Tuesday, February 5, 2013

Tin về Liên hoan văn học Jaipur - Ấn Độ





Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện tại Liên hoan văn học Jaipur

Thứ ba - 29/01/2013 05:05



Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện tại Liên hoan văn học Jaipur Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện tại Liên hoan văn học Jaipur
 
(HDPT) - Bãi cỏ trước cung điện Diggi đã chật kín người đến nghe Đức Đạt Lai Lat Ma nói chuyện trong ngày đầu tiên khai mạc cho Liên hoan văn học Jaipur diễn ra vào buổi chiều thứ 5, ngày 25 tháng 1 vừa qua.
 Hòa chung trong không khí của lễ hội, Đức Đạt Lai Lạt Ma  đề cập đến ảnh hưởng của văn chương  với cuộc đời Ngài để mở đầu chương trình.


“ Khi còn là một cậu bé, tôi thực sự không  thích triết học. Nhưng những câu chuyện về  tiền thân Đức Phật lại khiến tôi rất xúc động”, Ngài chia sẻ.


Đức Đạt Lai Lạt Ma tiết lộ thêm rằng Ngài thích đọc những câu chuyện về khả năng của con người hay loài vật khi giúp đỡ loài khác và đùa rằng mình không thích câu chuyện thần kì vì không tin chúng có thật .“ Bất cứ khi nào tôi rỗi, tôi luôn đọc các văn bản gốc về Đạo Phật mà tôi được học khi còn 6 ,7 tuổi

 “.
Trong cuộc đối thoại, Đức Đạt Lai Lạt Ma minh họa đóng góp quan trọng của Ấn Độ với việc học đạo từ những ngày sơ khai thông qua hình ảnh trường Nalanda. Ví dụ này mở màn cho một loạt buổi nói chuyện khác của Ngài về Đạo Phật và tầm ảnh hưởng của Đạo Phật với văn học trong suốt 5 ngày diễn ra lễ hội. Ngài khẳng định  “Ấn độ là vị đạo sư và tất cả chúng ta là người học đạo. Tất cả giáo lý, kiến thức đều bắt nguồn từ trường Nalanda”


People listen to the Dalai Lama, on the opening day of the Jaipur Literature Festival on January 24, 2013. (Photo/AP)
 Mọi người lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma trong ngày khai mạc của Liên hoan Văn học Jaipur, ngày 24 tháng 1 năm 2013. (Photo / AP)
 

Vị lãnh đạo tinh thần nổi tiếng Tây Tạng đã ví Ấn Độ như một ví dụ sống về sự tồn tại giữa nhiều tôn giáo và cộng đồng khác nhau, khi đối thoại với nhà văn nổi tiếng Pico Lyer về chủ đề “ Mối tương qua giữa các đức tin :” Đi tìm con đường Trung Đạo”

Ngài chia sẻ “ Sự vĩ đại của đất nước Ấn Độ ẩn tàng trong thuyết Bất bạo lực. Đất nước này là một minh chứng rõ ràng cho thế giới biết rằng các tôn giác khác biệt có thể cùng phát triển hòa hợp qua nhiều thế kỉ”. Ngoài ra, vị đại sư cũng nhấn mạnh  tầm quan trong của các đạo lý thế tục với vai trò là nền tảng của các lời dạy đao đức và khẳng định rằng các quan điểm đạo đức dựa trên tôn giáo không  thể áp dụng chung hết cho mọi người  “Hiến pháp của Ấn Độ được viết ra dựa trên chủ nghĩa thế tục. Thế tục không có nghĩa là gạt bỏ mà ngược lại là sự tôn trọng tôn giáo và những người chưa có đức tin.

Trong khi ngợi ca Ấn Độ vì những lý tưởng dân chủ, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng bày tỏ Trung Quốc cần học hỏi hơn nữa từ Ấn Độ và kêu gọi tình hữu nghị giữa hai người khổng lồ Châu Á này,  “ Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới và Ấn Độ là một trong những nước dân chủ đông dân nhất . Trung Quốc có thể học hỏi nhiều hơn từ người bạn Ấn Độ. Tình hữu nghị thân thiết giữa hai đất nước là rất cần thiết.

Cũng trong buổi nói chuyện,Ngài bày tỏ sự ủng hộ việc thắt chặt an ninh bảo vệ quyền lợi phụ nữ trước hàng loạt vụ án liên quan đến bao lực “ Gần đây, tôi biết rằng nhiều thành phố lớn xảu ra nhiều vấn đề bạo lực như giết người hiếp dâm. Chúng ta phải tăng cường bảo vệ người phụ nữ”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nhấn mạnh trước hội nghị rằng không nên đi theo vết xe đổ của thế kỉ 20 mà theo Ngài là  “thời đại của máu và bạo lực“,  Vị lãnh đạo tinh thần khẳng định,  “ Nếu giải quyết bằng bạo lực có thể mang lại điều tốt đẹp thì cả thế giới sẽ công nhận. Nhưng không, nó chỉ mang lại nỗi đau, sự sợ hãi và hủy diệt. Nếu không muốn lặp lại những lỗi lầm đó, chúng ta phải  hướng tới chủ trương đùng đối thoại đàm phán để giải quyết vấn đề, tranh chấp”.

Bước sang năm thứ 6, Liên hoan văn học Jaipur  trở thành một trong những lễ hội văn học danh giá nhất trong nước và quốc tế  được tổ chức ở Ấn Độ.

Nguyễn Ngọc Anh dịch ( guồn Phayul News)

Lưu Trữ
2013

No comments: