Nhà văn Phạm Thành |
Phạm Thành
24
lò ấp vịt thủ công bị phá, cha tôi phải đi cải tạo ba năm rồi được tha về. Cha tôi về trong cảnh nhà tôi vẫn đói rách quanh năm.
Năm nào cha tôi cũng phải lên mạn ngược mua sắn gác trên gác bếp của người miền núi ăn thay cơm cho qua ngày đoạn tháng.
Nhưng cha tôi nhất quyết không ra đồng làm công lấy điểm trong hợp tác xã như bao người nông dân khác để kiếm vài bao thóc gạo nuôi gia đình. Cha tôi cũng không bao giờ đi họp dân, họp nước nữa.
Cha tôi lại trốn đời cơm áo vào đọc những quyển sách Tây, Tàu còn lưu giữ được, rồi tự mình vặn thắt, trưng cất, tỉa tót từng luận điểm về cướp chính quyền, xây dựng chính quyền công nông, chính quyền vô sản theo học thuyết Mác – Lê nin, rồi rủ những người người có chữ, có số phận như cha tôi đàm đạo về thời, về thế, về tương lai của nước Mynga.
Nhờ nghiên cứu nghiêm túc mà cha tôi tin chắc rằng, từ cổ đại đến bây giờ, dù là vua chúa mà vô học thì cũng khó mà tồn tại lâu được.
Cha tôi đinh ninh cái loại người làm lãnh đạo như Hò Văn Đản và đám đồng chí của ông ta, thế nào rồi cũng có ngày sụp đổ. Vì vậy, cha tôi chấp nhận bán mình cho sự đói khổ, tù đầy để đợi một sự thay đổi.
Cha tôi ngậm đắng nuốt cay, mặc cho vợ lam lũ; mặc cho bầy con đói rét quanh năm; cứ kệ cho cái chế độ mới hành hạ, kiên gan mơ một giấc mơ theo sách của ông Mác, ông Lênin.
Nhưng cha tôi càng đợi, tín hiệu thay đổi càng mù mịt.
Cha tôi càng tin đều tốt lành sẽ sớm xảy ra thì cái xấu, cái bất công ở nước Mynga lại xuất hiện ngày một nhiều hơn, dai dẳng hơn.
Từ thực tế ở cha tôi mà tôi nghiệm ra rằng, chính những quyển sách và sự cần mẫm đọc sách của cha tôi là nguyên nhân gây họa cho chính cha tôi và gia đình tôi.
Thế nhưng, cho đến chết cha tôi vẫn không biết điều này.
Cho đến chết, cha tôi vẫn không rõ chính quyền Hò Văn Đản là chính quyền gì.
Mồm miệng chính quyền của ông ta thì luôn khảng định:
Chính quyền mới của ta đây là chính quyền, nhưng không phải là chính quyền mà chỉ là công cụ phục vụ dân chúng. Chính quyền làcủa dân, do dân, vì dân[1].
Cán bộ của ta đây, không phải là quan mà là đày tớ, là công bộc của dân, lấy lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư làm lẽ sống, nhưng thực tế chính quyền chưa từng thực hiện được một điều gì mà mồm miệng chính quyền đã nói ra lời hứa hẹn với dân.
Chẳng lẽ, chính quyền không phải là chính quyền, sự biến tướng đó lại là cái ô che chắn cho chúng tự do trộm cắp, lừa đảo, giết người, hiếp dâm và cầm tù cả một dân tộc; đưa cả dân tộc đi trên con đường mà điểm kết thúc là hang cùng hầm mộ?
Tôi cũng lấy làm cay mũi khi nhớ lại thuở Tây đô hộ, Nhật chiếm đóng.
Cha tôi bỏ học đi tổ chức hội kín, hội hở và làm cách mạng, rồi đứng ở vị trí hàng đầu trong chính quyền cách mạng của nước Mynga; để rồi khi cách mạng thành công, bộ máy chính quyền hình thành với tư cách không phải là chính quyền thì người có công lớn, người có chữ nhất nước lại trở thành tù phạm, thành thứ dân mà chính quyền liệt vào hạng phải săm soi, đe nạt và tìm mọi cách triệt hạ. Nước Mynga không ai là không nhận ra điều này.
Về chữ nghĩa, trong nước Mynga, chẳng mấy người sánh ngang được với cha tôi.
Chữ Tàu, cha tôi lượn bút như rồng bay, phượng múa.
Tiếng Pháp, cha tôi nói hàng tràng dài.
Chữ Quốc ngữ, cha tôi là thày giáo dạy chữ cho tất cả những người hiện đang làm cán bộ của nước Mynga.
Ngoài thông thạo chữ nghĩa, cha tôi còn thông thạo nhiều nghề.
Nghề trồng trọt, ươm cây, triết cành, thậm chí lai giống bằng phương pháp ghép giống cây này vào gốc cây kia, cha tôi cũng làm rất thuần thục.
Các nghề thủ công truyền thống, từ làm cày bừa, rèn liềm hái đến đóng cối xay, đẽo chày, khoét cối đá, đến những việc có kỹ thuật công nghiệp như sửa chữa xe đạp, chế biến men nấu rượu, đến việc ấp vịt theo phương pháp thủ công, khoa học, cha tôi cũng làm thành thạo.
Biết nhiều nghề, giỏi nhiều chữ mà cha tôi vẫn nhầm, vẫn không hiểu ra, cái chế độ do bọn vô học Hò Văn Đản và đám đồng chí của ông ta dựng lên, nó vẫn tồn tại dai như đỉa đói[2].
Nó không chỉ có tồn tại dăm, bảy năm như cha tôi tính toán, mà kể từ khi cha tôi nộp trâu bò, ruộng vườn và công cụ sản xuất của nhà mình vào hợp tác xã cuối những năm Một chín năm mươi, cho đến khi cha tôi chết, xương thịt đã lặn sâu vào trong đất, cái chế độ đó vẫn còn, Hò Văn Đản và đám đồng chí của ông ta vẫn còn.
Tệ nhất, trước khi cha tôi lên xe tù lần thứ ba, lòng tin của cha tôi về sự tất yếu phải thay đổi chính quyền thì chính quyền vẫn không thay đổi.
Cha tôi còn nắm bàn tay tôi và nhắn nhủ:
“Nó không còn lâu nữa đâu, con”.
Chẳng hiểu vì sao, lúc ấy, tôi cũng lại động viên cha tôi:
“Không còn lâu nữa đâu, cha ơi!”.
Tại sao cha tôi lại khăng khăng cái chế độ do bọn vô học lãnh đạo nhất định không tồn tại lâu dài? Vì cha tôi hiểu, trí tuệ mới là trường tồn, mới là động lực để loài người vươn tới.
Còn đối với nhưng kẻ vô học nhân bất học bất tri lý, đến hiểu mình còn chẳng nồi, hiểu gì người khác mà quản lý, mà lãnh đạo.
Và cái bọn Cộng sản giả cầy này, đương nhiên là chúng thích đấm đá, giết người nhằm tạo mâu thuẩn để bảo toàn quyền lực cá nhân và củng cố chính quyền của chúng, nhưng không phải chúng cứ muốn
muôn năm
là trời đất để cho chúng
muôn năm.
*
Lý sự này của cha tôi luôn bị Hò Văn Đản và đám đồng chí của ông ta thẳng thừng bác bỏ.
Bọn Hò Văn Đản thường trao đổi, quán triệt trong những cuộc họp của đám đồng chí:
“Các đồng chí, Phạm Vương là loại người có chữ mà không thấu đời. Khăng khăng vác nạng chống trời thế nào được. Một con trâu to, không thể chống lại một bầy chó dại. Mày bảo bọn tao là chó dại. Ừ, cứ cho bọn tao là chó dại đi. Nhưng bọn chó dại, chúng tao có dấu đỏ của chính quyền, đóng vào bọn bay là bọn bay lập tức đi tù cả nút, tan xương cả nút. Bọn chó dại chúng tao có tổ chức, có quân đội, có công an, có súng ống, đạn được, ban lệnh bắn là bắn, tiêu diệt là tiêu diệt ngay. Mày, tay không, thắng bọn chúng tao thế nào được. Kêu lắm cũng rát họng, cựa mãi phải gãy xương. Chữ nhiều nhưng không thích cầm súng, không biết bắn súng, cũng chỉ như con cá nằm trên cái thớt cho người khác xẻ thịt mà thôi”.
Nghe đồng chí này, đồng chí kia nói lại những điều này, cha tôi thường cáu kỉnh:
“Ông ị vào vào cái lý luận của bọn thằng Đản”.
Cũng có mấy bận, cha tôi ngồi chén chú chén anh với Hò Văn Đản. Hò Văn Đản cũng có lần đem cái tình là ông anh xa bên họ ngoại giảng giải cho cha tôi nghe về luận thuyết biến cải trời đất xưa nay.
Hò Văn Đản lý luận:
“Thế gian biến cải vũng nên đồi[3]. Chú là người chữ nghĩa đầy mình mà không luận ra cái bản chất của chế độ mới. Chú, tôi, anh giáo Mai đi làm cách mạng, tức là đi làm một cuộc lật đổ cái bọn đang lãnh đạo, quản lý xã hội đó. Bọn này đều là những người có chữ, có chức vị và giầu có hơn người. Để tiếp tục giàu có, bọn này đương nhiên phải duy trì sự áp bức, bóc lột.
Trong xã hội lại có những bọn có chữ khác, như chúng ta đây, nhưng do không có chức, có quyền, có của mà bị bọn có chức, có quyền, có tiền nhạo báng, khinh rẻ, nên chúng ta phải tìm cách lật đổ, tiêu diệt bọn đang lãnh đạo ấy đi.
Muốn làm được, chúng ta phải kết thành bè đảng, trà trộn vào dân chúng, truyên truyền nói xấu bọn nhà giầu, bọn có chức, có quyền rằng, mình nghèo là do ai, mình khổ là do ai và xúi dục bọn họ đứng lên lật đổ cái bọn giầu sang, chức to, quyền trọng ấy đi.
Sau khi thành công, đương nhiên những người cầm đầu lực lượng đánh đổ bọn chính quyền cũ, phải trở thành người lãnh đạo mới. Chú đưa tôi vào đảng chẳng muốn thế sao?
Vũng, Đồi của thế gian là như thế.
Đó là chân lý của cả ngàn vạn năm nay.
Sự đời còn một chân lý nữa, khơi dậy cách mạng là đám trí thức, thực hiện cách mạng thành công là đám cuồng tín.
Khi cách mạng thành công rồi thì người cầm quyền không thể không vô lại, không thể không học cái thói lưu manh, côn đồ của bọn vô lại để cai trị dân chúng.
Không theo thói của bọn vô lại thì quyền mình dùng để làm gì?
Mình làm gì để giàu có?
Mình làm gì để củng cố quyền lực?
Mình làm gì để hơn người?
Sung sướng hơn người?
Quyền hành hơn người?
Khi trước anh phải làm chó, nay ắt anh phải lên voi. Chú lại không chịu. Chú lại, vừa muốn làm lãnh đạo, vừa muốn làm trí thức, vừa muốn làm chân nhân, nhân dân, mần răng được. Nếu chú cứ khư khư giữ cái lý tưởng như khi còn phát động cách mạng thì ắt chú phải bị tiêu diệt.
Ta nêu ngọn cờ này, ngọn cờ kia, lời nói này, lời nói kia chỉ là dùng thủ đoạn kéo các lực lượng về phía ta, ủng hộ ta. Họ đâu có biết rằng, cách mạng chỉ là phương tiện của một hay một nhóm người dựa vào dân chúng nhằm thực hiện mục đích của riêng mình. Từ xưa đã thế, nay tôi, chú muốn khác cũng không mần chi được”.
Từ Hò Văn Đản mà tôi cũng ngộ ra quy luật vận động của xã hội. Trí thức, thì ra chỉ có vai trò ở đoạn đầu của cách mạng, tức dùng kiến thức chữ nghĩa kêu gọi, xúi dục dân chúng tham gia cách mạng. Khi cách mạng thành công rồi, chính quyền mới dựng lên êm xuôi rồi thì trí thức hết vai trò. Trí thức muốn tồn tại phải bám vào đít chính quyền mới có cuộc sống bình thường. Người học nhiều, biết nhiều mà không thuận theo chính quyền thì càng biết lại càng ngu, càng khổ, càng bị lãnh đạo áp đặp, bắt cả xã hội xúm vào vui dập. Cha tôi cũng chỉ là một trong vô vàn người biết phải chịu hành xử vô nhân ở cái xã hội Cò hồn Xã nghĩa có lắm kẻ ngu trung, cuồng tín đang cầm quyền và không cầm quyền này.
Ở Á châu, Âu châu nước nào cũng vậy cả. Nó là vết trượt chưa từng chệch hướng của lịch sử đã qua hàng ngàn năm. Hôm qua họ ở Vũng, thì hôm nay họ ở Đồi, ngàn năm nay có thay đổi gì đâu mà cha tôi cứ khăng khăng tin vào cái sự học. Mà người có học ở Mynga chưa từng có ai cầm cờ khởi nghĩa mà thành công.
Sự vô lại của một chính quyền bao giơ cũng bắt đầu từ khi chính quyền thực hiện quyền lực cai trị. Khi bọn cuồng tín trở thành kẻ vô lại lãnh đạo xã hội thì công thần càng hiểu nhiều, biết lắm chưa bao giờ tránh được tù tội, giam hãm hay bị thủ tiêu.
Chế độ của:
Hán – Lưu Bang chả thế sao?
Của Đường – Lý Uyên chả thế sao?
Của Minh – Chu Nguyên Chương chả thế sao?
Của Tiền Lê – Lê Hoàn chả thế sao?
Của Trần – Trần Thủ Độ chả thế sao?
Của Hậu Lê – Lê Lợi chả thế sao?
Của Nguyễn Tây Sơn – Nguyễn Huệ chả thế sao?
Của Nguyễn – Gia Long chả thế sao?
Của Cộng sản – Lê Nin, Sta lin chả thế sao?
Của Cộng sản – Mao Trạch Đông chả thế sao?…
Của Cộng sản – Hò Văn Đản chả thế sao?
Lịch sử ngàn năm ở trái đất nó tệ thế.
Cũng chưa từng có cuộc cách mạng nào thật sự giải phóng cho nông dân ở cái nước Mynga này.
Cách mạng theo thuyết Mác – Lê nin ư?
Giải phóng cho nhân dân thóat khỏi kiếp nô lệ, trở thành chủ nhân ông của đất nước ư? Cũng chỉ có thật ở đầu lưỡi. Lừa dối tất. Nhân dân chỉ như bầy vịt, như súng đạn trong tay bọn chúng mãi mãi mà thôi.
Trong nhận định về thời cuộc ngàn năm, mẹ tôi lại là người biết đúng nhất, tuy học vấn của mẹ tôi cũng chỉ ở trình độ Quốc ngữ, học được ở thời Bình dân học vụ.
Mẹ tôi nói đúng, ngắn gọn, chắc nịch:
“Nhiều chữ thì chết sớm. Ngu dốt thì sống lâu. Hôm nay anh cưỡi voi thì ngày mai anh phải xuống chó. Hôm nay anh làm chó thì ngày mai anh lại cưỡi voi. Từ cổ chí nay, con người cứ thể mà luân phiên nhau leo lên, tụt xuống”.
Vọng
Bác Hà Độ nói:
“Cuộc biến cải nào cũng do đám trí thức khởi động, đám cuồng tín thực hiện, và cuối cùng là đám vô lại lãnh đạo, sao mãi vẫn như thế nhỉ?”.
Cha tôi trầm ngâm rồi đoan quyết:
“Không hẳn như thế. Ở nước Mynga ta, bọn lãnh đạo vừa là bọn cuồng tín, vừa là bọn vô học”.
Bác Minh Quân:
“Chả trách mà nó tang thương. Dân vừa bị lừa phỉnh, vừa bị kinh thị, vừa bị hành hạ”.
Bác Hà Độ:
“Hò Văn Đản hay rêu rao Trong trời đất không có gì quý bằng nhân dân, thực chất chỉ là lời nói ở đầu lưỡi lừa mị dân chúng. Chứ làm gì có nhân dân làm chủ, làm gì có chính quyền của dân, do dân, vì dân; cán bộ là đày tớ, là công bộc của dân”.
Cậu Cao Công Thắng:
“Nói trong trời đất không có gì quý bằng nhân dân, là cách nói của mấy thằng đồ gàn, đồ đểu được bọn cuồng tín bắt lấy và vận dụng vào từng hoàn cảnh. Hò Văn Đản nói như vậy là để cho kẻ bị hành hạ có niềm tin, có hy vọng mà an tâm sông kiếp nô lệ. Đây mới là sự thật. Tin chúng là sống. Một sự cả tin, nhầm lẫn chết người. Thực tế bọn vô lại cầm quyền chúng có thực bụng nghĩ như thế đâu”.
[1] Câu chữ có trong các loại hiến pháp của Việt Nam Cộng sản.
[2] Thành ngữ Việt Nam.
[3] Thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nhưng cha tôi nhất quyết không ra đồng làm công lấy điểm trong hợp tác xã như bao người nông dân khác để kiếm vài bao thóc gạo nuôi gia đình. Cha tôi cũng không bao giờ đi họp dân, họp nước nữa.
Cha tôi lại trốn đời cơm áo vào đọc những quyển sách Tây, Tàu còn lưu giữ được, rồi tự mình vặn thắt, trưng cất, tỉa tót từng luận điểm về cướp chính quyền, xây dựng chính quyền công nông, chính quyền vô sản theo học thuyết Mác – Lê nin, rồi rủ những người người có chữ, có số phận như cha tôi đàm đạo về thời, về thế, về tương lai của nước Mynga.
Nhờ nghiên cứu nghiêm túc mà cha tôi tin chắc rằng, từ cổ đại đến bây giờ, dù là vua chúa mà vô học thì cũng khó mà tồn tại lâu được.
Cha tôi đinh ninh cái loại người làm lãnh đạo như Hò Văn Đản và đám đồng chí của ông ta, thế nào rồi cũng có ngày sụp đổ. Vì vậy, cha tôi chấp nhận bán mình cho sự đói khổ, tù đầy để đợi một sự thay đổi.
Cha tôi ngậm đắng nuốt cay, mặc cho vợ lam lũ; mặc cho bầy con đói rét quanh năm; cứ kệ cho cái chế độ mới hành hạ, kiên gan mơ một giấc mơ theo sách của ông Mác, ông Lênin.
Nhưng cha tôi càng đợi, tín hiệu thay đổi càng mù mịt.
Cha tôi càng tin đều tốt lành sẽ sớm xảy ra thì cái xấu, cái bất công ở nước Mynga lại xuất hiện ngày một nhiều hơn, dai dẳng hơn.
Từ thực tế ở cha tôi mà tôi nghiệm ra rằng, chính những quyển sách và sự cần mẫm đọc sách của cha tôi là nguyên nhân gây họa cho chính cha tôi và gia đình tôi.
Thế nhưng, cho đến chết cha tôi vẫn không biết điều này.
Cho đến chết, cha tôi vẫn không rõ chính quyền Hò Văn Đản là chính quyền gì.
Mồm miệng chính quyền của ông ta thì luôn khảng định:
Chính quyền mới của ta đây là chính quyền, nhưng không phải là chính quyền mà chỉ là công cụ phục vụ dân chúng. Chính quyền làcủa dân, do dân, vì dân[1].
Cán bộ của ta đây, không phải là quan mà là đày tớ, là công bộc của dân, lấy lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư làm lẽ sống, nhưng thực tế chính quyền chưa từng thực hiện được một điều gì mà mồm miệng chính quyền đã nói ra lời hứa hẹn với dân.
Chẳng lẽ, chính quyền không phải là chính quyền, sự biến tướng đó lại là cái ô che chắn cho chúng tự do trộm cắp, lừa đảo, giết người, hiếp dâm và cầm tù cả một dân tộc; đưa cả dân tộc đi trên con đường mà điểm kết thúc là hang cùng hầm mộ?
Tôi cũng lấy làm cay mũi khi nhớ lại thuở Tây đô hộ, Nhật chiếm đóng.
Cha tôi bỏ học đi tổ chức hội kín, hội hở và làm cách mạng, rồi đứng ở vị trí hàng đầu trong chính quyền cách mạng của nước Mynga; để rồi khi cách mạng thành công, bộ máy chính quyền hình thành với tư cách không phải là chính quyền thì người có công lớn, người có chữ nhất nước lại trở thành tù phạm, thành thứ dân mà chính quyền liệt vào hạng phải săm soi, đe nạt và tìm mọi cách triệt hạ. Nước Mynga không ai là không nhận ra điều này.
Về chữ nghĩa, trong nước Mynga, chẳng mấy người sánh ngang được với cha tôi.
Chữ Tàu, cha tôi lượn bút như rồng bay, phượng múa.
Tiếng Pháp, cha tôi nói hàng tràng dài.
Chữ Quốc ngữ, cha tôi là thày giáo dạy chữ cho tất cả những người hiện đang làm cán bộ của nước Mynga.
Ngoài thông thạo chữ nghĩa, cha tôi còn thông thạo nhiều nghề.
Nghề trồng trọt, ươm cây, triết cành, thậm chí lai giống bằng phương pháp ghép giống cây này vào gốc cây kia, cha tôi cũng làm rất thuần thục.
Các nghề thủ công truyền thống, từ làm cày bừa, rèn liềm hái đến đóng cối xay, đẽo chày, khoét cối đá, đến những việc có kỹ thuật công nghiệp như sửa chữa xe đạp, chế biến men nấu rượu, đến việc ấp vịt theo phương pháp thủ công, khoa học, cha tôi cũng làm thành thạo.
Biết nhiều nghề, giỏi nhiều chữ mà cha tôi vẫn nhầm, vẫn không hiểu ra, cái chế độ do bọn vô học Hò Văn Đản và đám đồng chí của ông ta dựng lên, nó vẫn tồn tại dai như đỉa đói[2].
Nó không chỉ có tồn tại dăm, bảy năm như cha tôi tính toán, mà kể từ khi cha tôi nộp trâu bò, ruộng vườn và công cụ sản xuất của nhà mình vào hợp tác xã cuối những năm Một chín năm mươi, cho đến khi cha tôi chết, xương thịt đã lặn sâu vào trong đất, cái chế độ đó vẫn còn, Hò Văn Đản và đám đồng chí của ông ta vẫn còn.
Tệ nhất, trước khi cha tôi lên xe tù lần thứ ba, lòng tin của cha tôi về sự tất yếu phải thay đổi chính quyền thì chính quyền vẫn không thay đổi.
Cha tôi còn nắm bàn tay tôi và nhắn nhủ:
“Nó không còn lâu nữa đâu, con”.
Chẳng hiểu vì sao, lúc ấy, tôi cũng lại động viên cha tôi:
“Không còn lâu nữa đâu, cha ơi!”.
Tại sao cha tôi lại khăng khăng cái chế độ do bọn vô học lãnh đạo nhất định không tồn tại lâu dài? Vì cha tôi hiểu, trí tuệ mới là trường tồn, mới là động lực để loài người vươn tới.
Còn đối với nhưng kẻ vô học nhân bất học bất tri lý, đến hiểu mình còn chẳng nồi, hiểu gì người khác mà quản lý, mà lãnh đạo.
Và cái bọn Cộng sản giả cầy này, đương nhiên là chúng thích đấm đá, giết người nhằm tạo mâu thuẩn để bảo toàn quyền lực cá nhân và củng cố chính quyền của chúng, nhưng không phải chúng cứ muốn
muôn năm
là trời đất để cho chúng
muôn năm.
*
Lý sự này của cha tôi luôn bị Hò Văn Đản và đám đồng chí của ông ta thẳng thừng bác bỏ.
Bọn Hò Văn Đản thường trao đổi, quán triệt trong những cuộc họp của đám đồng chí:
“Các đồng chí, Phạm Vương là loại người có chữ mà không thấu đời. Khăng khăng vác nạng chống trời thế nào được. Một con trâu to, không thể chống lại một bầy chó dại. Mày bảo bọn tao là chó dại. Ừ, cứ cho bọn tao là chó dại đi. Nhưng bọn chó dại, chúng tao có dấu đỏ của chính quyền, đóng vào bọn bay là bọn bay lập tức đi tù cả nút, tan xương cả nút. Bọn chó dại chúng tao có tổ chức, có quân đội, có công an, có súng ống, đạn được, ban lệnh bắn là bắn, tiêu diệt là tiêu diệt ngay. Mày, tay không, thắng bọn chúng tao thế nào được. Kêu lắm cũng rát họng, cựa mãi phải gãy xương. Chữ nhiều nhưng không thích cầm súng, không biết bắn súng, cũng chỉ như con cá nằm trên cái thớt cho người khác xẻ thịt mà thôi”.
Nghe đồng chí này, đồng chí kia nói lại những điều này, cha tôi thường cáu kỉnh:
“Ông ị vào vào cái lý luận của bọn thằng Đản”.
Cũng có mấy bận, cha tôi ngồi chén chú chén anh với Hò Văn Đản. Hò Văn Đản cũng có lần đem cái tình là ông anh xa bên họ ngoại giảng giải cho cha tôi nghe về luận thuyết biến cải trời đất xưa nay.
