Monday, December 9, 2013

Nelson Mandela qua những bức ảnh lịch sử


Mandela, tên thật là Rolihlahla Mandela, sinh ngày 18/7/1918 tại làng Mviza, Eastern Cape, Nam Phi. Cha của ông từng là người cố vấn của vua Thembu. Tên của ông "Rolihlahla" có nghĩa là “kéo đứt cành cây”. Còn tên "Nelson" đã được một cô giáo địa phương đặt cho ông. Năm 19 tuổi, ông đậu vào Trường Đại học Fort Hare, nhưng sau này ông đã bị đuổi học vì tội phá quy định trường học. Sau đó, do trốn chạy khỏi cuộc hôn nhân bị sắp xếp, ông đã đến làm tập sự tại Witkin, Sidelsky và Edelman ở Johannesburg. Trong thời gian này, ông đã hoàn thành xong bằng cử nhân hàm thụ tại Trường Đại học Nam Phi và theo học luật tại Trường Đại học Witwatersrand.

Tháng 12/1956, Mandela cùng Oliver Thambo và 154 đồng bị cáo khác bị buộc tội phản quốc tại Hội đồng xét xử Johannesburg. Sau quá trình xét xử kéo dài từ năm 1956 đến năm 1961, tất cả các bị cáo đều được tuyên trắng án. 
 
Mandela đứng giữa một nhóm các đồng bị cáo khác trong Hội đồng xét xử tội phản quốc .
 
Mandela đang ngồi khâu lại quần áo tù của ông vào năm 1964. Ông bị giam ở nhà tù khét tiếng tại đảo Robben, một hòn đảo nằm ngoài khơi bờ biển gần Cape Town vào năm 1963. Ở trên đảo, ông và các tù nhân khác phải lao động khổ sai ở một mỏ đá vôi. Điều kiện sống trong tù rất cực khổ. Tù nhân cũng bị phân chia theo sắc tộc và tù nhân da đen là những người nhận được lượng thực phẩm ít nhất. Án phạt tù 27 năm đã làm cho ông thành một trong những người tù chính trị nổi tiếng trên thế giới. 
 
Bà Winnie Mandela đứng trước bức chân dung của chồng bà tại ngôi nhà của họ ở Soweto năm 1985 
 
Cảnh sát đàn áp những người biểu tình tại Athlone chống lại án phạt tù dành cho Mandela. Sự đàn áp tàn nhẫn bạo lực và những cuộc biểu tình nổi dậy trên khắp thị trấn bắt đầu gây lên sự chú ý của cộng đồng thế giới chống lại nạn phân biệt chủng tộc.
 
Ngày 11/2/1990, Mandela sánh bước cùng vợ sau khi ra khỏi nhà tù.
 
Ngày 23/2/1990, ông Nelson và vợ tại một buổi biểu diễn văn nghệ trong bữa tiệc trở về quê hương sau khi được thả ra khỏi tù
 
Năm 1993, Nelson Mandela được trao giải Nobel Hoà Bình cùng Frederik Willem de Klerk, lãnh đạo Nam Phi da trắng từng ra lệnh thả ông. "Hoạt động của họ đã chấm dứt một cách hòa bình chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và đặt nền tảng cho một nước Nam Phi dân chủ mới", nhận xét của Ủy ban Nobel Hòa bình ca ngợi công lao của ông.
 
Mandela chào đón đám đông trên đường trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của mình
 
Biển quảng cáo ủng hộ bầu cử cho Nelson Mandela tại Durban vào tháng 4/1994
 
Mandela ăn mừng chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử và chuẩn bị những bước tiến cho một chính phủ đa sắc tộc đầu tiên tại Nam Phi. 
 
Mandela năm 75 tuổi tuyên thệ nhậm chức tại Pretoria. Ông trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên tại Nam Phi.
 
Mandela tham quan thị trấn Cape Town vào tháng 11 năm 2000. Năm trước đó, ông đã lựa chọn không tái tranh cử, mở đường cho Đảng của ông Thabo Mbeki nắm giữ lên ngôi. Dưới chính quyển của Mbeki, kinh tế Nam Phi chuyển sang thời kỳ hậu phân biệt chủng tộc và dẫn đến một mối lo ngại mới là: sự bất bình đẳng trong nền kinh tế
 
Cố Tổng thống Nelson Mandela trong hội nghị về AIDS diễn ra tại Durban, tháng 7 năm 2000. Ông được cho là người đã "phá vỡ" sự im lặng về căn bệnh thế kỉ trong đất nước Nam Phi bấy lâu nay
nguồn Freely Zoom