Wednesday, May 1, 2013

Đọc cho vui

Tin từ vại bia
Hai ứng viên nặng ký?
Hà nội - Đã đến lúc người ta lại đang bàn lại việc tìm người kế nhiệm ông Thủ tướng trong trường hợp ông ta bị đối thủ của ông hạ bệ. Khi mà bộ máy của Ban Nội chính TW của ông Nguyễn Bá Thanh bắt đầu chính thức đi vào hoạt động với động cơ tối cao là quyết tâm triệt hạ bằng được ông Dũng, là người được ám chỉ bằng cái tên đồng chí X, mà đã còn quá ít thiện cảm của người dân ở Việt nam trong lúc này.

Kể từ khi thống nhất đất nước tới nay, theo thông lệ người nắm chức vụ phó Thủ tướng thứ nhất luôn luôn trở thành Thủ tướng khi vị Thủ tướng về hưu hoặc lý do khác. Hiện nay có bốn phó Thủ tướng, tất cả đều do ông Dũng lựa chọn. Đó là các ông Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân và Vũ Văn Ninh. Tuy vậy không một ai trong số bốn người này được chỉ định làm phó Thủ tướng thứ nhất. Cho dù người đứng đầu danh sách này là ông Phúc, nguyên chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, là người thân cận với thủ tướng và cũng là phó Thủ tướng duy nhất đang là ủy viên Bộ Chính trị.

Nếu thủ tướng Dũng bị loại, liệu những người chỉ trích ông có chấp nhận việc bổ nhiệm một trong những người được ông đỡ đầu hay không ? Trước đây, có tin đồn là cựu Phó Thủ tướng, hiện là chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ủy viên Bộ Chính trị, ông Nguyễn Sinh Hùng, có thể được chỉ định làm quyền thủ tướng. Cuối năm 2006, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới được bổ nhiệm, ông đã tìm cách giảm số lượng phó thủ tướng xuống để bổ nhiệm thêm hai ứng viên trong ềkíp của ông là Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân. Khi đó đề xuất của ông Dũng đã gây ra bất đồng và cuối cùng, số lượng phó Thủ tướng tăng từ ba lên thành năm. Một trong những phó Thủ tướng mà ông Dũng nhiều lần tìm cách gạt bỏ là ông Nguyễn Sinh Hùng. Là ủy viên Bộ Chính trị, theo tin báo chí, ông Hùng là người khôn khéo, thường dùng chiêu thức châm chọc, khích bác các bên xung đột để hưởng lợi. Cụ thể đôi khi ông Hùng chỉ trích cách thức xử lý của ông Dũng đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008 ; cuộc khủng hoảng này bắt đầu với tình trạng lạm phát phi mã và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Song một mặt ông ta tỏ ý không ủng hộ việc triệt hạ ông Dũng từ phe ông Trọng và ông Sang. Điều này đã khiến nhiều người tưởng rằng ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ ủng hộ phe của ông Dũng, mà không biết rằng đó là kế sách "Tọa sơn, quan hổ đấu". Mà bên nào thắng thì ông Nguyễn Sinh Hùng cũng có lợi.

Nhưng thời thế đã có nhiều thay đổi, ý đồ của ông Nguyễn Sinh Hùng đã bị lộ. Sắp tới trong tháng 3 tới đây, việc chốt danh sách cơ cấu nhân sự cấp cao trong đảng sẽ có kết quả rõ ràng. Sẽ có nhiều thay đổi nhân sự liên quan đến các thành viên Ban Chấp hành TW và Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI, đã và đang tiến hành.  Ai sẽ là người được bầu bổ xung vào chiếc ghế thứ 15 của Bộ Chính trị và ai sẽ ra đi rồi ai sẽ ngồi thay? Đay là câu hỏi sẽ được chính thức công bố câu trả lời vào hạ tuần tháng 4.2012. Kết quả này sẽ thể hiện rõ tương quan lực lượng giữa các phe phái trong đảng, đặc biệt là hai phe Sang+Trọng và phe đồng chí X.

Tương quan lực lượng này sẽ là điều quyết định Ban Nội chính TW của Nguyẽn Bá Thanh sẽ được phép "nổ súng" tấn công trước hay không? Đồng thời nó cũng là sự quyết định tương lai con đường chính trị của hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ trong việc tiến tới chiếc ghế người đứng đầu chính phủ. Tuy vậy, mức độ cục diện xung đột phe phái sẽ quyết định cụ thể sẽ là ai, Nguyễn Bá Thanh hay Vương Đình Huệ?

Đừng quên cái gì cũng có giá phải trả, kể cả chức vụ Thủ tướng.

Được hay mất chỉ là gang tấc, nếu thế cờ bị đảo ngược.

Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân... Dân chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. — Hồ Chí Minh

(TTHN)

No comments: