Đáng lo ngại !
(Dân trí) - Vụ thử loạt 3 tên lửa đầy bất ngờ của Triều Tiên đã phủ bóng chuyến đi bí mật của cố vấn Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Bình Nhưỡng. Theo giới phân tích, chuyến đi còn đáng lo ngại hơn cả những vụ phóng tên lửa.
>> Triều Tiên phóng 3 quả tên lửa vào biển Nhật Bản
Ông Isao Iijima trở về sau chuyến tới Bình Nhưỡng.
Vụ phóng 3 quả tên lửa
vào ngày hôm qua của Bình Nhưỡng diễn ra vào thời điểm khi một vết nứt
nhỏ dường như đã xuất hiện trong màn “đồng diễn” của quốc tế, hợp lực
chống lại Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Đó là cố vấn đặc biệt
của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã “bí mật” tới Bình Nhưỡng vào tuần
trước.
Vụ phóng tên lửa diễn
ra sau một loạt những đe dọa gần đây của chính quyền của nhà lãnh đạo
Kim Jong-un, mà nổi bật nhất là đe dọa tấn công hạt nhân Mỹ, cùng với
động thái di chuyển các tên lửa tầm trung Musudan tới bờ biển phía đông
của Triều Tiên. Và chính những đe dọa đó đã khiến Mỹ, Nhật, Hàn củng cố
quân sự, động thái lại khiến Bắc Kinh, đồng minh lớn nhất của Bình
Nhưỡng, như ngồi trên đống lửa.
Theo Kim Haing, người
phát ngôn Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-hye đã không triệu tập một
cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia bởi đạn bắn ra có vẻ như không phải
là tên lửa Musudan.
Điều đáng chú ý, các vụ
phóng diễn ra chỉ một ngày sau khi phụ tá của ông Abe, Isao Iijima, rời
Bình Nhưỡng sau chuyến công du không báo trước kéo dài 4 ngày tới Triều
Tiên.
Quyết định “chìa bàn tay” với Bình Nhưỡng của Tokyo ban đầu có vẻ như chỉ một nhóm nhỏ quan chức trong văn phòng của Thủ tướng Abe được biết. Tokyo
thậm chí còn không thông báo với các đối tác trong khu vực về kế hoạch
chuyến đi của ông Iijima, che giấu một cách vụng về trước sự tức giận ở Seoul và Washington.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc
gọi chuyến đi của ông Iijima là “vô ích” khi cộng đồng quốc tế đang nỗ
lực giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, khi Glyn Davies, phái
viên cấp cao của Mỹ về Triều Tiên tới Nhật, Hàn, Trung Quốc vào tuần
trước.
Bản thân Thủ tướng Abe
từ chối bình luận về mục đích chuyến đi của ông Iijima, nhưng chuyến đi
rõ ràng cho thấy Tokyo đã “nẫng” cơ hội để đạt tiến bộ trong vấn đề tâm
huyết của Thủ tướng Abe: vụ điệp viên Triều Tiên bắt cóc 17 công dân
Nhật từ năm 1977-1983.
“Chúng tôi liên tục tập
trung vào những diễn tiến hạt nhân và tên lửa ở Triều Tiên”, Naoko
Saiki, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật, hôm qua cho hay và từ chối
bình luận thêm vì chuyến đi “liên quan đến vấn đề tình báo”.
Mỹ và Hàn Quốc liên tục
kêu gọi Trung Quốc nỗ lực hơn nữa trong việc áp dụng các lệnh cấm nhằm
vào chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
“Vụ phóng tên lửa của
Triều Tiên là điều không một nước nào muốn thấy và phản ứng của Trung
Quốc có thể dự đoán được. Chính phủ chắc chắn sẽ lên án bất kỳ hành động
nào đe dọa đến hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên”, giáo sư
Wang Fan, giám đốc Viện quan hệ quốc tế của Đại học Ngoại giao Trung
Quốc cho hay.
“Tôi cho rằng Triều
Tiên không thông báo trước cho Trung Quốc. Trước đây họ đã thông báo
ngắn gọn cho Trung Quốc, nhưng gần đây họ đã rõ quan điểm của Trung Quốc
về những vấn đề như vậy. Họ biết Trung Quốc sẽ phản đối và có thể tìm
cách ngăn chặn”.
Vũ Quý
Tổng hợp
No comments:
Post a Comment