Nhà thờ đạo Cơ Đốc Thanh Đảo tỉnh Sơn Đông
2013-03-20 15:27:00 - nguồn cri
Ảnh: Nhà thờ đạo Cơ Đốc Thanh Đảo
Thanh
Đảo từng là tô giới của Đức, nay là thành phố cảng tráng lệ
và bao dung. Sự tráng lệ của thành phố Thanh Đảo thể hiện ở
nhiều mặt, từ kiến trúc kiểu Đức đặc biệt cổ kính đến những
tòa cao ốc chọc trời hiện đại, từ cửa hiệu gấm lụa trăm năm
may đo áo dài đến đại lộ Hồng Công thời thượng sang trọng, từ
người phương Đông đi trên đường phố đến người phương Tây dạo bước
bên bờ biển. Đồng thời tấm lòng bao dung cũng thể hiện trong
cuộc sống tinh thần của người Thanh Đảo, văn hóa đạo Cơ Đốc là
một trong những nét tiêu biểu nhất. Theo thống kê của chính
quyền địa phương, hiện nay Thanh Đảo có khoảng 70 nghìn tín đồ
đạo Cơ Đốc.
Nhà thờ đạo Cơ Đốc Thanh Đảo nằm trên một quả đồi thoai
thoải ở trung tâm thành phố Thanh Đảo đã có hơn 100 năm lịch
sử, là một kiến trúc kiểu thành cổ Đức điển hình. Để thỏa
mãn cho những tín đồ Đức đi lễ, Tổng đốc Thanh Đảo Đức đã cho
xây dựng tòa nhà thờ này vào năm 1910. Nhà thờ có diện tích
rộng 1000 mét vuông, gồm lầu chuông và lễ đường, lễ đường rộng
rãi sáng sủa, có thể chứa 1000 người. Bước lên bậc tam cấp
có thể nhìn thấy tường nhà thờ kiên cố vững chãi, khung cửa
sổ hình vòng cung bằng đá hoa cương, trần lầu chuông hình chóp
màu xanh và tường màu vàng.
Sau khi Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Nhà thờ
này đã trở thành nơi hoạt động chủ yếu của tín đồ đạo Cơ
Đốc Thanh Đảo. Ngày càng nhiều tín đồ Trung Quốc bắt đầu tập
trung đi lễ tại đây. Hàng tuần, Giáo đường đều tổ chức hoạt
động cho các tín đồ tập trung cầu nguyện, đi lễ, thanh niên hội
họp, lớp Thánh ca.v.v...
Nhà thờ đạo Cơ Đốc Thanh Đảo là nhà thờ đạo Cơ Đốc đầu
tiên chính thức mở cửa của thành phố Thanh Đảo sau "Đại cách
mạng văn hóa". Lúc ấy chỉ có khoảng 100 tín đồ, giờ đây đã
phát triển tới hơn 3000 tín đồ. Nhà thờ có 42 nhân viên chức
sắc, 15 mục sư. Ông Cao Vĩnh Lượng là mục sư truyền đạo 20 năm
ở đây, cả nhà bốn đời đều là tín đồ ngoan đạo. Theo mục sư
Cao Vĩnh Lượng giới thiệu, ngoài những tín đồ là công nhân
nghỉ hưu như vợ chồng ông Lý Linh Minh ra, Nhà thờ đạo Cơ Đốc
Thanh Đảo còn có tín đồ là giáo viên đại học, nhân viên ngân
hàng, Nhà đầu tư tài chính, người làm nghề tự do.v.v..., hơn
một nửa số tín đồ có bằng đại học. Ông Cao Vĩnh Lượng cho
biết, mục sư cũng gọi là "Mục dương nhân", bình thường ngoài
việc giảng "Kinh thánh" ra, còn hướng dẫn các tín đồ có thái
độ tích cực đối với cuộc sống hiện thực, giúp mọi người
hướng thiện.
Ông Cao Vĩnh Lượng nói, tín ngưỡng của ông là giúp mọi
người hướng thiện, xây dựng quan niệm hướng thiện, dùng quan
niệm hướng thiện đối xử với mọi người trong cuộc sống, truyền
bá rộng rãi giá trị quan đúng đắn, cổ vũ tín đồ trở thành
người có ích cho xã hội. Công việc này có tính chất phục vụ,
tôi cảm thấy công việc này rất có ý nghĩa. Hai mươi năm qua,
tôi luôn kiên trì tín ngưỡng của mình.
Mục sư Cao Vĩnh Lượng cho rằng, phong cách kiến trúc đa
dạng hóa của một thành phố không những phong phú văn hóa bề
ngoài, mà còn thể hiện sự bao dung nội tại của thành phố. Sự
bao dung này còn thể hiện trong quan hệ giữa mọi người với
nhau, quan hệ giữa mọi người lại tập trung chủ yếu về bộ mặt
tinh thần. Sự bao dung của Thanh Đảo có liên quan với sự phát
triển đạo cơ đốc tại Thanh Đảo.
Mục sư Cao Vĩnh Lượng nói, chính là vì tính bao dung của
thành phố Thanh Đảo, nhiều nền văn hóa cùng tồn tại hài hòa,
làm cho mọi người không những được tiếp thụ giáo dục đại học
và kiến thức đời sống xã hội, còn tiếp thụ giáo dục về
đạo đực và tâm linh. Tôn giáo phát huy tác dụng to lớn đối với
việc giáo hóa tâm linh và chỉ đạo con người hướng thiện.
No comments:
Post a Comment