Ở ta có hai ông bác sĩ bỏ nghề chuyển sang nghiệp văn chương. Một là bác sĩ Trần Quán Anh tác giả vở kịch “ Tiền tuyến gọi”, khuấy động sân khấu Hà Nội một thời, dân gian đổi tên vở diễn thành…“ Tiền gọi”. Hai là bác sĩ Vũ Quần Phương , trong giới gọi chệch là Vũ Quần…Phăng – tức quần nữ cắt theo lối quần tây.
Hồi
đó, nữ sĩ Xuân Quỳnh đang sống với chồng là nhạc công “Tuấn violon”,
thế rồi một ngày đẹp trời gặp chàng thi sĩ đang có vợ, nổ ra tiếng sét
ái tình. Đôi thi nhân chỉ non thề biển, hẹn nhau cùng rũ bỏ gia đình,
lấy lại tự do xây dựng trăm năm hạnh phúc.
Y
hẹn, nữ sĩ Xuân Quỳnh ly dị chồng và chờ chàng thi sĩ bỏ vợ thực hiện
mộng ước “có nhau”. Than ôi, năm này qua năm khác, nữ sĩ cứ nhóng cổ chờ
hoài, chờ hoài chẳng thấy chàng nhúc nhích , ngày đi làm, tối về vẫn hú
hí vợ con. Chờ mãi , chờ mãi, nữ sĩ nổi cáu :” Tôi không thèm cái mặt
anh nữa. Tôi sẽ lấy một “thằng nhóc”, tài năng hơn anh, trẻ hơn anh…”.
Quả nhiên ít lâu sau, Xuân Quỳnh trở thành vợ nhà viết kịch Lưu Quang
Vũ. Còn chàng thi sĩ “vợ đẹp, con khôn, vui thú điền viên tới tới tuổi
xế chiều trong ngôi biệt thự sang trọng, rộng rãi, nội thất hiện đại”
làm sao bỏ được vợ theo người tình làm thơ ?
Chàng thi sĩ đó là ai xin hỏi nhà thơ Vũ Quần Phương . Ông có lần trả lời báo chí :
“Ngày
tôi học cấp hai tôi may mắn được học thầy Nguyễn Xuân Huy là một giáo
viên dạy văn rất hay. Có thể nói, thầy là người đầu tiên truyền cảm hứng
văn thơ vào tôi. Đó là những ngày mà tôi không thể nào quên, cho đến
năm tôi lên cấp ba thì có thầy Nguyễn Tường Phượng, Đình Phong, Đoàn
Nồng và thầy Đoái Xuân Minh, Bạch Năng Thi. Có thể nói các thầy đã là
cầu nối để tôi đến với thơ ca. Vì từ những bài giảng của thầy mà tôi học
được cái mạch lạc khi viết văn, làm thơ sau này”.
Các
thày trên đều dạy học Hà Nội trước 1954, bởi vậy Vũ Quần Phương thấm
nhuần văn hóa phương Tây nên thơ khác hẳn các bác xuất thân bổ túc văn
hóa công nông. Chẳng thế mà đọc khổ thơ đầu trong bài thơ “Đợi” rất nổi
tiếng của Vũ Quần Phương :
“Anh đứng trên cầu đợi em
Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm
Ngày xưa đã chảy, sau còn chảy
Nước chảy bên lòng, anh đợi em…”
Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm
Ngày xưa đã chảy, sau còn chảy
Nước chảy bên lòng, anh đợi em…”
người ta nhớ tới khổ cuối trong bài thơ Cầu Mirabeau ( Le pont Mirabeau ) của thi sĩ Pháp Apollinaire :
“Sous le pont Mirabeau coule la Seine
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure”
Vienne la nuit sonne l'heure
Les jours s'en vont je demeure”
dịch nghĩa :
“ Dưới cầu Mirabeau sông Seine chảy
Đêm đến giờ đã điểm
Ngày qua ngày anh vẫn đứng đây…”
Không ai nói Vũ Quần Phương “cóp” thơ Apollinaire nhưng ảnh hưởng thì khá rõ.
Suốt
mấy chục năm , ông không chỉ làm thơ , còn làm “cán bộ” : Chủ tịch Hội
nhà văn Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thơ Hà Nội, Ủy viên Hội đồng thơ Hội
nhà vănVN 20 năm liền, nguyên Chủ tịch Hội đồng thơ khóa VII, chuyên gia
thơ của Hội Nhà văn VN, …Chức tước lớn và lâu năm vậy tất nhiên ông
phải…”phò chính thống” theo cách nói nhà văn Phạm Thị Hoài trên tạp chí
Cánh Én năm 2000.
Ông
như “cây kiểng” quý của Hội nhà văn, khi cần mang trưng . Không kể
những năm trước, gần đây , ông tham dự Hội nghị các nhà văn trẻ toàn
quốc lần thứ VIII tổ chức tại Tuyên Quang (9/2011) với tư cách khách
mời, mới nhất ngày 2-2-2012 , Liên hoan Thơ Châu Á - Thái Bình Dương tại
Hạ Long (Quảng Ninh) với 71 nhà thơ thuộc 24 quốc gia, đoàn nhà thơ
Việt Nam có những tên tuổi lớn như Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều,Giang
Nam, Bằng Việt và tất nhiên có Vũ Quần Phương.
Ngoài
làm thơ ông còn …nói thơ. Mấy năm gần đây ông hay đi Mỹ thăm con , cứ
chân ướt chân ráo về nước ông lại lên tivi nói chuyện thơ. Tất nhiên ông
phải nói theo ý Đảng chứ đâu có “trật đường rày” bao giờ. Được nhà đài
tin tưởng 30 năm qua số lần ông nói chuyện thơ đã lên đến con số hơn
…2.000 - đáng đưa vào kỷ lục Guiness Việt Nam, vượt xa nhà văn Chu Lai
vốn cũng thường đăng đàn nói..”văn”.
Thoát từ bác sĩ làm thơ,Vũ Quần Phương đôi khi có vẻ “nhớ nghề”:
“Tôi
được thấy tim tôi, các buồng tim đang co bóp/... Mình khảo sát tim
mình... kể cũng hơi hoang mang/ Nó vất vả thế ư? Suốt một đời người.Ghê
thật!/ Cái luồng huyết cuộn dòng xuôi xuống, trườn lên/ ...Ta nhìn nó
nhỏ nhoi mà đời bao nhiêu nỗi/ Nó là mình mà mình biết gì đâu.”
Là
“cán bộ thơ” nên đi Mỹ có vào thư viện đại học Princetone Vũ Quần
Phương cũng chỉ tìm sách của những Lê Lựu, Nguyễn Khải, Ma văn Kháng…và
tết đến đóng cửa không “hội nhập” , không ra ngoài”giao lưu “ với cánh
nhà thơ hải ngoại , và bầy tỏ lòng …yêu nước :
“Trong
căn nhà này là nước Việt/ Là đèn nhang, con cháu, giao thừa/ Ngoài căn
nhà này là nước Mỹ/ Ngày giữa tuần, phố đã vào trưa. /Thiên hạ đi làm
yên tĩnh quá/ Nhà ta đón tết với riêng mình.”
Định
vị trong tư cách cán bộ khiến thơ Vũ Quần Phương cũng mực thước, chỉn
chu, “lề phải” chưa bao giờ “trật đường rầy” sang..lề trái. Thơ ông
thường nói “lý”, các nhà phê bình nói cho sang là “thơ trí tuệ”:
“Em ơi em ! Biển sâu rộng nhường kia
Ai biết được tự nơi nào biển mặn
Ôi hạt muối mang cho đời vị đặm
Tự bao giờ biển đã biết thương ta “
Ai biết được tự nơi nào biển mặn
Ôi hạt muối mang cho đời vị đặm
Tự bao giờ biển đã biết thương ta “
(Trước biển)
Tóc xanh, tóc bạc không xanh lại
thì hồn cứ căng với gió mây
cứ đỏ màu sông, xanh sắc núi
cứ thâm u như cánh rừng dày”
(Hành trình)
thì hồn cứ căng với gió mây
cứ đỏ màu sông, xanh sắc núi
cứ thâm u như cánh rừng dày”
(Hành trình)
Như vậy đó,
toàn biển sâu, sông đỏ, núi xanh ,cánh rừng …những nỗi niềm dân tộc,
những nỗi đau thời thế…không mong tìm thấy trong thơ Vũ Quần Phương.
Nhà thơ Xuân Sách đã dựng chân dung Vũ Quần Phương :
“Anh đứng thành tro… em có biết
Hôm qua lại gặp chuyến xe bò
Vẫn anh đi trong vầng trăng cũ
Áo đỏ bên cầu đợi ngẩn ngơ.”
Nhật Tuấn
Nhật Tuấn
No comments:
Post a Comment