Trong tuần qua xuất hiện hai hiện tượng thiên văn gây chú ý. Gia Minh
hỏi chuyện khoa học gia thiên văn học Trịnh Xuân Thuận về hai hiện
tượng đó.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận hiện giảng dạy tại Khoa Thiên Văn, Đại học
Virginia, Hoa Kỳ. Hồi năm ngóai, ông đuợc Học viện Pháp Quốc tặng giải
thưởng thế giới Cino del Duca. Giải thưởng với tiền mặt 300 ngàn euro
nhằm vinh danh người có công trình phổ biến tri thức khoa học lưu hành
rộng rãi trên khắp thế giới.
Tác động đến trái đất
Gia Minh: Chào giáo sư, xin giáo sư giải thích lại cho quí
thính giả của Đài Á Châu Tự Do về hai hiện tượng thiên văn mới xuất hiện
tuần qua gây tác động đến Trái Đất của chúng ta?
Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận: Hiện tượng đó ngày nào cũng có,
nhưng hai hiện tượng vừa rồi được chú ý vì tương đối rất to có thể gây
hại đến trái đất. Chứ thực tế thiên thạch từ trời rơi xuống cứ mỗi ngày
cả ngàn tấn. Tuy nhiên, do trái đất có bầu khí quyển, nên khi thiên
thạch vào khí quyển trái đất thì thường cháy hết. Khi cháy, chúng ta
thấy những đường ánh sáng và gọi là ‘sao băng’.
Những thiên thạch thường từ lòng sao chổi (comet) tan ra, thường cả
trăm thiên thạch như thế. Khi nào quỹ đạo trái đất vào quỹ đạo sao chổi
chết đó, thì người ta thấy những sao băng như thế. Khi những thiên thạch
lớn hơn không cháy hết có thể đụng trái đất. Thiên thạch ở bên Nga lớn
khoảng mấy thước bằng kích cỡ một chiếc xe hơi. Khi đến khí quyển trái
đất chừng 10 cây số trong không trung, gặp áp lực rất mạnh nên nổ tung.
Vụ nổ tạo nên làn sóng lan xuống khiến cho cửa kính trong nhà dưới đó bị
vỡ. Chừng gần 1000 người bên Nga bị thương là do cửa kính trong nhà vỡ
gây nên.
Tuy nhiên theo tôi nghĩ, hiện tượng đó cũng tương đối khá hiếm. Hiện
tượng thiên thạch lớn mấy thước mà đến trái đất như thế cũng chĩ trong
vòng chừng 10- 20 năm một lần thôi chứ không nhiều. Thường những hạt bụi
như thế đều cháy hết trên không trung.
Gia Minh: Còn thiên thạch lớn hơn mà người ta nói lớn gần bằng một sân vận động thì thế nào rồi?
Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận: Cái này không phải là sao chổi
chết mà là thiên thạch thuộc nhóm phần đông nằm trong quỹ đạo giữa Mars
(Sao Hỏa) và Jupiter (Sao Mộc). Thường chúng đi quanh Mặt Trời giữa hai
quỹ đạo đó. Quy đạo Trái đất khác, và chúng không đi ngang qua quỹ đạo
Trái đất nên không gây ra đụng chạm nhau. Nhưng thỉnh thỏang quỹ đạo có
thay đổi. Trong vòng asteroid (hành tinh nhỏ) đó, thỉnh thỏang có những
thiên thạch đụng nhau và hất vào quỹ đạo của Trái đất. Thì thiên thạch
có tên DA14 đến rất gần Trái đất, chỉ cách chừng khoảng 30 ngàn cây số,
tức hai rưỡi đường kính Trái đất thôi; nhưng không đụng trái đất. Hiện
tượng này còn hiếm hơn nữa, có thể mỗi trăm năm mới có một lần. Thiên
thạch càng lớn thì khả năng đụng Trái đất càng nhỏ đi.
Hiện tượng đó ngày nào cũng có, nhưng hai hiện tượng vừa rồi được chú ý vì tương đối rất to có thể gây hại đến trái đất.
Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận
Thiên thạch mà giết chết loài khủng long trên Trái Đất 65 triệu năm
về trước là một thiên thạch rất lớn. Lớn khỏang cả chục cây số. Một
thiên thạch lớn cả chục cây số như thế mà đụng trái đất sẽ khiến tung
bao nhiêu bụi lên không trung. Bụi này cắt nguồn ánh sáng xuống khiến
Trái đất lạnh đi, cây cối chết hết; loài khủng long lúc bấy giờ không
còn gì để ăn nên chết đi. Ba phần tư sinh vật trên Trái đất mất đi. Chỉ
còn những loài chuột sống trong hang đá, ăn các lọai hạt mới có thể tồn
tại.
Hiện tượng đó là cho tiến hóa ( evolution) trên Trái Đất thay đổi.
Tuy nhiên, những thiên thạch lớn như thế thì cả trăm triệu năm mới có
một lần.
Đối với thiên thạch lớn chừng nửa sân vận động như DA14 vừa rồi thì
NASA (Cơ quan Không gian Hoa Kỳ), có những kính thiên văn lớn có thể
theo dõi 95% những thiên thạch nào như thế đi ngang qua Trái đất và lảm
hại cho Trái đất.
DA14 thì người ta biết cả năm nay rồi. Còn thiên thạch bên Nga thì nhỏ hơn, và không biết trước.
Liệu con người có thể can thiệp?
Một cửa hàng ở Nga bị vỡ kính do áp lực từ vụ nổ thiên thạch trong không trung hôm 16/2/2013. AFP photo
Gia Minh: Với sự biết trứơc, khả năng của con người
hiện nay có thể có tác động gì vào đường đi của các thiên thạch để không
đụng vào Trái đất?
Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận: Với kính thiên văn, người ta có
thể biết trước hai ba năm; người ta có thể nghĩ đến; nhưng trong thực
tế chưa làm. Chỉ có trong phim Hollywood thôi.
Tôi nghĩ có thể sử dụng hỏa tiễn đưa một lọai bom lên cho nổ gần
thiên thạch đó để đường đi không đụng vào Trái đất. Tôi nghĩ có đủ công
nghệ để làm chuyện đó; tuy nhiên con người chưa bao giờ làm chuyện đó.
Từ khi đi vào không gian đến nay, chưa có thiên thạch nào đi thẳng vào
Trái đất.
Gia Minh: Qua sự kiện ở vùng núi Ural của Nga khiến cho cả
ngàn người bị thương ( hẳn nhiên người ta hỏang lọan); giáo sư nghĩ sao
về khả năng dự báo thiên thạch trong thời gian tới?
Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận: Chỉ có cách là sử dụng kính
thiên văn theo dõi mỗi tối. Căn cứ vào làn ánh sáng thay đổi, người ta
có thể biết quỹ đạo của thiên thạch và khi nào nó đến (Trái đất) và đến
khu vực nào. Với thông tin đó người ta có thể báo cho dân chúng tại khu
vực đó đi di tản đến nơi khác. Chứ không thể có khả năng tài chính để
phóng lên phá những thiên thạch nhỏ. Ngòai ra những thiên thạch nhỏ thì
ánh sáng của chúng cũng khó để có thể theo dõi.
Tôi nghĩ có thể sử dụng hỏa tiễn đưa một
lọai bom lên cho nổ gần thiên thạch đó để đường đi không đụng vào Trái
đất. Tôi nghĩ có đủ công nghệ để làm chuyện đó; tuy nhiên con người chưa
bao giờ làm.
Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận
Gia Minh: Hệ thống kính thiên văn hiện nay có thể bao trùm tòan bộ địa bàn Trái đất không?
Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận: Chỉ có NASA thôi; nhưng những
kính thiên văn lớn hiện có thể nhìn rất xa nhưng vào một vùng rất nhỏ
trên trời. Thực tế không cần kính thiên văn lớn, nhưng phải chụp được
một vùng bao la trên trời. Do đó cần phải có một network ( mạng) kính
thiên văn từ nước này qua nước kia 24/24 tiếng để ‘nhìn’ trời. Hiện NASA
có một network như vậy.
Gia Minh: Như thế phải có sự phối hợp giữa các nước với nhau?
Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận: Đúng rồi. Phần đông những nước
có khả năng tài chính để phối hợp là Mỹ, Châu Âu và Nhật thôi. Họ lo
chuyện đó; chỉ dùng khả năng của network đó thôi.
Gia Minh: Cám ơn giáo sư đã dành thời gian cho chương trình.
No comments:
Post a Comment