Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người
Nguyễn Châu·
CÓ BAO GIỜ BẠN TỰ HỎI VÌ SAO VIỆT NAM MÃI KHÔNG PHÁT TRIỂN?
“Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: NƯỚC… KHÔNG CHỊU PHÁT TRIỂN!”. Đó là lời “nói đùa” mà rất đau của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới được chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan thuật lại với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước về Đà Nẵng dự hội nghị.
Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF: GDP bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam là 2,051.17USD/năm, chỉ gần bằng 1/3 ở Thái Lan là 5,896.36USD/năm và 1/5 Malaysia là 11,049.28USD/năm, nhưng mỗi người dân Việt Nam lại gánh chịu tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực.
TIỀN THUẾ PHÍ CHẠY ĐI ĐÂU?
Báo cáo của World Bank cho thấy, trong nhiều năm liền số giờ trung bình cho một doanh nghiệp nộp hồ sơ thuế và đóng được thuế là 872 giờ, gấp hơn 10 lần so với Singapore, gấp 2,5 lần so với Lào và hơn 5 lần so với Campuchia. Khi thuế, phí tăng cao, doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm để có lãi và xét cho cùng thì người dân lại là đối tượng cuối cùng đang đưa vai ra gánh gánh nặng này
Xét về mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp, hiện trình độ sản xuất của Việt Nam được WEF xếp sau cả Lào và Campuchia, chỉ cao hơn Myanmar.
Việt Nam còn xếp sau Lào về chỉ số năng suất sáng tạo. Chúng ta đi sau Campuchia về công nghiệp ô tô, thậm chí những lĩnh vực nông nghiệp có thế mạnh như lúa gạo cũng không hơn được họ. Campuchia đã tự chế đươc ô tô điều khiển bằng smartphone giá 100 triệu đồng, trong khi năng lực của Việt Nam bị đánh giá là …không làm nổi một cái ốc vít!
Ông Lý Quang Diệu, cố Thủ Tướng Singapore từng nhận xét rằng “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”.
Nhiều người thường đổ lỗi cho khủng hoảng kinh tế, rủi ro xảy ra trên thế giới, chiến tranh… để biện minh cho sự tụt hậu và mất mát của mình. Thực tế, Việt Nam có quá nhiều thuận lợi nhưng không biết tận dụng, thậm chí còn tạo ra cơ chế làm khó cho chính mình, kiềm hãm sự phát triển. Từ bài học Singapore, Hàn Quốc, Nhật, Israel… đã chỉ ra rằng con người, chất xám, sự sáng tạo, thể chế hợp lý là những yếu tố đáng quý nhất của một quốc gia chứ không phải là tài nguyên thiên thiên.
Tôi nhận thấy nguyên nhân quan trọng nhất là phía nhà nước, chẳng hạn lấy một ví dụ đơn giản là thủ tục đăng kí giấy phép để nhập một loại hàng hóa về để doanh nghiệp kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn ("đòi đủ thứ khó hiểu"). Trong khi đó sản phẩm có cả chứng chỉ CE & FDA đàng hoàng, bên Singapore đăng kí là người ta cho ngay. Đến khi qua Việt Nam thì lại rất khó khăn, xin một cái giấy phép mà 1 năm vẫn chưa xong. Vậy thử hỏi doanh nghiệp phát triển kiểu gì?
Trong khi đó một số sản phẩm chất lượng kém, được chứng minh là có thể gây ung thư thì lại rất dễ dàng. Khi doanh nghiệp hỏi tại sao lại như vậy? Họ không trả lời được, chỉ nói là nhà nước quy định như vậy!
Tương lai Việt Nam nói chung và nền kinh tế nói riêng có thể vươn lên không, hay tiếp tục thua xa các nước là một câu hỏi khó trả lời.
Nhưng có một điều chắc chắn: Nếu Việt Nam tiếp tục dựa vào việc đào tài nguyên lên bán, dựa vào lao động giá rẻ, đào tạo yếu, hiệu quả đầu tư thấp hoặc đầu cơ mới có thể làm giàu mà không tạo nền móng cho sự sáng tạo thì câu trả lời đã có sẵn.
Điều này lý giải vì sao, thế giới đánh giá thấp Việt Nam về mặt chất lượng con người, khi chúng ta thiếu cơ chế chính sách khuyến khích, tạo động lực cho mọi người sáng tạo, phát huy hết tiềm năng của mình. Trong khi “đầu ra của tất cả các đầu tư không phải là con người tử tế, con người có trình độ thì chúng ta không có tương lai như tương lai cần có của con người”.
Cha con ông Trần Quốc Hải – nông dân ở Tây Ninh đã sang Campuchia sửa chữa, chế tạo thành công xe bọc thép cho nước này và được trao tặng Huân chương vương quốc Campuchia. Ông nói: “Nếu cơ chế cho phép hỗ trợ ở mức như Chính phủ Campuchia thì chắc chắn người dân có thể sáng tạo ngay trên quê hương mình”. Nông dân này từng nói: “Làm khoa học ở Việt Nam buồn, buồn lắm”.
No comments:
Post a Comment