Hò Văn Đản lý luận:
“Thế gian biến cải vũng nên đồi[3]. Chú là người chữ nghĩa đầy mình mà không luận ra cái bản chất của chế độ mới. Chú, tôi, anh giáo Mai đi làm cách mạng, tức là đi làm một cuộc lật đổ cái bọn đang lãnh đạo, quản lý xã hội đó. Bọn này đều là những người có chữ, có chức vị và giầu có hơn người. Để tiếp tục giàu có, bọn này đương nhiên phải duy trì sự áp bức, bóc lột.
Trong xã hội lại có những bọn có chữ khác, như chúng ta đây, nhưng do không có chức, có quyền, có của mà bị bọn có chức, có quyền, có tiền nhạo báng, khinh rẻ, nên chúng ta phải tìm cách lật đổ, tiêu diệt bọn đang lãnh đạo ấy đi.
Muốn làm được, chúng ta phải kết thành bè đảng, trà trộn vào dân chúng, truyên truyền nói xấu bọn nhà giầu, bọn có chức, có quyền rằng, mình nghèo là do ai, mình khổ là do ai và xúi dục bọn họ đứng lên lật đổ cái bọn giầu sang, chức to, quyền trọng ấy đi.
Sau khi thành công, đương nhiên những người cầm đầu lực lượng đánh đổ bọn chính quyền cũ, phải trở thành người lãnh đạo mới. Chú đưa tôi vào đảng chẳng muốn thế sao?
Vũng, Đồi của thế gian là như thế.
Đó là chân lý của cả ngàn vạn năm nay.
Sự đời còn một chân lý nữa, khơi dậy cách mạng là đám trí thức, thực hiện cách mạng thành công là đám cuồng tín.
Khi cách mạng thành công rồi thì người cầm quyền không thể không vô lại, không thể không học cái thói lưu manh, côn đồ của bọn vô lại để cai trị dân chúng.
Không theo thói của bọn vô lại thì quyền mình dùng để làm gì?
Mình làm gì để giàu có?
Mình làm gì để củng cố quyền lực?
Mình làm gì để hơn người?
Sung sướng hơn người?
Quyền hành hơn người?
Khi trước anh phải làm chó, nay ắt anh phải lên voi. Chú lại không chịu. Chú lại, vừa muốn làm lãnh đạo, vừa muốn làm trí thức, vừa muốn làm chân nhân, nhân dân, mần răng được. Nếu chú cứ khư khư giữ cái lý tưởng như khi còn phát động cách mạng thì ắt chú phải bị tiêu diệt.
Ta nêu ngọn cờ này, ngọn cờ kia, lời nói này, lời nói kia chỉ là dùng thủ đoạn kéo các lực lượng về phía ta, ủng hộ ta. Họ đâu có biết rằng, cách mạng chỉ là phương tiện của một hay một nhóm người dựa vào dân chúng nhằm thực hiện mục đích của riêng mình. Từ xưa đã thế, nay tôi, chú muốn khác cũng không mần chi được”.
Từ Hò Văn Đản mà tôi cũng ngộ ra quy luật vận động của xã hội. Trí thức, thì ra chỉ có vai trò ở đoạn đầu của cách mạng, tức dùng kiến thức chữ nghĩa kêu gọi, xúi dục dân chúng tham gia cách mạng. Khi cách mạng thành công rồi, chính quyền mới dựng lên êm xuôi rồi thì trí thức hết vai trò. Trí thức muốn tồn tại phải bám vào đít chính quyền mới có cuộc sống bình thường. Người học nhiều, biết nhiều mà không thuận theo chính quyền thì càng biết lại càng ngu, càng khổ, càng bị lãnh đạo áp đặp, bắt cả xã hội xúm vào vui dập. Cha tôi cũng chỉ là một trong vô vàn người biết phải chịu hành xử vô nhân ở cái xã hội Cò hồn Xã nghĩa có lắm kẻ ngu trung, cuồng tín đang cầm quyền và không cầm quyền này.
Ở Á châu, Âu châu nước nào cũng vậy cả. Nó là vết trượt chưa từng chệch hướng của lịch sử đã qua hàng ngàn năm. Hôm qua họ ở Vũng, thì hôm nay họ ở Đồi, ngàn năm nay có thay đổi gì đâu mà cha tôi cứ khăng khăng tin vào cái sự học. Mà người có học ở Mynga chưa từng có ai cầm cờ khởi nghĩa mà thành công.
Sự vô lại của một chính quyền bao giơ cũng bắt đầu từ khi chính quyền thực hiện quyền lực cai trị. Khi bọn cuồng tín trở thành kẻ vô lại lãnh đạo xã hội thì công thần càng hiểu nhiều, biết lắm chưa bao giờ tránh được tù tội, giam hãm hay bị thủ tiêu.
Chế độ của:
Hán – Lưu Bang chả thế sao?
Của Đường – Lý Uyên chả thế sao?
Của Minh – Chu Nguyên Chương chả thế sao?
Của Tiền Lê – Lê Hoàn chả thế sao?
Của Trần – Trần Thủ Độ chả thế sao?
Của Hậu Lê – Lê Lợi chả thế sao?
Của Nguyễn Tây Sơn – Nguyễn Huệ chả thế sao?
Của Nguyễn – Gia Long chả thế sao?
Của Cộng sản – Lê Nin, Sta lin chả thế sao?
Của Cộng sản – Mao Trạch Đông chả thế sao?…
Của Cộng sản – Hò Văn Đản chả thế sao?
Lịch sử ngàn năm ở trái đất nó tệ thế.
Cũng chưa từng có cuộc cách mạng nào thật sự giải phóng cho nông dân ở cái nước Mynga này.
Cách mạng theo thuyết Mác – Lê nin ư?
Giải phóng cho nhân dân thóat khỏi kiếp nô lệ, trở thành chủ nhân ông của đất nước ư? Cũng chỉ có thật ở đầu lưỡi. Lừa dối tất. Nhân dân chỉ như bầy vịt, như súng đạn trong tay bọn chúng mãi mãi mà thôi.
Trong nhận định về thời cuộc ngàn năm, mẹ tôi lại là người biết đúng nhất, tuy học vấn của mẹ tôi cũng chỉ ở trình độ Quốc ngữ, học được ở thời Bình dân học vụ.
Mẹ tôi nói đúng, ngắn gọn, chắc nịch:
“Nhiều chữ thì chết sớm. Ngu dốt thì sống lâu. Hôm nay anh cưỡi voi thì ngày mai anh phải xuống chó. Hôm nay anh làm chó thì ngày mai anh lại cưỡi voi. Từ cổ chí nay, con người cứ thể mà luân phiên nhau leo lên, tụt xuống”.
Vọng
Bác Hà Độ nói:
“Cuộc biến cải nào cũng do đám trí thức khởi động, đám cuồng tín thực hiện, và cuối cùng là đám vô lại lãnh đạo, sao mãi vẫn như thế nhỉ?”.
Cha tôi trầm ngâm rồi đoan quyết:
“Không hẳn như thế. Ở nước Mynga ta, bọn lãnh đạo vừa là bọn cuồng tín, vừa là bọn vô học”.
Bác Minh Quân:
“Chả trách mà nó tang thương. Dân vừa bị lừa phỉnh, vừa bị kinh thị, vừa bị hành hạ”.
Bác Hà Độ:
“Hò Văn Đản hay rêu rao Trong trời đất không có gì quý bằng nhân dân, thực chất chỉ là lời nói ở đầu lưỡi lừa mị dân chúng. Chứ làm gì có nhân dân làm chủ, làm gì có chính quyền của dân, do dân, vì dân; cán bộ là đày tớ, là công bộc của dân”.
Cậu Cao Công Thắng:
“Nói trong trời đất không có gì quý bằng nhân dân, là cách nói của mấy thằng đồ gàn, đồ đểu được bọn cuồng tín bắt lấy và vận dụng vào từng hoàn cảnh. Hò Văn Đản nói như vậy là để cho kẻ bị hành hạ có niềm tin, có hy vọng mà an tâm sông kiếp nô lệ. Đây mới là sự thật. Tin chúng là sống. Một sự cả tin, nhầm lẫn chết người. Thực tế bọn vô lại cầm quyền chúng có thực bụng nghĩ như thế đâu”.
[1] Câu chữ có trong các loại hiến pháp của Việt Nam Cộng sản.
[2] Thành ngữ Việt Nam.
[3] Thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.