Friday, May 3, 2013

Bảo vệ xã hội dân sự toàn cầu

 
                     000_Del6213544-305.jpg
Các Đại biểu tham dự Hội nghị Cấp Bộ trưởng lần thứ VII của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ tại Ulaanbaatar hôm 29 tháng 4 năm 2013.

Hội nghị Cấp Bộ trưởng lần thứ VII của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ tại Ulaanbaatar bế mạc hôm 29.4 với những tuyên bố đúc kết các khóa hội thảo của Ban Thường vụ Quốc tế các tổ chức Phi chính phủ, Diễn đàn Thanh niên, Diễn đàn Phụ nữ và Diễn đàn các Quốc hội.

Bảo vệ xã hội dân sự toàn cầu

Lễ bế mạc cũng là dịp trao Giải thưởng Geremek cho những ai đóng góp cho tiến trình dân chủ trên thế giới, và Giải Mark Palmer cho những nhà ngoại giao hiến thân cho dân chủ. Giải Palmer được trao cho cố Đại sứ Hoa Kỳ Christopher Stephen bị thảm sát tại Lybia, Đại sứ Thụy Điển Stefan Erikson ở Belarus và Đại sứ Mông Cổ Suren Badral đã gia công tổ chức Hội nghị Cấp Bộ trưởng lần thứ 7.
Giải Geremek năm nay được trao cho bà Aung San Suu Kyi. Bà hân hạnh đáp từ như sau:
Cứ mỗi lần tôi được vinh danh cho những gì mình đã góp công cho dân chủ và nhân quyền, lòng tôi tràn đầy ân cảm. Nhưng lại thấy vô cùng ngạc nhiên. Luôn luôn như thế. Bởi thực tình tôi chỉ bước theo bước chân của điều tôi tin.
Thế là tôi đã được thưởng vì bước theo lương thức của mình và đã thực hiện điều mình tin, đây là cảm nghĩ không đến từ con đường chính trị của tôi, mà là sự đại lượng của thế giới và sự liên đới của những ai tin vào lý tưởng nhân quyền.
Xin đa tạ sự đại lượng và liên đới của quý vị. Không có quý vị, tôi sẽ chẳng bao giờ được đến đây. Với quý vị, tôi tin rằng đất nước tôi sẽ đạt được tiêu đích mà chúng tôi chiến đấu từ mấy chục năm qua”.
Bản Tuyên bố 19 điểm của Ban Thường vụ Quốc tế các tổ chức Phi chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, khuyên thỉnh các chính phủ, ngoài những vấn đề quốc tế bảo vệ xã hội dân sự toàn cầu, còn lưu tâm đến các sự trạng khu vực, trong đó có Việt Nam:
- Yêu cầu tất cả các chính phủ trong Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ công khai tố cáo những áp lực đè nặng trên các Xã hội dân sự đặc biệt tại Nga, Axerbaijan, Ethiopa, Iran, Việt Nam, Venezuela, Trung quốc, Barhain, Zimbabwe và Ai Cập, nơi các tổ chức Phi chính phủ bị chính quyền sách nhiễu và kết tội “đặc tình của nước ngoài”, “phá hoại an ninh quốc gia”. Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ phải tố cáo những ai chụp mũ và trấn áp các tổ chức Phi chính phủ hoạt động chính đáng cho nhân quyền và dân chủ, khi lấy cớ kết án những tổ chức này nhận được sự tài trợ của các đối tác quốc tế.
                         DSC_3554-250.jpg

- Kêu gọi tất cả các chính phủ bảo trợ toàn triệt cho sự điều hành và an ninh của các xã hội dân sư độc lập, bởi vì xã hội dân sự không thể thiếu vắng trong chức năng dân chủ và cho việc quản lý quốc gia hoàn hảo.
- Kêu gọi Hội đồng điều hành Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ và các chính phủ trong Cộng đồng tỏ tình liên đới và dự phòng việc bảo vệ các nhà hoạt động xã hội dân sự bị đàn áp, cũng như xác nhận Quyết nghị ngày 21.3.2013 của Hội đồng Nhân quyền LHQ bảo vệ những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền, qua đó kêu gọi sửa đổi các bộ luật quốc gia chỉ nhắm đàn áp các nhà đấu tranh bảo vệ  nhân quyền, cũng như các điều luật hạn chế các tổ chức Phi chính phủ nhận sự tài trợ quốc tế.
- Khuyến khích công tác trọng yếu của Tổ hành động của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, đặc biệt trên vấn đề Giáo dục dân chủ, bình đẳng giới tính, khai thông và bảo vệ Xã hội dân sự, đồng thời kêu gọi sự thành lập các Tổ hành động mới cho vấn đề Tự do tôn giáo và tín ngưỡng, Học viện tự do, Bầu cử, và Tự do tryền thông, kể cả truyền thông theo lệ thường hay trực tuyến.

Mạng lưới Dân chủ Châu Á

Hội nghị cũng công khai tuyên bố sự ra đời của “Mạng lưới Dân chủ Châu Á” bổ khuyết những thiếu sót hay những công tác không thể hoàn tất của các tổ chức Phi chính phủ hiện hữu, để đáp ứng với tình hình mới của thế giới và phong trào dân chủ đang lên tại Châu Á.
Mạng lưới Dân chủ Châu Á là sự điều hoạt của 4 cơ cấu: Nhóm chuyên gia cố vấn (Think-tank), Tổ chức Phi chính phủ, Giới chính quyền, và các đại biểu Quốc hội. Muốn cho hành động dân chủ được hữu hiệu tại các quốc gia dân chủ, hay dân chủ đang lập thành, hoặc còn độc tài, thì đều phải dựa vào sự hỗ tương của bốn thành phần nói trên thông qua Mạng lưới Dân chủ Châu Á.
Bà Melinda Quintos De Jesus, Giám đốc Điều hành Trung tâm Cho Tự do Truyền thông và Hữu trách tại Phi Luật Tân, một trong những thành viên Mạng lưới cho biết ý kiến:
“Tôi hy vọng rằng mối quan hệ giữa giới học viện và khoa học xã hội thu nhận các dữ kiện trải nghiệm do các xã hội dân sự cung cấp, sẽ giúp cho việc hiểu biết những hành động gì khả thể hay bất khả. Hơn thế nữa , tôi nghĩ rằng Mạng lưới Dân chủ Châu Á sẽ phác họa ra sức mạnh thực hữu của xã hội dân sự, sẽ giáo dục không riêng cho người châu Á, mà cho toàn thế giới về dân chủ có thể thực hiện trong bối cảnh các quốc gia không phải là Tây phương. Như thế, khi quốc gia nào muốn tiến tới xã hội dân chủ, họ đã sẵn sàng phương cách để dấn thân vào công trình khó khăn này”.
Tôi tin rằng Mạng Lưới Dân chủ Châu Á sẽ đóng góp tích cực để hậu thuẫn và kiện toàn tiến trình dân chủ đang lên tại Việt Nam, là thành viên của Mạng lưới, tôi sẽ hỗ trợ và đóng góp hữu hiệu cho dân chủ tại Châu Á”.

No comments: