Tạp Chí Thơ (số 3, Xuân 1995) có đăng
bài “Mừng thọ Lục Bát” châm biếm những cây viết đã lợi dụng thể lục bát
để làm nhiều bài vần vè dễ dãi. Ít lâu sau, bài thơ này đã lọt vào mắt
Huỳnh Sanh Thông. Vị dịch giả lão thành đã dịch và gửi bản thảo cho tôi
xem lại trước khi đăng trên The Vietnam Review (Thu Đông 1997) do ông làm chủ bút.
Hè này lục soạn thư từ cũ, tôi tìm thấy bức
thư tay và chợt nghĩ: Bản gốc cùng bản dịch là một tư liệu văn học lý
thú giúp cho độc giả vừa đọc vừa đối chiếu tài nghệ dịch thuật của người
từng được giải Mac Arthur Fellowship sau khi ông cống hiến bản dịch
xuất sắc The Tale of Kiều cho giới độc
giả Anh-Mỹ. Riêng tôi, đây là một dịp để hồi tưởng mội bậc đàn anh mà
tôi có dịp thăm viếng đôi lần tại tư gia ờ New Haven và trò chuyện tại
Boston cùng các bạn Nguyễn Trọng Khôi, Trần thị Kim Lan.
Chân Phương
MỪNG THỌ LỤC BÁT
tặng các vè sĩ cuối thế kỷ
ngồi buồn lấy giấy bút ra
điệu quen lục bát ngâm nga giải sầu
sáo ngôn mai phục đầy đầu
chẳng cần động não đã ào ào tuôn
lối mòn sẵn trớn phóng luôn
còn hơn nước lũ trên nguồn chảy ra
tràn trề lênh láng chan hòa
trên sáu dưới tám ê a nỗi lòng
niêm luật học ít tốn công
ai cũng có thể đèo bòng duyên thơ
khi tả cảnh lúc mộng mơ
cụt hứng ta lại thẩn thơ ráp vần
cái đầu vốn dễ phân vân
đỏ xanh đen trắng đâu cần chính danh
làm vè cũng giống nấu canh
cho thêm mắm muối tiêu hành thì ngon
hình thể ý tượng ví von
âm thanh nhạc điệu nỉ non kéo dài
lê thê canh một canh hai
canh ba buồn ngủ sáng mai hạ hồi
mấy trăm năm lẻ vun bồi
nằm ngồi chễm chệ trên ngôi tao đàn
mắt lòa tai lảng trán nhăn
óc tim mê mỏi hàm răng không còn
thuốc thang nhờ đám cháu con
bệ rồng sớm tối lom khom khấu đầu
trải qua nhiều cuộc bể dâu
lục bát dai sức sống lâu sống hoài
hoan hô lục bát thọ dai !
LONG LIVE SIX-EIGHT VERSE
to all fin-de-siècle poetasters
[“Six-eight” or lục bát is a prominent meter
of formal poetry in Viet Nam. Its basic unit consists of two verses,
the first with six syllables and the second with eight syllables. It was
made famous by Nguyễn Du (1765-1820) who artfully employed it to craft
his classic Tale of Kiều. Chân Phương]
You sit bored stiff – bring pen and paper out
And hum dear old Six-Eight to kill the time.
In ambush lie clichés that cram your head;
no need to rouse your brain: they will gush forth.
Down beaten paths they all will headlong rush
faster than torrents from a fountainhead.
They surge and overflow: you twang and drawl
pouring your heart – six above, eight below.
It takes no pains to learn the prosody,
and any churl may with the Muse dally.
Now you depict some scene, now you daydream ---
should inspiration lack, you patch up rhymes.
The head is prone to doubts: at random pick
red, green, black, white, for you need no mot juste.
Concoct your doggerel just as you make soup:
spice, salt, pepper help improve the taste.
You add those similes or metaphors;
those sounds of honeyed music you spin out.
Let them drone on: first watch, then second watch;
and, at the third, doze off – recess till dawn.
Cherished and pampered for long centuries,
Six-Eight has lain in state on Parnassus.
Now with dim eyes, faint ears, a furrowed brow,
and no teeth left, it suffers brain fatigue.
For drugs it counts on grandchildren: morn and eve,
they all kowtow before its dragon throne.
When it’s gone through such flux and change of life,
it somehow has endured and never died.
Forever may it live! Hail, Six-Eight Verse!
No comments:
Post a Comment