Tại sao không thể tiên phong hơn?
Lê Minh Phong thực hiện
1. Trong diện tiếp xúc của mình, xin anh cho một vài nhận định riêng về mảng Lý luận, phê bình trên Tạp chí Sông Hương.
- Tôi yêu kẻ mở đường, ở lĩnh vực nào, trong không gian rộng hay hẹp
nào bất kì. Mở đường là dũng cảm khai phá mà không sợ thất bại. Không
phải nhìn trước ngó sau. Tôi thích mảng lí luận phê bình trên tạp chí Sông Hương, là thế. Không phải đi trước tất cả, mà ít nhất ở Việt Nam, khuôn định trong phạm vi tạp chí văn học. Về hậu hiện đại, tạp chí Sông Hương có chuyên đề “Dấu ấn hậu hiện đại” (số tháng 7-2011) trước cả tạp chí trung ương. Bởi mãi một năm sau, tạp chí Nhà văn (số tháng 6, 7 & 8-2012) mới vào cuộc, nhưng không tập trung. Về thơ Tân hình thức, tạp chí Sông Hương cũng đi trước với chuyên đề được thực hiện ở số tháng 6-2012. Vân vân…
2. Trong thời gian gần đây, Sông Hương đã tổ chức
một số chuyên đề như Hậu hiện đại, Thơ tân hình thức, Một thoáng văn
chương đương đại Việt Nam, đăng tải một số bài nghiên cứu về Văn học
miền Nam trước 1975… Anh đánh giá như thế nào về các chuyên đề đó?
- Đó là điều đáng mong đợi. Tôi đánh giá rất cao các số chuyên đề đó.
Dĩ nhiên không thể đòi hỏi một cái nhìn toàn cảnh, quán xuyến và chính
xác phong trào văn học ở một kì chuyên đề của một tạp chí văn học, nhất
là về hậu hiện đại hay văn chương đương đại Việt Nam. Vẫn còn vài bất
cập, thiếu khuyết và nhất là nhầm lẫn trong minh định chân tướng các
trào lưu văn học, qua đó việc chọn thơ văn “minh họa” còn chưa đáp ứng
được yêu cầu. Ví dụ bài thơ hay truyện ngắn nào đó chưa “là” hậu hiện
đại, nhưng vẫn được xếp vào sáng tác hậu hiện đại. Từ đó dễ gây ngộ nhận
ở phía người đọc. Thế nào đi nữa, tôi vẫn ghi nhận và trân trọng tinh
thần tiên phong của Ban Biên tập tạp chí.
3. Sông Hương đã, đang và luôn đứng về phía cái mới, là nơi
để những người viết trẻ có thể đăng tải những thử nghiệm nghệ thuật của
họ. Tất nhiên không phải bao giờ những nỗ lực cách tân đó cũng đứng
trên một nền tảng lý thuyết vững chắc. Là một nhà lý luận, phê bình, anh
có thể cho biết vai trò của lý thuyết đối với thực tiễn sáng tạo văn
học ngày nay?
- Đại đa số nhà văn Việt Nam thường cho rằng sáng tác không cần đến
lí thuyết mà vẫn hay! Đó là một nhầm lẫn lớn. Vô chiêu thắng hữu chiêu,
hay: Lí thuyết thì xám xịt, còn cây đời luôn xanh tươi, ta ưa nói thế.
Ta cũng thích trưng dẫn những phát ngôn tương tự của vài nhà văn lớn
trên thế giới. Thế nhưng, ở ngoài kia – Paul Klee chẳng hạn – họ kiên
trì học và tập tất cả mọi thủ pháp thuộc trường phái nghệ thuật khác
nhau, rồi quên đi tất cả, thành vô chiêu. Chứ vô chiêu không có nghĩa là
chẳng có ngón võ nào trong túi. Có nền tảng lí thuyết không hẳn đã làm
nên sáng tác hay, nhưng nó tránh cho người viết làm ra những tác phẩm
dở. Viết bằng bản năng, cạn vốn – từ đó, bế tắc là điều khó tránh.
Hoàn cảnh đất nước Việt Nam, khi nền giáo dục Đại học [ở đó sinh viên
bộ môn khoa học xã hội] vẫn còn xa lạ với các trào lưu nghệ thuật tiên
tiến trên thế giới, nhà văn được trui luyện trong các phong trào nghệ
thuật nào bất kì, là rất cần thiết. Phong trào nghệ thuật không làm nên
giá trị, nhưng chính qua môi trường đó: học, tập và tranh luận, nhà văn
kinh nghiệm hơn về lí thuyết, từ đó ngoảnh lại các sáng tác của mình đầy
ý thức. Để rồi, khi tách “đàn” để viết độc lập, họ sẽ vững bước trên
con đường sáng tác cô độc và đầy bất trắc.
4. Trong bối cảnh nghệ thật mới, theo anh Sông Hương cần phải có những thay đổi gì để xứng đáng là một tạp chí tiên phong trong nghệ thuật?
- Tôi không có đề nghị “cần phải” chung chung, mà chỉ nhấn vào mảng chuyên đề về lí luận phê bình. Sông Hương
đã tiên phong, ngày mai – cần tiên phong hơn nữa. Tại sao không là văn
học Việt hải ngoại? Tại sao không là văn học mạng? Tại sao không trở lại
với hậu hiện đại, nhiều kì hơn, sâu hơn, dám đưa ra những đánh giá dứt
khoát hơn
No comments:
Post a Comment