Thursday, February 21, 2013
Đạo Đức Kinh
Đạo đức kinh khoảng 5000 chữ, gồm hai phần
1- Đạo Kinh gồm 37 chương, bàn về vũ trụ.
2- Đức Kinh gồm 44 chương bàn về mầm sống sự sống
Viết theo hình thức câu dài ngắn khác nhau, giàu âm điệu. Không chấm câu. Không lý luận. Không chứng minh dài dòng .Dễ thuộc lòng nhưng không dễ hiểu
Đạo đức kinh là một văn bản gợi ý cho người đọc phải ngẫm nghĩ, suy tưởng,
Đạo là năng lượng sức sống và sự vận hành của thiên nhiên là nguồn gốc của vũ trụ, là cái hỗn mang chưa phân, là cái nguyên thủy và là sự vận động hằng cửu mà ta không thể cảm, không thể biết, Đạo không có tên , không có hình, là căn nguyên và là cốt lõi của muôn vật.
Đức ở đây là “mầm sống ngấm ngầm” trong vạn vật. cái mầm sống này cứ theo tự nhiên mà tòn tại, thuận theo quy luật lý lẽ của trời đất mà lưu hành.
Lão Tử chống lý trí vì lý trí khiến ta nhìn cuộc đời với con mắt nhị nguyên, ( chuẩn thức của khoa học duy vật thực nghiệm) phân chia thế giới nội tâm và ngoại lai, con người với thiên nhiên, thế gian với vũ trụ, thiện và ác, vinh và nhục, đúng và sai, cao và thấpLão tử chống tri thức vì tri thức chỉ làm cuộc sống thêm phức tạp; nó giúp cho khoa học phát triển sinh ra “cơ tâm”; nó bày đặt lý thuyết này nọ khiến đưa tới xung khắc...
Lão tử chống lại trí năng vì Trí năng khiến người ta phân biệt cái hay cái dở nên sinh ra ham muốn. Lão Tử hiểu rõ giới hạn truyền đạt của ngôn ngữ vì cái quy luật tự nhiên trong con người và vũ trụ thì hư vô, mênh mông, sâu thẳm và ngập tràn tới độ nằm ngoài tầm nắm bắt của lý trí, nhận biết của tri thức và diễn đạt của ngôn từ.
Lão Tử nhìn sự vật thường xuyên biến đổi và nhận ra luật mâu thuẫn nơi vẻ ngoài của vạn vật, “cái yên tĩnh là chủ của cái xáo động, cái quí lấy cái tiện làm gốc, cái cao lấy cái thấp làm gốc, cái thật đầy thì giống như trống không, con người thật khôn khéo thì trông giống như vụng về..( ĐĐK.)”
Lão tử còn nhận ra luật phản phục ( từ của ĐĐK) ở bên trong vũ trụ, “vật gì phát tới cực điểm thì phản hồi, hễ tăng rồi thì phải hao giảm — trăng tròn rồi khuyết, hết mùa đông tới mùa xuân... Cùng tắc biến, biến tắc thông....” Trong cùng một lúc, bị chi phối bởi luật mâu thuẫn và luật phản phục, vũ trụ vận hành với Đạo, vạn vật đều nương tựa vào nhau mà sinh tồn và tương tác tạo điều kiện cho nhau “có và không cùng sinh; khó và dễ cùng thành, dài và ngắn cùng hình, cao và thấp cùng nghiêng, thanh và âm cùng họa, trước và sau cùng theo”.( ĐĐK)
Loài người chỉ tự mình phục vụ mình tốt nhất bằng việc đi trên con đường Đạo.Tuy Đạo không thể hiểu, không thể bàn, không thể nói Loài người cẩn phải sống không phân biệt nhị nguyên, không khiên cưỡng, sống tự nhiên đi đúng con đường vận hành của Đạo.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment