Tuesday, May 14, 2013

NHÀ VĂN PHẠM THÀNH




Câu chuyn ch nht: Rao bán bn quyn xut bn tiu thuyết mi “Cò hn Xã nghĩa” – “Mt biu tưởng mun lt ty cường quyn” ca nhà văn Phm Thành.

Lời Bà Đầm xòe:
Nhà văn Phạm Thành chủ blog Bà Đầm xòe vừa hoàn thành tập I cuốn tiểu thuyết về đề tài chính trị xã hội đương đại:
“Cò hồn Xã nghĩa”
với gần 200 ngàn từ, 500 trang đánh máy vi tính khổ A4, tương đương khoảng 700 trang in.
Tiểu tuyết viết theo bút pháp hiện thực hư ảo, cú pháp tân kỳ tựa như thơ Tân hay Hậu hiện đại đang được lớp trẻ tung hô.
Với tiểu thuyết, đây là cuốn thứ hai của nhà văn, sau cuốn “Hậu Chí Phèo” in năm 1991 và tái bản năm 2006.
Nhà văn tự đánh giá,
so với “Hậu Chi Phèo”,
“Cò hồn Xã nghĩa”
có dung lượng lớn hơn 4 lần, hiện thực xã hội lớn hơn nhiều lần, tay nghề không sợ hải của tác giả cũng lớn hơn nhiều lần.
Vì vậy, nếu “Hậu Chí Phèo” được báo Văn hóa Thể thao của TTXVN xếp vào loại sách bán chạy nhất trong năm 1991 thì
“Cò hồn Xã nghĩa”
tin chắc sẽ được cơ quan ngôn luận cao hơn xếp loại là sách bán chạy nhất trong năm xuất bản 201…”.
Về tiền tài:
Năm 1991 với “Hậu Chí Phèo” Phạm Thành cũng kiếm được vài cây vàng, các cửa hàng kinh doanh sách này hẳn còn kiếm được nhiều hơn.
Với cái gì cũng hơn, nhà văn Phạm Thành tin tưởng rằng,
“Cò hồn Xã nghĩa”
sẽ là món hàng đem lợi nhiều hơn cho tác giả và đương nhiên cũng là món hàng kinh doanh bộn tiền cho những ai dám mua bản quyền, xuất bản và kinh doanh nó.
Nhà văn Phạm Thành trân trọng kính mời các cá nhân và tổ chức hoạt động trên lĩnh vực xuất bản ở trong nước và ngoài nước liên hệ với tác giả để có thỏa thuận mua bán về bản quyền xuất bản cuốn tiểu thuyết này.
Để có thêm thông tin về tiểu thuyết này, Bà Đầm xòe trân trọng mời bạn đọc cùng các nhà kinh doanh sách tìm hiểu vài nét về cuốn tiểu thuyết này qua bài giới thiệu của nhà phê bình văn học, triết gia Nguyễn Hoàng Đức mà blog Bà Đầm xòe đăng kèm đưới đây.
Để việc mua bán được hanh thông, Phạm Thành sẽ không tiết lộ bất cứ một đoạn, một chương nào của tiêu thuyết này trên mạng internet.
Nhà văn Phạm Thành xin trân trọng cảm ơn.
Điện thoại liên hệ: 0913381707



Nguyễn Hoàng Đức


Tạ ơn Chúa!
Nguyễn Hòang Đức:

  Cò Hồn Xã nghĩa - Một biểu tưởng muốn lật tẩy cường quyền

Nhà văn Phạm Thành dù là một “hạt giống đỏ” nằm sâu giữa ổ tem phiếu của chế độ bao cấp xin - cho, ấy vậy mà như một phép lạ hiển hiện của nhân cách, anh lại không phải hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhìn trích ngang lý lịch của Phạm Thành đúng là đỏ từ đầu đến chân, là bộ đội Trường Sơn, rồi tốt nghiệp Đại học Báo chí trường Tuyên giáo Trung ương, khóa 1979- 1984, rồi công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam.
Năm 1991, Phạm Thành thăng hoa tột đỉnh văn chương với tiểu thuyết hài “Hậu Chí Phèo”, gây dư luận rộng lớn trong làng văn và xã hội. Người nào am tường hiểu biết văn chương thì đều hiểu: bi kịch là loại hình đồ sộ nhất, nhưng hài kịch mới là loại hình khó viết nhất. Người Đức có câu: “Khóc cả ngày vẫn buồn nhưng cười một lúc đã thấy nhạt”. Vậy mà Phạm Thành viết “Hậu Chí Phèo” ngót 200 trang, dài lê thê mà không hề nhạt, xoay quanh một nhân vật Chí tân thời, làm quan cách mạng với tất cả bóng dáng tiểu nông, ấu trĩ, quê mùa và không làm được gì để “cách cái mệnh” của làng quê lạc hậu đổi đời vươn lên tươi mới, tiến bộ hơn. Trời ơi một đầu tầu cũ kỹ, lạc hậu, vô học, quê mùa, ích kỷ, cóc cáy thì làm sao kéo được làng quê với lê thê truyền thống cố cựu hủ lậu tới một vùng biên thùy có ánh sáng văn minh?
Với tác phẩm có tiếng vang trên văn đàn và có số đề cử luôn vào tốp đầu, cộng với thân nhân “hạt giống đỏ” làm ở cơ quan đầu não về tuyên truyền như vậy, Phạm Thành đủ khả năng để trở thành hội viên Hội Nhà văn.
Nhưng Phạm Thành vẫn cố tình trụ vững bên lề, không có ý định thò chỉ một ngón chân vào Hội Nhà văn. Tại sao? Có thể xem đó như sự trụ vững kiên cường của phản tỉnh và nhân cách. Người Trung Quốc có dạy: “Hãy cắn răng chịu thiệt, đứng vững gót làm người”. Ở đời nên biết chịu thiệt là khó lắm! Khi bon chen cải cọ thôi, nhường một lời để có hòa khí đã khó. Đằng này đứng ngay hàng đầu của đường sữa tem phiếu lại không chịu chìa thẻ ưu tiên đòi kiếm chác hơn người thì khó biết bao. Người ta hí hớn vào Hội Nhà văn, được mời lên mặt báo trung ương phô diễn nhảy múa “Vua biết mặt, Chúa biết tên”, có phải đời tươi mát nhẹ nhỏm phơi phới bội phần không? Vậy mà Phạm Thành chịu lép vế đứng bên lề thì bao giờ được lĩnh phần khi xếp hàng đến lượt?
Nói một cách giản dị, đó là một phẩm chất của nhân cách, nhưng nói chữ nghĩa, đó là một phép lạ của nhân cách mà có chưa đến vài phần nghìn người Việt làm được. Phạm Thành đứng bên lề bao cấp nhưng lại trôi giữa những biến cố nóng bỏng của thời đại. Với việc mở trang mạng “Bà Đầm xòe” với tuyên ngôn: “Hãy xòe cho rộng, mở cho hết/ Trắng bụng, lấm lưng với Tự do” – rõ ràng, về mặt ngôn luận và tư tưởng, Phạm Thành đã có một hành động rất cụ thể thiết thực với động cơ Tự do và mục đích của Tự do.
Tự do rõ ràng là mục đích nhân văn lớn nhất của loài người. Mục đích lớn nhất này không phải nói cho vui mà phải trả bằng giá xương máu.
Thời xưa, các chế độ phong kiến hà khắc phương Đông có lệ chém đầu nếu ai đó nói một chữ phạm húy tên của vua chúa hay vương gia. Vậy thì Tự do là gì? Triết gia Fichte nói: “Lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh vì Tự do và thăng trầm với Tự do”. Tự do là cơn lũ leo lên cao đầu tiên để đưa con thú lên tầm vóc con người. Bởi vì không có Tự do, con người không được tự giác, tự chủ suy nghĩ và hành động như một Con người. Thiếu Tự do, con người chỉ là bầy đàn, muông thú đi theo sự dẫm dắt của ông chủ. Lãnh tụ Tôn Trung Sơn cũng dạy dân tộc mình rằng: Trung Quốc xưa nay chưa hề có hai từ “Tự Do” vì người dân chỉ là thứ thảo dân nô lệ của vua chúa. Đến nói phạm húy tên vua cũng bị lôi ra xử trảm, thậm chí xử trảm chín họ, thì đúng là, dân chỉ là con gà, con chó, phương tiện cỏ rác của vua chúa.
