Friday, March 29, 2013

TÀO LAO VĂN NGHỆ VĂN GỪNG.








  Nửa đêm.
  Cái đồng hồ trên tường kêu tích tắc, tích tắc. Kim ngắn bò gần tới con số 6 . Kim dài đang nhúc nhích lê tới con sô 15
  Bóc tờ lịch ngày cuối cùng của tháng, cẩn thận bỏ vào xọt rác. Thế là lại … đúng lúc anh bạn tiến sĩ  kinh tế ngành địa chất thủy văn ở nhà bên đáng tuổi thằng con út của tôi không ngủ được, lọ mọ mò sang xin ly rượu Mèo, ngồi nhâm nhi rồi gật gù :
- Kinh tế sắp tăng trưởng tiến lên rồi. Vậy mà văn nghệ văn gừng các bác chắc  vẫn cứ là …là… ậm è, chán ngoét.
- Căn cứ vào đâu mà ông bảo văn nghệ văn gừng chúng tôi ậm è chán ngắt.
- Tiếp xúc với thơ văn của các bác bây giờ oải lắm, buồn ngủ lắm, không khởi sắc như kinh tế. 
Tôi bảo 
- Khởi sắc cái con khỉ.Lửa cháy đến đít rồi còn nói phét.
 Chiêu một hớp rượu Mèo, anh bạn tiến sĩ chùi mép cười khà - - Kinh tế như một dòng sông. Lạm phát chỉ là rác rưởi trôi nổi trên. Dân văn nghệ văn gừng các bác chỉ nhìn thấy rác rưởi chứ không chịu ngụp xuống chiêm ngưỡng dòng chảy ngầm bên dưới đang chảy cuồn cuộn tăng trưởng ứ trào thêm bao nhiêu là nhiều  phần trăm của cải vật chất cho xã hội Việt Nam năm 2013
Đến lượt tôi gật gù 
- Nếu kinh tế như một  dòng sông thì Văn nghệ cũng như một cái hồ . Dân kinh tế các ông cũng chỉ nhìn thấy rác rưởi lềnh bềnh trôi nổi trên mặt nước thôi chứ không chịu ngụp xuống …
 Thấy anh bạn tiến sĩ buông ly rượu xuống, trợn mắt, ngạc nhiên, tôi cao dọng giảng giải
- Ở nước nào cũng vậy. Ở thời nào cũng vậy. Văn nghệ là cái hồ. Cái thứ văn nghệ thời thượng rỗng tuếch lẩn trốn hiện thực chỉ là rác . Là rác nên nó phải cố ngoi lên mặt hồ, đàn đúm nhau kết bè kết đám để thở .Còn văn nghệ đích thực phản ánh trung thực đời sống xã hội thì là những dòng chảy ngầm cuồn cuộn dưới lòng hồ. Dân kinh tế các chú đếch chịu lặn xuống mà  giương  mắt ra…  
   - Vậy hả ?
   - Chứ sao.
   - Nhưng em cứ xin liều mạng hỏi bác cái hồ văn  nghệ xứ ta bên dưới có có những dòng chảy ngầm cuồn cuộn không
   - Thì tôi đã nói rồi mà. Xứ nào, nước nào mà chẳng có.
   - Cháu e rằng cái hồ văn nghệ xứ ta đếch có những dòng chảy ngầm cuồn cuộn đó đâu.
  -. Cậu  chỉ phất phơ tiếp xúc với thứ  văn thơ xuất bản bày bán tùm lum lềnh phềnh trên báo, trên quầy ngoài  phố thì làm sao mà đòi lặn xuống tiếp xúc được với những mạch sóng ngầm , cuồn cuộn các  tác phẩm thơ văn đích thực dưới đáy hồ, đang ẩn minh vì vướng vào hàng búi giây nhợ nhậy cảm vẫn chưa được vọt lên ,trườn mặt ra in ấn phat hành cho thiên hạ thưởng thức cơ chứ.
  -  Xin lỗi bố già,  nhà cháu  đây lặn xuống rồi . Lặn xuống tận đáy rồi. Âm âm, u u. Im thít.Toàn bùn nhão ngoét.
  - Cái thằng cha này mới có ly rượu Mèo mà đã phê . Tàu lặn đâu mà ngươi đòi lặn xuống được tận đáy hồ của chúng tớ.
  -  Ti tỉ cái tàu lặn bày bán khắp cả nước kia kìa. Máy tính. Mác đê in In te nét cụ ạ. Em cứ cưỡi cái máy tính in te nét là em xục được xuống tận đáy hồ văn nghệ văn gừng của các cụ.
  -  Ừ thì chú cưỡi cái tàu lặn chết tiệt đó. Nhưng chú thân cô thế cô , lại là dân kinh tế suốt ngày tối mắt tối mũi đi săn tiền thì thời gian đâu mà lượn khắp đáy hồ được. Chú nên nhớ cái hồ văn nghệ xứ ta rộng lớn lắm, vĩ đại lắm. chú xục cả đời cũng chưa hết.
  Anh bạn tiến sĩ phì cười:
  -  Em nói trêu bác tí cho vui đấy thôi. Với chúng em thời gian còn quý hơn vàng. Có mà rỗi hơi em lại lặn  xuống mò mẫm, lùng xục dưới cái đáy hồ văn nghệ văn gừng của các bác. Điên !
- Vậy mà sao chú dám nói văng mạng  dưới đáy hồ chúng tôi âm âm , u u. Im thít . Chỉ toàn bùn nhão.
- Vì em nghe thiên hạ người ta đồn thổi rằng cái hồ văn nghệ văn gừng của các bác quả là có to thật, rộng thật. Nhưng mà bao năm nay nó chỉ là cái hồ tù nước đọng. Hi hi. Đã tù đọng thì chỉ toàn rác rưởi và bùn nhão ngoét làm đếch gì có sóng. Ấy là chưa kể cái mùi  nước  hồ tù đọng lưu cữu lâu năm bốc lên thì thì  … Hi hi hi…
  Bây  giờ thì đến lượt tôi - gã nhà văn già há hốc mồn , trợn mắt ra nhìn nó – cái thẳng cha  tiến sĩ kinh tế địa chất thủy văn trẻ ranh đó láo thật vừa được nốc rượu của mình lại vừa được phang mình mt chưởng chí mạng ./.

                     NT ghi lại
 

    
  -        






No comments: