Cập nhật lúc 16:42, 26/05/2013
Tại cuộc bán đấu giá tranh do Christie’s International tổ chức ở Hồng Kông ngày 25/5, bức "Người bán gạo" của danh họa Nguyễn Phan Chánh được bán với giá 3,03 triệu đô la HK (hơn 8 tỷ đồng).
|
Đây được xem là giá bán kỷ lục của một bức tranh do họa sĩ Việt Nam
vẽ. Bức tranh của danh họa Nguyễn Phan Chánh có tên là La Marchand de
Riz (Người bán gạo) vẽ từ năm 1932.
Điều đáng nói là trước đó, bức tranh của
họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (vẽ từ năm 1932) được định giá ban đầu chỉ...
75 USD (khoảng 1,5 triệu đồng).
Theo Bloomberg, sở dĩ bức tranh được
định giá thấp như vậy vì người ta tưởng nhầm đây là bức tranh này của
một họa sĩ người Trung Quốc tập sự. Tuy nhiên, sau khi được các chuyên
gia xem xét lại, nhiều người đã nhận ra giá trị thực sự của bức tranh có
từ năm 1932.
Bức tranh Người bán gạo lập kỷ lục với giá bán hơn 8 tỷ đồng. |
Theo chuyên gia về tranh Jean Francois Hubert, bức tranh “Người bán gạo” là một tác phẩm hoàn hảo. Khung của bức tranh đã được đóng khung bởi chuyên gia Gardin ở Paris (Pháp) và đã từng được trưng bày ở thành phố Napoli (Ý) năm 1934.
Trước đây, bức tranh của một họa sĩ
Việt Nam được cho là lập kỷ lục về giá thuộc về danh họa Lê Phổ. Tại
cuộc bán đấu giá Sotheby (Hồng Kông), tranh của họa sĩ Lê Phổ được bán
với giá 2,9 triệu đô la Hồng Kông.
Trước đó, ngày 16/8 trong buổi làm
việc giữa đoàn chuyên gia Nhật Bản với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Nhật
Bản khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phục chế tranh của họa sĩ
Nguyễn Phan Chánh do chính gia đình họa sĩ sở hữu.
Dự án phục hồi và triển lãm tranh lụa
Nguyễn Phan Chánh được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2008. Đến nay, dự
án đã hoàn thành bước 1 khi phục chế thành công 3 bức tranh “Hun
Thuyền,” “Đốn củi,” “Cô gái cưỡi bò qua sông” và tổ chức triển lãm tại
Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Tokyo, Nhật Bản.
Đang tiến hành bước 2 là phục chế hai
bức tranh tiếp theo và bày bức phác thảo của danh họa này. Bà Kikuko
Iwai, Giám đốc học viện phục chế nghệ thuật IWAI (Nhật Bản) khẳng định,
Nhật Bản cam kết giúp Việt Nam đào tạo cán bộ, chuyển giao kỹ thuật phục
chế tranh tiên tiến đã, đang được ứng dụng tại Nhật, đặc biệt là trong
việc phục chế tranh Nguyễn Phan Chánh.
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984) sinh ra trong gia đình nhà
nho nghèo xã Trung Tiết, H.Thạch Hà (nay thuộc TP.Hà Tĩnh, tỉnh Hà
Tĩnh). Năm 1925, ông trúng tuyển khóa đầu tiên vào Trường Mỹ thuật Đông
Dương.
Năm 1931, Nguyễn Phan Chánh sáng tác tranh lụa Chơi ô ăn quan cùng
một số họa phẩm khác như Cô gái rửa rau, Em bé cho chim ăn, Lên đồng.
Cũng năm này tại triển lãm Paris (Pháp) một số tranh lụa của Nguyễn Phan
Chánh đã được giới thiệu. Từ đó, ông được coi là người sáng lập ra hội
họa lụa hiện đại Việt Nam.
Năm 1955, Nguyễn Phan Chánh làm giảng viên hội họa Trường ĐH Mỹ
thuật Hà Nội. Năm 1957, ông được bầu vào BCH Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa
1. Ông được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Độc
lập hạng nhất; Truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.
Nhà phê bình Thái Bá Vân đánh giá ông là một nghệ sĩ thành công
trong đơn độc, không lập được trường phái, cũng không có thế hệ nối tiếp
và phát huy bút pháp cá biệt của mình ở Việt Nam.
No comments:
Post a Comment