước Pháp thế kỷ 19 Bordin từng nói rằng, ông chưa bao giờ quên mang theo “Thần Khúc” khi bước chân ra khỏi cửa.

Tác giả đương đại của nước Anh, Andrew Norman Wilson nói: “Dante là một nhà thơ vĩ đại nhất châu Âu, cũng có thể nói ông là nhà thơ vĩ đại nhất thời trung cổ. Nhưng có rất nhiều độc giả không phải là người Ý từng né tránh tác phẩm của ông, do vậy họ đã không thu được sự vĩ đại từ cảm hứng mỹ học, trí tưởng tượng, tình cảm và cơ hội thể nghiệm trí tuệ”.

Bài viết này với một giới hạn nhất định muốn thông qua những câu thơ của Dante để có một cái nhìn tổng thể về truyền thống thể hiện trong nghệ thuật phương Tây từ tác phẩm “Thần Khúc”. Khai mở phần nào những hàm ý sâu sắc mà độc giả hiện đại vẫn đang tìm kiếm.
Bức họa biểu tượng cho tinh thần của Dante

Bức họa “Dante và Ba vương quốc” được Domenio Di Michellino vẽ vào năm 1465, tranh sơn dầu trên vải, trưng bày tại Bảo tàng Nhà thờ lớn Florence.

Cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất của Dan Brown mang tên “Địa ngục” (Inferno) lấy bối cảnh là thành phố Florence, có miêu tả cảnh Domenico di Michellino vẽ một bức tranh sơn dầu tại thánh đường Santa Maria del Fiore vào năm 1465, đã khiến cho địa danh này nhanh chóng được du khách biết đến (bức họa này hiện được trưng bày tại Bảo tàng của Thánh đường). Chủ đề chính của bức tranh thể hiện “ba tầng thế giới” được nhắc đến trong “Thần Khúc”.

Bên trái là Địa ngục, linh hồn của các tội nhân vẫn giữ nguyên hình dáng trong đời sống trước đó, họ đang cầu xin trong sự thống khổ. Bên trên ở khoảng giữa, là bảy tầng của “Luyện ngục” (còn được dịch là “Tịnh giới”) đại diện cho bảy tội lỗi: Kiêu ngạo, đố kỵ, phẫn nộ, lười biếng, tham lam, háu ăn và dâm dục. Trên đỉnh của luyện ngục là vườn Eden, nơi Adam và Eva ở. Đại thiên sứ Micheal tay cầm lưỡi kiếm sắc sáng loáng, ngồi canh giữ cổng Thiên đàng, Kinh Thánh – Khải thị từng viết đây là vị thống soái của các Thiên sứ, từng giao chiến với ác quỷ Satan và đám thuộc hạ của hắn.

Ba thế giới: Địa ngục, Luyện ngục và Thiên đàng được thể hiện trong Bức họa “Dante và ba vương quốc” được Domenio Di Michellino chế tác vào năm 1465, tranh sơn dầu trên vải, trưng bày tại Bảo tàng Nhà thờ lớn Florence.

Nhà thơ đang đứng ở giữa, lật nội dung cuốn “Thần khúc” hướng về phía người xem, trong đó là câu mở đầu của toàn bộ bài thơ:

“Chính là tại giữa cuộc hành trình tại cõi nhân sinh chúng ta,

Tôi đã tỉnh ngộ trong một khu rừng rậm tăm tối,

Bởi vì trong nơi ấy tôi đã mê mất khỏi con đường chân chính của mình.”

Điểm thú vị của bức họa này nằm ở chỗ, ngoài những trường cảnh trong “Thần Khúc” ra, nó còn thể hiện cảnh quan của thành phố Florence. Tòa thành thị này của nước Ý có thể xem là nơi có đầy đủ tất cả mọi tội ác. Dante viết trong khúc ca thứ 16:

“Những tiền của do bạo phát và bất ngờ có được,

Hỡi Firenze, bên trong ngươi đã sản sinh ra

Ngươi đã tồn tại vì sự kiêu ngạo và xa xỉ trong nước mắt.”

Dưới sự ảnh hưởng của “Thần Khúc”, những bức bích họa ướt (*) của thế kỷ 14 thường sử dụng bố cục hình tròn đồng tâm khi thể hiện Đức Kito và các Thánh. Trong bức tranh trang trí giếng trời tại Tế đường rửa tội Nhà thờ Padova, xuất hiện kế bên Đức Kito là các thiên sứ, ba tầng tiếp theo là các bậc tiên tổ, tiên tri, và các Thánh, thân hình của nhân vật càng hướng ra ngoại biên thì càng lớn, tạo ra cảm giác độ sâu về không gian. Bên dưới Đức Kito là Đức Mẹ Mary với tư thế đứng, bên cạnh là nhạc sư của Thiên quốc, hai vị thánh đồ: tức người được truyền phúc âm và người rửa tội quỳ hai bên trái phải.

((*): Bích họa ướt còn có tên gọi khác là “tranh tươi”, là một dạng tranh được vẽ trực tiếp lên tường. Nhân lúc lớp vữa trên tường vẫn còn ướt, người ta dùng màu vẽ lên, sau khi lớp vữa khô cứng, bức tranh sẽ được bảo tồn lâu dài mà không bị hư hại. Vẽ bích họa ướt là một trong rất nhiều phương pháp mà các họa gia trước thời Phục Hưng rất ưa dùng, sau này phương pháp này được thay thế bởi tranh sơn dầu).

Thiên đường bích họa ướt trên mái vòm giếng trời nhà thờ Padova, hoàn thành vào năm 1378.
“Thần khúc” là một trong những cuốn sách được vẽ tranh minh họa sớm nhất

Nhìn lại nghệ thuật thể hiện trong “Thần Khúc”, trước tiên hãy xem qua những bức tranh minh họa kiệt xuất trong bản sao.

Bản sao Thần Khúc được cất giữ tại Thư viện Đại học Pudapest có những bức tranh minh họa được vẽ vào năm 1340. Ba bức tranh đầu tiên lần lượt minh họa cho các dòng thứ 1, 2 cho đến dòng thứ 30, 50 trong chương “Địa ngục”. Hình ảnh của Dante xuất hiện giữa mẫu tự đầu tiên N; bên dưới, Dante đang trầm tư mặc tưởng ở giữa những tảng đá, bức tranh thứ ba thể hiện cuộc hội ngộ của Dante với ba mãnh thú là sư tử, sói và báo, những con vật này đều có những ý nghĩa tượng trưng nhất định: đó là sự dâm dục, bạo lực và tham lam cản trở con đường đi lên của nhân loại.

Bức tranh minh họa trang đầu tiên trong bản sao “Thần Khúc” được lưu trữ tại Thư viện Đại học Pudapest, Hungari.

Bản sao do Công tước Urbino đặt làm này đã thu hút sự tham gia của rất nhiều họa gia. Họ dùng phương thức trang trí này để minh họa cho bài ca số 10 đến số 12, miêu tả nơi mà hai nhà thơ đang đứng và họ nhìn thấy rất nhiều tội nhân có hình tượng quái dị, trên cổ của họ là những tảng đá, để tẩy rửa sự ngạo mạn của họ. Bức họa này được cho là của Franco de’ Russi.

Tranh minh họa cho bản sao “Thần Khúc”, cỡ 378*241 mm được hoàn thành bởi Franco de’ Russi vào năm 1477 – 1482 được lưu giữ tại Thư viện Giáo hoàng Vatican.

Một bức minh họa đặc sắc khác là bức tranh do Giovanni Di Paulo vẽ cho chương “Thiên đường”. Một bộ phận của bài ca thứ 9 miêu tả thành Florence với Nhà thờ Giáo hoàng trứ danh. Trên ngọn tháp, có một con ác ma đang hối lộ đại giáo chủ; bên trái bức họa, Dante được bay cùng với Thiên sứ Beatrice, gặp được vị Nữ Thánh trong vầng hào quang.

Bức tranh minh họa cho “Thần Khúc” của Dante, 365*263, tác giả Giovanni Di Paulo được hoàn thành vào năm 1440, bản chép tay, lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Anh.
Botticelli – Đỉnh cao trong các bức minh họa cho Thần Khúc

Tuy nhiên, bức tranh giành được nhiều sự tán thưởng nhất trong “Thần Khúc” lại là tác phẩm của họa gia Sandro Botticelli.

Cuối thế kỷ 15, Botticelli đã bắt đầu vẽ Dante, con người bác học này đã làm lời bình chú thích cho Thần Khúc. Bức tranh do Botticelli vẽ đã được xuất bản cùng với chương “Địa ngục” vào năm 1481; từ năm 1490 đến 1496, ông lại nhận lời mời vẽ minh họa cho toàn bộ cuốn “Thần Khúc”.

Những bức tranh minh họa này không khác gì một bức họa thật sự, bối cảnh trầm tĩnh, chi tiết chân thực, gợi cho người xem một cảm giác trải nghiệm, vô cùng trang nghiêm, những yếu tố cổ điển này có thể sánh với vẻ đẹp của bức “Thần Venus đản sinh” – một tác phẩm thời sau của Botticelli.

Bức tranh minh họa cho chương “Địa ngục” của Dante cỡ 320*470, được hoàn thành vào năm 1480 bởi Botticelli, tác phẩm được lưu giữ tại Bảo tàng Berlin.

Botticelli đã vẽ một bức bản đồ địa ngục và một hình tượng Satan trên trang đầu tiên. Bức thứ nhất đã miêu tả rất tinh xác kết cấu của Địa ngục được nhắc đến trong Thần Khúc. Dante hình dung Địa ngục là hình phễu, có tất cả là chín vòng (tầng), hướng từ trên đi xuống dưới, càng xuống dưới sự trừng phạt càng nặng.

Bức tranh minh họa Địa ngục cho Thần Khúc, 320*470mm được hoàn thành bởi Sandro Botticelli vào thời gian 1480, bản tay, tác phẩm lưu giữ tại bảo tàng Giáo hoàng Vatican.

Bức minh họa “Thiên đường” của Botticelli cũng rất xuất sắc. Trong khúc ca thứ 30 “Đóa tường vi của Thiên đường”, Dante miêu tả ông được Thiên sứ Beatrice dẫn lên chốn tối cao của Thiên giới:

“Tất cả những gì tôi nhìn thấy đều mỹ lệ vượt qua tất cả,

Không chỉ chúng ta không đếm lường được, mà là không thể tin được

Chỉ có Thượng đế sáng tạo ra những thứ ấy mới có thể thưởng thức.

Trong chốc lát tôi hoàn toàn vô lực:

Không có một nhà thơ hài kịch cũng không có một nhà thơ bi kịch nào,

Từng chịu sự áp đảo của những chủ đề.

Bởi vì giống như đôi mắt run rẩy tột cùng

Sững nhìn mặt trời, hồi tưởng vậy

Nụ cười mỹ lệ, khiến cho ký ức biến mất.

Ngày mà kẻ từ nhân gian như tôi lần đầu tiên nhìn thấy Nàng

Cho đến lúc gặp mặt, tôi vẫn luôn dùng ca khúc của tôi

Gấp gáp theo đuổi dung nhan của Nàng, không bao giờ ngừng nghỉ;

Nhưng giờ đây cuộc theo đuổi của tôi phải dừng lại giữa chừng,

Bởi vì các nhà nghệ thuật đều có lúc phải bế tắc.

Tôi đành phải nhường nàng cho chiếc tù và

Có những thanh âm tươi sáng hơn tôi đi xưng tụng,

Bởi vì tôi phải kết thúc đề tài khó khăn này;

Lại bắt đầu bày tỏ với Nàng: “Chúng ta đã ra khỏi thiên thể vĩ đại nhất, chân dẫm lên những vầng hào quang tịnh khiết,

Đó là vầng hào quang của lý trí tràn ngập tình yêu,

Điều đó vượt qua cả sự ngọt ngào yêu thích tầm thường.

Bạn đã sắp nhìn thấy tại đây từng đội, từng đội quân của Thiên đường

Hình tượng của đội quân ấy,

Bạn sẽ được thấy trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng”.

Trong bức tranh, Dante và Thiên sứ Beatrice được ánh hào quang kéo bay lên, bên trong còn có rất nhiều những tiểu thiên sứ bụ bẫm, họ cũng bay lên theo hướng như thế, và mất hút trong biển hoa ở hai bên.

Bức tranh minh họa cho khúc ca số 30 “Thiên đường”, vẽ trên da dê, cỡ 320*470 do Botticelli hoàn thành vào những năm 1490 được lưu giữ tại bảo tàng Berlin.

Năm 1495, Botticelli còn vẽ chân dung cho Dante, đây là lần đầu tiên Dante được vẽ chân dung với vòng nguyệt quế trên đầu.

Chân dung Dante do Botticelli hoàn thành vào năm 1495, tranh màu trứng vẽ trên vải, kích cỡ 54.7*47.5cm, tư nhân sưu tầm.

“Bức chân dung ngụ ý của Dante”, tác giả khuyết danh hoàn thành vào năm 1530, 127*120 cm tranh dầu trên mặt gỗ, Bảo tàng Đặc khu Washington lưu giữ, ngón tay Dante đang chỉ vào khúc ca thứ 25 mở đầu chương “Thiên đường”.

No comments: