Saturday, March 23, 2013

LÝ THUYẾT VỀ VŨ TRỤ ĐA CHIỀU THỰC TẠI






   
LÝ THUYẾT VỀ VŨ TRỤ ĐA CHIỀU THỰC TẠI
       Trong bài này sẽ trình bày một số điểm lý thuyết mà dựa vào đó có thể làm sáng tỏ nhiều hiện tượng tâm linh bí ẩn và mở ra nhiều hướng nghiên cứu lý thú. Đầu tiên là xét đến các khái niệm và định nghĩa cần thiết, tiếp đến là đề xuất một định đề về vũ trụ, sau đó sẽ bàn luận về những hệ quả đáng chú ý và cuối cùng là điểm qua các ý tưởng đã tồn tại về vũ trụ đa chiều có mặt trong những ấn phẩm công khai xuất hiện gần đây.
Vũ trụ tổng thể hay cái Một (gọi ngắn gọn là vũ trụ) là đối tượng bao hàm mọi thứ tồn tại. Việc đề xuất một lý thuyết để tiếp cận, khảo sát và lý giải tất cả các sự vật xảy ra xung quanh chúng ta dường như vượt khỏi giới hạn trí tuệ con người. Điều này có lẽ không hoàn toàn đúng như vậy. Chúng ta hy vọng là con người có khả năng tiếp cận từng bước tới mọi chân lý, kể cả chân lý về sự sống.
Thời đại thông tin hoá xã hội hiện nay cho phép chúng ta có thể tìm được những nguồn tư liệu vô cùng phong phú và bổ ích liên quan đến các phạm trù tôn giáo và khoa học. Tất cả những gì đáng chú ý được đưa ra trong bài này đều đã được đề cập đến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong nhiều ấn phẩm. Điều đơn giản và thực sự hiệu quả là ở đây cần phải áp dụng phương pháp xử lý các dữ liệu, tương tự như cách khai thác các kim loại quý hiếm từ quặng:  Phải chắt lọc từng gam nguyên liệu từ một khối lượng rất lớn hỗn hợp khoáng chất.
Nội dung cơ bản được trình bày trong bài này có thể khá hợp lý về mặt định tính và còn thiếu cứ liệu về mặt khoa học thực nghiệm, tuy vậy các chi tiết cốt lõi của nó đã được tin cậy và khẳng định lặp đi lặp lại bởi những người tu luyện tâm linh hàng ngàn năm nay. Đó có thể là đặc trưng cơ bản của các lý thuyết liên quan đến thế giới phi vật lý (thế giới vô hình).          

       Các khái niệm và định nghĩa
Thế giới vật lý hay thế giới hữu hình là phần nhìn thấy của vũ trụ. Mọi vật hữu hình đều có cấu tạo từ những phần tử cơ sở là nguyên tử, phân tử hay tế bào mà thực chất đều từ các nguyên tử. Nói cách khác, nếu không có các nguyên tử vật lý thì không tồn tại thế giới hữu hình.
Con người nhận biết được thế giới vật lý nhờ có ý thức thông qua các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác... Dưới nhãn quan của con người, thế giới hữu hình tồn tại như một tổng thể có thực với yếu tố nền tảng là các nguyên tử vật lý. Cái tổng thể đó sẽ được gọi là bình diện vật lý hay chiều thực tại vật lý.
Nếu phóng đại nguyên tử lên nhiều tỷ lần thì sẽ thấy rõ kích thước và sự rung động của nó. Gọi mật độ (vật chất) là số lượng các nguyên tử trong một đơn vị thể tích, còn tần số là số rung động của mỗi nguyên tử trong một đơn vị thời gian. Từ kinh nghiệm tích luỹ được cho thấy rằng, bình diện vật lý có thể được đặc trưng bởi mức mật độ hoặc dải tần số rung động của các nguyên tử.
Giả sử còn tồn tại vô số dạng cấu trúc vật chất có tính nền tảng tựa như nguyên tử vật lý, nhưng với kích thước bé hơn rất nhiều. Khi đó vũ trụ có thể sẽ bao gồm nhiều lớp vật chất được phân biệt bởi mức mật độ (hay dải tần số), tương tự như các sóng tuy cùng ở trong một không gian nhưng được phân biệt bởi dải tần số. Gọi bình diện vật chất hay chiều thực tại là lớp vật chất gồm những “nguyên tử” mà mức mật độ (hay dải tần số) của nó khác biệt căn bản so với các lớp khác. Rõ ràng nếu ngoài bình diện vật lý, vũ trụ còn có nhiều bình diện vật chất khác thì mức mật độ vật chất của chúng sẽ bé hơn (hay dải tần số sẽ lớn hơn) rất nhiều lần so với bình diện vật lý. Các bình diện vật chất như vậy (nếu có) phải trở thành trong suốt và trống rỗng hoàn toàn đối với con người (cần nhớ rằng, không khí tuy chưa thuộc lớp vật chất tinh tế mà với thị giác bình thường vẫn không thể nhìn thấy nó). Trong trường hợp đó có thể nói vũ trụ là đa chiều thực tại, còn các chiều đó tồn tại song song với nhau. Con người với các phương tiện kỹ thuật hiện đại chưa phát hiện ra một bình diện vật chất vô hình nào nếu quả thật chúng tồn tại.
Cần lưu ý rằng, khái niệm “chiều” ở đây có tính quy ước và chỉ liên quan đến mức mật độ (hay dải tần số) của vật chất, nó hoàn toàn khác với khái niệm “chiều” không - thời gian theo thuyết tương đối của Einstein và một số công trình nghiên cứu khác. Cũng cần phân biệt khái niệm “song song” nói trên và khái niệm tương tự đã được xem xét trong các ấn phẩm phổ biến khoa học. Ở đây vũ trụ vẫn được coi là một thể thống nhất, còn các bình diện vật chất chỉ là những bộ phận hợp thành (vũ trụ con). Trái lại, một số tác giả đã nói đến khả năng tồn tại những vũ trụ song song theo nghĩa chúng độc lập nhau hoàn toàn.

Định đề về vũ trụ
       Khi suy ngẫm về bình diện vật lý, chúng ta có thể đặt ra vài câu hỏi mở rộng. Ngoài các dạng nguyên tử tạo ra bình diện vật lý, còn những dạng “nguyên tử” nào khác hình thành nên các bình diện vật chất không nhìn thấy? Có hay không các bình diện vật chất với mức mật độ cực đại hay cực tiểu? Con người có khả năng chứng minh hay bác bỏ giả thuyết về tính đa chiều thực tại của vũ trụ?
Qua nhiều tư liệu tôn giáo và khoa học, dường như những lời giải đáp cho các câu hỏi nói trên đã được chuẩn bị sẵn. Các đại sư từ xa xưa đến nay luôn hướng sự chú ý đến những “tầng trời” mà ý thức họ có thể dịch chuyển tới trong khi ngồi thiền, đặc biệt những người chứng ngộ thành Phật đã cho biết rằng:  tồn tại “tầng tâm thức” mà khi ý thức con người tập trung ở đó thì sẽ có nhiều cảm nhận siêu việt như vô hạn, trong suốt, trống rỗng, tĩnh lặng và ung dung tự tại trước mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Trong mấy thập niên gần đây người ta bắt đầu nói nhiều đến khả năng xuất thần của con người mà bất kỳ ai cũng có thể đạt được kết quả bằng con đường tập luyện kiên trì theo những phương pháp có sẵn. Hiện tượng xuất thần cho biết rằng, dường như con người là một hệ thống phức tạp các cơ thể hữu hình và vô hình, mỗi cá nhân có thể sử dụng ý chí của mình để tách rời chúng và chuyển dịch ý thức từ cơ thể này đến cơ thể khác trong khi thể xác ngủ bất động. Các nhà xuất thần lão luyện tin rằng, bộ não nói riêng và thân vật lý nói chung không phải là nguồn gốc tạo nên tâm trí mỗi người, chúng chỉ đóng vai trò “hiển hiện” những gì diễn ra tại các bình diện vật chất vô hình. Tồn tại bằng chứng cho thấy rằng, ở các loài động vật và thực vật cũng có mặt hệ thống các cơ thể vô hình.
Đặc biệt đáng chú ý là nhờ kỹ thuật xuất thần, nhiều cá nhân tin là đã sử dụng các phần cơ thể vô hình của mình để du hành vào các chiều thực tại phi vật lý và phát hiện được những điều hết sức mới lạ. Họ đã tỏ ra vô cùng kinh ngạc trước những gì mắt thấy, tai nghe và cảm nhận trực tiếp.  
Như vậy, con người đã biết rõ nhiều hiện tượng hướng vào các khía cạnh bản chất của vũ trụ. Việc chứng minh yếu tố nền tảng đó của vũ trụ là không cần thiết đối với những người có khả năng đặc biệt, nhưng có lẽ là nan giải đối với nhiều người bình thường và khoa học đương đại. Do vậy, cần phải thừa nhận tính đa chiều thực tại của vũ trụ như một định đề - điều chân lý không thể chứng minh, nhưng là đơn giản và hiển nhiên, được dùng để làm điểm xuất phát trong một hệ thống lý thuyết nhất định. Sau đây là nội dung của định đề đó.
ĐỊNH ĐỀ:  Vũ trụ có vô số bình diện vật chất.
Định đề này khng định rng, ngoài bình din vt lý còn có vô s bình din vt cht vô hình mà nhiu người đã tri nghim bng cách riêng ca mình. Không cn thiết phi tranh lun v điu này. Nó đã được nhiu người nhn biết. Hoàn cnh hin nay cũng ging như trường hp gi định sau đây:  Nếu tuyt đại đa s con người là mù hoc điếc bm sinh, thì chúng ta cũng s khó tin khi ai đó nói v s tn ti ánh sáng hoc âm thanh. Vn đề thiết thc hin nay là phi tìm nhng phương pháp hiu qu để tiếp cn và nghiên cu các bình din vt cht phi vt lý (không nhìn thy).
Có l thin định và xut thn là hai cách quen thuc và d được áp dng để thâm nhp vào các chiu thc ti khác. Chúng ta s dùng NF0, NF1, NF2... để ký hiu các bình din vt cht theo th t mc mt độ gim dn (hay di tn s tăng dn). đây NF0 ch bình din vt lý, còn NF1 - bình din vt cht k cn bình din vt lý mà con người có th nhn biết d hơn.
T lâu khoa huyn bí đã đưa ra hình nh v tính đa chiu thc ti ca vũ tr. Theo thuyết tâm linh, con người có quan h trc tiếp vi 7 chiu thc ti:  cõi Trn, các cõi Trung gii (cõi Âm), Thượng gii, B đề, Niết bàn, Đại niết bàn và Ti đại niết bàn, trong đó “nguyên t” cõi Trn (khác vi khái nim nguyên t trong vt lý hc) ln hơn “nguyên t” cõi Ti đại niết bàn là 712 » 14 triu ln.
Để có thể hình dung một cách giản đơn về vũ trụ đa chiều thực tại, lấy ví dụ trực giác sau đây. Trộn đều một ít sỏi và cát, sau đó đổ vào một cái bình đầy nước, tiếp đến bơm thêm không khí vào bình. Như vậy, không gian trong bình chứa đồng thời cả sỏi, cát, nước và không khí. Chúng ta có thể nói rằng sỏi, cát, nước và không khí tồn tại song song với nhau trong bình. Đặc biệt, lớp không khí hầu như trong suốt và trống rỗng đối với các lớp còn lại.       
        Các hệ quả
Xuất phát từ định đề nói trên, chúng ta sẽ suy ra một số hệ quả chủ yếu có quan hệ với các luận thuyết tôn giáo và khoa học. Nội dung cụ thể của những hệ quả đó ít nhiều phù hợp với trải nghiệm tâm linh của các đại sư và các cứ liệu khoa học mà chúng ta đã biết. 
Hệ quả 1 - Bình diện vật lý có mức mật độ vật chất lớn nhất.
Thật vậy, do vũ trụ có vô số chiều nên tồn tại một bình diện vật chất với mức mật độ dày đặc nhất. Điều hợp lý là bình diện vật chất như vậy có tính hữu hình đối với con người. Theo định nghĩa, đó chính là bình diện vật lý.
Cần lưu ý rằng, khái niệm “hữu hình” ở đây được biểu thị ở chỗ có thể nhìn thấy trực tiếp (ví dụ với các vật rắn thông thường) hoặc gián tiếp (ví dụ với sóng điện từ, không khí, “lỗ đen”). Rõ ràng, vật chất của bình diện vật lý có các dạng cấu trúc thay đổi rất phức tạp, trong số đó có các vật vô cơ và hữu cơ, các vật vô sinh và hữu sinh. Như vậy, bình diện vật lý chịu sự biến đổi không ngừng.
Một câu hỏi đơn giản được đặt ra:  Sự tồn tại của bình diện vật lý có điểm kết thúc hay không? Dự đoán câu trả lời là . Sự kiện là ở chỗ vũ trụ có nhiều “lỗ đen” - vùng không gian với lực hấp dẫn cực mạnh, có khả năng hút mọi vật chất ở gần, kể cả ánh sáng (trừ một số tia đặc biệt, ví dụ tia X). Tất cả các nguyên tử vật lý có lẽ đến một lúc nào đó sẽ bị hấp thụ vào các “lỗ đen”, đây chính là thời điểm mà bình diện vật lý chấm dứt tồn tại. Trong trường hợp đó các nguyên tử vật lý được phân rã thành những cấu trúc “mịn” hơn và hoà nhập vào các bình diện vật chất NF1, NF2... 
Hệ quả 2 -  Tồn tại một bình diện vật chất phi cấu trúc.
Thật vậy, do vũ trụ có vô số chiều thực tại nên suy ra sự hiện diện một bình diện vật chất với mức mật độ cực tiểu (hay dải tần số cực đại). Căn cứ vào nhiều ghi chép tâm linh kéo dài hàng ngàn năm đề cập đến những trải nghiệm của các đại sư, có thể xác định bình diện đó không chứa bất kỳ cấu trúc vật chất nào từ bé đến lớn (một “cấu trúc” ở đây được hiểu là có chứa từ hai thành phần). Nói cách khác, trong bình diện vật chất phi cấu trúc chỉ tồn tại những “hạt” vật chất nguyên sơ hay lớp năng lượng nguyên thuỷ của vũ trụ. Chúng ta sẽ gọi bình diện vật chất này là bình diện tâm thức hay chiều tâm thức. Tên gọi này có nguồn gốc tôn giáo. Ở đây từ “tâm thức” đơn thuần chỉ có nghĩa là vật chất phi cấu trúc.
Như sau này chúng ta sẽ thấy, bình diện tâm thức có vai trò nền tảng đối với toàn bộ vũ trụ. Sự tồn tại và hiệu ứng kỳ diệu của nó đã trở thành yếu tố trung tâm của nhiều thuyết tôn giáo từ xưa đến nay. Căn cứ vào điều kiện phi cấu trúc vật chất và các ghi chép tâm linh, có thể liệt kê một loạt tính chất siêu việt sau đây của bình diện tâm thức:
1) Thuần khiết - bình diện tâm thức chỉ gồm các “hạt” nguyên sơ thuần nhất không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một bình diện vật chất khác;
2) Bất biến - mọi sự biến đổi (cấu trúc hoá hay phân rã) đều diễn ra bên ngoài giới hạn của bình diện tâm thức;
3) Vĩnh hằng - sự tồn tại của bình diện tâm thức không có điểm đầu và điểm cuối;
4) Phân bố khắp vũ trụ - bình diện tâm thức đóng vai trò “nền” đối với tất cả các bình diện vật chất khác;
5) Hoàn toàn trong suốt và trống rỗng - con người và mọi thiết bị tuyệt đối không thể nhìn thấy bình diện tâm thức một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; 
6) Tĩnh lặng tuyệt đối - vắng mặt mọi sự nhiễu loạn;
7) Phi thời gian - không có dòng chảy thời gian vì vắng mặt mọi quá trình vật chất (thời gian là thuộc tính của các quá trình vật chất diễn ra theo một trật tự nhất định);
8) Phi không gian - không có quảng tính như dài ngắn, rộng hẹp, cao thấp vì vắng mặt mọi cấu trúc vật chất;
9) Nguồn gốc vạn vật -  tất cả sự vật của vũ trụ đều được sinh ra từ đó;
10) Tạo ra “hiệu ứng tâm thức” - tác động lên mọi cấu trúc vật chất, được thể hiện qua các hình thái “nhận biết” từ dạng đơn giản nhất như phản ứng, cảm ứng... cho đến dạng phức tạp như ý thức, tình yêu, sáng tạo...
Có thể coi vật chất của lớp tâm thức là “sóng tâm thức”. Các cấu trúc vật chất càng bé càng dễ tương tác với sóng tâm thức. Bình diện tâm thức như thể một đại dương vật chất - sóng, tồn tại vĩnh hằng và có vai trò đặc biệt đối với mọi quá trình hình thành và tiến hoá của vũ trụ nói chung, cũng như tạo ra sự sống từ các dạng thô sơ nhất cho đến các dạng phức tạp nhất, trong số đó có con người.
Việc chỉ ra sự tồn tại của bình diện tâm thức là một kết luận có ý nghĩa thiết thực đối với cả tôn giáo và khoa học. Bằng những thể nghiệm tâm linh và suy ngẫm kiên trì, một số đại sư từ lâu đã nhận thức được sự hiện hữu “Cái đó” trong mối quan hệ vô cùng xa lạ và gần gũi, vô cùng bí ẩn và hiển nhiên, dường như rất cao xa nhưng lại gắn bó mật thiết, mọi cá nhân đều có khả năng tiềm tàng tiếp cận “nó” tại bất kỳ thời điểm nào của cuộc sống. Có điều đó là vì vật chất tâm thức thẩm thấu vào mọi cấu trúc hữu hình và vô hình với kích thước bất kỳ.
Dựa trên khái niệm về bình diện tâm thức, khoa học có thể mở rộng tầm nhìn đối với nhiều lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là tìm hiểu về nguồn gốc, động lực và quá trình tiến hoá của vũ trụ nói chung cũng như quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất của chúng ta và tại các hành tinh khác ngoài Hệ mặt trời.
Chính ý tưởng về bình diện tâm thức được lấy ra từ các ghi chép tâm linh liên quan đến những người đã chứng ngộ thành Phật. Nội dung cốt lõi của các giáo lý như vậy luôn luôn hướng tới một đối tượng siêu việt nhất định mà các đại sư hết sức tôn kính và bền bỉ tu luyện để hoà nhập vào đó. Rõ ràng, bức tranh đầy đủ mô tả vũ trụ chỉ có thể thu được từ việc kết hợp các ý tưởng về vũ trụ đa chiều thực tại cũng như sự hiện diện một lớp vật chất vĩnh cửu đóng vai trò nguồn chất liệu nguyên thuỷ và động lực sinh thành vạn vật.
Chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc nếu biết rằng, trước đây gần 25 thế kỷ, nhà triết học Socrates đã có ý nghĩ về “tự tính” tựa như bình diện tâm thức. Phép tư duy của ông là đi tìm tự tính của mọi sự vật thông qua các hiện tượng đơn lẻ. “Hiện tượng” là cái có sinh - thành - hoại - diệt, còn “tự tính” là cái vĩnh hằng, đích thực, độc lập và đứng sau mọi hiện tượng. Socrates là người đầu tiên nêu rõ mối quan hệ giữa tự tính và hiện tượng. Ông cũng cho rằng, sự hiểu biết về hiện tượng chưa phải là tri thức đúng đắn, còn tự tính thì khó nắm bắt, nên ông coi mình “không biết gì cả”.  
Một số nhà khoa học khác cũng đã có những tư tưởng đáng chú ý. Leibniz, người theo chủ nghĩa duy linh khách quan, cũng đã đi đến cách tiếp cận gần với khái niệm về bình diện tâm thức. Ông đã nêu lên định đề về sự hiện hữu một cơ sở tâm linh “khách quan” khác với ý thức con người và độc lập với ý thức con người. Cơ sở tâm linh khách quan đó cũng giống như Ý niệm tuyệt đối của Hegel hay Thượng Đế của Platon. Trong trường hợp này, Thượng Đế là siêu việt đối với vũ trụ và không đồng nhất với vũ trụ. Theo Leibniz, tồn tại các “đơn tử” là những chất không thể phân chia được, thuộc về tinh thần, tạo nên toàn bộ vũ trụ.
Những người theo quan điểm của cơ học lượng tử cũng đã tiếp cận rất gần với khái niệm về bình diện tâm thức. Họ nói đến một ngân hàng năng lượng tự nhiên vô hạn mà từ đó xuất hiện các “hạt ma” (chúng tồn tại với thời gian cực ngắn, thực tế không thể phát hiện ra).
Hệ quả 3 -  Tồn tại một lớp vật chất trung gian giữa hai bình diện vật chất liền kề.
Cần nhắc lại rằng, khái niệm “lớp vật chất” ở đây có nghĩa giống như “lớp sóng” - mọi sóng cùng tồn tại trong một không gian nhưng mỗi lớp sóng được xác định bởi dải tần số của nó; tương tự, toàn bộ vật chất cùng tồn tại trong một không gian nhưng chúng được nhận biết theo mức mật độ. Sự tồn tại lớp vật chất trung gian được suy diễn như sau. Vì hai bình diện liền kề có vật chất khác biệt nhau về mức mật độ, nên giữa chúng phải tồn tại một lớp trung gian đóng vai trò phân cách. Có thể dự đoán rằng, tại lớp vật chất trung gian diễn ra những quá trình biến đổi nhất định (cấu trúc hoá hay phân rã các phần tử cơ sở) có quan hệ đến hai bình diện liền kề tương ứng.
Một số cá nhân có kinh nghiệm xuất thần đã quan sát được lớp trung gian giữa bình diện vật lý (NF0) và bình diện kề cận (NF1).
Hệ quả 4 -  Các bình diện vật chất đã được tạo thành theo trật tự mức mật độ tăng dần.
Hệ quả này được suy diễn như sau. Vì bình diện tâm thức là phi cấu trúc và tồn tại vĩnh hằng nên nó là bình diện vật chất duy nhất tồn tại đầu tiên. Lớp vật chất trung gian kề cận bình diện tâm thức đã được tạo thành từ nguồn năng lượng nguyên thuỷ đó. Tiếp đến, mỗi bình diện vật chất nhất định đều được sinh ra từ lớp trung gian kề trước, bởi vì các cấu trúc cơ sở tương ứng (tựa “nguyên tử”) phải được hình thành từ “chất liệu” phù hợp và có sẵn. Quá trình đó diễn ra cho đến bình diện vật lý.
Trên đây là các khía cạnh chủ yếu của “lý thuyết về vũ trụ đa chiều thực tại”. Nói một cách ngắn gọn, lý thuyết này gồm 3 điểm chính sau đây:
- Toàn bộ vật chất được thể hiện theo vô số lớp, mỗi lớp được đặc trưng bởi mức mật độ hay dải tần số rung động của các “nguyên tử” tương ứng và đóng vai trò một chiều thực tại của vũ trụ;
- Bình diện tâm thức là nguồn năng lượng nguyên thuỷ, nó là lớp vật chất phi cấu trúc chứa các hạt nguyên sơ với nhiều tính chất siêu việt;
- Bình diện vật lý là vỏ cứng của vũ trụ, nó là lớp vật chất có mức mật độ các nguyên tử dày đặc nhất.
Rõ ràng, lý thuyết về vũ trụ đa chiều thực tại trên đây không chứa đựng bất kỳ yếu tố nào có liên quan đến một thực thể siêu phàm với nhân tính, năng lực và trí tuệ tuyệt đối. Điều này có ý nghĩa khách quan trong việc xem xét các hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta. 
 
Các ý tưởng về vũ trụ đa chiều thực tại
Đối với các nhà khoa học thế giới, ý tưởng về vũ trụ đa chiều thực tại hay vũ trụ song song đã xuất hiện cách đây 7 thập niên. Vào năm 1935, tác giả thuyết tương đối là Einstein và trợ lý của ông là Nathan Rosen đã cho công bố một bài báo liên quan đến “lỗ đen”. Họ đề xuất rằng, thay vì đó là kẽ hở của không - thời gian đơn giản như ban đầu người ta tưởng thì “lỗ đen” chính là “cầu nối” một vũ trụ con này với một vũ trụ con có thể khác. Trong vật lý học hiện đại, khái niệm này được coi là “Cầu nối Einstein - Rosen”.
Ý tưởng trên đây có ảnh hưởng nhất định đến các nhà khoa học khác theo hướng tìm kiếm vũ trụ con song song. Vào năm 1951, nhà vật lý Hugh Everett cho rằng nhiều thế giới hay vũ trụ con cùng tồn tại với chúng ta nhưng không thể đồng thời thâm nhập được. Theo Everett, mỗi thế giới hay mỗi chiều thực tại đều có chứa một bản khác nhau của cùng một người đang sống và thực hiện nhiều hành động khác nhau trong cùng một thời điểm. Lý thuyết này gây ra bàn cãi rất nhiều, nhưng nó đưa đến một cách giải thích thực tại lượng tử.
Một công trình khác về “lỗ đen” cũng đã được công bố vào năm 1961 bởi Kruscal. Người này đã trình bày bản đồ về “lỗ đen”, chỉ ra mối nối lẫn nhau giữa vũ trụ con vật lý và các vũ trụ con vô hình.
Năm 1963, nhà vật lý và toán học Roy P. Kerr đã xây dựng các phương trình chính xác liên quan đến sự quay của “lỗ đen”. Từ đó suy ra sự tồn tại của vô số vũ trụ con song song mà tất cả chúng đều nối trực tiếp với “lỗ đen”. Kerr giả định là tồn tại một chuỗi vô hạn mảnh chắp của vũ trụ trải rộng đồng thời về quá khứ và tương lai.
William Buhlman, một người thực hành khả năng xuất thần của con người, vào năm 1996 đã viết trong cuốn Adventures beyond the body (Phiêu lưu ngoài cơ thể) rằng, vũ trụ là một sự thâm nhập đa chiều của năng lượng liên nối lẫn nhau, có thể được phân tách như không gian sóng. Ông tin rằng, mỗi đối tượng ở bình diện phi vật lý (vô hình) bao gồm một ma trận năng lượng ánh sáng thay vì năng lượng phân tử. Buhiman đã nói đến bình diện phi vật lý NF1 (kề cận bình diện vật lý) trên cơ sở kết quả quan sát của ông trong khi xuất thần. Đây là thế giới năng lượng song song có hình thái gần như đồng nhất với bình diện vật lý. Nó không thể bị phân tách theo không gian và thời gian, nhưng có thể phân biệt được bằng tần số rung động hay mật độ năng lượng. Tại bình diện này hiện hữu các khuôn hay bản sao năng lượng của các đối tượng vật lý. Tuy nhiên, cùng các cấu trúc phi vật lý đó tồn tại hầu như độc lập với bình diện vật lý. Ví dụ, một ngọn nến đang cháy có thể bị thổi tắt ở bình diện NF1, nhưng vẫn sáng ở thế giới vật lý.
Còn có nhiều ý tưởng khác nói về tính đa chiều thực tại của vũ trụ hay đề cập đến những thế giới vô hình tồn tại song song với bình diện vật lý. Tuy vậy, chưa thấy tài liệu nào xem xét bình diện tâm thức với vai trò là nguồn chất liệu nguyên thuỷ của vũ trụ và là động lực sinh thành các cấu trúc vật chất muôn hình muôn vẻ, trong đó có các cơ thể sống nói chung và con người nói riêng.
Khái niệm về khoa học tâm linh
Thuật ngữ “khoa học tâm linh” cần được sử dụng để chỉ lĩnh vực nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm có quan hệ đến nền tảng của sự tồn tại nói chung, kể cả các bình diện vật chất phi vật lý (không nhìn thấy bằng mắt thường). Thành phần quan trọng nhất của khoa học tâm linh có lẽ là thuyết vũ trụ đa chiều thực tại mà cốt lõi của nó là kết luận về sự hiện hữu bình diện tâm thức - lớp vật chất phi cấu trúc đóng vai trò chất liệu nguyên thuỷ và động lực toàn năng tạo nên mọi sự vật của vũ trụ.
Các cách tiếp cận và quá trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tâm linh sẽ có những đặc thù hoàn toàn mới so với khoa học thực nghiệm trong bình diện vật lý. Điểm nổi bật của khoa học tâm linh hiện nay là khi tiến hành khảo sát và thực nghiệm ở những chiều thực tại năng lượng khác nhau đòi hỏi phải có sự tham gia trực tiếp của con người như một cỗ máy đa chiều tinh tế và đồng thời có thể làm nhiệm vụ của người nghiên cứu. Không thể tìm hiểu được các chiều thực tại năng lượng nếu không có những thiết bị đa chiều phù hợp. Hy vọng là các phương tiện kỹ thuật như vậy có thể sẽ được sáng chế ra trong một tương lai không xa.
Nhiều tư liệu khoa học và tôn giáo đã được tích luỹ từ xa xưa đến nay cho thấy rằng, việc tiếp cận và nhận diện các thế giới vô hình không đến nỗi quá khó khăn. Rõ ràng, các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tâm linh sẽ có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với đời sống tinh thần và vật chất của mỗi cá nhân nói riêng và xã hội nói chung.



No comments: