ĐỜI TƯ MAO TRẠCH ĐÔNG
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
Để tưởng nhớ người vợ thân yêu nhất của tôi, Ngô Lý Liên
Để tưởng nhớ người vợ thân yêu nhất của tôi, Ngô Lý Liên
Lời nói đầu
Năm 1960, tạp chí Thanh Niên Trung Quốc liên hệ với tôi qua Điền Gia
Anh, một thành viên trong tổ thư ký của Mao, Điền hỏi tôi có muốn tham
gia viết bài cho tạp chí không.
Điền là “hàng xóm” của tôi ở Trung Nam Hải, giúp tôi thói quen viết
nhật ký và gửi bài tới các tạp chí. Thực ra Điền đã từng đọc bài của
tôi, chính vì lẽ đó anh ta gợi ý tôi tập hợp những bài đã viết cho xuất
bản.
Tôi bắt đầu viết nhật ký từ năm 1954, khi được chỉ định làm bác sĩ
riêng cho Mao, vì đó là đam mê. Chính điều này đã giúp tôi ghi lại những
kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Ban đầu, tôi chỉ ghi tóm tắt
những vấn đề quan trọng, nhưng dần dà tôi ghi cả những gì tôi chứng
kiến, quan sát được. Nhưng chưa bao giờ có ý định xuất bản thành sách và
tôi từng từ chối lời đề nghị của một số tạp chí.
Vào giữa năm 1966, khi đám Hồng vệ binh bắt đầu đi lục soát nhà các lãnh tụ đối kháng thì sổ nhật ký ghi chép đã hơn 40 cuốn. Lúc ấy, tôi sống trong khu tập thể Quảng Xương của Bắc Kinh, cùng với 3 thứ trưởng Bộ y tế. Các ông là nạn nhân của cuộc Cách mạng văn hoá, thường xuyên bị nhóm Hồng Vệ binh kiểm soát, khu chung cư cũng không thoát khỏi phiền nhiễu của đán thanh niên nổi loạn đó. Đã nhiều lần, Hồng vệ binh lục soát nhầm nhà vào cả khu chúng tôi. Nhà tôi, Lý Liên rất lo, bảo tôi cẩn thận, vô tình bọn chúng tìm thấy tập nhật ký trong đó ghi chép nhiều chuyện riêng tư về Mao sẽ bị rắc rối liên luỵ lớn.
Vào giữa năm 1966, khi đám Hồng vệ binh bắt đầu đi lục soát nhà các lãnh tụ đối kháng thì sổ nhật ký ghi chép đã hơn 40 cuốn. Lúc ấy, tôi sống trong khu tập thể Quảng Xương của Bắc Kinh, cùng với 3 thứ trưởng Bộ y tế. Các ông là nạn nhân của cuộc Cách mạng văn hoá, thường xuyên bị nhóm Hồng Vệ binh kiểm soát, khu chung cư cũng không thoát khỏi phiền nhiễu của đán thanh niên nổi loạn đó. Đã nhiều lần, Hồng vệ binh lục soát nhầm nhà vào cả khu chúng tôi. Nhà tôi, Lý Liên rất lo, bảo tôi cẩn thận, vô tình bọn chúng tìm thấy tập nhật ký trong đó ghi chép nhiều chuyện riêng tư về Mao sẽ bị rắc rối liên luỵ lớn.
Không thể tìm nơi cất giấu an toàn, chúng tôi đành phải tìm cách đốt
dù rất đau xót. Nhưng cũng không thể huỷ nó tại nhà, vì có thể hàng xóm
sinh nghi tôi thủ tiêu những tài liệu bí mật ghi chép phản động. Ngay
lập tức, tôi nhớ ở Trung Nam Hải có lò huỷ tài liệu và những bức thư của
Mao và Giang Thanh không cần lưu trữ.
Tôi đem ngay các cuốn nhật ký ném vào lò thiêu. Còn hơn chục cuốn
chưa kịp đốt, Uông Đông Hưng, chủ nhiệm Cục bảo vệ Trung ương gọi điện
cho tôi, lên gặp ông khẩn cấp. Ông bảo, người đầu bếp của Giang Thanh
báo cáo nhìn thấy tôi vứt tài liệu vào lò đốt rác. Tôi vội quả quyết đấy
là ghi chép cá nhân, không phải tài liệu quốc gia. Ông ta hỏi, ghi chép
ấy có gì mà phải thủ tiêu. Tôi bảo, những ghi chép hoạt động thường
ngày của Mao chủ tịch, nếu không huỷ tôi có thể bị nguy hiểm. Uông bảo,
thủ tiêu nó là tự rước vạ vào thân, chẳng may tên đầu bếp mách Giang
Thanh, anh còn gặp thảm hoạ hơn nhiều.
Tôi đã đốt gần hết số sách ghi chép quan trọng, những cuốn còn lại nội dung không có gì, tôi quay lại và ném nốt vào lò thiêu.
Hôm sau, Uông Đông Hưng la tôi:
- Tôi đã bảo anh không được đốt nữa thế mà anh vẫn tiếp tục. Đầu bếp
của Mao chủ tịch vừa báo cáo với tôi xong. Chuyện này người khác biết
anh sẽ gặp đại hoạ. Thôi chấm dứt ngay, nếu còn tiếp tục tôi sẽ ra lệnh
bắt anh.
Tôi báo cáo chẳng còn gì để huỷ cả, việc đã xong. Đó là những cuốn nhật ký tôi đã ghi chép hơn chục năm.
Trong suốt thời kỳ Cách mạng văn hoá, thường xuyên sống trong lo sợ, tôi không dám ghi nhật ký.
Năm 1976, sau khi Mao qua đời, Giang Thanh và Bè lũ bốn tên bị bắt, Lý Liên tỏ ra luyến tiếc, than thở với tôi:
- Thật hoài của, giá như chúng mình đừng đốt, chắc gì đã có gì xảy ra. Đốt đi chả được tích sự gì.
Vợ tôi thúc tôi tiếp tục ghi lại những chuyện gì đã xảy ra trong những năm gần đây.
Một hôm, vào mùa hè 1977, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đến Bệnh viện 305, tôi làm giám đốc, kiểm tra sức khỏe định kỳ, ông hỏi:
- Anh làm việc với Mao chủ tịch hai mươi hai năm, một thời gian quá
dài. Anh hãy viết tự truyện của anh đi, đây cũng là một phần của nhân
chứng lịch sử đấy.
Ông hứa, nếu sách tôi xuất bản, ông sẽ viết lời giới thiệu.
Tiếp theo hàng loạt các tờ báo và tạp chí yêu cầu tôi viết và gửi
bài. Tôi từ chối như đã từng làm, tôi biết cái gì đã xảy ra nếu tôi viết
tất cả sự thật, phơi bầy tất cả những gì tôi chứng kiến, họ sẽ buộc tội
tôi kẻ hữu khuynh, trí thức tư sản. Tất nhiên tôi không thể nào viết
sai sự thật, cũng chẳng muốn ca ngợi sự độc quyền và phủi tay trước
những hành động tội ác man rợ mà tôi làm nhân chứng.
Cũng tất nhiên tôi chẳng muốn những ký ức sau 22 năm với Mao bị phai
mờ theo năm tháng và tuổi tác, tôi quyết định viết lại những chuyện đã
xảy ra trong đời. Năm 1977 tôi bắt đầu viết, không thường xuyên, nhưng
cũng đến vài chục cuốn vở viết. Ngôn từ của Mao thật phong phú, sinh
động khắc sâu trong nếp nghĩ tôi. Tôi cố hồi tưởng lại những gì Mao đã
từng phát biểu. Sự sống còn của tôi và gia đình tuỳ thuộc vào việc làm
của Mao, tôi chẳng bao giờ quên. Tôi chẳng bao giờ hy vọng cuốn sách sẽ
được xuất bản, vì tôi biết không có nhà xuất bản nào dám in. Tôi chả dại
gì mang vạ vào thân khi tự mình xuất bản. Tôi viết chẳng qua để hồi
tưởng những ngày đã qua, tôi và Lý Liên đã từng trải nghiệm.
Tháng Hai 1988, Lý Liên bị phát hiện chứng viêm thận mạn tính, phải
vào viện tháng 5, đến tháng Bẩy tình trạng càng xấu. Hai thằng con trai,
John và Erchong cùng vợ con nó đang định cư ở Hoa Kỳ từ đầu thập niên
1980 yêu cầu tôi khẩn cấp đưa Lý Liên sang Mỹ điều trị.
Tháng Tám, tôi, Lý Liên và đứa cháu gái, Lý Linh, sang Chicago. Trong
thời gian Lý Liên chữa bệnh, tôi ở bên lo liệu chăm sóc món ăn kiêng và
thuốc thang. Cũng trong thời gian này, Lý Liên thúc giục tôi viết từ
những gì ghi chép trong nhật ký, nhưng tôi không thể làm được vì chẳng
còn tâm trí.
Đến tháng Mười hai, Lý Liên bị cảm, tình trạng sức khỏe càng tồi tệ.
Tôi đưa Lý Liên vào viện, làm tất cả những gì có thể nhưng nhà tôi không
qua được, vĩnh biệt ngày 12-1-1989.
Trước khi hôn mê, nhà tôi nhắc đi nhắc lại cố gắng viết kể lại những chuyện xảy ra trong 40 năm qua. Nhà tôi nhấn mạnh:
- Mình phải viết, không những cho mình mà còn vì tôi, vì hậu thế vì
đứa cháu đích tôn sắp ra đời. Xin lỗi mình, tôi không thể giúp gì mình
hơn được nữa.
Tháng Ba 1989, tôi lục chồng vở nhật ký trong đáy hòm và bắt tay viết, hy vọng cuốn sách được xuất bản để tạ lòng với Lý Liên.
Tôi hy vọng đọc những trang hồi ký này mọi người sẽ hiểu sự thật cuộc
đời Mao Trạch Đông người ta đang truyền tụng. Nếu như đọc cuốn sách
này, độc giả hiểu được sự thật, yêu tự do hơn như trong hiện tại, cũng
là điều tôi và Lý Liên đã từng mong mỏi và yêu quý nhất trong đời.
oOo
Năm 1949, sau hơn 20 năm chiến tranh đẫm máu, Đảng cộng sản cuối cùng đã đánh thắng Quốc dân đảng, dựng lên nước CHND Trung Hoa.
Năm 1948, tôi là bác sĩ phẫu thuật trong Công ty Đông Á-Úc Châu ở
Sydney cho đến hè 1949. Hè năm ấy tôi nhận được thư của thứ trưởng Bộ Y
tế trong Ban Đối ngoại của Quân uỷ trung ương đảng cộng sản qua anh cả
tôi, mời tôi trở về phục vụ tổ quốc. Tôi nhận lời, đến Hương Cảng gặp vợ
tôi, Lý Liên, cả hai cùng trở về Bắc Kinh, thành phố quê hương. Lúc ấy
tôi 29 tuổi đời.
Vị thứ trưởng phân công tôi làm việc ở khu điều trị Đồi Hương, phía
tây ngoại ô Bắc Kinh, một khu điều trị trực thuộc Văn phòng Trung ương
đảng cộng sản. Sau này chuyển sang khu điều trị Trung Nam Hải, tổng hành
dinh Trung ương đảng.
Tôi chăm chỉ cần cù trong công tác, chiếm được cảm tình hầu hết các
lãnh đạo cao cấp. Năm 1952, trong Bộ tổng nhất trí bầu tôi cán bộ loại
A, cũng năm ấy, tôi tham gia chính phủ của đảng cộng sản Trung Quốc,
được chỉ định là Viện trưởng khu điều trị Trung Nam Hải, giám đốc Văn
phòng Y tế, phó tổng giám đốc Uỷ ban Y tế thuộc Bộ Y Tế công cộng kiêm
chủ tịch Bệnh viện 305 của Giải phóng quân.
Năm 1954, tôi được Uông Đông Hưng, giám đốc Cục bảo vệ trung ương với
sự đồng thuận của Trương Xuân Kiều, giám đốc Văn phòng trung ương và La
Thuỵ Khanh Cục trưởng Cục bảo vệ nội bộ và được thủ tướng Chu Ân Lai
đồng ý, tôi được chỉ định làm bác sĩ riêng cho Mao Trạch Đông sau đó làm
trưởng ban bảo vệ sức khoẻ cho chủ tịch. Từ đó cho đến khi Mao chủ tịch
qua đời năm 1976, trong suốt 22 năm chịu trách nhiệm chăm nom sức khoẻ
Mao, tôi là người gần gũi Mao nhất ở Bắc Kinh hay bất cứ Mao đi công tác
nơi nào.
Khi bắt tay vào việc chăm nom sức khoẻ cho Mao, điều làm tôi ngạc
nhiên nhất, lối sống kỳ lạ khác hẳn bất cứ người bình thường nào. Mao
không theo bất cứ một quy tắc nào trong lối sống từ bữa ăn đến giấc ngủ.
Với ông, không phân biệt ngày hay đêm trong khoảng 24 giờ trong một
ngày có chăng chỉ thoáng qua. Hoạt động thường ngày hay trước công chúng
kể cả những cuộc họp, gặp gỡ đoàn ngoại giao nước ngoài, ông có những
cuộc hẹn rất lạ theo sở thích riêng của ông.
Mao ưa lối làm việc theo tính cách cá nhân khuấy động phong trào
nhưng không hề báo trước, ngay cả những người kế cận cũng không đoán nổi
ông sẽ yêu cầu làm gì tiếp theo. Trong khi đó đảng cộng sản Trung Quốc
có quyền lực rất lớn và rất bí mật. Mao từng chỉ thị “Đừng có bép xép
những chuyện trong cơ quan”. Kết quả, đời thực của ông chìm trong màn
sương dầy đặc, ông như một người bí hiểm và uy quyền tuyệt đối.
Mãi đến năm 1959 tôi mới ngưỡng mộ Mao, mặc dù là bác sĩ riêng thường
xuyên bên Mao nhưng có một điều bí ẩn huyền bí như một bức tường kiên
cố như ngăn cách hai người. Tôi không thể nào hiểu được đời sống thực
tại của Mao. Sau năm 1959 tôi mới được phép vượt qua bức rào ngăn cách
và chứng kiến bộ mặt thật của Mao trong cuộc sống hàng ngày. Giống như
một kịch sĩ, khi lên sân khấu được hoá trang công phu tỉ mỉ khác hẳn
khuôn mặt của đời thường.
Đầu thập niên 1950, Mao ký Hiệp ước hữu nghị, liên minh tương trợ
Xô-Trung ủng hộ chiến lược ngoại giao “Liên minh một phái”, làm cho mọi
người nhầm tưởng mối quan hệ thật gắn bó với Liên Xô. Nhưng chẳng ai
hiểu nguyên nhân sâu xa từ những năm 1930 Mao đã từng bất đồng quan điểm
với Stalin và Đảng cộng sản Liên Xô, kiểu “xanh vỏ đỏ lòng”, như hoa
turnip “nhị trắng hoa đỏ” mà thôi. Trong lần đầu tiên thay mặt chính
phủ, Mao sang thăm hữu nghị Liên Xô vào mùa đông 1949-50, đã bị Stalin
đón tiếp thật lạnh nhạt, ở lại đến 2 tháng trời ròng rã, chẳng đạt được
một kết quả nào đáng kể. Chỉ sau khi Mao tuyên bố ra về Stalin mới chịu
ký hiệp ước hữu nghị. Mao hiểu Nga là đối thủ nguy hiểm nhất của Trung
Hoa, nhưng không nói ra mà thôi. Phải đến đầu thập niên 1960, sự rạn vỡ
quan hệ Trung-Xô người ta mới hiểu một cách rõ ràng.
Trong những năm 1930, đi theo đại bản doanh của đảng cộng sản ở phía
bắc tỉnh Thiểm Tây, phóng viên Edgar Snow và đồng nghiệp Hoa Kỳ đã đưa
tin về sự kiện phi thường về đảng cộng sản Trung Quốc. Cũng từ đó Mao
rất coi trọng, thiện cảm với chính phủ Mỹ nhất là với nhân dân Hoa Kỳ.
Từ thập niên 1950 dù chủ trương đường lối “dựa vào Liên Xô”, thanh niên
đua nhau học tiếng Nga, nhưng Mao lại không, không những thế ông lại học
tiếng Anh. Mao nhiều lần tự hỏi “Lời nói không đi đôi với hành động”.
Trong số cán bộ quanh Mao, làm tham gia những công việc tối mật, hầu
hết những trí thức đó kể cả tôi đều được đào tạo trong các trường
Anh-Mỹ. Mao không cho phép tuyển những trí thức, hay bất cứ cá nhân nào
đào tạo tại Liên Xô làm việc cho ông.
Chiến tranh Triều Tiên và Việt nam đã đẩy Trung Quốc và Hoa Kỳ vào
cuộc đối đầu. Một trong nhiều nguyên nhân đưa đến chiến tranh là do Hoa
Kỳ chưa hiểu rõ bản chất đích thực của Mao đối với Mỹ vì thế những người
lãnh đạo Hoa Kỳ đã coi chính quyền cộng sản Trung Quốc là kẻ thù địch.
Ngay từ cuối thập niên 1960 Mao đã làm hết sức mình để quan hệ Trung-Mỹ
được cải thiện cho đến khi Mao qua đời. Mao tuy coi Tưởng Giới Thạch là
kẻ thù nhưng vẫn đánh giá Tưởng là người yêu nước, người có công trong
mối bang giao với Hoa Kỳ. Mao từng nói: “Tưởng giới Thạch và tôi đều chỉ
công nhận một nước Trung Hoa, cả hai chúng tôi đều có ý kiến chung về
một nước Trung Hoa thống nhất”.
Cuộc đấu đá tranh giành quyền lực lãnh đạo trong nội bộ Ban chấp hành
Trung ương đảng đầy phức tạp, khó hiểu. Từ “phong trào chống tả khuynh”
năm 1957, người ta gọi là “ cuộc khủng hoàng nhóm Bành Đức Hoài chống
đảng” thành chiến dịch từ 1959 đến Cách mạng văn hoá 1966, hầu các chức
vụ cao cấp trong lãnh đạo bị xáo trộn do rất nhiều nguyên nhân. Trong
thực tế dù sự thay đổi gì chăng nữa Mao vẫn cố tình nắm chặt quy tắc cơ
bản, giữ quyền lãnh đạo tối cao.
Như trong chiến dịch chống Stalin và tệ sùng bái cá nhân do
Khrushchev và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Liên Xô
năm 1959 đã đe doạ chính vị trí và quyền lực tối cao của Mao trong đảng
cộng sản Trung Quốc. Mao đã có hàng loạt động thái để bảo tồn quyền lực
tối thượng của ông. Như Uông Đông Hưng nói: ” Mao tán thành chống tệ
sùng bái và chuyên quyền trong đảng, nhưng với ông thì không”.
Về đời tư của Mao thật kinh khủng. Giữa công chúng, Mao xuất hiện như
một lãnh tụ hết lòng vì nước vì dân, thân thiện, cởi mở chiếm được cảm
tình tối đa của quần chúng đối với một lãnh tụ có tuổi kính mến. Nhưng
cuộc đời thực Mao là kẻ háu gái. Càng về già Mao càng thể hiện sự dâm
dục háo sắc đến kinh khủng gây biết bao chuyện động trời, không ai có
thể đếm xuể số các thiếu nữ phải ăn nằm với Mao. Uông Đông Hưng từng
nhận xét: “Có lẽ Mao nghĩ sắp đến ngày gần đất xa trời nên cố chiếm được
bao nhiêu các cô gái thì cố, cho nên Mao mới ham muốn đến như vậy”.
Giang Thanh, vợ Mao, từng nói về chồng: “Giải quyết mọi khó khăn, khủng
hoảng chính trị, không có một lãnh tụ Trung Hoa hay Xô viết hơn Mao.
Trong lĩnh vực tình dục cũng không ai bằng Mao”.
Tôi không viết tiểu sử Mao Trạch Đông, tôi chỉ ghi lại những sự việc
bản thân đã thấy, đã nghe, đã biết trong 22 năm gần Mao với tư cách là
bác sĩ riêng chăm nom sức khoẻ cho ông. Cuốn sách này để tưởng nhớ Lý
Liên, người vợ thân yêu đã đồng cam cộng khổ với tôi trong những năm
tháng dưới thời Mao. Không có sự động viên, khuyến khích của Lý Liên tôi
không thể hoàn thành cuốn sách này.
Lý Chí Thoả
Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh dịch từ bản tiếng Anh The Private Life of Chairman Mao by Li Zhisui
© Dịch giả giữ bản quyền sách dịch
Nguồn: Dịch giả gửi bản dịch và hình minh họa
© Dịch giả giữ bản quyền sách dịch
Nguồn: Dịch giả gửi bản dịch và hình minh họa
Sơ lược tiểu sử tác giả
Bác sĩ Lý Chí Thỏa (1919-1995) – Ảnh: Giang Thanh, 1961
Bác sĩ Lý Chí Thỏa, tốt nghiệp y khoa bác sĩ trường Đại Học Liên Hợp
Tây –Trung, Thành Đô năm 1945, làm việc tại Sydney trước khi trở thành
bác sĩ riêng cho Mao Trạch Đông 1954 cho đến khi Mao qua đời.
Từ năm 1980 đến 1988, trước khi định cư tại Hoa-Kỳ, bác sĩ Lý giữ
chức vụ Phó chủ tịch Hội Y học Trung Hoa, Chủ tịch Hội Người Cao Tuổi
Trung quốc, Tổng biên tập tạp chí Y học và Tự nhiên Trung quốc, Ban biên
tập Tạp chí Hội y học Hoa Kỳ.
Bác sĩ Lý Chí Thỏa và vợ Ngô Lý Liên chụp bên Hồ Nam (Trung Nam Hải, Bắc Kinh). Căn hộ của họ ờ tầng 3, bao quát mặt hồ
Bác sĩ Lý sống ở Chicago từ năm 1988 cho đến khi tạ thế 1995.
Mời đọc: Chương kế tiếp [1]
No comments:
Post a Comment