Nhìn
lại quãng đời 70 năm của cuộc sống, tôi thấy rằng sự gặp gỡ cá nhân mình với
khoa học đã bắt đầu khi mình còn trong một thế giới hầu như hoàn chưa có khoa
học, nơi mà công nghệ dường như đã là sự kỳ diệu. Tôi cho rằng niềm đam mê của
mình trong khoa học vẩn còn dừng nghỉ trên sự ngạc nhiên với những kỳ diệu về
điều mà nó có thể thành tựu. Từ những điểm ban đầu này, cuộc hành trình vào
khoa học đã dẫn dắt tôi đến với các vấn đề thật phức tạp, như là tác động của
khoa học lên sự hiểu biết của chúng ta về thế giới, năng lực của nó để chuyển
hóa cuộc sống con người và chính trái đất và chúng ta đang sống, và tình trạng
đạo đức tiến thoái lưỡng nan đáng kinh khiếp mà những khám phá mới của nó đặt
ra. Nhưng người ta không thể và không nên quên sự kỳ diệu và đẹp đẽ của những
gì đã được làm cho có thể thành hiện thực.
Sự
thấu suốt của khoa học đã phong phú hóa nhiều khía cạnh của thế giới quan Phật
giáo của tôi. Lý thuyết tương đối của Einstein với các thí nghiệm suy tưởng
sống động của nó, đã cung cấp một kết cấu kiểm tra một cách thực nghiệm lên sự
nắm bắt giáo thuyết Long Thọ về tính tương đối của thời gian. Bức tranh chi
tiết lạ thường về động thái của các hạt hạ nguyên tử ở các mức khoảnh khắc đã
làm rõ thêm giáo pháp của đức Phật về bản chất vô thường chóng vánh của vạn
vật. Sự phát hiện về gen di truyền nêu bật thêm cho quan điểm Phật giáo về tính
bình đẳng nền tảng của tất cả chúng sinh về tất cả chúng sinh.
Đâu
là vị trí của khoa học trong nổ lực của toàn thể nhân loại?
Nó đã khảo sát mọi
thứ từ con amoeba
nhỏ nhất cho đến hệ thống thần kinh sinh học phức tạp của con người, từ sự hình
thành của vũ trụ và sự xuất hiện của sự sống trên trái đất cho đến chính bản
chất của vật chất và năng lượng. Khoa học thật là ngoạn mục trong việc thám
hiểm thực tại. Nó không chỉ cách mạng hóa kiến thức của chúng ta mà còn mở ra
những con đường lớn cho việc hiểu biết. Nó đã bắt đầu thâm nhập vào trong vấn
đề phức tạp của ý thức – tức là tính năng chủ chốt khiến chúng ta là loài hữu
tình. Câu hỏi là liệu rằng khoa học có thể cung cấp một hiểu biết đầy đủ về
toàn thể phổ hàm của thực tại và sự hiện diện của con người hay không.
Từ
quan điểm Phật giáo, một hiểu biết đầy đủ về con người không chỉ cống hiến một
lời giải thích mạch lạc về thực tại, các giá trị của chúng ta về việc nắm bắt
nó, và vị trí của ý thức mà còn bao hàm một sự thấy biết rõ ràng về cách mà
chúng ta nên hành động. Trong mẫu hình hiện tại của khoa học, chỉ có kiến thức
nào được dẫn xuất từ phương pháp thực nghiệm chặt chẽ được chống đỡ bởi quan
trắc, suy luận, và kiểm nghiệm mới có thể được xem là có hiệu lực. Phương pháp
này bao gồm việc sử dụng định lượng và đo lường, khả năng lập lại [của thí
nghiệm], và chứng thực bởi những người khác. Nhiều khía cạnh của thực tại cũng
như là một số yếu tố then chốt về nhân cách của con người, như là khả năng phân
biệt tốt xấu, tâm linh, sáng tạo nghệ thuật – một số trong những điều này chúng
ta hầu như để đánh giá về nhân cách – thì lại không thể tránh khỏi bị loại ra
ngoài nội hàm của phương pháp [khoa học] này. Tri thức khoa học, như vị trí của
nó hiện nay, là không toàn mãn. Tôi tin rằng việc công nhận sự thật này và chấp
nhận rõ ràng các giới hạn của tri kiến khoa học là một điều thiết yếu. Chỉ bởi
sự công nhận như thế thì ta mới có thể nhận thức một cách chân chính nhu cầu
hợp nhất khoa học với toàn bộ tri kiến của nhân loại. Nếu không, khái niệm của
chúng ta về thế giới bao gồm cả sự tồn tại của chính chúng ta, sẽ bị giới hạn
trong các sự kiện nào được viện dẫn bởi khoa học, dẫn đến một thế giới quan sâu
nặng về chủ trương quy giảm, chủ nghĩa vật chất, và ngay cả chủ nghĩa hư vô.
Tôi
không có vấn đề gì với chủ nghĩa quy giảm như thế. Có nhiều phát triển to tát
của chúng ta quả đã được tạo ra bởi việc áp dụng cách tiếp cận quy giảm vốn
được đặc tả nhiều trong thí nghiệm và phân tích khoa học. Vấn đề nảy sinh là
khi chủ trương quy giảm trở thành một phương pháp cốt lõi, thì nó sẽ chuyển
biến thành lập trường siêu hình học. Có thể hiểu được rằng điều này phản ánh
một xu hướng thông thường để quy các giá trị về một chung cuộc, nhất là khi một
phương pháp đặc biệt có hiệu quả cao. Trong một ẩn dụ mạnh mẽ, kinh Phật nhắc
nhở chúng ta rằng khi một người nào đó chỉ ngón tay mình đến mặt trăng, thì
chúng ta không nên ngó vào đầu ngón tay mà hãy ngó đến mặt trăng vốn đang được
chỉ ra.
Xuyên
suốt sách này, tôi hy vọng đã tạo ra được một tình huống mà người ta có thể
nhìn nhận khoa học một cách nghiêm túc và chấp nhận giá trị về các khám phá
thực nghiệm của nó mà không tán thành chủ nghĩa vật chất khoa học. Tôi đã tranh
luận về nhu cầu và trách nhiệm về một thế giới quan đặt nền tảng trên khoa học,
nhưng phải là nền khoa học không phủ nhận sự phong phú của bản chất nhân loại
cũng như là giá trị của các cơ chế về hiểu biết vốn khác với khoa học. Tôi nói
điều này là vì tín tâm mạnh mẽ rằng có một sự nối kết bản năng giữa việc hiểu
biết có tính khái niệm về thế giới, khả năng quan sát về sự hiện hữu của con
người và năng lực của khả năng đó, cùng với các giá trị đạo đức vốn hướng dẫn
cho sự ứng xử. Cách chúng ta quan niệm về mình và thế giới xung quanh như thế
nào thì có thể không giúp ích gì nhưng lại có ảnh hưởng đến thái độ và các quan
hệ của chúng ta với các chúng sinh thành viên khác và với thế giới mà chúng ta
đang sống. Đây là điều cốt yếu của vấn đề đạo đức.
Các
khoa học gia có một trách nhiệm đặc biệt, một trách nhiệm về đạo đức trong việc
đảm bảo rằng khoa học sẽ phụng sự cho các quyền lợi của nhân loại trong cách
tốt nhất khả dĩ. Điều mà họ thực hiện trong các phân môn đặc biệt của họ có
năng lực gây ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả chúng ta. Vì các lý do lịch sử
nào đó, mà các nhà khoa học hưởng một tầm mức cao về sự tín nhiệm công chúng
hơn là các chuyên nghiệp khác. Đó là sự thật, dẫu sao, thì sự tín nhiệm này
không còn là lòng tin tuyệt đối. Đã có quá nhiều thảm kịch liên hệ hoặc trực
tiếp hoặc gián tiếp đến khoa học và công nghệ vì sự tin cậy vào khoa học được
duy trì vô điều kiện. Trong đời của tôi, chúng ta chỉ cần nghĩ đến Hiroshima,
Chernobyl, đảo Three Mile, hay Bhopal
trong nội dung về các thảm họa hạt nhân và hóa học, và sự thoái hóa của môi
trường – bao gồm sự suy kiệt của tầng ozone –
trong số các khủng hoảng sinh thái.
Lời
kêu gọi của tôi là hãy hòa nhập tâm linh của chúng ta, cùng với sự phong phú
tràn đầy và thiện tính đơn thuần của các giá trị nhân bản, vào dòng diễn tiến
của khoa học và sự định hướng của công nghệ trong xã hội con người. Một cách
cốt lõi, khoa học và tâm linh, dù khác biệt trong các cách thức tiếp cận, vẩn
chia sẻ cùng một chung cuộc, đó là sự hoàn thiện hơn của nhân loại. Ở mức độ
cao đẹp nhất, thì khoa học được thúc đẩy bởi một sự truy tầm cho việc hiểu biết
nhằm giúp dẫn dắt chúng ta đến với hưng thịnh và hạnh phúc to tát hơn. Trong
ngôn ngữ nhà Phật, loại khoa học này có thể được mô tả như là trí huệ có nền
tảng và được hòa nhập với từ bi. Tương tự, tâm linh là cuộc hành trình đi vào
các nguồn tài nguyên nội tâm, với mục tiêu tìm hiểu chúng ta là ai, ý nghĩa sâu
xa nhất cũng như là phát hiện ra cách sống thuận với mẫu mực lý tưởng cao đẹp
nhất khả dĩ. Điều này cũng chính là sự hợp nhất giữa trí huệ và từ bi
Từ
việc xuất hiện của khoa học hiện đại, nhân loại vẩn sống còn qua một giao ước
giữa tâm linh và khoa học như là hai nguồn quan trọng về tri thức và phúc lạc.
Đôi khi mối quan hệ này đã khá gần gũi – một loại tình bằng hữu – trong những
lúc khác nó lại lãnh đạm, với nhiều phát hiện về bất khả tương hợp của hai bên.
Ngày nay, trong thập niên đầu của thế kỷ thứ 21, khoa học và tâm linh lại có
tiềm năng để được gần gũi nhau hơn bao giờ hết, và để bắt tay nổ lực cộng tác
với tiềm năng xa rộng nhằm hỗ trợ nhân loại chạm mặt với các thử thách ở phía
trước. Chúng ta tất cả hãy cùng chung nhau trong việc này. Xin cho mỗi người
trong chúng ta, như là thành viện của gia đình nhân loại, nhận lấy trách nhiệm
về nghĩa vụ đạo đức để biến sự cộng tác này thành khả thi. Đây là lơi kêu gọi
thành khẩn của tôi.