Vậy thì hai chữ “Tự Do” không chỉ phạm húy vua chúa mà nó phạm húy tới tất cả những chế dộ độc tài, toàn trị. Chế độ độc tài không muốn dân chúng Tự do mà chỉ muốn dân chúng là thứ phương tiện để họ sống mặc sức phè phởm trên đầu trên cổ nhân dân. Vì thế nhân gian mới đau xót nhân chân rằng: “Tự do hay là chết!”.
Tự do hai từ “phạm húy tày đình” luôn luôn đòi trả giá rất cao, giá máu, giá sinh tử. Vậy mà cái con người Phạm Thành kia vốn bản chất là cán bộ mậu dịch ăn lương chế độ chuyên chế vô sản sao lại dám tuyên ngôn trên báo mạng của mình ( một địa chỉ sờ sờ không cải được) hai từ nhạy cảm: Tự Do?
Cây nào quả nấy? Với tấm thẻ khao khát Tự do của công dân đích thực, cộng với sự phản tỉnh tự nguyện đứng ra ngoài hệ thống ưu tiên xin- cho, Phạm Thành đã được lặn sâu vào đời sống thế thái nhân tình đích thực. Một đời sống như người ta vẫn ví bao cấp kiểu trại lính, không có các công dân tung tăng vui vẻ sống trong chế độ dân sự bởi dân, cho dân và vì dân, mà chỉ có các thảo dân- giống lính tráng không mặc quân phục - sống theo guồng máy toàn trị của Đảng như thể:
“Đem bục Công an  đặt giữa trái tim người”
 hay
“Bắt tình cảm ngược xuôi theo luật lệ đi đường”
*
Phạm Thành là một nhà báo lâu năm trong hệ thống công quyền vì vậy mà thế mạnh của anh là hiểu biết nắm vững được rất nhiều những thông tin cao cấp, thượng đỉnh. Anh đã dùng nguyên liệu tối cao nhất để viết tiểu thuyết của mình.
Bút pháp anh dùng chủ yếu là trực diện, thẳng thắn, phơi mở, bóc ra, vạch trần những gì xấu xa bưng bít. Tuy nhiên, anh cũng đưa đẩy rất nhiều lối hành văn như thơ để cho vấn đề gay cấn nhẹ nhàng bay bổng hơn. Đặc biệt anh liên tục sử dụng bút pháp hiện thực hư ảo, như các nhân vật đã chết, linh hồn họ uất ức không thể siêu thoát được, họ vẫn nằm kề ngay bên cuộc sống của quê nhà để xem xét, bình phẩm, thậm chí nhiếc móc, chửi rủa những kẻ mặc áo cán bộ lãnh đạo mà chỉ chuyên tâm làm việc ác nhằm mưu lợi cho dục vọng ích kỷ của bản thân, nhưng được che đậy dưới những lời lẽ sơn phết hào nhoáng và khẩu hiệu rất to tát.
Tiểu thuyết “Cò hồn Xã nghĩa” của anh làm cho người ta liên tưởng đến những con cò bị chọc mù hai mắt hay những hình nộm cò cắm trên các ruộng lúa để nhử cả đàn cò bay qua sà xuống và sập bẩy. Nó là hiện thực của mô hình chủ nghĩa xã hội mà giờ đây dường như đã biến mất như một bãi cò đậu, đang tàn tạ, phai úa, chẳng còn vết tích gì. Đó là nước My nga với bốn triệu dân, nó chỉ rộng bằng một tỉnh nhưng lại có vai trò biểu tượng như một nước, bởi lẽ so với nhiều nước nhỏ trên thế giới như Brunei chẳng hạn, dân số My nga vẫn lớn hơn nhiều. Nước My nga này lại nằm trong nước Đại My nga, giống như một nước cộng hòa nằm trong liên bang vậy.
Mở màn tiểu thuyết như sự tích huyền thoại đã xuất hiện những dấu hiệu của trời đất rằng sẽ có một quái nhân sinh ra. Quái nhân đó là Hò Văn Đản, nhưng không rõ xuất xứ, không cha không mẹ. Ông ta đi năm châu bốn bể nhập cảng cách mạng chủ nghĩa xã hội không tưởng vào áp dụng cho cái nước My nga lạc hậu đến mức còn chưa từng biết cái máy cày.
Hò Văn Đản xây dựng quốc gia với lý thuyết cóp nhặt của mình bằng những màn theo dõi, bao vây, đấu tố “Trí phú địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ”; rồi thanh toán tất cả những ai có chính kiến khác mình, ngay đến người nuôi vịt ấp trứng, cũng bị Hò Văn Đản buộc tội đi lên tư bản chủ nghĩa, bắt ép, phá hoại, giải thể, rồi bắt giam, giam cầm, đầu độc và giết hại, tàn độc như một con thú chuyên ăn thịt đồng loại.
Để tập hợp, xây dựng một quốc gia bị trị tuyết đối, ngoan ngoãn theo ý của mình, Hò Văn Đản không chỉ tàn bạo mà còn biết che đậy và hứa hẹn. Chẳng hạn khi Mỹ phóng tàu vũ trụ thì Hò Văn Đản liền tung tin, nước Mỹ lạc hậu làm sao có thể làm ra tàu vũ trụ được. Và Hò Văn Đản hứa hẹn sẽ làm nguội cơn đói vô tận của nhân dân rằng sẽ cử người sang Liên xô, Trung Quốc tìm mua chiếc nồi Vạn Sinh về để người người, nhà nhà được no đủ. Chiếc nồi Van Sinh đó có chức năng cứ thải đầu ra của hệ tiêu hóa vào đấy, đậy nắp lại, ấn nút vận hành, chỉ một tẹo phân sẽ thành cơm thơm phức. Rất nhiều dân My nga do trình độ quá ấu trĩ và cái đói hàng ngày dày vò họ quá lâu từ kiếp này sang kiếp khác đã mơ theo về một cái nồi Vạn Sinh như vậy. Ngươi Trung Quốc có câu “Dĩ thực vi thiên”, nhân dân lấy gạo làm đầu, bằng một hứa hẹn lừa bịp hết cỡ như vậy dường như Hò Văn Đản đã giải quyết xong giấc mơ lương thực cho dân.
Không chỉ ở giấc mơ nồi Vạn Sinh, Hò Văn Đản còn tiếp tục hướng dẫn đến một xã hội cộng sản vàng son lấp lánh, một xã hội mà người ta sẽ được sống trong ấm no thần thánh, rằng “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Một khẩu hiệu ảo tưởng bậc nhất hoàn vũ kể từ thời khai thiên lập địa. Làm sao có thể hy vọng vào một thế giới “hưởng theo nhu cầu”, ai muốn thích cái gì thì liền có cái đó, thích nhà to có nhà to, thích xe hơi có xe hơi, xe đời mới rồi xe thể thao, thích thì có liền. Nhiều triết gia chính trị đã phân tích: ý thích của con người là vô tận, chẳng hạn người ta có thể ở trong ngôi nhà 20 mét vuông nhưng còn muốn ở trong ngôi nhà 200 mét vuông, thậm chí ngàn mét vuông, và không chỉ ở một nhà mà là vài nhà, nhà trên núi, nhà ven biển, nhà trong thành phố; ô tô cũng vậy, xe gầm cao đi địa hình, xe gầm thấp đi trong thành phố, xe hai chỗ đi với bồ, xe ba chỗ chở thêm chó, xe bảy chỗ đi piníc cùng bạn bè. Các chuyên gia còn chỉ ra: mô hình “hưởng theo nhu cầu” là một xã hội ảo tưởng nhầm lẫn giữa “cái đang có” và cái “cần phải có” chẳng khác gì đứa bé mơ ước mình làm con chim bay lên trời, và sau đó lầm tưởng chính mình là chim.
Nhà văn Phạm Thành đã róng riết muốn lật tẩy ảo tưởng này. Ảo tưởng là một chứng bất lực xấu xa. Nhưng còn xấu xa gấp bội khi người ta giả vờ có ảo tưởng và giả vờ đang thực hiện ảo tưởng để lừa mị quần chúng đi theo mình. Trong Tam Quốc có chuyện, binh lính hành quân khát nước, Tào Tháo liền bảo “Phía trước có cả một cánh rừng mơ”, vậy là cả đoàn quân ứa nước dải và hăm hở hành quân về phía trước.
Hò Văn Đản như một ảo thuật sĩ chính trị đỉnh cao đã ra sức tuyên truyền về cuộc phát triển ảo vọng về một thế giới không rừng mơ cho đỡ khát tất cả các ham muốn của con người, rằng mọi nhu cầu sẽ được đáp ứng thỏa đáng với của cải xã hội cộng sản nhiều như không khí.
Một đằng lừa mị về ảo tưởng, đằng khác Hò Văn Đản cùng các đồng chí của y lại thực hiện những biện pháp hết sức hà khắc, man rợ để mưu sinh cho dân chúng lầm than. Nào phổ biến, rồi chế biến rau thai người để ăn. Tác giả đã phân tích rất chua xót đau lòng về cái quê hương quê cha đất tổ nơi “chôn rau cắt rốn” của con người đã không còn giữ được. Đói quá người ta liền ăn tươi nuốt sống cái nhau thai là ấn tín đầu tiên của kiếp người, xóa dấu vết nơi được sinh ra. Ăn nhau thai người chưa đủ, Hò Văn Đản tiếp tục cho chế biến để mọi người ăn nhau thai bò…
Búp pháp của nhà văn Phạm Thành là ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ đó được nhà văn sử dụng một cách tự nhiên muốn trực tiếp phơi lộ những cuộc đời dù là sống sượng, tiếp đến là dùng văn tường thuật của một nhân vật là con ông Phạm Vương đã từng lãnh đạo cầm quyền ở nước My nga. Bút pháp tường thuật này không đơn giản là kể lại mà nó đã giành lấy vai trò của người làm chứng. Làm chứng nghĩa là có tòa án, nghĩa là dẫn đến công lý, nghĩa là tuyên bố sự thật, cũng là bày tỏ một cáo trạng về cuộc sống hiện thực.
Trơng hơn 700 trang sách, trước sự làm chứng của nhân vật “tôi”, quốc gia vận hành rồi cuộc đời nghèo đói tối tăm của nhân dân đã trôi đi thật nặng nề, ê chề, tang thương, chết chóc, những nhân sĩ lớn như Phạm Vương, Hà Độ, Minh Quân, công thần Cao Công Thắng và nhiều người khác đều lăn lộn khốn khổ rồi chết tức tưởi. Mẹ của nhân vật “tôi” cũng là vợ của nhân vật Phạm Vương trước khi chết còn thốt lên “Cả đời mẹ chưa biết no là gì” và trong đám tang hồn bà con phẫn uất đạp ván thiên đứng thẳng dậy rủa xả, vạch tội Hò Văn Đản.
Hò Văn Đản nhập cảng thứ lý thuyết tập thể vô trách nhiệm “cha chung không ai khóc” về để áp đặt cho quê hương nghèo đói, lạc hậu bậc nhất hành tinh phải trở thành lính xung kích cho con đường tiến lên xã hội ảo tưởng “hưởng theo nhu cầu”. Cái xã hội và thành phố của Hò Văn Đản chỉ còn là thứ cơi nới, lộn xộn, vô trật tự, rác rưởi bẩn thỉu lan tràn ở khắp nơi, ngay đến cái chuồng xí cũng được xây thành khu dài, rộng tập đoàn, để rồi phân gio tràn lan khắp nơi, bản thân Hò Văn Đản cũng trở thành người “lĩnh xướng”- nạn nhân cho cái hệ thống chuống xí đó. Hò Văn Đản mắc bệnh trĩ, phải ngồi trong nhà xí ba lần mỗi ngày và ở trong đó Hò Văn Đản đã vạch ra những phương án phát triển cho cả một dân tộc tiến lên chủ nghĩa cộng sản kiểu My nga có tên là “Cò hồn Xã nghĩa”. Hò Văn Đản thú nhận đó là cách “Ngồi trong hố xí đợi ngày mai”.
Phạm Thành muốn nhìn một cách tổng thể làm chứng về một quốc gia suy thoái tuyệt đối. Tinh thần thì lừa mị về một xã hội ảo tưởng tuyệt đối “hưởng theo nhu cầu”, thực hành hiến pháp thì luật rừng thổ phỉ đấu tố, cướp, giết, hiếp, nòi giống suy thoái chim tàn, bướm lặn, tuyên truyền lên ngôi tuyệt đối, quyền lực leo gác độc tài đè nén dân tộc trong một lập trình của quyền lực không còn kẻ hở thừa ra để thở. Tất cả dường như chỉ còn phải ngửi mùi hố xí của lập trình độc tài toàn thể.
Cuối chặng đường, Phạm Thành đã cán đích một biểu tượng lớn là giống nòi Việt Nam suy thoái với chim đàn ông cứ thụt vào trong bẹn, bướm đàn bà với “trung tâm” chỉ bằng hạt đỗ. Dân My nga đã phải trải qua một biến cố nghịch lý đau xót rằng, họ chửi Mỹ nhiều nhất nhưng lại chỉ tin người Mỹ sẽ giải phẩu thành công cho những công dân teo chim, tóp bướm. Chuyên gia Mỹ sau một thời gian nghiên cứu, chữa bệnh đã tuyên bố: chỉ cần được ăn no, không cần thứ thuốc nào hơn, chứng teo chim, tóp bướm, công cụ gieo giống nòi của người My nga sẽ khỏi. Nhưng than ôi, đắng cay làm sao, liều thuốc chỉ là lương thực ấy, tức thuốc bổ là ngô, khoai, sắn nước My nga cũng không cách gì có nổi, bởi vì đơn giản nó là nước nghèo đói nhưng lại luôn dư thừa vị ấm no trong tuyền truyền của chế độ Hò Văn Đản.
Sau việc này, Hò Văn Đản lại chửi Mỹ là cái đồ ngu không thể chữa bệnh vô sinh, khả năng tình dục cho nước My nga.
Ôi! Đau xót thay, một dân tộc chỉ cần dùng lương thực làm thuốc mà cũng không có nổi, vậy mà nó lại muốn xây dựng một chế độ “hưởng theo nhu cầu” sao?
Các nhân vật của Phạm Thành rất đặc biệt, đặc biệt bậc nhất nhưng lại rất đặc trưng Việt Nam, đó là tính nước đôi lằng nhằng, trung dung, trung tính những cũng là vô trach nhiệm. Anh muốn phản ảnh theo lối khách quan, theo lối xã hội, “cách mạng Việt Nam thế nào thì tôi viết thế ấy, không phê phán, cũng chẳng tôn vinh. Tội đồ cũng không hẳn xấu xa. Anh hùng vẫn có nhiều vẩn đục”. Có phải chính vì tính nước đôi đó mà dân tộc Việt Nam còn lạc hậu như thế này chăng? Đây là quan điểm, cách nghĩ, cách viết của tác giả mà tôi thâu nhận được. “Hãy trả lại Seda cái gì của Seda”, theo tôi nghĩ, hãy tôn trọng những gì của riêng tác giả.
Cây nào ra trái ấy. Con người Phạm Thành là cây gì? Tìm hiểu và qua nói chuyện trực tiếp, tôi biết Phạm Thành có một niềm kiêu hãnh là người của đất Thanh Hóa có cả nghìn năm lập quốc, làm vua. Điều đó không có gì gay cấn, chỉ cần tra lịch sử chúng ta sẽ thấy Thanh Hóa từ Bà Triệu cho đến Bảo Đại, người Thanh Hóa đã làm vua và xây dựng vương triều đằng đằng như thế nào?! Mặt Phạm Thành đầy cao hứng và kiêu hãnh về mảnh đất “chôn rau, cắt rốn” của mình. Tôi liền hỏi, quê hương anh, dòng họ anh có giá trị nguyên lý hay bài học gì cho con cháu? Phạm Thành trả lời, dòng họ tôi dạy con cái nằm lòng rằng: “Cho thiên hạ ăn thì còn, cho vợ con ăn thì hết”. Nói thật, qua câu nói này tôi hoàn toàn “sụp đổ” bởi vì đó chính là nguyên tắc siêu việt đầu tiên của người Hy Lạp: Hiếu khách là đạo đức đầu tiên của mỗi người và mỗi nhà. Nguyên tắc đó cũng là nguyên tắc đầu tiên để chinh phục thế giới và nhân loại.
Bút pháp Phạm Thành vì hơi thiên về báo chí nên đôi khi rơi vào chủ nghĩa tự nhiên. Nhưng với thành công trong cuốn “Hậu Chí Phèo”, nhà văn tự tin cho rằng, đó là cách thực tế nhất để tiếp nhận sự thật.
Mời các bạn hãy đọc một trong không nhiều cuốn sách có biểu tượng trực tiếp nhất về nền chính trị đương thời của quốc gia.
N.H.Đ - 27.4.2013.





No comments: