Wednesday, May 1, 2013

Tráh nhiệm công dân

Không giống như chế độ độc tài, chính phủ dân chủ tồn tại để phục vụ nhân dân, nhưng công dân ở các nền dân chủ cũng phải đồng ý tuân thủ những nguyên tắc và nghĩa vụ mà theo đó họ bị quản lý. Các nền dân chủ trao nhiều quyền tự do cho công dân họ bao gồm quyền tự do được có quan điểm bất đồng và phê phán chính phủ.
Tư cách công dân trong một nền dân chủ đòi hỏi sự tham gia, sự lịch sự và thậm chí cả sự kiên nhẫn.
  • Công dân ở các nền dân chủ nhận thức được rằng họ không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ. Họ nhận thức được rằng nền dân chủ đòi hỏi đầu tư thời gian và công sức, một chính phủ của nhân dân luôn phải thận trọng và phải được nhân dân ủng hộ.
  • Theo một số chính phủ dân chủ, sự tham gia của công dân có nghĩa là công dân được yêu cầu tham gia bồi thẩm đoàn, thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc dân sự trong một thời hạn nhất định. Những nghĩa vụ khác áp dụng đối với tất cả các nền dân chủ và là những trách nhiệm duy chỉ của công dân, và chủ đạo trong số này là việc tôn trọng pháp luật. Những ví dụ khác về trách nhiệm công dân bao gồm trả mức thuế công bằng, chấp nhận quyền lực của chính phủ được bầu lên và tôn trọng các quyền của những người có quan điểm khác.
  • Công dân ở một nền dân chủ biết rằng họ phải chịu gánh nặng trách nhiệm đối với xã hội nếu họ muốn hưởng lợi từ việc bảo vệ các quyền của họ.
  • Có một câu nói ở các xã hội tự do: bạn có một chính phủ mà bạn đáng được hưởng. Để nền dân chủ thành công, các công dân phải chủ động chứ không được thụ động, bởi vì họ biết rằng sự thành công hay thất bại của chính phủ là trách nhiệm của họ chứ không phải ai khác. Đổi lại, các quan chức chính phủ hiểu rằng tất cả công dân đều phải được đối xử bình đẳng và tham nhũng không có chỗ trong một chính phủ dân chủ.
  • Trong một hệ thống dân chủ, nếu nhân dân không hài lòng về các nhà lãnh đạo, họ có quyền tự do tổ chức và thay đổi một cách hòa bình, hoặc bỏ phiếu bãi nhiệm các nhà lãnh đạo đó vào thời điểm ấn định các cuộc bầu cử.
  • Để vững mạnh các nền dân chủ còn cần nhiều hơn chứ không chỉ dừng lại ở việc bỏ phiếu của công dân. Họ cần được quan tâm đều đặn, cần có thời gian và sự cam kết của số đông công dân, ngược lại công dân lại trông chờ chính phủ bảo vệ các quyền và tự do cho họ.
  • Công dân ở một nền dân chủ tham gia các đảng phái chính trị và vận động tranh cử cho các ứng cử viên mà họ lựa chọn. Họ chấp nhận thực tế rằng đảng của họ không phải lúc nào cũng nắm quyền.
    • Họ được tự do chạy đua vào các chức vụ hoặc phục vụ với tư cách các quan chức nhà nước được chỉ định trong một thời hạn nhất định.
    • Họ sử dụng báo chí tự do để phát biểu về những vấn đề của địa phương và quốc gia.
    • Họ tham gia các liên đoàn lao động, các nhóm cộng đồng và các hiệp hội doanh nghiệp.
    • Họ tham gia các tổ chức tư nhân tự nguyện có chung mối quan tâm về tôn giáo, văn hóa sắc tộc, nghiên cứu học thuật, thể thao, nghệ thuật, văn học, cải thiện chỗ ở, trao đổi sinh viên quốc tế, hoặc hàng trăm hoạt động khác.
    • Tất cả những nhóm này, dù gắn bó hay xa cách chính phủ đều đóng góp vào sự phong phú và vững mạnh của nền dân chủ.

No comments: