Ý nghĩa cuộc đời
Sống cuộc đời của mình phải đưa ta đến một cảm giác viên mãn, từng phút khởi nguồn sáng tạo và cùng với những người khác phải tạo ra tinh thần trách nhiệm toàn nhân loại; tri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của thế giới xung quanh và bản chất của tâm linh con người.
Đó cũng là tiền đề ra đời của khoa học, triết học, chính trị, nghệ thuật, hành động xã hội và tâm linh.; không có tri thức được nuôi dưỡng bằng lòng vị tha thì khoa học và chính trị sẽ trở thành những con dao hai lưỡi, đạo đức trở nên mù quáng, nghệ thuật phù phiếm, xúc cảm hoang dã và tâm linh viển vông. Không có hiểu biết, tri thức sẽ suy vong; không có đạo đức, tất cả các hoạt động nay rẽ trở nên nguy hiểm, và không có sự tu chính tâm linh chúng ta sẽ trở nên vô nghĩa.
Từ thế kỷ XVII cho thấy đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng khoa học ngày càng đồng nghĩa với tri thức
, Hoạt động tôn giáo đã suy giảm tại các xã hội vô thần và dân chủ, và thường có xu hướng cấp tiến hoá tại các xã hội do các Quốc giáo cai trị.
Nền tảng của tôn giáo - tình yêu và lòng trắc ẩn - đã bị sai lệch hết sức thảm hoạ do những biến cố lịch sử.
Nhưng tham vọng của khoa học muốn biết tất cả là hoàn toàn ảo tưởng: khoa học về cơ bản bị giới hạn . Hơn nữa, khoa học không có gì để nói về lẽ sống của con người. Các nhà khoa học cũng vấp phải những vấn đề về đạo đức nảy sinh từ chính những phát minh của họ.
, chỉ có những phẩm chất của con người mới có thể định hướng được cách tác động vào thế giới của chúng ta. Vậy mà những phẩm chất này chỉ có thể nảy sinh từ một “khoa học về tâm linh”. Nghiên cứu tâm linh không phải là trò để làm sang mà là một đòi hỏi tất yếu.
Miệt mài trong suốt nhiều thế kỷ với nghiên cứu và tìm kiếm đã không làm cho con người phát triển được chút nào trên con đường tiến tới một chất lượng tồn tại cao hơn, trừ khi chúng ta quyết định tập trung những nỗ lực của chúng ta theo hướng đó. Đời sống tâm linh phải được thực hiện với những quy định nghiên ngặt của khoa học, nhưng khoa học lại không mang trong những mầm mống của tâm linh
Bên cạnh đó, trong vòng 20 năm trở lại đây, một cuộc đối thoại giữa khoa học và Phật giáo đã được mở ra .. Những cuộc trao đổi này tạo thành một yếu tố liên tục của tri thức, của sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng và của ý thức.
Sự khác biệt lớn nhất giữa khoa học và phật giáo nằm ở tính mục đích của chúng.Đối với phật giáo, nhận thức trước hết là một liệu pháp tinh thần. Đó là sự tự giải phóng khỏi đau khổ mà nguyên nhân của nó là một dạng đặc biệt của sự thiếu hiểu biết dẫn đến một quan niệm sai lệch về hiện thực bên ngoài và về cái “tôi” mà ta thường hình dung là trung tâm của sự tồn tại của chúng ta.
Sự biến đổi bên trong dẫn đến giác ngộ là một cấp độ hoàn toàn khác với công việc nghiên cứu triết học hay tìm kiếm của các khoa học mô tả. Phật giáo chủ yếu là một khoa học của giác ngộ và, với quan niệm này thì, dù Trái đất tròn hay dẹt thì cũng chẳng có gì thay đổi cả.
No comments:
Post a Comment