Sunday, February 24, 2013

Nghệ thuật đương đại



                                        
                


Nghệ đương đại  là gì ?

Đó là những cái chết của ý niệm về chân lý, ý niệm về hiện thực, ý niệm về chủ thể, v.v...[1]
Nhưng nó không phải là một cuộc tận thế của tư tưởng hay của nghệ thuật.
Nó còn là một sự phục sinh của những cái mới bởi vì nó đã làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách sáng tác và cả cách đọc, cách diễn dịch và cách cảm thụ của hai hay ba thế hệ.
Nó đã làm thay đổi diện mạo của triết học và văn học nghệ thuật thế giới trong hơn nửa thế kỷ vừa qua. 

Tất cả những khái niệm vừa trình bày dều gây dị ứng

Jean-François Lyotard, lý thuyết gia hàng đầu của nghệ thuật mới  có nhận  xét rằng đó là một nền nghệ thuật đi trước về thời gian và đi trước về không gian, lúc nào cũng ở tuyến đầu, hung hăng đòi xung phong, công kích và chiếm lĩnh những mục tiêu mới . Nó có vẻ như một cái gì hơi nghịch lý và ngược ngạo

 Nó có niềm tin vào khả năng sáng tạo gần như vô bờ bến của con người nhưng nó lại luôn luôn hoài nghi vào những gía trị được cho là vĩnh cửu , bất biến và  đặc biệt nó phê phán, diễu cợt cái xu thế  thư lại, công chức hoá và cơ giới hoá trong đời sống.


Nó đoạn tuyệt truyền thống và cổ vũ cho sự đổi mới nhưng nó  chống lại chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực, nó đề cao sự tưởng tượng và những giấc mộng, những cách biểu hiện gián tiếp và tính chất khơi gợi, nó đưa ra một định nghĩa khác về hiện thực . Nó thích lao vào khám phá cái mới và cái lạ nằm ở sự tình cờ, nằm trong những giấc mơ, trong cõi mịt mùng của tiềm thức và vô thức; 

Nó làm khó cho đám người thương thức vì nó thách thức lại những quan điểm thẩm mỹ cũng như nghệ thuật đang thống trị thời đại 

Tính thẩm mỹ vốn được sùng bái hàng ngàn năm trong nghệ thuật đã bị hạ bệ và biến thành một thứ ký hiệu.  
Bản chất của nghệ thuật đã thay đổi. Điều được quan tâm nhất trong nghệ thuật không còn là thông điệp mà chỉ còn là ý nệm. và thế là ý niệm chính là thông điệp . 


Dẫn dụ một vài hình thái hoạt động nghệ thuật đương đại có thể đã chết yểu hoặc đã trở thành giai thoại hoặc sự kiện 

về thơ ca
Nó  làm thơ bằng cách viết tự động, mặc cho dòng ý nghĩ và cảm xúc tuôn trào trên trang giấy
Nó làm thơ bằng cách bất chấp cú pháp và ý nghĩa; mặc kệ âm thanh, chỉ chú ý đến cách trình bày chữ trên trang giấy .
John Ashbery làm bài thơ “Europe” bằng cách nối liền các câu, chữ ông lấy từ nhiều nguồn khác nhau, không theo một thứ tự hay logic nào cả. Harry Crosby làm bài thơ “Photoheliograph (for Lady A)” bằng cách viết tới viết lui một chữ: “black” (đen),”.
James Joyce, trong cuốn Ulysses, viết  trong cuốn Finnegans Wake, sử dụng từ ngữ từ hơn 50 ngôn ngữ khác nhau, kể cả cổ ngữ, thế giới ngữ Esperanto và một số ngôn ngữ Á châu (trong đó, tiếc thay, lại không có tiếng Việt!)

Về âm nhạc
 nhạc của Schoenberg, Bartók, Weber và cả Stravinsky đều khác hẳn nhạc cổ điển của Bach, Beethoven và Brahms trước đó. Luigi Russolo, trong nhóm vị lai ở Ý, hình dung ra một cuộc hoà tấu trong đó không có âm thanh nào xuất phát từ nhạc khí mà chỉ từ những tiếng sấm sét, tiếng huýt gió, tiếng thì thầm, tiếng gào la, tiếng vỗ trên da thịt, tiếng gõ trên kim loại, trên gỗ, trên đá, v.v...; ông cũng chế ra cả một chiếc máy phát ra những âm thanh khác nhau, và ông gọi đó là âm nhạc, thứ âm nhạc của tiếng ồn (music of noises). Bản nhạc 4’33’’ trình diễn lần đầu vào năm 1952 của John Cage, ngược lại, là khoảng thời gian hoàn toàn im lặng. Tuyệt đối im lặng. Nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng David Tudor ngồi bất động trước chiếc đàn trong đúng bốn phút ba mươi ba giây. Hết. Màn biểu diễn chấm dứt. Từ đầu đến cuối, chỉ có: im lặng. Không có gì, ngoài: im lặng.

Về tạo hình
đã xẩy ra những cuộc đột phá dữ dội. Alexander Rodchenko vẽ ba bức tranh bằng ba màu khác nhau; màu nào cũng là màu nguyên, không hề pha trộn với bất cứ một màu nào khác: đỏ, vàng, xanh. Hết. Ba bức ba màu. Không có hình ảnh nào cả.
Jackson Pollock trải tấm bố trên sàn nhà rồi quẹt sơn lia lịa từ nhiều góc khác nhau, sơn được xịt thẳng từ tuýp ra, không pha trộn, và cũng không có một chủ định nào trước, cuối cùng cũng thành tranh.
Marcel Duchamp đem bày một cái bồn tiểu, rồi sau đó vẽ thêm vào bức tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci hai vệt ria mép và một chùm râu dê nhỏ dưới cằm rồi gắn thêm cái tên viết tắt: L.H.O.O.Q đầy tính khiêu khích: Trong tiếng Pháp, đọc mấy chữ ấy lên, nghe ra âm thanh từa tựa như câu “Elle a chaud au cul”; có thể dịch là: “Ả bốc lửa trong quần lót

Một cách nhìn nhận tác phẩm nghệ thuật mới

Tác phẩm chính là quá trình sáng tạo . Nó tồn tại như một ý niệm và còn lại như một ý niệm.[1
3]
Duchamp tuyên bố: “Tôi thích ý tưởng – chứ không phải chỉ ở các sản phẩm thị giác. Chính quan điểm ấy đã đặt nền móng cho các phong trào Pop Art, phong cách thiểu tố (minimalism) và nghệ thuật ý niệm sau này.[
14]
 Nó cổ vũ sự  tìm tòi có tính sáng tạo của một tập thể nhỏ
,
Tự nó chết khi nó chiến thắng
 Nếu hay, nó trở thành cổ điển;
Nếu dở, nó trở thành giai thoại;
Nếu không hay không dở nhưng đủ gây chú ý trong dư luận, nó trở thành một hiện tượng.

Không phải vì bốc đồng trong giây lát mà là vì một tầm nhìn có tính chiến lược: họ muốn huỷ bỏ các con đường mòn để mở ra một lối đi mới và, qua đó, muốn vẽ lại tấm bản đồ văn học nghệ thuật. 

Gắn liền với bản chất của sáng tạo, nghĩa là, nói cách khác, có khi xuất hiện ngay từ thời nguyên thuỷ, khi văn học nghệ thuật mới xuất hiện, khi mỗi tác phẩm là một cái mới; mỗi cái mới là một bất ngờ.

Nó đả phá tính a dua sự nhẹ dạ của quần chúng,  tự bản chất, là đi trước thời đại.

Đi trước thời đại là đi trước cái gì? Theo Richard Kostelanetz, đó là đi trước nghệ thuật suy đồi (decadent art) và nghệ thuật hàn lâm (academic art).
 Cái gọi là nghệ thuật suy đồi ấy, thực chất, là thứ nghệ thuật có tính thương mại, nhắm đến thị hiếu của đám đông và dễ được đám đông chấp nhận;
Đi trước thời đại là tạo nên cái chưa có trong thời đại ấy.

 xoá nhoà tất cả những ranh giới giữa văn hoá cao cấp và văn hoá bình dân,
Theo Lyotard, giới cầm bút và giới nghệ sĩ thuật mới sáng tác “bên ngoài mọi luật lệ. Họ sáng tác như những người nguyên thuỷ lần đầu tiên biết hát, biết múa, biết vẽ, hay biết ngâm nga và biết kể chuyện.
 Cái “trạng thái phôi thai” ấy chính là trạng thái đi trước thời đại
Andreas Huyssen cho rằng nghệ thuật mới khởi phát thành trào lưu tại Mỹ vào thập niên 1960 : nó chống lại cái nền nghệ thuật đang thống trị cả châu Âu lẫn châu Mỹ trong suốt thập niên 1950 trước đó.[25]
Nghệ sĩ nghệ thuật mới đứng ở vị trí của một triết gia , bởi vậy, họ làm việc bên ngoài mọi luật lệ đang ngự trị trong nghệ thuật . Họ sáng tạo để thiết lập một hệ thống luật lệ mới  cho những gì sẽ được thực hiện. 
Tính quyết liệt, hay sự cực đoan, không những chỉ là điều kiện  mà còn là một đức hạnh lớn trong văn học nghệ thuật . Nếu trong lãnh vực xã hội, kinh tế và chính trị, sự cực đoan có thể có những hậu quả và ảnh hưởng tai hại, trong lãnh vực nghệ thuật , cực đoan lại là một trong những điều kiện đầu tiên hình thành nên cái gọi là bản sắc. 

Trong lịch sử phát triển văn học nghệ thuật, yếu tố có nhiều đóng góp nhất cho sự phát triển là những yếu tố gây nhiều đổ vỡ, và do đó, mang lại nhiều thay đổi nhất. Đó cũng là những yếu tố tạo nên diện mạo của một nền văn học, nghệ thuật mới trong cộng đồng mênh mông của thế giới




Thiếu sự cực đoan và tính quyết liệt, người ta không thể san bằng những quan điểm mỹ học và nghệ thuật cũ; và khi không san bằng những quan điểm mỹ học và nghệ thuật cũ, người ta không thể có khoảng trống để trồng trọt bất cứ một nền nghệ thuật mới .

Đả phá một cái gì có tầm cỡ vừa vừa, người ta là những nhà cách tân 

Đả phá cả hệ thống mỹ học, hay nói như nhóm từ nhiều người thường dùng, đả phá văn học nghệ thuật như-một-thiết-chế (art-as-an-institution), người ta trở thành những nghệ sĩ đích thực của một nền nghệ thuật mới.

Đả phá không phải là phá bĩnh. Càng không phải là hư vô chủ nghĩa. 

Một thái độ xã hội ngây thơ trong lãnh vực văn học nghệ thuật thường lẫn lộn những phạm trù rất khác nhau ấy. Thật ra, đả phá bao giờ cũng đi liền với xây dựng.  
Đả phá là xây dựng.

Khi người ta đạp đổ các bức tường bít bùng của một ngôi nhà, người ta đang mở ra một không gian tự do. 

Khi người ta đạp đổ các thần tượng giả, người ta đang tự giải phóng.

Trong ý nghĩa đó, phản-văn chương không phải là phủ nhận sự tồn tại của văn chương mà chỉ phủ nhận một truyền thống văn chương đã trở thành sáo mòn và thay thế vào đó là loại văn chương mới, với những quy ước nghệ thuật và nguyên tắc thẩm mỹ mới.

Phản-nghệ thuật cũng vậy. Không phải là xoá bỏ nghệ thuật. Mà là lật ngược khái niệm nghệ thuật lại: những yếu tố trên đỉnh cao, từng thống trị cả một hay nhiều thời đại trở thành cái đáy – cái đáy lịch sử; ngược lại, những yếu tố ngoại biên, ở bên ngoài, hoặc bị khinh rẻ, ở dưới đáy, lại được tôn vinh là những phát hiện độc đáo và có giá trị khai phá, có thể mở đầu cho một thời đại mới
.
Nhắm đến việc tra vấn những tiền đề căn bản như thế, dù mang giọng giễu cợt và tự nhận là nông cạn, không có chiều sâu, không có tính lịch sử, không nghiêm túc, đầy tính hình thức chủ nghĩa, tác phẩm được sáng tác trong cảm hứng hậu hiện đại, thật ra, lại mang tính triết lý rất sâu sắc. 

