Monday, March 18, 2013

Gã khùng điên hay nghệ sĩ đích thực





 Gàn dở và bất cần, đó là nhận xét của hầu hết những ai từng tiếp xúc với Ngọc Đại. Luôn đặt mình lên trên thiên hạ, thích nghĩ những điều kẻ khác chưa bao giờ nghĩ và làm những việc chưa ai làm, dường như con đường mà Ngọc Đại chọn đi hoàn toàn khác biệt với những nghệ sĩ khác. Dẫu biết sáng tạo là bản chất của nghệ thuật nhưng cái cách của Ngoc Đại luôn khiến người ta đặt ra câu hỏi về anh: Một gã khùng hay nghệ sĩ đích thực?

Điên là một lựa chọn!
Giới nhạc sĩ chẳng ai không biết đến một kẻ có biệt danh “Đại điên”. Gã này đầu trọc, có thể nói những câu “tục không thể chịu được”, và đặc biệt là thích làm những việc “khác thường”, “khác người”.
Ngọc Đại bảo cái biệt danh đó đã có từ lâu lắm rồi, “Hình như là vào những năm 80 của thế kỉ trước. Khi ấy, tôi bắt đầu nhìn ra xung quanh và ngắm lại mình, tôi nhủ mình đừng cũ mãi thế, phải đi làm những điều mới mẻ hơn.
Nhóm mấy người bạn, trong đó có Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Cường,… biết thế, quay ra can ngăn. Ngăn chẳng được thì tụi nó bảo tôi là điên…”.
Người điên, ban đầu nghe có vẻ cực đoan. Nhưng dần dần giới nghệ sĩ đâm ra thích và cho rằng đó là một mỹ từ. Không ít người lên báo nói rằng họ rất muốn điên khi đứng trên sân khấu. Ngọc Đại thì không. Gã chẳng bao giờ nhận mình điên, toàn là thiên hạ gắn cho.
Ngọc Đại cười, bảo “Điên cũng là một lựa chọn tốt chứ sao? Cứ cái gì mới, cái gì đi trước, thì thường không được chấp nhận, thậm chí bị ruồng rẫy, bài trừ. Và dĩ nhiên người làm ra cái mới ấy cũng bị phản đối, bị chửi theo sau. Nhưng dù sao tôi vẫn thích là người đi trước…”.

Giới nhạc sĩ chẳng ai không biết đến một kẻ có biệt danh “Đại điên”. Gã này đầu trọc, có thể nói những câu “tục không thể chịu được”, và đặc biệt là thích làm những việc “khác thường”, “khác người”.
Với ai đó, điên có thể là một bệnh nhưng dường như Ngọc Đai coi cái sự điên của mình là một chọn lựa. Thậm chí đó còn là một chọn lựa “trên cả tuyệt vời”!
Ngọc Đại “điên” có lẽ là từ khi anh bắt đầu từ bỏ cái mác Đại uý Đảng viên, rồi một thời gian ngắn sau đó từ luôn cả ghế Phó giám đốc nhà hát Tuổi trẻ…
Anh biết nếu ở đó mình vẫn có thể làm việc và cống hiến ít nhiều cho âm nhạc Việt Nam nhưng chắc chắn, vì nhiều lý do mà sẽ không được sáng tạo hết mình như chính bản năng anh có. Sự ra đi của anh hồi ấy khiến nhiều người trố mắt kinh ngạc, nhưng Ngọc Đại vẫn bình thản mỉm cười. Gã có nụ cười đúng kiểu của một người gàn dở!
Tôi bảo sao anh không viết những ca khúc giản dị và gần với công chúng hơn, chứ nhạc của anh, dù có quý anh đến mấy tôi cũng không nghe nổi. Ngọc Đại cười ha hả. Anh lại quay ra chửi người nói chuyện:
“Ôi trời ơi, tôi là tôi ghét cái bọn nhà báo các người lắm. Các người làm việc một cách quá ư là cứng nhắc. Tôi ghét cay ghét đắng! Lúc này chẳng qua là cô lợi dụng thông tin ở tôi thì tôi lợi dụng cô để nói nhé…
Tôi làm khác những nhạc sĩ đi trước và cùng thời không phải vì tôi chê cách làm của họ. Thử nhìn lại nhạc chống Mỹ mà xem, hồi đó các anh viết quá hay, cổ vũ động viên được bao nhiêu người, không ai có thể viết đươc như thế nữa.

Rất tâm đắc với âm nhạc cổ truyền, Ngọc Đại muốn vận dụng tối đa những hiểu biết của mình ở lĩnh vực đó vào sáng tác của mình. Nhưng cái sự kế thừa ấy cũng rất lạ lùng, và bằng một cách rất “Đại điên”:
Rồi thì nhạc tuyên truyền cổ động xây dựng xã hội, các bạn cũng viết quá tuyệt vời. Tôi nghĩ ôi thôi, mọi việc đã xong hết mẹ nó rồi, giờ đành làm cái khác.  Mà mình phải làm cái mới, là cái lạ, chứ lặp lại người ta thì khác gì vả vào mặt nhau…”.
Tách mình ra khỏi dòng chảy chung, lại thêm bản tính “khác thường” nên Ngọc Đại không nhiều bạn. Đặt biệt là hậu Đại – Lâm - Linh, nhiều mối quan hệ của anh bị rạn vỡ. Ở cái chỗ tận cùng cô độc, Ngọc Đại vẫn đầy tự tại, làm việc và thỉnh thoảng mở miệng chửi những kẻ vô tâm, những cách làm cũ kĩ, những thằng bội bạc…
Gã cười nhếch môi, chia sẻ: “Tôi đang làm một cái bệnh viện tâm thần. Trong đó có bác sĩ tâm thần, bệnh nhân tâm thần, và rất nhiều người sẽ nhận ra rằng: Ô! Mình cũng là một con bệnh”…

“Tôi thấy mình cũng oách đấy!”
Ngọc Đại tự nhận mình là người có kiến thức khá đầy đủ về âm nhạc: “Nhà tôi có truyền thống hát chèo. Tôi “thấm” chèo từ năm 8 tuổi. Bố tôi mê âm nhạc truyền thống đến mức bán cả bò đi để tụ tập những người hát hay trong các huyện, các tỉnh về sân nhà mình biểu diễn.
Bố tôi cũng là một người hy sinh cho âm nhạc khủng khiếp”. Sự bất thường biến báo, uyển chuyển giai điệu trong bài hát của anh có lẽ cũng chính là từ nhịp trống, nhịp phách mà ra cả…

Hàng ngày, trong căn hộ lập dị với những giấy bóng kính ngăn giữa gian, Ngọc Đại vẫn làm công việc sáng tạo mà mình yêu thích: “Tôi tập nhạc với những bạn yêu nhạc tôi, hiểu nhạc tôi…”.
Những năm 80, khi còn là sinh viên sáng tác ở trường nhạc, Ngọc Đại nghe nhiều nhạc cổ điển nước ngoài, anh còn đam mê cả Rock nữa. Điều đó giải thích tại sao Ngọc Đại làm nhạc bằng cách pha trộn âm thanh rất Tây nhưng chất liệu thì lại hoàn toàn thuần Việt.
“Nhật thực”, công chúng có cái để xem, để nghe, để ngỡ ngàng và giới phê bình có nhiều điều tranh cãi. Nhưng đến Đại Lâm Linh, dường như Ngọc Đại đã đẩy công chúng ra xa hơn bởi một thứ âm nhạc quá lạ, quá khó, mà như anh nói thì nghe xong khiến người ta phải “Sợ, Sởn, Sướng”.
Số người “Sợ và Sởn” nhiều hơn là số người “Sướng” là cái chắc! Ngọc Đại giải thích, “Nhật Thực” chỉ là khởi đầu của nhạc hát Ballad, còn Đại – Lâm - Linh đã được phát triển hơn rất nhiều. “Tôi muốn kế thừa cái đẹp trong âm nhạc dân gian là tính kịch.
Bạn thấy khi người ta diễn tuồng, người ta không chỉ có nhạc, có hát, mà người diễn viên còn phải hét, phải thét, quát mắng, biểu lộ tâm trạng bằng cả các nét mặt. Điều đó rất tuyệt vời và tôi muốn học hỏi. Tuy nhiên, Lâm và Linh cũng mới chỉ làm được một phần...”
Anh cho rằng người nghệ sĩ có nghĩa vụ cao đẹp là phải sáng tạo. Làm nghệ thuật mà cứ ôm khư khư cái cũ kĩ lạc hậu thì đáng phê phán lắm. “Âm nhạc đối với tôi là từng ngày sống, tôi không ngừng suy nghĩ về nó, cố gắng thay đổi và phát triển… Mọi người đừng bảo nhạc của tôi là gào, rú, thét, hét,… Đó là những thanh âm thật của cuốc sống.
Tôi muốn dùng chính những âm thanh ấy để diễn tả trạng thái cảm xúc của con người, chứ cứ nói “ôi tôi đau quá”, “ôi tôi buồn quá”… thì rất chán”.
Rất tâm đắc với âm nhạc cổ truyền, Ngọc Đại  muốn vận dụng tối đa những hiểu biết của mình ở lĩnh vực đó vào sáng tác của mình. Nhưng cái sự kế thừa ấy cũng rất lạ lùng, và bằng một cách rất “Đại Điên”: “Nếu tôi giữ cái nhị để kéo cho cả thế giới này nghe thì tôi có làm được không?
Dĩ nhiên là có, nhưng tôi phải phiên dịch, tôi đưa nó ra bằng cả tâm hồn. Còn bảo tôi cứ làm như người này người kia đi: Cũ rồi, tôi không làm!”
Nhạc của Ngọc Đại ít người nghe được bởi vì nó phá vỡ cách nhìn, cách cảm truyền thống về âm nhạc. Những người nghe nhạc thụ động sẽ không thể nghe nổi một track nhạc của anh. Nó bắt người nghe còn phải biết nhìn, biết hiểu, tổng hợp các âm thanh và tưởng tượng, mà như ý anh nói thì đó phải là một sự “đồng sáng tạo”.
Với những gì đang làm, Ngọc Đại có lẽ vừa là người tìm đường, lại vừa phải là người hướng dẫn nữa. Xem ra đây là một công việc nhọc nhằn và đầy thử thách nhưng mà gã vẫn tự tin, vẫn thấy mình “oách lắm!”.
Hàng ngày, trong căn hộ lập dị với những giấy bóng kính ngăn giữa gian, Ngọc Đại vẫn làm công việc sáng tạo mà mình yêu thích. “Tôi tập nhạc với những bạn yêu nhạc tôi, hiểu nhạc tôi…”. Anh đang ấp ủ những show diễn “đã đời” cho âm nhạc của riêng mình.

Khoảng lặng sau những quằn quại
Đã từ lâu, Ngọc Đại sống một mình. Căn nhà nhỏ trên phố Đào Tấn vừa là nơi sinh sống, vừa là nơi để Ngọc Đại gặp gỡ bạn bè tâm giao và tập nhạc. Đến bữa, Ngọc Đại ra ngoài ăn cơm bụi, theo đúng kiểu của một gã độc thân: "Gì chứ ăn thì dễ, cứ hai mươi ngàn là nó bưng ra cho...".
Ba người vợ đã lần lượt rời xa Ngọc Đại. Anh có 4 người con, đứa thì sống ở nước ngoài, đứa làm ăn xa. Căn nhà vắng người được Đại chăng đầy giấy bóng kính.
Tôi không hỏi anh về sự sắp đặt rối rắm và nhiều ẩn ý ấy. Nhưng tôi biết, hẳn là tự anh chẳng thấy mình cô độc bao giờ, với âm nhạc, với những loại nhạc cụ ngổn ngang và những ý tưởng khác thường luôn "hăng máu" trong tâm não.
Khi chàng kiến trúc sư Thanh Tâm hát lại "Giọt mưa đàn bà" của Ngọc Đại trên sân khấu Sao mai điểm hẹn vừa rồi, tôi đâm ra tò mò không biết người đàn bà ấy của Đại thế nào mà khiến anh viết lên những lời đau đớn, diết da, quay quắt:
"Khinh khí khóc một điệu nhạc xưa/ Nghe mưa rơi nhưng đây chẳng giữ chi/ Cả phía trên phía dưới..." Ngọc Đại viết Giọt mưa đàn bà đã rất lâu, từ những năm 70 của thế kỉ trước. Nỗi nhớ về người đàn bà đó dường như đã trở thành một phần da thịt, hơi thở, âm điệu của con người anh.
Ngọc Đại là vậy, điên cuồng trong tình yêu, trong âm nhạc và cô độc lẻ loi giữa đời thực. Kể yêu một người như vậy cũng thật đáng sợ!

Vài nét về nhạc sĩ Ngọc Đại
Năm 1982: Tốt nghiệp cử nhân tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam chuyên ngành sáng tác lý luận.
Từ năm 1978-1998: Giám đốc nghệ thuật, nhà sản xuất cho nhiều chương trình âm nhạc lớn tại Việt Nam như chương trình Rock Gốm (1984); Cánh Diều Phù Vân (1994); Nhật Thực I (2001); Nhật Thực II (2004).
Từ năm: 2004 Soạn nhạc chính cho nhóm nhạc Pháp Mexicanjazz.
Đã viết 500 ca khúc cho các thể loại thanh nhạc.
Đã phát hành 4 CD: Rock Biển (1984); Nhật Thực I (2001); Nhật Thực II (2004); Đại Lâm Linh (2009)

No comments: