Tuesday, March 5, 2013

Đạo Phật và Khoa học thực nghiệm






Nhiều năm là tu sĩ tại các tu viện đạo Phật ở Ấn Độ và Thụy Sĩ, Alan Wallace đã giảng Phật pháp và cách thực tập tại Châu Âu và Hoa Kỳ từ năm 1976 đồng thời đóng vai trò phiên dịch cho rất nhiều học giả cũng như đạo sư Tây Tạng, trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sau khi tốt nghiệp ngành vật lý và triết học của khoa học hạng summa cum laude tại Đại học Armhest, ông nhận bằng thạc sĩ rồi tiến sĩ ở Đại học Stanford với nghiên cứu chủ đạo là phương pháp chiêm nghiệm trong việc thực hành nhiếp tâm. Ông từng là giảng viên tại Trung tâm cao cấp Tây Tạng học (Thụy Sĩ), Viện nghiên cứu Phật học Hoa Kỳ thuộc UCLA, và Đại học California Santa Barbara. Hiện là học giả kiêm thiền sư độc lập, ông giảng dạy thiền định khắp Châu Âu và Hoa Kỳ và là tác giả, biên tập viên, dịch giả, đồng tác giả hơn ba mươi tác phẩm về đạo Phật Tây Tạng, về y khoa, ngôn ngữ, văn hóa cũng như về sự tương hợp giữa khoa học và tôn giáo. Những ấn phẩm của ông gồm Choosing Reality: A Buddhist View of Physics and the Mind (Snow Lion, 1996), The Bridge of Quiescence: Experiencing Buddhist Meditation (Open Court, 1998), The Taboo of Subjectivity: Toward a New Science of Consciousness (Oxford, 2000).


ĐẠO PHẬT ?



Việc xem đạo Phật có phải là “tôn giáo” không đương nhiên tùy thuộc vào định nghĩa của chúng ta cho từ này.

 Theo nhà tôn giáo học Van Harvey thì chúng ta gọi một hệ gồm các đức tin cùng với phép thực hành là một tôn giáo khi mối quan tâm chủ đạo của nó là về những yếu tố cơ bản và phổ quát của nhân sinh, trong đó các yếu tố này nảy sinh do mong ước có tự do và cuộc sống đích thực  của nhân loại. (Harvey 1981: chương 8). Nếu định nghĩa tôn giáo là như thế thì đạo Phật quả thực có thể được coi là một tôn giáo.

Đạo Phật ngay ban đầu còn có một nền tảng quan trọng nhất đó là việc đưa ra nhiều phương pháp nghiêm ngặt để khám phá bằng trải nghiệm thực các hiện tượng cá nhân và phi cá nhân đã làm nên thế giới tự nhiên. Những phương pháp này, mà hầu hết đều được gọi bằng một thuật ngữ tiếng Anh là meditation (thiền định), thường đòi hỏi sự quan sát cẩn trọng dựa trên những chiêm nghiệm một cách sáng suốt. Nói ngắn gọn là, một số thành tố trong Phật pháp và hành trì đạo Phật đáng được coi là có tính khoa học.

Vậy thì nếu xếp loại đạo Phật như là một tôn giáo cho dù theo đặc tính khoa học hay triết lí là hoàn toàn thiếu sót.

Sự thật là đạo Phật không phù hợp với bất cứ sự phân loại nào của chúng ta, dù là tôn giáo, triết học, hay khoa học. Bởi lí do đơn giản là đạo Phật không xuất phát từ phương Tây là nơi mà những khái niệm về tôn giáo, triết học hay khoa học nảy sinh và phát triển. Đạo Phật đưa ra một cái gì đó tươi mới và trong chừng mực nào đó là những thứ chưa có tiền lệ trong văn minh phương Tây của chúng ta. 

Đóng góp chính của đạo Phật là những phương pháp đa dạng để khám phá nội tâm, biến đổi nội tâm bằng chứng nghiệm đột khởi.

Trở về với nền tảng cốt lõi của Phật pháp và hành trì phật Pháp – đó là bản chất khổ đau, nguồn gốc gây nên khổ đau, triển vọng đạt tới tự do và nguyên tắc đạt được sự tự do ấy – chúng ta thấy rằng đạo Phật cũng chủ đích liên hệ tới yếu tố nhân quả bên trọng trải nghiệm của con người. Theo nghĩa này thì đạo Phật là một dạng tự nhiên luận (naturalism) chứ không phải tiên nghiệm luận. 

Đạo Phật, giống như khoa học, là một thực thể bao gồm những tri thức có hệ thống về thế giới tự nhiên, đặt ra một chuỗi đa dạng nhiều giả định và lí thuyết có thể kiểm chứng về bản chất tinh thần cùng quan hệ của nó với môi trường vật chất. Những lí thuyết này coi như đã được kiểm chứng và chứng nghiệm thực tế rất nhiều lần suốt hai ngàn năm trăm năm nay bằng những phương pháp thiền định tái lập được (Wallace 2000: 103 – 118).

 Cũng theo nghĩa này thì đạo Phật là một dạng duy nghiệm luận hơn là tiên nghiệm luận. Dù vậy cũng không phủ nhận trong giới Phật tử có đa dạng quan điểm về bản chất tự nhiên, về ý nghĩa của từng dạng quán chiếu thiền định. Cũng như trong lịch sử khoa học thì qua mỗi thế hệ, những lí thuyết và khám phá khoa học được diễn dịch theo nhiều cách khác nhau

. Điểm khác biệt chính giữa khoa học và đạo Phật đó là,
 

 Khoa học gia loại trừ kinh nghiệm chủ quan khỏi thế giới tự nhiên và cho rằng kết cục có tính nhân quả chỉ áp dụng cho hiện tượng vật chất.

 Đạo Phật trái lại, coi hiện tượng chủ quan thuộc tinh thần ít nhất cũng có vai trò nghiêm túc tương đương với hiện tượng khách quan của vật chất, và đưa ra một lớp các mối liên hệ nhân quả tương thuộc giữa hai loại hiện tượng đó.

  Người ta hay nói về điểm khác biệt chủ yếu nhất giữa khoa học và truyền thống thiền định là, khoa học thì kế thừa một tri thức chung của nhân loại trong khi trải nghiệm thiền định chỉ có tính cá nhân và không thể chia sẻ được. 

  Việc khẳng định đạo Phật có yếu tố khoa học không có nghĩa là gạt đi những yếu tố tâm linh rất rõ trong truyền thống này. 

  Mặt khác tương tự khoa học, đạo Phật còn liên quan đến việc tìm hiểu lĩnh vực thuộc trải nghiệm tinh thần cũng như cảm xúc. Đạo Phật cũng đề cập đến vấn đề vũ trụ được cấu thành bởi cái gì và vận hành ra sao theo cả góc độ chủ quan lẫn khách quan.

   Muốn tìm hiểu về đạo Phật chúng ta cần bỏ bớt những quan niệm quen thuộc đã bám chặt lấy mình, đồng thời sẵn sàng tiếp nhận đôi điều khác biệt tận gốc rễ có thể thách thức những quan niệm sâu xa nhất của chúng ta. Tiếp theo chúng ta cần điểm lại địa vị mà khoa học tự định cho nó trong mối tương quan với những tiên đề trừu tượng là cơ sở của khoa học.



KHOA HỌC THỰC NGHIỆM VÀ SỰ GIÁO ĐIỀU CỦA DUY VẬT LUẬN KHOA HỌC






.Có 5  đặc tính để phân biệt khoa học với các phương thức suy luận khác (53)

1. Đặc tính thứ nhất là tính khả lặp (repeatability

2. Đặc tính thứ hai là tính hài hòa (economy

3. Đặc tính thứ ba là sự đo lường (mensuration),

4. Đặc tính thứ tư là tính kế thừa (heuristics),

 5. Đặc tính cuối cùng là tính tương thích (consilience



 Duy vật luận khoa học đích thực là một giáo điều lâu nay ngăn trở nhiều phát kiến, nhất là phát kiến thuộc lĩnh vực tinh thần và trí tuệ.  Tại vì :

  1 - Nó dựa trên Chủ nghĩa khách quan (Objectivism) Vốn là khái niệm siêu hình, nguyên tắc của chủ nghĩa khách quan khoa học đòi hỏi người ta loại bỏ bất cứ cái gì có tính cá nhân, riêng tư, không thể kiểm soát, cá biệt, và bất quy tắc. Ngay cả nhiều sự kiện thường xảy ra trong thế giới tự nhiên bởi không hiện diện trong bức tranh về thực tại của giới khoa học nên cũng không được xem là thực tế.“bên ngoài cái đầu của chúng ta là thực tại độc lập… Bên trong cái đầu của chúng ta là sự tái hiện thực tại nhờ tín hiệu do giác quan tiếp nhận và quá trình tự kết hợp các khái niệm” (60 – 61)

 Phải thừa nhận là khoa học hiện đại chưa có tiêu chí nào cho chân lí khách quan, 

  2 -  Nó dựa trên \Nhất nguyên luận (Monism) Mọi nhà duy vật luận khoa học đều tán đồng hết mình cho luận điểm toàn bộ vũ trụ được cấu thành bởi một thực thể nền tảng, đó là vật chất..

 Hãy xét đến tính bản thể của con số, như số thực với hằng số hấp dẫn hay hằng số Planck, như số ảo hay số phức, xét tính bản thể của các định lí toán học, không gian, thời gian, tư tưởng, cảm giác, ảnh tượng trong mơ, trí tuệ. Tại sao ta cứ phải tin rằng mọi hiện tượng nêu trên thực chất chỉ cấu thành từ một thực thể? Tại sao thế giới tự nhiên không cấu thành từ nhiều hiện tượng vật chất lẫn phi vật chất đa dạng? Chỉ có nguyên tắc nhất nguyên luận giáo điều mới ngăn cản ta đề cập đến nhiều khả năng khác nữa.

   3 -Nó dựa trên Chủ nghĩa vật chất (Physicalism) Kể từ thời Galileo trở đi mọi công cụ nghiên cứu khoa học được thiết kế chỉ để đo lường các hiện tượng vật lí. Cho nên có loại hiện tượng nào khác tồn tại thì nó cũng nằm ngoài phạm vi của khoa học, và khoa học ngày càng tiến triển theo cách như vậy. Tuy nhiên, những đại biểu cho nguyên tắc siêu hình thuộc chủ nghĩa vật chất từng kết luận chỉ có hiện tượng nào được phát hiện bằng công cụ khoa học mới thật sự hiện hữu.

 Họ tin vũ trụ chỉ cấu thành duy nhất bởi vật chất và thuộc tính sinh ra bởi vật chất. 


    Ngày nay khoa học biết được gì về bản chất của vật chất?

  Nhà vật lí công nhận vật chất cấu thành bởi nguyên tử, còn nguyên tử lại được cấu thành từ các hạt hạ nguyên tử như electron và proton. Sau đó xuất hiện các phỏng đoán đi xa hơn liên quan tới quark, siêu dây hay khác nữa, những loại phỏng đoán như thế liên hệ tới các bộ phận của hạt cơ bản.

    Nhưng bản chất thực về nền tảng cấu thành vũ trụ kiểu như trên bị tính huyền hoặc bao phủ.

   Vài nhà vật lí quan niệm nguyên tử là thuộc tính phát sinh bởi không gian hoặc không – thời gian. Thế nhưng họ đang nói đến loại không gian nào mới được? Vì hiển nhiên là có vô số dạng không gian khả dĩ ứng với từng hệ hình học của chúng, và giá trị cũng như tính tự nhất quán của mỗi loại không gian là như nhau. Một số nhà vật lí khác cho rằng nguyên tử không hề là một vật mà nó nên được coi như một tập hợp các mối liên hệ (Wallace 1996:55). Ngay cả khi vật chất được xem là thực thể độc lập, tồn tại độc lập trong vũ trụ khách quan thì những thuộc tính khối lượng, không gian, thời gian của nó cũng không cố định hay tuyệt đối, mà theo thuyết tương đối thì nó phụ thuộc hệ quy chiếu quán tính dùng để đo lường.

      Còn theo cơ học lượng tử thì có một mối nghi ngày càng gia tăng, là liệu hạt cơ bản của vật chất có vị trí riêng biệt, độc lập với mọi hệ đo lường hay không. Từ thuở sơ khai của cơ học lượng tử, giới chuyên gia đã đưa ra nhiều quan điểm đa dạng, từ chuyện khẳng định hạt cơ bản tồn tại độc lập như một thực thể riêng biệt cho đến quan điểm không có một thế giới lượng tử khách quan nào tồn tại hết (Herbert 1985)! Khi ngành vật lí tiếp tục diễn tiến thì vai trò của vật chất bắt đầu suy giảm. Gần đây nhà vật lí Steven Weinberg đã nhận định “Trong công thức của nhà vật lí về thế giới thì danh mục nguyên liệu không còn hiện diện các hạt nữa. Vật chất đã mất đi vai trò trung tâm trong vật lí. Tất cả những gì còn lại là nguyên tắc đối xứng” (Cole 1999).

   Do phải đương đầu với sự thiếu nhất quán đáng kinh ngạc về bản chất và tính tối hậu của vật chất, các nhà theo chủ nghĩa vật chất dường như muốn bấu víu vào khái niệm năng lượng cùng sự bảo toàn năng lượng như là thực thể tối hậu của vũ trụ. Nhưng họ phải thất vọng thêm lần nữa, bởi theo nhà vật lí Richard Feynman thì sự bảo toàn năng lượng là một nguyên lí toán học chứ không phải sự mô tả một cơ chế nào hay một thứ cụ thể nào cả. Ông thừa nhận “Điều quan trọng chúng ta phải nhận ra là trong ngành vật lí hiện đại ta không có kiến thức nào cho biết năng lượng là gì” (Feynman, Leighton, và Sands 1963: 4 – 2).

   Theo những nhà duy vật khoa học như Edward Wilson thì dấu hiệu của tính hiện hữu cùng tính tối hậu của vật chất có thể tìm thấy khắp nơi dù tất cả đều là gián tiếp (tính hiện hữu ở đây chỉ là sự tái hiện trong trí óc). 

   Dù vật chất chưa bao giờ được phát hiện với tư cách một thực thể tồn tại độc lập trong thế giới khách quan, nó vẫn được coi là nguồn gốc và nền tảng của mọi thứ mà chúng ta đã trải nghiệm. Đã có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất thực của vật chất, và số lượng giả thuyết liên quan hiện chưa thấy suy giảm. Điều đó phản ánh rằng dường như vai trò hiện thời của vật chất đối với nhà duy vật cũng giống như vai trò của Thượng Đế với người hữu thần trước kia. Những lí thuyết đa dạng của “giới duy vật gia” không cổ xúy được bao nhiêu cho niềm tin rằng, cái thực thể vật chất huyền hoặc như thế sẽ củng cố cho trọng trách có tính bản thể lên tất thảy vũ trụ của hiện tượng khách quan lẫn chủ quan.






 







 

No comments: