NTM: Chúng tôi vừa nhận được bài viết của một bạn đọc gửi tới với tinh thần thân thiện đối thoại về văn học Hậu hiện đại. Xin mời cùng tham khảo
Tôi
thành thật chia vui với ông Inrasara nếu như trong làng văn thơ nước ta đang có
một đội ngũ khá đông nhà văn nhà thơ Hậu hiện đại như ông đã kể tên cụ thể ra.
Tiện đây tôi cũng xin liệt kê ra đây một số
cách làm thơ rất là kì lạ ( có lẽ là
kiểu Hậu hiện đại ) đã xẩy ra vài nước trên thế giới để các bạn đọc cho vui :
Bảng liệt kê một sô kiểu cách làm thơ chưa thấy từng xẩy ra ở nước ta :
1 - Làm thơ bằng cách viết văng mạng theo dòng ý
nghĩ và cảm xúc tuôn trào trên trang giấy.( cảm xúc về thời cuộc , về đạo lý,
về tình dục …)
2 - Làm
thơ bằng cách lấy một tờ báo và một cái kéo, cắt bất cứ một bài nào từ tờ báo
ấy, rồi cắt rời từng chữ, từng chữ; bỏ tất cả các chữ ấy vào một cái bao, lắc
đều đều, nhè nhẹ, rồi bốc từng chữ, từng chữ; chép tất cả các chữ ấy lên giấy
theo thứ tự chúng được bốc lên: thế là thành một bài thơ
. 3 - Làm thơ bằng cách bất chấp cú pháp và ý
nghĩa; mặc kệ âm thanh, chỉ chú ý đến cách trình bày chữ trên trang giấy theo
những cách thức khác nhau, từ lớn đến nhỏ, từ kiểu chữ in đến kiểu viết tay, từ
cách xuống hàng đến cách thụt vào ở đầu mỗi hàng, để tạo nên cái gọi là “calligrammes” hoặc “visual lyricism”
4
-
làm thơ bằng cách nối liền các câu lấy từ nhiều nguồn khác nhau không theo một
thứ tự hay logic nào cả.
5
- làm thơ bằng cách viết tới viết lui một chữ
bất kì nào đó
6
-
làm thơ bằng cách lấy một đoạn văn xuôi
nào đó rồi ngắt ra từng dòng ngắn, trình bày y như là một bài thơ:
7 - làm thơ bàng cách viết những đoạn văn dài mấy chục trang sử dụng từ ngữ từ hơn 50
ngôn ngữ khác nhau mà không có một dấu chấm hay dấy phảy nào cả.
8 - Vân vân và vân vân.
Và sau
đây là một vài thông tin về chủ nghĩa (
trường phái) hậu hiện đại trong nghệ thuật mà một người bạn tôi ở Canada
cóp nhặt được vừa gửi qua email cho tôi.
( Các bạn thích thì đọc cho vui chứ đừng vội tin )
Theo Jean-François Lyotard, thì chủ nghĩa hậu hiện
đại gắn liền với những cái chết của các siêu tự của ý niệm về chân lý, ý niệm
về hiện thực, v.v.Nhưng nó không phải là
một cuộc tận thế của tư tưởng hay của nghệ thuật mà trái lại còn là một sự phục
sinh của những cái mới đã làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, cách sáng tác và
cả cách đọc, cách diễn dịch và cách cảm thụ làm thay đổi diện mạo văn học nghệ
thuật thế giới .
Thơ hậu hiện đại xem trọng nhạc tính hơn ngữ nghĩa và tất cả
những gì ở ngoài con người đều là phi thực.
Nghệ thuật không còn là thông điệp mà là phương tiện, cái hay cái mới và
cái lạ đều nằm ở sự tình cờ
Thơ
hậu hiện đại tấn công thẳng vào nghệ thuật với tư cách là một thiết chế (art as
an institution ) Nó đòi phá huỷ toàn bộ căn bản mỹ học của những thứ mà nó sẽ vượt qua
Nó đối
đầu với nghệ thuật suy đồi (decadent
art) thực chất, là thứ nghệ thuật có
tính thương mại, nhắm đến thị hiếu của đám đông và dễ được đám đông chấp nhận
Chủ
nghĩa HHĐ hoài nghi các siêu tự sự và giải khu biệt hoá (de-differentiation), nó
xoá nhoà tất cả những ranh giới giữa văn hoá cao cấp và văn hoá bình dân, giữa
tính đặc tuyển và tính đại chúng, giữa hiện đại và truyền thống; xoá nhoà cả
ranh giới giữa các thể loại, giữa thơ và văn, giữa tự sự và trữ tình hay nghị
luận; thậm chí, còn xoá nhoà cả ranh giới giữa nghệ thuật và thương mại cũng
như đời sống hằng ngày, ranh giới giữa hư cấu và phi hư cấu.
Trong
thế giới hậu hiện đại cái gì cũng có tính chất đùa cợt, giễu nhại, châm biếm
Chủ nghĩa
hậu hiện đại hình như là khởi phát tại
Mỹ vào thập niên 1960
Nghệ
sĩ hay nhà văn hậu hiện đại không bị khống chế bởi những quy luật tiền lập và
chúng không thể bị đánh giá theo những phán đoán cứng nhắc bằng cách áp dụng
một phạm trù có sẵn nào đó vào văn bản hay tác phẩm của họ.
Bởi vậy, họ làm việc bên ngoài mọi luật lệ
với mục đích thiết lập luật lệ mớicho những gì sẽ được thực hiện.
Chủ nghĩa
hậu hiện đại chỉ giới hạn trong phạm vi văn học nghệ thuật hay rộng hơn một tí,
phê phán văn hoá hay những cái mã ý thức hệ của diễn ngôn tập thể (ideological
codes of collective discourse) hay cũng có thể gọi là văn bản xã hội của ý thức
hệ (social text of ideology )
Chủ
nghĩa hậu hiện đại, ở một khía cạnh nào đó, ít nhiều có tính chất chiết trung.
Có lẽ đây là ý nghĩa sâu xa nhất của cái gọi là giải khu biệt hoá giữa cái cũ
và cái mới trong chủ nghĩa hậu hiện đại.
Giới
cầm bút hậu hiện đại không bị ám ảnh bởi những vấn đề có tính nhận thức luận
(epistemology) mà bị ám ảnh bởi những
vấn đề có tính bản thể luận (ontology)
Do đó nghệ
thuật hậu hiện đại tạo ra những cú sốc của nhận thức hơn là những cú sốc của
cái mới
Chủ
nghĩa hậu hiện đại hô hào xoá bỏ ranh giới giữa văn hoá cao cấp và văn hoá bình
dân, giữa nghệ thuật và thương mại.
Thơ hậu hiện đại thường đa tầng và đa giác hơn
thơ cổ điển . Và về phương diện tư tưởng, chúng cũng hàm chứa nhiều yếu tố bất
ngờ hơn ./.
No comments:
Post a Comment