Monday, February 4, 2013

Nghệ thuật của Olga Tobreluts

Olga Tobreluts 

                                          

                                          Cổ điển đầu thai hiện đại 


Persten - Hoàng Lan dịch


                       Một câu chuyện thần tiên Nga”- 




Từ 24. 1 đến 24. 2. 2013, bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Moscow phối hợp với Triumph Gallery giới thiệu một triển lãm tổng kết lớn của Olga Tobreluts, một nghệ sĩ Nga nổi tiếng thế giới. Bà là một trong những nghệ sĩ đương đại đầu tiên dùng kỹ thuật vi tính hiện đại làm phương tiện thể hiện nghệ thuật.

Năm 1989, Olga Tobreluts tốt nghiệp trường Trung cấp Kỹ thuật Kiến trúc. Năm 1991, bà ghi danh học một khóa đồ họa vi tính tại Viện Art Com ở Berlin. Năm 1993, bà tích cực làm việc trong lãnh vực video art và computer art. Đến năm 1995, bà nhận Học bổng của Tổng thống Nga (Russian Presidential Scholarship) từ Bộ Văn hóa của Liên bang Xô-viết cũ (?). Cũng năm đó, bà nhận giải thưởng cho đoạn phim video art tên Woe from Wit (Nỗi phiền muộn từ Trí khôn) tại liên hoan “Third Reality” (Thực tại thứ 3) ở St. Petersburg; video này có một vài yếu tố hoạt hình. Năm 1998, bà làm giám tuyển cho nhiều triển lãm ảnh tại trung tâm nhiếp ảnh của câu lạc bộ Mama



Olga Komarova-Tobreluts, tóm lại, là nhà tiên phong trong lĩnh vực hoạt hình và đồ họa vi tính trong giới làm nghệ thuật ở St. Petersburg. Bà từng dành 5 năm trời để làm việc mê mải trong lãnh vực electronic art (nghệ thuật điện tử). Bà chủ tâm dùng các công nghệ mới làm phương tiện thể hiện hệ thống đầy thi vị của riêng mình – một thứ thi vị hòa quyện giữa chủ nghĩa hàn lâm cao và thấp, nơi Olga giữ được cân bằng giữa những hình mẫu cổ điển theo kiểu thượng lưu đầy học thức với những hình mẫu ít học, sến, và thô thiển



      Claudia Schiffer – người mẫu người Đức.


Olga Tobreluts thuộc nhóm nghệ sĩ của nhánh tân-hàn-lâm ở Petersburg. Tuy nhiên, Olga khá độc lập, tự cho mình vượt ra khỏi khuôn khổ cơ bản mà “giáo chủ” của trường phái là Timur Novikov đã lập nên. Thật ra, trong trào lưu này, về chừng mực nào đó, Tobreluts chỉ quan tâm đến việc sử dụng những hình mẫu ‘bác học’, thượng lưu, những cuộc luận chiến với hệ hình hậu hiện đại, khát khao được “chơi” với những thứ mang nét “nịnh mắt”, có gì đó siêu phàm và cổ điển. Tất cả những điểm trên là những đặc điểm chính có trong tác phẩm lẫn lối sống của các nghệ sĩ thuộc phái tân-hàn-lâm (neo-academic) ở Petersburg. Trong khi đó, tác phẩm của Olga tập trung vào khái niệm nghệ thuật của riêng bà – khái niệm “trying on size”, một kiểu như “thử xem có vừa cỡ không”. Bắt đầu bằng series “Empire Reflections“, Olga để chính mình (lẫn bạn bè, họ hàng, người đương thời, người lạ, người vô danh, hoặc ngược lại là những người siêu nổi tiếng của giới truyền thông) thử khoác lên những khái niệm về vẻ đẹp vốn đã đứng vững trong lịch sử, và “thử lên xem có vừa cỡ không”, có còn hợp không.



                    Psyche, người đẹp hơn Venus.


                       sự ra đời của Venus?


                           “Adam và Eve”. 


                Hyacinth và thần gió Zephyrus


“                    con của Adam và Eve,
                                   


Trong tranh Olga, hình dáng của vật tượng trưng cho cái đẹp không quan trọng tí nào. Chỉ một thứ sau là cốt tử: quyết cá tính hóa bằng được cái đẹp. Nỗ lực này cần một thứ phép thuật, như phép thuật từ quả cầu pha lê của các mụ phù thủ, và Olga đã tạo nên quả cầu kỳ diệu đó: Bằng kỹ nghệ vi tính, bà thực hiện các cảnh nền, tạo một không gian điện tử. Chúng nở ra thành một môi trường của ánh sáng và không khí, hoặc thành những ảo ảnh, đánh đố trực giác. Nói theo cách khác, chúng trở nên giống với những “ảo ảnh” theo lối cổ điển: đầy cám dỗ và lừa con mắt; lại mang vẻ đẹp “kỳ vĩ” của chủ nghĩa hàn lâm – một vẻ đẹp làm mê hoặc các giác quan. Tất cả những khái niệm cũ: về “vươn tới những thứ đẹp đẽ”, về sức mạnh thần kỳ của cái đẹp, cộng với những diễn đạt khá mâu thuẫn theo cách rất Nga… tất cả như được đầu thai lại, nhưng lên một tầm vóc mới, trong những tác phẩm nghệ thuật của Olga Tobreluts.



                       Olga vẽ tích nào đây



                             ”Hiện đại hóa 1


                            ”Hiện đại hóa 2”,

 
“                          Hiện đại hóa 3.

No comments: