Thưa hai ông Laxanh, tôi đọc lá xanh
của 2 ông tôi thấy nhiều bài cao đạo lắm. Cao đạo tới mức muốn nhắc mọi người (
chúng tôi đây ) đã đến lúc phải học lại sự hiểu biết là gì. Tôi nay vợ tôi ,
một nhân viên ở sở thuế có cho tôi đọc bài này và bảo tôi gửi cho 2 ông cao đạo
xem bài này có thể lọt vào blog laxanh cao đạo của 2 ông không . Nếu vì lẽ gì
không post lên được vì nó lùn đạo qúa thì chúng tôi cũng không có ý kiến gì .
Xin gởi lời chào chia sẻ và thân thiện
Ngừời gửi : Hoàng Tùng và Tuyết Mai
Khựa và Đi chết đi
Nguyễn Phương Uyên bị kết án sáu năm tù giam và ba năm quản
chế chỉ vì “tội” tuyên truyền chống lại Trung Quốc và nhà nước Việt Nam. Bằng
chứng là một số truyền đơn, và quan trọng nhất, hai biểu ngữ được viết bằng máu
trên tấm vải trắng có nội dung như sau:
“Đi chết đi ĐCS VN bán nước”
“Tàu khựa cút khỏi Biển Đông”
Với câu trên, Phương Uyên bị buộc tội “phỉ báng đảng Cộng sản Việt Nam”; với câu dưới, nói những điều “không hay về Trung Quốc”.
Nhìn hai tấm biểu ngữ, được treo trên một hàng rào ở một nơi nào đó, ngay sau lưng Phương Uyên, tôi cứ băn khoăn. Cả hai đều khá lớn; mỗi chiều ít nhất cũng 60-70cm. Nét chữ cũng lớn. Để viết được chừng ấy chữ với kích thước như vậy, cần một lượng máu (dù pha nước đi nữa) khá nhiều. Không thể là máu của chỉ một mình em được. Thế nhưng cách diễn đạt trong hai biểu ngữ ấy lại có vẻ như được trào ra một cách tự phát và đầy cảm tính, của một người không quen sử dụng ngôn ngữ một cách chuyên nghiệp, dù trong lãnh vực tuyên truyền. Kiểu nói “Đi chết đi”, vốn xa lạ với mọi loại văn viết, chỉ thường được nghe trong các lời chửa rủa, có khi là vợ chửi chồng, chồng chửi vợ hoặc cha mẹ chửi con cái. Đó là một lời xua đuổi. Người ta chỉ xua đuổi cái gần mình, vốn gắn liền với mình. Không ai xua đuổi một người lạ hay ở xa. Bởi vậy, lời chửi rủa ấy thường được dùng trong phạm vi gia đình hơn là ngoài xã hội. Cũng bởi vậy, gần đây, nó được dùng như một câu nói có tính chất hài hước, trong các câu chuyện phiếm, thậm chí thành đề tài của hài kịch (do Hoài Linh đóng).
Với câu biểu ngữ “Đi chết đi ĐCS VN bán nước”, Phương Uyên và các bạn của em không hề có ý chống hay tiêu diệt đảng Cộng sản. Họ chỉ muốn nó biến đi cho khuất mắt. Họ đã chán nó đến tận cùng. Chán vì cái khúc “bán nước” ở cuối.
Câu “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” cũng vậy. Nó chả có gì không hay về Trung Quốc cả. Nó chỉ ghi nhận một thực tế: Trung Quốc đang chiếm cứ Biển Đông. Phương Uyên và các bạn chỉ muốn xua đuổi chúng đi.
Hay nhất trong câu ấy là chữ “Tàu khựa”.
Chắc chắn chữ “khựa” là một từ mới, chỉ xuất hiện trong vài năm gần đây. Trước, chưa hề có. Tôi cũng không hiểu ai đã đặt ra từ ấy và nó có ý nghĩa gì. Vào Google, thấy có nhiều người bàn, nhưng không ai đưa ra được một lời giải đáp nào có sức thuyết phục cả. Về phương diện ngữ nghĩa, “khựa” chưa hề có lịch sử hay tiền sử trong tiếng Việt. Về phương diện ngữ âm, nó gần với hai từ: “khứa”, chỉ một gã nào đó với hàm ý khinh thị (khứa lão) và “bựa”, một tính từ chỉ sự nhếch nhác và thiếu tư cách. Từ “khựa”, bất kể xuất phát từ đâu, đều có âm vang xấu từ hai từ ấy. Hơn nữa, theo Nguyễn Tuân, phần lớn những từ có phụ âm “KH” đều “nhắc đến gọi đến những vật những việc những trạng thái không được vừa mắt, vừa mũi, vừa tai, không được vừa lòng; nó khiến người ta trông thấy nghe thấy, rờ phải ngửi phải nếm phải, đều phải thấy không đẹp lòng, phải thấy khó chịu, đều phải phản đối bằng… một số từ mở ra bởi phụ âm kép KH rất chi là chối cho những cặp tai sành thẩm âm. Có thể nói như thế này được không: những phụ âm kép KH đó báo cáo những cái không hay…” (Chuyện nghề, nxb Tác Phẩm Mới, Hà Nội, 1986, tr. 143-7).
Nguyễn Tuân nêu nhận xét trên trong một bài viết từ năm 1972. Lúc ấy, Nguyễn Tuân chưa hề biết đến chữ “khựa”. Bây giờ đọc lại những nhận xét của ông, chúng ta thấy tất cả đều đúng. Và đúng nhất khi ứng dụng vào chữ “khựa”: Chúng ta không biết nghĩa nó là gì, nhưng nghe cái âm vang nó gợi ra, chúng ta đều cảm thấy khó chịu, hơn nữa, kinh tởm. Nó gợi liên tưởng đến những khai, những khẳm, những khẳn, những khét, những khú, những khạc, những khò khè, khù khờ, khừ khừ, khùng khùng, khô khốc, khấp khểnh, khệnh khạng, những khèng khẹc, những khắt khe, những khốn khổ, những khủng khiếp…
Ngày xưa, trong văn hóa chính thống, hình như lúc nào người Việt cũng phục Tàu, xem Tàu như mẫu mực để học tập và mô phỏng. Cha ông chúng ta học chữ Tàu, học lịch sử, triết học và văn chương Tàu. Từ lễ nghi trong triều đình đến tập tục trong xã hội đều cố gắng làm cho giống Tàu. Lâu lâu, họa hoằn mới có những chủ trương “đánh để dài tóc”, “đánh để đen răng” như thời Quang Trung. Nhưng đánh thắng Tàu rồi thì đến trường, vào lớp, vẫn phải ngoác mồm ra ra rả đọc mấy câu mật ngữ “Tử viết” hết năm này đến năm khác.
Trong văn hóa dân gian, đặc biệt, trong ngôn ngữ thì khác, có vẻ như người Việt không tôn trọng Tàu mấy. Họ thờ Khổng Tử, Lão Tử cũng như các cao đồ của hai ông; nhưng với con cháu của hai ông, những người đương thời, thì họ vẫn gọi là “chú”: “Chú ba Tàu” hay “Chú Chệc”. “Chú” có thể là vai em của ba; nhưng “chú” cũng có thể là vai em của mình: “chú em”. Không biết người Việt dùng theo nghĩa nào, nhưng có điều chắc chắn, những cách gọi ấy, thân mật thì có thân mật, còn tôn trọng thì không. Năm 1945, lính Tưởng Giới Thạch, dưới quyền của Lư Hán, vào miền Bắc để giải giới quân Nhật, được/bị dân chúng gọi là “Tàu phù”. Phù tức là phù thũng, một chứng bệnh phổ biến của lính Tàu lúc ấy. Cách gọi như thế, đầy tính chất mỉa mai, thể hiện sự rẻ rúng của người Việt. Nhưng bây giờ, với chữ “Tàu khựa”, nó không còn là mỉa mai hay rẻ rúng nữa: Nó biến thành một sự ghê tởm và khinh bỉ.
Có thể nói, chưa bao giờ người Việt lại ghét Tàu và khinh Tàu đến như vậy.
Dĩ nhiên, cần lưu ý, khái niệm Tàu ở đây không đồng nghĩa với người Hoa. Có lẽ người Việt chưa đến mức kỳ thị người Hoa. Tàu khựa chỉ là bọn Tàu cầm quyền. Chứ không phải là người Tàu nói chung. Phương Uyên cũng như các bạn của em và phần lớn người Việt có lẽ không có ý định xua đuổi người Hoa ra khỏi Việt Nam như chính quyền Việt Nam đã từng xua đuổi Hoa kiều ra khỏi Việt Nam vào những năm 1978-79. Các em chỉ đòi bọn “Tàu khựa cút ra khỏi Biển Đông”. Vậy thôi.
Các công tố viên ở Long An buộc Phương Uyên tội nói những điều “không hay về Trung Quốc”. Cái gọi là “không hay” ấy nằm ở đâu trong câu biểu ngữ “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông”? Có lẽ không phải ở nhóm động từ “cút khỏi Biển Đông”. Bởi đó chỉ là sự kiện. Cái “không hay” có lẽ nằm ở danh từ “Tàu khựa”: Nó thể hiện sự khinh bỉ.
Với chính quyền Việt Nam, chữ “khựa” là một chữ húy. Ngay cả chữ “Tàu” cũng là một chữ húy. Tàu Trung Quốc (hay tàu của Tàu, theo cách gọi dân gian) đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam hay bắt bớ hoặc giết chết ngư dân Việt Nam thì được gọi là “tàu lạ”.
Với chữ “Tàu”, còn thế, huống gì là “Tàu khựa”.
Tuy nhiên, điều thú vị là khi vào Google, tìm chữ “khựa”, tôi mới phát hiện ra, một số cây bút Việt Nam thỉnh thoảng cũng chơi trò du kích, đánh lén Tàu khựa trên cả báo chí chính thống.
Tôi bắt gặp hai lần như thế.
“Đi chết đi ĐCS VN bán nước”
“Tàu khựa cút khỏi Biển Đông”
Với câu trên, Phương Uyên bị buộc tội “phỉ báng đảng Cộng sản Việt Nam”; với câu dưới, nói những điều “không hay về Trung Quốc”.
Nhìn hai tấm biểu ngữ, được treo trên một hàng rào ở một nơi nào đó, ngay sau lưng Phương Uyên, tôi cứ băn khoăn. Cả hai đều khá lớn; mỗi chiều ít nhất cũng 60-70cm. Nét chữ cũng lớn. Để viết được chừng ấy chữ với kích thước như vậy, cần một lượng máu (dù pha nước đi nữa) khá nhiều. Không thể là máu của chỉ một mình em được. Thế nhưng cách diễn đạt trong hai biểu ngữ ấy lại có vẻ như được trào ra một cách tự phát và đầy cảm tính, của một người không quen sử dụng ngôn ngữ một cách chuyên nghiệp, dù trong lãnh vực tuyên truyền. Kiểu nói “Đi chết đi”, vốn xa lạ với mọi loại văn viết, chỉ thường được nghe trong các lời chửa rủa, có khi là vợ chửi chồng, chồng chửi vợ hoặc cha mẹ chửi con cái. Đó là một lời xua đuổi. Người ta chỉ xua đuổi cái gần mình, vốn gắn liền với mình. Không ai xua đuổi một người lạ hay ở xa. Bởi vậy, lời chửi rủa ấy thường được dùng trong phạm vi gia đình hơn là ngoài xã hội. Cũng bởi vậy, gần đây, nó được dùng như một câu nói có tính chất hài hước, trong các câu chuyện phiếm, thậm chí thành đề tài của hài kịch (do Hoài Linh đóng).
Với câu biểu ngữ “Đi chết đi ĐCS VN bán nước”, Phương Uyên và các bạn của em không hề có ý chống hay tiêu diệt đảng Cộng sản. Họ chỉ muốn nó biến đi cho khuất mắt. Họ đã chán nó đến tận cùng. Chán vì cái khúc “bán nước” ở cuối.
Câu “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” cũng vậy. Nó chả có gì không hay về Trung Quốc cả. Nó chỉ ghi nhận một thực tế: Trung Quốc đang chiếm cứ Biển Đông. Phương Uyên và các bạn chỉ muốn xua đuổi chúng đi.
Hay nhất trong câu ấy là chữ “Tàu khựa”.
Chắc chắn chữ “khựa” là một từ mới, chỉ xuất hiện trong vài năm gần đây. Trước, chưa hề có. Tôi cũng không hiểu ai đã đặt ra từ ấy và nó có ý nghĩa gì. Vào Google, thấy có nhiều người bàn, nhưng không ai đưa ra được một lời giải đáp nào có sức thuyết phục cả. Về phương diện ngữ nghĩa, “khựa” chưa hề có lịch sử hay tiền sử trong tiếng Việt. Về phương diện ngữ âm, nó gần với hai từ: “khứa”, chỉ một gã nào đó với hàm ý khinh thị (khứa lão) và “bựa”, một tính từ chỉ sự nhếch nhác và thiếu tư cách. Từ “khựa”, bất kể xuất phát từ đâu, đều có âm vang xấu từ hai từ ấy. Hơn nữa, theo Nguyễn Tuân, phần lớn những từ có phụ âm “KH” đều “nhắc đến gọi đến những vật những việc những trạng thái không được vừa mắt, vừa mũi, vừa tai, không được vừa lòng; nó khiến người ta trông thấy nghe thấy, rờ phải ngửi phải nếm phải, đều phải thấy không đẹp lòng, phải thấy khó chịu, đều phải phản đối bằng… một số từ mở ra bởi phụ âm kép KH rất chi là chối cho những cặp tai sành thẩm âm. Có thể nói như thế này được không: những phụ âm kép KH đó báo cáo những cái không hay…” (Chuyện nghề, nxb Tác Phẩm Mới, Hà Nội, 1986, tr. 143-7).
Nguyễn Tuân nêu nhận xét trên trong một bài viết từ năm 1972. Lúc ấy, Nguyễn Tuân chưa hề biết đến chữ “khựa”. Bây giờ đọc lại những nhận xét của ông, chúng ta thấy tất cả đều đúng. Và đúng nhất khi ứng dụng vào chữ “khựa”: Chúng ta không biết nghĩa nó là gì, nhưng nghe cái âm vang nó gợi ra, chúng ta đều cảm thấy khó chịu, hơn nữa, kinh tởm. Nó gợi liên tưởng đến những khai, những khẳm, những khẳn, những khét, những khú, những khạc, những khò khè, khù khờ, khừ khừ, khùng khùng, khô khốc, khấp khểnh, khệnh khạng, những khèng khẹc, những khắt khe, những khốn khổ, những khủng khiếp…
Ngày xưa, trong văn hóa chính thống, hình như lúc nào người Việt cũng phục Tàu, xem Tàu như mẫu mực để học tập và mô phỏng. Cha ông chúng ta học chữ Tàu, học lịch sử, triết học và văn chương Tàu. Từ lễ nghi trong triều đình đến tập tục trong xã hội đều cố gắng làm cho giống Tàu. Lâu lâu, họa hoằn mới có những chủ trương “đánh để dài tóc”, “đánh để đen răng” như thời Quang Trung. Nhưng đánh thắng Tàu rồi thì đến trường, vào lớp, vẫn phải ngoác mồm ra ra rả đọc mấy câu mật ngữ “Tử viết” hết năm này đến năm khác.
Trong văn hóa dân gian, đặc biệt, trong ngôn ngữ thì khác, có vẻ như người Việt không tôn trọng Tàu mấy. Họ thờ Khổng Tử, Lão Tử cũng như các cao đồ của hai ông; nhưng với con cháu của hai ông, những người đương thời, thì họ vẫn gọi là “chú”: “Chú ba Tàu” hay “Chú Chệc”. “Chú” có thể là vai em của ba; nhưng “chú” cũng có thể là vai em của mình: “chú em”. Không biết người Việt dùng theo nghĩa nào, nhưng có điều chắc chắn, những cách gọi ấy, thân mật thì có thân mật, còn tôn trọng thì không. Năm 1945, lính Tưởng Giới Thạch, dưới quyền của Lư Hán, vào miền Bắc để giải giới quân Nhật, được/bị dân chúng gọi là “Tàu phù”. Phù tức là phù thũng, một chứng bệnh phổ biến của lính Tàu lúc ấy. Cách gọi như thế, đầy tính chất mỉa mai, thể hiện sự rẻ rúng của người Việt. Nhưng bây giờ, với chữ “Tàu khựa”, nó không còn là mỉa mai hay rẻ rúng nữa: Nó biến thành một sự ghê tởm và khinh bỉ.
Có thể nói, chưa bao giờ người Việt lại ghét Tàu và khinh Tàu đến như vậy.
Dĩ nhiên, cần lưu ý, khái niệm Tàu ở đây không đồng nghĩa với người Hoa. Có lẽ người Việt chưa đến mức kỳ thị người Hoa. Tàu khựa chỉ là bọn Tàu cầm quyền. Chứ không phải là người Tàu nói chung. Phương Uyên cũng như các bạn của em và phần lớn người Việt có lẽ không có ý định xua đuổi người Hoa ra khỏi Việt Nam như chính quyền Việt Nam đã từng xua đuổi Hoa kiều ra khỏi Việt Nam vào những năm 1978-79. Các em chỉ đòi bọn “Tàu khựa cút ra khỏi Biển Đông”. Vậy thôi.
Các công tố viên ở Long An buộc Phương Uyên tội nói những điều “không hay về Trung Quốc”. Cái gọi là “không hay” ấy nằm ở đâu trong câu biểu ngữ “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông”? Có lẽ không phải ở nhóm động từ “cút khỏi Biển Đông”. Bởi đó chỉ là sự kiện. Cái “không hay” có lẽ nằm ở danh từ “Tàu khựa”: Nó thể hiện sự khinh bỉ.
Với chính quyền Việt Nam, chữ “khựa” là một chữ húy. Ngay cả chữ “Tàu” cũng là một chữ húy. Tàu Trung Quốc (hay tàu của Tàu, theo cách gọi dân gian) đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam hay bắt bớ hoặc giết chết ngư dân Việt Nam thì được gọi là “tàu lạ”.
Với chữ “Tàu”, còn thế, huống gì là “Tàu khựa”.
Tuy nhiên, điều thú vị là khi vào Google, tìm chữ “khựa”, tôi mới phát hiện ra, một số cây bút Việt Nam thỉnh thoảng cũng chơi trò du kích, đánh lén Tàu khựa trên cả báo chí chính thống.
Tôi bắt gặp hai lần như thế.
Một lần, trong một chuyện có nhan đề “Sự lên gân của Khựa” đăng
trên báo Pháp Luật ngày 1/6/2011. Chuyện kể: Khựa là hàng xóm của Hai Lúa. Khựa
hay qua ao nhà Hai Lúa trộm cá. Lúc đầu, ăn trộm, sau, nó cấm cả nhà Hai Lúa
bắt cá ở ao nhà của họ. Tức quá, Hai Lúa chửi um lên. Khựa có thấy nhục không?
Không. Tác giả, Người Sành Điệu, viết: “Khựa đâu cần quan tâm mấy lời chửi
đó. Tổ tông nhà Khựa bao đời nay vốn vậy nên máu mủ trong người Khựa cũng vậy.
Nghe đâu Khựa còn tự đắc là mình ngày càng đa mưu túc trí.”
Một lần khác, trong bài “Ba Khựa và món giỗ cha” của Thái Sinh trên báo Nông Nghiệp Thứ Sáu 14/12/2012. Đó là một câu chuyện phiếm có hai nhân vật chính: Thảo Dân và Ba Khựa. Hai người là láng giềng của nhau. Ba Khựa, làm nghề đồ tể, chuyên câu trộm cá ở ao nhà Thảo Dân. Thảo Dân trách, nó cứ chối. Một hôm, Ba Khựa mời Thảo Dân sang nhà ăn giỗ. Trong đám đồ cúng trên bàn thờ có một cái lưỡi bò bên cạnh một con dao nhọn buộc chỉ đỏ. Ngày hôm sau, Ba Khựa phát hiện cái lưỡi bò bị mèo tha mất nên tức giận quát tháo om sòm. Kết thúc câu chuyện có ý nghĩa: Mèo, thật ra, là Mẽo. Và Mẽo là Mỹ. Ý của tác giả rất rõ: Chỉ có Mỹ mới cắt được con đường lưỡi bò!
Như vậy, đâu phải chỉ có Nguyễn Phương Uyên và các bạn của em đòi đuổi đám Tàu khựa ra khỏi Biển Đông?
Buộc tội cho em như thế là oan.
Hơn nữa, còn làm cho chữ “Tàu khựa” đi vào lịch sử.
Một lần khác, trong bài “Ba Khựa và món giỗ cha” của Thái Sinh trên báo Nông Nghiệp Thứ Sáu 14/12/2012. Đó là một câu chuyện phiếm có hai nhân vật chính: Thảo Dân và Ba Khựa. Hai người là láng giềng của nhau. Ba Khựa, làm nghề đồ tể, chuyên câu trộm cá ở ao nhà Thảo Dân. Thảo Dân trách, nó cứ chối. Một hôm, Ba Khựa mời Thảo Dân sang nhà ăn giỗ. Trong đám đồ cúng trên bàn thờ có một cái lưỡi bò bên cạnh một con dao nhọn buộc chỉ đỏ. Ngày hôm sau, Ba Khựa phát hiện cái lưỡi bò bị mèo tha mất nên tức giận quát tháo om sòm. Kết thúc câu chuyện có ý nghĩa: Mèo, thật ra, là Mẽo. Và Mẽo là Mỹ. Ý của tác giả rất rõ: Chỉ có Mỹ mới cắt được con đường lưỡi bò!
Như vậy, đâu phải chỉ có Nguyễn Phương Uyên và các bạn của em đòi đuổi đám Tàu khựa ra khỏi Biển Đông?
Buộc tội cho em như thế là oan.
Hơn nữa, còn làm cho chữ “Tàu khựa” đi vào lịch sử.
---------
.
Ghi chú : LÁ XANH trả lời: Bài này cũng thuộc cỡ cao đạo , mặc dù Bài viết không phản ánh quan điểm của blog lá xanh.
Post lên thôi chứ có gì mà 2 bạn có vẻ đố nhau thế. Chào chia sẻ và thân thiện
No comments:
Post a Comment