Friday, March 8, 2013

Nguyễn Đại Giang và Georg Baselitz,

 Ai lộn đầu lộn đuôi trước?

Phạm Phong tổng hợp và dịch
Tranh của Georg Baselitz
Trong phần cmt của bài viết về họa sĩ Đại Giang với “trường phái upsidedown”, bạn Giời Ơi có nhắc đến một họa sĩ Đức. Họa sĩ này nổi tiếng với tranh upside-down từ những năm 1960, (chứ không phải như sách Creative Genius giới thiệu “tranh đảo ngược của Nguyễn Đại Giang như một quan niệm mới, một trường phái mới của một họa sĩ Việt Nam trong nghệ thuật hiện đại thế giới.”)
Dĩ nhiên tranh Đại Giang với tranh Baselitz là khác nhau rồi, không thể bảo Đại Giang nhái được. Nhưng như đã nói trên, trường phái lộn đầu lộn đuôi không phải do họa sĩ Đại Giang nghĩ ra đầu tiên. Hoàn toàn không phải vậy.
Thế còn Georg Baselitz, ông là ai? Xin tổng hợp và dịch lại một số lời giới thiệu về ông trong các bài rải rác để các bạn nắm thông tin:
Georg Baselitz
Georg Baselitz (sinh ngày 23. 1. 1938) trước học Mỹ thuật ở Đông Đức, sau đó sang Tây Đức sống. Phong cách của ông được xếp vào nhóm Neo-Expressionist, nhưng với một số người thì cho rằng phong cách ông có phần hậu hiện đại hơn.
Georg Baselitz là một trong những nghệ sĩ đương đại nổi tiếng nhất, được săn lùng nhiều nhất. Nói không ngoa thì nhờ có những nghệ sĩ như Georg Baselitz mà hội họa đương đại Đức mới có được tiếng tăm như ngày hôm nay. Trong nhiều năm trở lại đây, các tác phẩm của Baselitz có mặt tại hầu hết các bảo tàng quan trọng và những bộ sưu tập đình đám của thế giới. Các triển lãm cá nhân của ông, từ triển lãm ở bảo tàng Guggenheim, New York hồi 1995, tới triển lãm tại Viện Nghệ thuật Hoàng gia ở London hồi 2007…, đều thu hút sự quan tâm rộng rãi của công chúng.
Head and Bottle (Đầu và chai), 1981-82, khắc gỗ, 3 khối, 100,2 x 70 cm.
Vào những năm 1960s, Georg Baselitz nổi lên như một nghệ sĩ tiên phong của trường phái Biểu hiện Mới ở Đức. Tác phẩm của ông mang những chủ đề gay cấn, được thể hiện một cách cháy bỏng, như một phương tiện để ông đối diện với thực tại của một thời đại hiện đại, khám phá xem thế nào là một người Đức và một nghệ sĩ Đức trong thế giới hậu chiến.

Những năm đầu mới vào nghề, Baselitz chịu ảnh hưởng từ tác phẩm và các bài viết của những nghệ sĩ, những nhà lý thuyết tên tuổi như Kandinsky, Malevich, Nietzsche, Baudelaire, Samuel Beckett, Antonin Artaud. Về sau, mệt mỏi với lý thuyết, Baselitz chuyển sang yêu thích nghệ thuật của những người bệnh tâm thần và những kẻ bị xã hội coi là quái gở. Tác phẩm của ông về sau cũng mang hơi hướm của nghệ thuật truyền thống châu Phi, của những bức tranh hoa mỹ và tranh in Pháp, Ý hồi thế kỷ 16, cũng như một cảm thức sâu đậm về tính trang trí, trang hoàng.
Russentanz, chi tiết, 1999, 200 x 162 cm

Gertruds Hut II, 1998. 200 x 162 cm
Cuối những năm 1970s, Georg Baselitz lại càng nổi với những bức tranh “upside-down” để đời. Trong những bức tranh ấy, những thân hình, phong cảnh, nhà cửa bị lộn đầu. bất chấp thực tế của thế giới vật chất (là đầu trên đuôi dưới), khiến cho bức tranh càng rõ độ tài tình hơn (vẽ một bức ngược đâu phải dễ!).
Adler, Januar 1982, 200 x 250,5 cm, sơn dầu trên canvas, thuộc bảo tàng Frieder Burda, Baden-Baden.

Sieben mal Paula, 1987/88, 195 x 172 cm, sơn dầu trên canvas, thuộc bảo tàng Frieder Burda, Baden-Baden.
Trước giờ, Georg Baselitz luôn coi chủ đề như một cơ hội – một cơ hội để vẽ, thế thôi. Cho nên vì sao ông chọn chủ đề cho tranh rồi lại đảo ngược đầu đuôi. Ông làm thế để người xem không bị chủ đề dẫn dắt và làm lạc lối. Nhưng chủ đề chỉ được dùng như một cái nền cho sự say mê của người xem với hội họa, hệt như họa sĩ đã thông qua chủ đề để thể hiện tình yêu của mình với hội họa. Và rồi chiếm lấy hình ảnh, biến nó thành tranh, thành hành động, thành một trò chơi sống còn của màu sắc và không gian.
Double-sided Drawing, 1980

Ein wirklicher Wilhelm an der Ostsee, 2011

*

No comments: