GIAO TRANH TẠI CAO ĐIỂM 1509 (LÃO SƠN) THANH THỦY, HÀ GIANG NĂM 1984:
Tác giả: Nghiên cứu viên Nakamura Masanori
Hà Minh Thành
dịch
Tài liệu nghiên cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ
đội-Đại học Phòng vệ- Cục phòng vệ Nhật Bản.
Kế hoạch hành quân nhằm chiếm lại Cao điểm 1509 có mật danh là "MB84,
thu hồi lãnh thổ" đã được vạch công phu. Tuy nhiên, cả tướng Văn
Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi
một sĩ quan cao cấp phản bội ?
Trận chiến Lão Sơn, (phía Việt Nam gọi là Cao điểm 1509), được xem
là trận chiến đẫm máu, khốc liệt nhất trong vùng Á Châu gần đây nhất. Cuộc
chiến nổ ra tại một căn cứ quân sự của Việt Nam tại điểm cao 1509 và điểm cao
1250, hai cao điểm này nằm dọc theo biên giới Việt Trung mà phía Trung Quốc gọi
là Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Để chiếm được 2 cao điểm này Giải phóng quân Trung
Quốc đã tạo ra một cuộc xung đột võ trang với quy mô lớn. Lịch sử quân sự Trung
Quốc gọi cuộc chiến chiếm 2 điểm cao này là Chiến dịch Lưỡng Sơn.
Trận chiến Lão Sơn bắt đầu vào ngày 2 tháng năm 1984 khởi màn bằng trận
tấn công tổng lực bằng pháo binh vào căn cứ quân sự của quân đội Việt Nam.
Cuộc giao tranh quân sự giữa quân đội 2 nước Việt Nam và Trung
Quốc chia thành 3 giai đoạn
Giai đoạn 1 : Từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 15 tháng 4 năm 1984
Giai đoạn 2 : Từ ngày 2 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 1984
Giai đoạn 3 : Từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7 năm 1984
Trận chiến kết thúc vào ngày 14 tháng 7 năm 1984 bằng một trận đánh cảm
tử xáp lá cà (bạch binh chiến) của các binh sĩ Việt Nam. Phía Trung Quốc đã
phản công bằng pháo binh và hỏa lực mạnh để tử thủ Lão Sơn. Sau trận chiến này,
với số thương vong quá lớn, quân đội VN đã hoàn toàn bỏ cuộc. Lãnh thổ Việt Nam đã mất vùng
núi Đất (Lão Sơn) vào tay Trung Quốc từ đó.
Sau hiệp định hoạch định biên giới Việt Trung thì 2 vùng núi này chính
thức trở thành lãnh thổ của Trung Quốc.
1/Tương quan lực lượng tham chiến :
Phía Trung Quốc :
Tướng chỉ huy : Dương Đắc Chí
Chiến lực: Quân đoàn 14, Quân đoàn 11,Quân đoàn 1, Tập đoàn quân 67, Tập
đoàn quân 27, Tập đoàn quân 13.
Số binh sĩ thương vong : Bất minh (có nguồn thông tin cho biết khoảng 939
binh sử tử trận)
Phía Việt Nam
:
Tướng Chỉ huy: Tướng Văn Tiến Dũng
Lực lượng tham chiến : Sư đoàn 313, Sư đàn 316, Sư đoàn 356 chính quy.
Địa phương quân và dân binh.
Số binh sĩ thương vong : Bất minh (theo nguồn tin Trung Quốc thì có 3700
binh sĩ Việt Nam tử trận còn lại trên chiến trường. Dự đoán binh sĩ tử trận
khoảng 4000 binh sĩ.
Theo nguồn tin của phóng viên chiến trường của NHK được biết chính
xác là: trung đoàn 174 thuộc sư đòan 316 VN sau 10h giao tranh
với sư đoàn 119 của Trung Quốc tại điểm cao 142, 149 thuộc khu
vực Na Lập vào ngày 12 tháng 7 năm 1984, phía VN bị tử thương 300 binh sĩ tại
mặt trận.
2/Quá trình đưa đến sự giao tranh
Lính Trung Quốc bị bắn gục trên đỉnh 1509
Trong suốt thời gian trước hoạch định biên giới Việt Trung thì Lão Sơn và
Giả Âm Sơn được công nhận là lãnh thổ của Việt Nam. Lão Sơn với cao độ 1422.2 m so
với mặt biển là một vị trí chiến lược quan trọng trong phối trí quân lực trong
suốt lịch sử vệ quốc của người Việt Nam. Từ đây có thể giám sát con
đường huyết mạch nối từ Hà Giang của Việt Nam sang Trung Quốc.
Năm 1979 trên đường tiến quân sang đánh Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí tư lệnh
quân khu Côn Minh đã chiếm vùng này. Sự tiến quân quá nhanh của Trung Quốc vào
Việt Nam đã khiến tướng
Dương Đắc Chí khinh địch và đánh giá thấp tướng Võ Nguyên Giáp một thiên tài
quân sự của Việt Nam.
Trong một công điện báo công với Đặng Tiểu Bình, sau khi xâm nhập vào
Việt Nam mà không bị tổn thất nhiều, tướng Dương Đắc Chí đã xin phép cho thêm
một tuần nữa để tiến quân đến Hà Nội, bắt sống toàn bộ ban lãnh đạo Việt Nam.
Phía Việt Nam, Tướng Võ
Nguyên Giáp đã áp dụng nhuần nhuyễn chiến thuật: Dụ địch vào sâu nội địa; Cắt
đứt quân viện hậu cần; Tổng phản công… một chiến thuật trong kinh nghiệm vệ
quốc hàng ngàn năm qua của người Việt Nam đối với Trung Quốc.
Tướng Võ Nguyên Giáp với các lực lượng khinh binh và địa phương quân đã
phá hủy toàn bộ các tuyến quân viện hậu cần của Tướng Dương Đắc Chí; hành động
quân sự này khiến trên 500 chiến xe của Giải phóng quân Trung Quốc dưới quyền
của tướng Dương Đắc Chí trở thành những cục sắt chết không hoạt động được trên
chiến trường vì thiếu nhiên liệu và trở thành các điểm tác xạ của Địa phương
quân VN.
Trước tình thế tan rã toàn bộ các quân đoàn tiến chiếm Việt Nam, tướng
Dương Đắc Chí buộc phải cấp tốc xin lệnh rút binh về nước. Trên đường rút binh
của tướng Dương Đắc Chí , quân đội Trung Quốc đã bị tổn thất nặng nề bởi sự
truy kích bằng pháo binh của quân đội Việt Nam từ điểm cao 1509 này.
Có một kỳ tích về hành quân mà đến thời điểm này, các nhà phân tích về
chiến lược quân sự cũng không hiểu bằng cách nào, chỉ trong vòng một thời gian
ngắn chưa đầy 1 ngày, tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam có thể phối trí một lực
lượng pháo binh mạnh tại Cao điểm 1509, một căn cứ có địa hình hiểm trở để có
thể truy kích tận diệt các binh đoàn của Trung Quốc trên đường rút chạy khỏi
VN. Mặc dầu Đặng Tiểu Bình tuyên bố đã dạy xong cho VN một bài học, nhưng trên
thực tế thì có thể nói rằng gần như toàn bộ các quân đoàn của quân khu Côn Minh
dưới quyền tướng Dương Đắc Chí đã hoàn toàn bị xóa sổ.
Từ sau bài học về sự đại bại chiến dịch quân sự đầu năm 1979, Đặng Tiểu
Bình đã phải đi đến quyết định cải cách lại quân đội theo hướng hiện đại hóa.
Tướng Dương Đắc Chí được sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình đã nắm chức Tổng tham mưu
trưởng kiêm Ủy viên Quân ủy Trung ương. Để phục hận về trận đại bại 5 năm về
trước, để có thể kiểm soát không phận và uy hiếp tỉnh Hà Giang, cũng như làm
bàn đạp để tấn công bình định Việt Nam trong tương lai, đồng thời nhằm khôi
phục lại uy tín của quân đội đã xuống đến tận đáy, tướng Dương Đắc Chí đã lên
kế hoạch chiếm lĩnh 2 điểm cao của vùng núi Lưỡng Sơn này.
3) Quá trình giao tranh
Ngày 2 tháng 4 năm 1984 quân độI Trung Quốc bắt đầu pháo kích đại quy mô
vào điểm cao 1059 của Việt nam mở đầu cho trận giao tranh. Cuộc pháo kích kéo
dài 26 ngày cho đến ngày 27 tháng 4 năm 1984
Ngày 28 tháng 4 qua thông tin tình báo biết được phía VN đang chuẩn bị
thay quân tại điểm cao này. Vào lúc quân số của phía VN đồn trú ít nhất ở căn
cứ 1059, tướng Dương Đắc Chí đã ra lệnh cho sư đoàn 40 và sư đoàn 49 thuộc Quân
đoàn 14 quân khu Côn Minh bắt đầu tấn công căn cứ hiểm yếu này. Mặc dầu với số
quân áp đảo là 2 sư đoàn, nhưng trước sự thiện chiến và quả cảm của lực lượng
nhỏ quân đội Việt Nam đóng tại đó, phía Trung Quốc đã chịu nhiều tổn thất nặng
nề. Phải sau 18 ngày chiến đấu, quân đội Trung Quốc mới chiếm lĩnh được một
phần của Lão Sơn và Giả Âm Sơn vào ngày 15 tháng 5 năm 1984.
Ngày 12 tháng 6 đến ngày 7 tháng 10 năm 1984 được xem là giai đoạn giao
tranh thứ 2, quân đội VN đã cố gắng tổ chức tái chiếm lại Lão Sơn, trong giai
đoạn giao tranh này, thương vong phía Việt Nam không xác định được, nhưng phía
Trung Quốc thì 2 đại đội có nhiệm vụ tử thủ căn cứ này đã hoàn toàn bị tiêu
diệt. Phía Việt Nam
tạm thời chiếm lại Lão Sơn.
Rút kinh nghiệm từ lần giao tranh này, tướng Dương Đắc Chí đã cho sử dụng
hỏa tiễn liên trang để đối kháng và sau đó dùng bộ binh tái chiếm căn cứ. Đối
lại quân đội VN dùng súng cối và vũ khí hạng nhẹ, lưỡi lê với cách đánh cận
chiến cảm tử bám sát vào quân đội Trung Quốc để đánh nhằm giảm nguy cơ thương
vong vì hỏa tiễn đã gây thương vong khủng khiếp cho cả lực lượng hai bên. Tuy
nhiên trước sự áp đảo về lực lượng và vũ khí của Trung Quốc, phía Việt Nam đã chịu thất
bại trong nỗ lực phòng thủ căn cứ. Sau trận giao tranh này Trung Quốc chiếm
được cao điểm 1509.
4/Giai đoạn 3 của cuộc giao tranh…
Bắt đầu từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7. Được thông tin tình báo
chính xác từ một sĩ quan cao cấp trong Cục quân báo Việt Nam, tướng Dương Đắc
Chí đã nắm rõ toàn bộ kế hoạch hành quân tái chiếm căn cứ của VN. Bằng cách bố
trí pháo binh mạnh và hỏa tiễn đa liên tranh tập trung vào các điểm quân đội
Việt sẽ tập kết bên mạn sườn núi ở cao độ 500 và 800, quân đội Trung Quốc chỉ
còn chờ đợi quân đội Việt Nam bước vào cửa tử bằng trận địa bao vây bằng hỏa
tiễn và pháo.
Phía Việt Nam lần này với sự trợ giúp của các cố vấn quân sự Liên Xô và
trực tiếp tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy, lực lượng tấn công đã tổ chức nghi binh
nhằm đánh lạc hướng theo dõi của tình báo Trung Quốc bằng cách: chọn ra 6 trung
đoàn từ các sư đoàn 313, sư đoàn 316, sư đòan 356.
Kế hoạch hành quân nhằm chiếm lại Cao điểm 1509 có mật danh là "
MB84, thu hồi lãnh thổ" đã được vạch công phu. Tuy nhiên, cả
tướng Văn Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị
bán đứng bởi một sĩ quan cao cấp phản bội ?
Ngày 12 tháng 7 năm 1984, 6 trung đoàn quân Việt Nam lần lượt tập kết vào
các địa điểm đã được tướng Dương Đắc Chí đợi sẵn ở cao độ 500 và 800 bên dưới
cao điểm 1059.
5 giờ sáng giờ Việt Nam
ngày 12 tháng 7 quân đội VN bắt đầu men theo triền núi để tổng công kích và
trận pháo kích bao vây tận diệt của tướng Dương Đắc Chí cũng bắt đầu. Sau 17
tiếng đồng hồ pháo kích tập trung vào các điểm đã biết trước dựa theo kế hoạch
hành quân mang tên MB84 của Việt Nam, tướng Dương Đắc Chí hoàn toàn
đại thắng. Quân đội VN buộc phãi rút lui với số liệu thương vong do phía Trung
Quốc công bố: khoảng 3700 thi thể binh sĩ Việt Nam đã bị bỏ lại trên đỉnh Lão Sơn…
5/Ảnh hưởng về mặt quân sự
Trận chiến Lão Sơn là một trận chiến kinh điển trong các trận chiến hạn
định phi quy ước. Chiến thắng của phía Trung Quốc có thể kể công đầu là chiến
thắng của mạng lưới tình báo Hoa Nam;
Lực lượng tình báo Hoa Nam
đã cài cắm được điệp viên vào hàng ngũ sĩ quan cao cấp của Việt nam. Nếu không
có thông tin tình báo từ Việt Nam,
cục diện trận chiến Lão Sơn có khả năng sẽ đi theo một hướng khác. Chắc chắn số
thương vong khủng khiếp sẽ đến với các sư đoàn 40 và 49 của quân đội Trung Quốc
bởi lối đánh cảm tử và thiện chiến của binh sĩ Việt Nam.
Trận chiến Lão Sơn đã làm thay đổi toàn bộ chiến thuật tấn công của quân
đội Trung Quốc theo hướng hiện đại hóa. Trong giai đoạn 3 của cuộc giao tranh
có thể nói đây là một sự tái diễn lại cách đánh giữa quân đội bắc Việt Nam với
chiến thuật biển người, cận chiến với quân đội Mỹ; kết hợp với chiến thuật tập
trung pháo binh nhằm giảm thương vong cho binh sĩ xung kích trong thời gian
chiến tranh Việt Nam.
Từ chỗ tấn công theo chiến thuật biển người là chiến thuật quân sự cổ
điển của Trung Quốc với Việt Nam; tướng Dương Đắc Chí đã thành công trong việc
mạo hiểm ứng dụng chiến thuật tấn công và phòng vệ tập trung bằng pháo binh,
kết hợp với thông tin tình báo theo phong cách tác chiến hiện đại của Mỹ.
Từ trận đánh này cũng lộ rõ một điểm yếu của quân đội Trung Quốc, đó là
công tác hậu cần, vận tải của quân đội, không có khả năng không vận để phục vụ
cho việc tác chiến. Ví dụ để phục vụ cho cuộc chiến họ phải huy động cả xe của
dân sư để tải đạn dược và thương binh.
Về phía quân đội Việt Nam,
mặc dầu địa hình bất lợi nhưng với quyết tâm thu hồi lãnh thổ đã chọn chiến
thuật tấn công bằng biển người. Với sĩ khí của quân đội Việt Nam lúc đó, khả
năng thu hồi lại lãnh thổ trong trận chiến này rất cao nhưng đồng nghĩa với
việc chấp nhận hàng ngàn binh sĩ phải hy sinh.
Có thể coi đây là một chiến thuật hạ sách khi mà tướng Văn Tiến Dũng
không còn con đường để chọn lựa. Tuy nhiên thất bại về phản gián của Việt Nam
trong cuộc chiến này đã khiến Việt Nam phải chấp nhận thất bại với gần 4000
binh sĩ thương vong ( theo số liệu phía Trung Quốc đưa ra ). Đây là một bài học
quan trọng trong công tác bảo mật mà các sĩ quan trẻ trong tương lai phải luôn
tâm niệm trong quá trình cầm binh tác chiến. Một sơ sót của người chỉ huy sẽ
phải đổi bằng máu xương của hàng ngàn binh sĩ trên mặt trận và mất đi lãnh thổ.
Về mặt ảnh hưởng quân sự thì, chiến thắng Lão Sơn đã nâng cao sĩ khí cho
quân đội Trung Quốc, tạo cơ hội cho quân đội Trung Quốc chuyển mình từ một quân
đội lạc hậu sang một đội quân hiện đại với kỹ thuật tác chiến hiện đại đãi thay
cho chiến thuật biển người cố hữu. Đây là đà tiến để giới quân sự Trung quốc
tạo ảnh hưởng lên giới chính trị để hiện đại hóa quân đội. Với việc chiếm lãnh
Lão Sơn và Giả Âm Sơn, việc đặt 2 căn cứ tại đó, Trung Quốc đã có khả năng kiểm
soát và khống chế về mặt quân sự trên toàn bộ miền Bắc Việt Nam.
Trong một số lần hiếm hoi, các đài duyên hải của lực lượng Hải thượng Tự
Vệ Đội Nhật bản dọc theo quần đảo Okinawa, đã
phát hiện bắt được các làn sóng phát theo hình thức nhiễu loạn số từ đài phát
vô tuyến có tọa độ xác định đặt trên đỉnh Lão Sơn.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, nếu xảy ra một trận chiến phi
quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa, thì với hệ thống rada và đài
phá sóng vô tuyến mạnh như vậy của Trung Quốc ở căn cứ Lão Sơn, khả năng toàn
bộ hệ thống thông tin của lực lượng phòng không không quân tại miền Bắc của
Việt Nam kể cả hệ thống thông tin của Hàng không dân dụng sẽ bị tê liệt ngay
tức khắc; nếu bị quân đội Trung Quốc tiến hành gây nhiễu từ cụm đài của căn cứ
này. Chưa kể đến lợi thế về mặt tác chiến pháo binh cũng như hỏa tiển tầm xa,
với vị trí Lão Sơn có khả năng khống chế quân đội Việt Nam trên một phần vùng miền bắc Việt Nam trong một
cuộc chiến hạn định từ căn cứ quân sự lớn này.
Về phía Việt Nam,
sau trận chiến này đã khiến cho uy tín một số tướng lãnh quân đội với nhiều
công trạng trong cuộc chiến Việt nam bị suy sụp, thất sủng. Nhiều tướng lãnh
kinh nghiệm dày dạn chiến trường bị thay thế bởi thế hệ tướng lĩnh trẻ chưa có
kinh nghiệm tác chiến trên những mặt trận lớn.
Một mất mác lớn khác đối với quân đội VN trong thời kỳ này đó là: sự thất
sủng của tướng Võ Nguyên Giáp trước ban lãnh đạo chính phủ Việt Nam khi ông đưa
ra yêu cầu giải quyết “Bài toán nước lớn”. Tướng Võ Nguyên Giáp chủ trương mở
một nền ngoại giao đa phương với phương Tây kể cả cựu thù là Mỹ và các nước
xung quanh, cùng với việc dùng lực lượng quân chính quy Việt Nam tại Lào đánh
quy hồi sang từ Lào sang Cam puchia, giải phóng Campuchia xong thì rút hết quân
về nước giao lại Campuchia cho Liên hợp quốc để giảm bớt sự hy sinh của binh sĩ
và ngân sách quốc gia. Tìm cách phá mở thế bao vây từ kinh tế cho đến quân sự
bởi các nước xung quanh.
Chủ trương này của Tướng Võ Nguyên Giáp đã không được ban lãnh đạo chính
phủ Việt Nam đương thời đồng ý. Sự thất sủng của một nhà chiến lược quân sự vĩ
đại đã khiến giới quân đội của Việt Nam dần dần bị xem nhẹ, đồng thời thế lực
thân Trung Quốc trong giới chính trị gia Việt Nam có cơ hội quật khởi trở lại.
Sau cái chết của Phạm Hùng người được cho là kiên trì đường lối chống
Trung Quốc bị chết một cách mờ ám tại thành phố Hồ Chí Minh, có ý kiến nghi vấn
có bàn tay của lực lượng tình báo Hoa Nam, chính sách của lãnh đạo Việt Nam đã
bắt đầu thay đổi…
Các chính sách về công tác tuyên truyền chống Trung Quốc cũng dần dần bị
loại bỏ từ dân chúng cho đến quân đội. Cùng với chính sách đổi mới quân đội
Việt Nam
đã thiên về làm kinh tế hơn đặt nặng trọng tâm quốc phòng. Sau thất bại ở cuộc
hải chiến Nam sa (Trường Sa) vào tháng 3 năm 1989 thì có thể nói là quân đội
Việt Nam đã đánh mất vị thế của mình ở Á Châu, Việt Nam đã bị các chuyên gia
quân sự đánh giá không còn là một đội quân mạnh và thiện chiến nhất trong vùng
Đông Nam Á nữa.
6) Ảnh hưởng về mặt chính trị
Đối với Trung Quốc: Chiến thắng của trận chiến Lão Sơn trùng khớp với
thời kỳ sĩ khí đang hồi phục lại ở Trung Quốc nhờ vào hiệu quả của chính sách
cải cách, khai phóng. Kết quả trận chiến đã chấp cánh , tăng thêm uy tín cho
Đặng Tiểu Bình trong việc chỉ đạo thể chế cầm quyền của Trung Quốc.
Hệ thống thông tin của Trung Quốc có thể nói đã tuyên truyền hết công
suất về tin thắng lợi của quân đội Trung Quốc trong trận chiến Lưỡng Sơn này.
Báo chí Trung Quốc đã lợi dụng trận thắng này để phát dương quốc uy và ca ngợi
công đức chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình. Việc tuyên truyền này khiến cho dân chúng
Trung Quốc phần nhiều đều chỉ biết đến chiến tranh biên giới Việt Trung, qua
chiến thắng Lão Sơn năm 1984 chứ không phải trận đại bại năm 1979.
Đối với Việt Nam: trận
chiến Lưỡng Sơn đã khiến phía Việt Nam tái nhận thức về kẻ thù truyền
kiếp của họ chính là Trung Quốc, tâm lý phục thù của người Việt đã trỗi dậy.
Cùng với sự sa lầy của quân đội Việt Nam tại chiến trường Campuchia đã
gây tổn thất lớn về nhân mạng binh sĩ, sự gia tăng của thương phế binh, sự bao
vây cấm vận kinh tế của thế giới, sự kiệt quệ về kinh tế đã khiến sĩ khí của
quân đội Việt Nam suy giảm.
7.Mối bang giao cải thiện quan hệ Trung Việt
Tháng 3 năm 1988 Thủ tướng Phạm Hùng của Việt Nam đột tử. Ông được xem là người
cuối cùng trong ban lãnh đạo của Việt Nam theo đường lối cứng rắn chống
Trung Quốc. Ông là một trong những người đã đồng ý đưa quân sang tiến chiếm
Campuchia bất chấp sự phản đối của nhà chiến lược quân sự, tướng Võ Nguyên
Giáp. Đồng năm đó quân đội Liên Xô cũng đại bại phải rút lui khỏi chiến trường
Apganixtan.
Cùng với chính sách cải cách khai phóng thành công của Đặng Tiểu Bình,
Trung Quốc đã tạo mối bang giao thân mật với Mỹ và Nhật Bản; chính sách này đã
khiến cho quốc lực của Trung Quốc nhanh chóng hồi phục. Ngược lại mối quan hệ
đồng minh của Việt Nam và
Liên Xô bởi phái thân Liên Xô là Lê Duẫn ngày càng suy giảm khiến cho chính phủ
Việt Nam
chuyển đổi chính sách sang cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Sau 10 năm xảy ra giao tranh, vào ngày tết âm lịch năm 1989 Việt Nam và
Trung Quốc đột ngột mở cửa lại giao dịch ở vùng biên giới. Quan hệ Trung –Việt
cấp tốc hồi phục. Sau đó Trung Quốc lần lượt triệt thoái các lực lượng quân sự
lớn đóng ở Lão Sơn và Giả Âm Sơn.
Tháng 5 năm 1989 thì toàn bộ quân chính quy của Trung Quốc hoàn tất việc
rút ra khỏi vùng Lưỡng Sơn này chỉ để lại một bộ phận nhỏ các tiểu đoàn công
binh và địa phương quân, dân binh để xây dựng căn cứ.
Xung đột võ trang biên giới Việt –Trung xảy ra lần cuối cùng vào năm 1989
khi Trung Quốc cho xây dựng các đài ra đa dọc theo các điểm cao mà họ đã chiếm
được sau các lần xung đột. Một số lượng lớn công nhân xây dựng người Trung Quốc
đã xâm nhập xây dựng nhà cửa, lán trại bất hợp pháp trên phía lãnh thổ Việt Nam. Xung đột
đã nổ ra khi lực lượng cảnh sát đương cục của Việt Nam
đã tìm cách bài trừ, đuổi họ ra khỏi Việt Nam. Trong lần này quân đội hai
nước không có nổ súng và sự kiện kết thúc khi phía Trung Quốc chịu đưa toàn bộ
số công nhân đó về nước. Có thể coi sự kiện cuối cùng đó là bài thuốc thử của
Trung Quốc đối sự chân thành cải thiện bang giao của phía Việt Nam…
(Hết)
1/ Tác giả bài viết
từng là Tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Nhật ở VN dưới quyền của Đại
sứ Tsutsumi Koichi, đại sứ Matano Kachigeaka, Đại sứ Asomura
Kuniaki. Ông đã đến Hà Giang và Lạng Sơn để thị sát, nghiên
cứu tình hình chiến sự, một người rất am tường về Việt Nam.
Về trận đánh đầu tiên trên đỉnh 1509 - Lão Sơn
Về trận đánh đầu tiên
trên đỉnh 1509 - Lão Sơn. Phần lớn thông tin lấy từ china-defense.com. Núi Lão
Sơn, cao 1.422m so với mực nước biển nằm trong lãnh thổ VN, thuộc xã Thanh
Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), có cao độ lớn nhất trong
toàn chiến trường Thanh Thủy. Đỉnh 1509 của nó nằm ngay trên đường biên giới,
sống núi nằm dọc theo hướng tây bắc. Sau cuộc chiến năm 1979, 1509-Lão Sơn được
quân đội VN xây dựng thành một vị trí phòng ngự quan trọng, từ đó họ có thể mở
các cuộc đột kích vào lãnh thổ TQ (tất nhiên điều này do TQ nói). Ở 1509, lực
lượng phòng ngự của VN theo phía TQ là ở cấp tiểu đoàn. Tuy nhiên, điều này có
thể là phóng đại, lí do là địa hình khu vực khá hiểm trở không thể cho phép bố
trí một số quân lớn như vậy chỉ trên một đỉnh (thực tế các trận địa phòng ngự
khác của VN đều ở cấp đại đội trở xuống). Năm 1984, quân đội TQ tiến công đánh
chiếm 1509. Sự kiện này được coi là chính thức mở màn cuộc chiến biên giới
Việt-Trung lần thứ hai. 05h50 ngày 28-4-1984, trung đoàn bộ binh 118 thuộc sư
đoàn bộ binh 40, quân đoàn 14, Đại quân khu Côn Minh được pháo binh chi viện
với mật độ cao tấn công đỉnh 1509. Ngoài ra quân TQ cũng tổ chức đánh chiếm một
số cao điểm khác ở xung quanh. 06h24, bộ binh TQ bắt đầu xung phong. Phía TQ
đánh giá là chỉ vấp phải sức kháng cự yếu. Tuy nhiên qua nhiều thông tin của
phía TQ thì không hoàn toàn như vậy. Trung đoàn 118 của TQ phải đến 15h30 mới
hoàn toàn chiếm được đỉnh 1509 sau khi đơn vị phòng ngự hy sinh đến người cuối
cùng. Đặc biệt, có 4 nữ chiến sĩ cố thủ trong hang đá, không chịu đầu hàng và
lính TQ đã phải dùng súng phun lửa mới tiêu diệt được những cô gái kiên cường
này. Quân TQ cũng bị thương vong nặng : trung đoàn 118 bị chết 198 lính cùng
một số bị thương. Trong đó một tiểu đoàn của trung đoàn này có tới 70% quân số
bị loại khỏi vòng chiến. Tiếp sau đó là những đợt phản kích của VN. Ngày
11-6-1984, lúc 03h00, một lực lượng cấp tiểu đoàn của VN đã tấn công 1509. Mặc
dù bộ đội VN đã đột kích được vào trong trận địa địch nhưng sau đó đã bị đẩy
lùi. Ngày 12-7-1984, được coi là trận đánh lớn nhất của giai đoạn 1984-1991.
Theo phía TQ, phía VN đã huy động 6 trung đoàn bộ binh thuộc các sư đoàn bộ
binh 312, 313, 316 và 356 để tấn công 1 trung đoàn bộ binh TQ phòng ngự ở 1509.
Quân TQ được sự yểm trợ của hàng vạn quả đạn pháo đã đẩy lui cuộc tấn công.
Theo phía TQ thì VN bị tổn thất rất lớn, riêng số xác bỏ lại trận địa là 3.700
! Một con số chưa bao giờ có kể cả trong các trận đánh với Mỹ. Đối chiếu với
thông tin do bác phaphai cung cấp, thông tin trên là quá phóng đại. Trên thực
tế, toàn bộ chiến trường Thanh Thủy chỉ có diện tích 5-6km2, không thể bố trí
được một lực lượng quá khổng lồ như vậy (hãy so sánh với trận ĐBP, phía VN có
10 trung đoàn trong lòng chảo Mường Thanh, nhưng đó là một chiến trường rộng
hàng trăm km2). Theo thông tin của VN, trung đoàn bộ binh 982 của sư đoàn bộ
binh 313 đã tái chiếm thành công 1509. Nhưng sau đó bộ phận phòng ngự vì nhiều
lí do đã tự ý bỏ chốt và TQ chiếm được 1509 lần thứ hai. Kể từ đây không có
thêm trận phản kích nào nữa. Từ 1509, quân TQ lấn xuống tới bình độ 1200 thì bị
chặn lại, bộ đội VN giữ được từ bình độ 1100 trở xuống. Các trận giành giật
tiếp tục diễn ra, chủ yếu với quy mô đại đội, ác liệt nhất trong những năm
1984-1987. Từ đó trở về sau, giao tranh bộ binh ít dần, hai bên chủ yếu sử dụng
pháo. Trận đụng độ bộ binh cuối cùng diễn ra ngày 13-2-1991.
Trong trận chiếm A6B
sáng 31-5, theo phía ta, địch bỏ lại 25 xác chết và bị bắt 1 tên; ta hy sinh 4,
bị thương 15. Theo phía TQ, ngoài 211 (A6B) ta còn tấn công vào các điểm 140,
142, 156, 166 thất bại, thiệt hại hơn 300 người (?!), đây là chiến dịch phản
kích mang tên N-1 của trung đoàn 982. Điểm cao 211 ta chiếm được 2 vị trí TQ
trên đó, vị trí thứ 3 địch vẫn giữ được (?!). , điểm cao 156 ta chiếm được
nhưng địch rút xuống hầm và phản kích chiếm lại. Trong tất cả các trận trên TQ
chết 21, bị thương 81, bị bắt 1. A6b, vị trí 1 và 2 do ta chiếm. (Có lẽ hơi khó
tin là suốt thời gian dài như vậy ta không chiếm nốt được vị trí 3, hoặc địch
còn giữ được như thế mà không phản kích chiếm lại được. Chưa kể tiếp tế cho số
quân trên đó).
Sau đó quân TQ nhiều
lần phản kích chiếm lại A6B, nhưng đều bị quân ta đánh lui. Theo phía ta, từ 1
đến 3-6-1985, ta hy sinh 13, bị thương 24, không rõ số thương vong của địch.
Theo phía TQ thì địch mở nhiều đợt phản kích trong 44 ngày, dùng cả đặc nhiệm
nhưng đều thất bại và bị thiệt hại nặng, từ 1 đến 11-6-1985 quân TQ bị chết 120
tên, bị thương một số lớn. Trung đoàn 595 (sư đoàn 199, quân đoàn 67) TQ bị tê
liệt. Phía VN cũng nhiều lần tiến công và bị chết hơn 300 người (?). Ngày
8-9-1985, TQ chiếm lại A6B chỉ với 1 chết, 3 bị thương (?). Trong suốt 11 tháng
chiếm đóng, sư đoàn 199 bị chết hơn 300 tên. Trận đánh chiếm và phòng ngự A6b là một trận đánh xuất sắc, gây cho địch
nhiều thiệt hại, được phía ta đánh giá cao và bản thân TQ cũng tốn khá nhiều
giấy mực về trận đánh.
No comments:
Post a Comment