Chính vì vậy, Lyotard mới ví vị thế của văn nghệ sĩ nghệ thuật mới với vị thế  triết gia . Họ không bị ám ảnh bởi những vấn đề có tính nhận thức luận (epistemology) mà họ bị ám ảnh bởi những vấn đề có tính bản thể luận (ontology). Vì vậy  nghệ thuật mới tạo ra những cú sốc của nhận thức hơn là những cú sốc của cái mới nhận thức.
 .
Mới tiếp xúc thì các tác phẩm nghệ thuật mới tưởng như chỉ phơn phớt ở bề mặt, vớ vẩn , lăng nhăng , vô bổ nhưng thực ra nó lại có nhiều vấn đề  để phân tích hơn hẳn các tác phẩm hiện đại hay cổ điển:

Về phương diện nghệ thuật, nói chung, chúng thường đa tầng và đa giác hơn.

Về phương diện tư tưởng, chúng cũng hàm chứa nhiều yếu tố bất ngờ hơn.
Nghệ thuật mới  Gắn liền với sự đập phá và tìm tòi, thử nghiệm các quy ước và quy luật mới, và đặc biệt nó  gây sốc ở thái độ sùng bái cái mới và sùng bái hình thức mới.  Nó gây sốc ở chủ nghĩa phản truyền thống (anti-traditionalism), phản-biểu hiện (anti-representationism) và phản-thẩm quyền (anti-authoritarianism), ít nhiều mang màu sắc vô chính phủ và hư vô chủ nghĩa .

Gây sốc, tự nó đã là một hiệu ứng nghệ thuật 

Trước khi được quần chúng chấp nhận, bao giờ cũng gợi cảm giác là phản nghệ thuật và phản-thẩm mỹ (anti-aesthetics)
.
 Ở Tây phương còn thế, huống gì là Việt Nam. Ở xã hội càng chật chội, càng bảo thủ, thì cái ấn tượng về tính chất phản-mỹ học ấy càng mạnh và càng kéo dài. 

Ở một xã hội lầy lội như xã hội Việt Nam, tính chất phản-thẩm mỹ và phản-nghệ thuật ấy nhiều khi bị xem là đốt đền phá tượng, là phản-đạo đức hay là phản động về chính trị, từ đó, bị xem là một cái tội.

Nghệ thuật mới tránh né mỹ học của cái đẹp dựa trên cảm giác lạc thú chung mang tính cộng đồng. 

Đối với thị hiếu của quần chúng, các tác phẩm của nó có vẻ ‘kỳ quái’, ‘dị dạng’, thuần là những huyễn tưởng hoang đường
Hàng ngàn năm nay cái đẹp là sự hài hoà và trật tự . Sựu hoàn thiện, cân xứng tạo ra cái đẹp. Và bản chất của cái đẹp nằm ở sự thống nhất.

Nghệ thuật mới chỉ hướng tới cái cao cả
Cái đẹp thuộc phạm trù hiểu biết,
Cái cao cả lại thuộc phạm trù lý trí;
Cái đẹp dựa trên sự đồng thuận về thị hiếu, một cảm quan chung về giá trị thẩm mỹ của xã hội,
Cái cao cả, ngược lại, dựa trên những chấn động, tự bản chất là một cái vĩ đại tuyệt đối
Cái đẹp có giới hạn
Cái cao cả không có giới hạn
Cái đẹp làm chúng ta hướng ngoại
Cái cao cả làm chúng ta hướng nội, nó vượt quá sức tưởng tượng, nó khiến chúng ta bị choáng
Theo đuổi mỹ học của cái cao cả không quan tâm tới tính quần chúng, nó chối bỏ và khinh bỉ sự thoả hiệp, nó khước từ các quy ước đã thành truyền thống trong thế giới văn học nghệ thuật. 

Do vậy nghệ thuật mới không quan tâm tới cái hữu ích trước mắt. Nó gây hấn với nó từ chối các thị hiếu và mọi thước đo của xã hội đương thời .

Nghệ thuật mới chỉ có một mục  đích duy nhất là  xin chào vĩnh biệt cái nền nghệ thuật hàng ngàn năm nay đã và đang thống trị xã hội . Và nó lãnh trách đặt những viên gạc đầu tiên  khởi sự lại từ đầu xây dựng một nền nghệ thuật mới hoàn toàn khác biệt hẳn
  
Tương lai không xa nữa nghệ thuật mới sẽ lên ngôi thực hiện cái sứ mạng chủ lưu của mình trong toàn bộ đời sống hoạt động văn học nghệ thuật của nước nhà.
Đó một quy luật của sự phát triển văn học nghệ thuật mà không một thế lực  nào có thể cản bước được ./. 

NT 

2012



            ______________________________________________
.



No comments: