Dịch chuyển bất tận trong không gian thơ Lê Vĩnh Tài
Lê Vĩnh Tài tự chẩn căn bệnh
của thơ tình Việt Nam là “sến”, nghĩa là đa sầu đa cảm và khuôn sáo, bị
bó buộc trong những lối biểu hiện nhất định. Rất nhanh chóng, anh đưa
được lối cảm thức đương đại vào thơ tình, cái ngẫu nhiên, vu vơ, ít dằn
vặt và không lộ ra chủ ý, dòng cảm xúc ẩn kín sau những sự vật tình cờ
và cả những suy lý.
Nhà thơ Lê Vĩnh Tài - Ảnh: internet
[if gte mso 9]>
Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
Ẩn dụ “cái mặt nạ” chạy suốt serie thơ tình mới
này, nói cho công bằng, không phải là phát hiện gì cả. Phát hiện của Lê
Vĩnh Tài chỉ ở chỗ, nhìn ra những biến hóa, dịch chuyển bất tận của nó
trong không gian thơ, nhiều khi tình cờ nhưng khá ngộ nghĩnh, đặc sắc,
khá ấn tượng nữa. Vu vơ như lời con trẻ, bất thần và ít chủ ý như lối
pha màu, dùng hình ảnh của một họa sĩ say, cộng thêm những hành động và
phán đoán vụt hiện ngon trớn, Lê Vĩnh Tài sắp đặt lại một thế giới thuần
khiết của cảm xúc và dấu ấn. Nhẹ nhõm, không lạm dụng cảm giác, và dễ
dàng bộc trực những suy nghiệm cá nhân. Nói xa hơn một chút về điều hồ
nghi của Lê Vĩnh Tài, “…sao phải mang mặt nạ”, “…quyền được rơi mặt nạ”… Hình
như suốt cả khúc tứ tấu này nhà thơ vẫn băn khoăn chưa xác định được rõ
ràng, thực ra “mặt nạ” là gì mà nhập nhằng suốt lúc đứng ngồi ăn nghỉ
của con người đến thế. “Mặt nạ” chỉ khi yêu hay mọi lúc mọi nơi, với
nhiều kiểu dáng kích cỡ cho nhiều hoàn cảnh thời điểm? Cái mặt nạ hay
chính là điều chưa rõ ràng minh bạch trong mỗi cá nhân mà người ta chưa
đủ bản lĩnh để thoát ra? Nhất là khi “yêu”?
Khi đọc “Chào buồn!” của
Francoise Sagan, tôi bắt gặp hình ảnh một nước Pháp hào hoa, lịch duyệt
và tinh tế, quy hàng vô điều kiện trước lối sống thực dụng, nhục dục và
sự bất tri. Trong thế giới mông lung của sự vô minh, của những mặt nạ
mọi nơi mọi lúc thì tình yêu cũng cần giống như giác ngộ. Nó thực sự cần
đến bản lĩnh và nhân cách lớn chứ không phải những mặt nạ đời thường.
Như thế, một điều tưởng chừng sẵn có và thông tục, như là… tình yêu, lại
là thứ phải đạt tới một cách khó khăn nhất. Và với con người hiện tại,
vấn đề không phải là chúng ta đã tiến hóa tới đâu hay thoái hóa tới đâu,
mà là chúng ta, đã trung thực đến đâu. Điều tôi băn khoăn khi đọc
“Ngang qua Festival Thơ, 2008” của Lê Vĩnh Tài, là những mệnh đề có vẻ
không hoàn toàn ăn khớp với nhau (ví dụ: những câu phức của Huy ta
đọc ngày về Huế/ như thể/ kinh thành rêu phong đã không còn lãng mạn/
không còn câu đơn giản/ những câu thơ bây giờ như súng đạn/ nhắm vào
tai… - thì hai cặp ý nghĩa đối lập ở đây: câu đơn giản - câu phức
hợp, sự lãng mạn - súng đạn nhắm vào tai, chưa biểu lộ rõ mối tương quan
giữa từng thành phần nghĩa và quan hệ song hành của chúng, trong mạch
tư duy và biểu đạt của nhà thơ). Theo chủ quan tôi, sự không tường minh
của những suy nghiệm này phần nào phản ánh cái ngập ngừng lúng túng, kể
cả do dự của nhà thơ trước ý tưởng thơ của chính mình, thì hợp lý hơn là
một sự mơ hồ hay nhòe mờ cố ý về nghĩa. Bởi vì ngay cả sự mơ hồ lộn xộn
hay vô nghĩa trong văn chương, cũng phải được hiển lộ một cách thông
thoáng và logic.
Cái vu vơ, không nhất quán, không để lộ chủ ý, đã làm nên một Lê Vĩnh Tài hồn nhiên và duyên dáng trong loạt thơ tình “Mặt nạ” thì
lại có vẻ như chưa đủ với thể tài gai góc, cần đến sự quyết liệt và
minh bạch ở mức độ khá triệt để này. Nhưng đó chỉ là sự hạn chế không
quá lớn, so với toàn thể bài thơ khá mạnh về hình ảnh và không gian,
dòng vận động nội tại. Lê Vĩnh Tài có những hình ảnh rất “kinh hoàng”: “đời sống như căn phòng đóng kín và chúng ta loã lồ trong đó…”, “dang tay bắn ná/ con chữ vo viên mà mất mạng người…” hay “những đền đài đang sờ tay lên bụng/ trong bụng có trẻ con…”.
Đọc
Lê Vĩnh Tài về chữ nghĩa giao tranh “mệt lả”, câu thơ “ngậm miệng” hay
câu thơ “hết hạn”… bỗng nhiên tôi lại nghĩ đến cái quyền được im lặng
của con người. Im lặng theo nhiều ý nghĩa, nhiều mục đích và hiệu quả
khác nhau. Im lặng ngay cả khi tưởng chừng đang nói.
Ví như,
tôi tình cờ được xem một cuốn phim tài liệu về đời tư thi hào Bertolt
Brecht, do chính người Đức phục dựng. Nhà nghệ sĩ của thời cuộc, chính
thể, và cả tri thức này, là một tay vô địch về khoản đàn bà. Mỗi người
đẹp trong đời sống của ông đều hữu ích ở một tình huống cụ thể, người lo
hộ chiếu, kẻ sắm ô tô, vào thời điểm khi ông phải đổi quốc gia nhiều
hơn đổi giày. Các cô nàng, thậm chí còn đánh nhau vì ghen tuông ngay
trước con mắt thờ ơ của ông. Chiến tranh thế giới II kết thúc, tên tuổi
Bertolt Brecht nhanh chóng trở thành ánh hào quang tuyệt đối trên sân
khấu văn chương thời cuộc nước Đức XHCN bấy giờ. Tháng 7 năm 1956, chính
quyền Đông Đức đàn áp cuộc biểu tình của công nhân ngành cơ khí và dệt
may bằng xe thiết giáp, vài chục người biểu tình đã chết. Người ta chờ
đợi tuyên bố chính thức của B. Brecht như người đại diện toàn quyền của
giới trí thức nhân sĩ. Và câu trả lời của ông là… Im lặng…
K.P
(267/5-11)
No comments:
Post a Comment