Thursday, May 2, 2013

Duyên lạ hồn hoang




Đạo diễn thanh nga

   Chú Thốt suốt ngày say xỉn, tính vừa thô lỗ, cộc cằn vừa tếu táo, coi trời bằng vung. Một ngày xỉn quắc cần câu, đi ngang đường thấy ông tượng gỗ bên vệ đường, Thốt cắc cớ vác luôn về nhà vì… biết ông tượng được làm bằng gỗ tốt.
  Ông tượng “bị” Thốt vác về đã ra tay trêu chọc vợ Thốt khiến chị hốt hoảng tưởng nhà có ma. Rồi Thốt lên đường đi lính thú ở tận biên cương xa xôi, ông tượng thương vợ Thốt ở nhà thui thủi một mình, không ai giúp đỡ nên đêm đêm lại hóa thành Thốt để trò chuyện, đỡ đần đỡ việc nhà, việc đồng áng cho chị. Ngày anh Thốt hết hạn lính thú trở về cũng là lúc cả làng rối như tơ vì không phân biệt được ai mới là anh Thốt thật…
  Thông minh, nhiều sáng tạo trong xử lý âm thanh, ánh sáng, âm nhạc và mảng miếng sân khấu là ấn tượng rõ ràng nhất của vở Duyên lạ hồn hoang (TG Nguyễn Đình Chính, ĐD Thanh Nga). Vở diễn mang đậm chất liêu trai nhưng lại không hề làm khán giả sợ. Trái lại, nhiều tình tiết hài hước được sắp đặt khéo léo đã mang đến những tiếng cười dí dỏm.

  Dưới bàn tay dàn dựng của đạo diễn trẻ Thanh Nga, sân khấu biến thành miền quê đồng bằng Bắc bộ yên bình với bụi chuối, ụ rơm và cả âm thanh không thể thiếu của miệt quê: tiếng gà gáy xa xa, tiếng chó sủa, tiếng côn trùng râm ran, tiếng khua nước giặt áo bên bờ ao… Tất cả những yếu tố đó khiến sân khấu trở nên sinh động, đáp ứng được cả phần nhìn lẫn phần nghe ngay từ những phút mở màn. Tinh tế trong cách chọn âm nhạc và tính toán thời điểm thích hợp để lồng vào vở diễn, Duyên lạ hồn hoang có thể khiến khán giả cười nắc nẻ nhưng không vì thế mà thiếu đi chất lãng mạn của làng quê, của tình yêu dịu dàng giữa cô thôn nữ xinh đẹp, hiền lành và chàng trai chân chất, sẵn sàng làm tất cả cho người mình yêu thương. Vở diễn mang màu sắc dân gian nhưng không xưa cũ, không bị lặp lại như những gì thường thấy ở các vở diễn về đề tài này.
  Cùng với cách xử lý ánh sáng, âm nhạc, việc đưa múa vào vở diễn trong những cảnh tượng thần hóa phép thành anh Thốt và cảnh yêu đương giữa chị Thốt và tượng thần trong hình hài của anh Thốt cũng là cách xử lý khá hay trong việc dàn dựng. Cách làm này vừa đáp ứng được chất liêu trai cần có của nguyên tác kịch bản, vừa giữ được chất lãng mạn của vở diễn đề tài tình yêu, mang lại cảm xúc nhẹ nhàng, thú vị cho người xem.
  Diễn suất 20g ngày 27/4 tại rạp Công Nhân - Nhà hát kịch TP.HCM, 30 Trần Hưng Đạo, Q.








ĐDuyên lạ hồn hoang được chọn làm vở khai mạc cuộc thi Cuộc thi Tài năng trẻ đạo diễn sân khấu 2013 (diễn ra tối 22.4 tại Sài gòn )
hẳn có lý do của nó, bởi sự chỉn chu, hàn lâm của phương Bắc kết hợp với chất gần gũi, thuần hậu của phương Nam, khán giả xem vẫn cười, vẫn hấp dẫn, nhưng vẫn suy gẫm, thấm thía.


No comments: