Bí ẩn đại bảo tháp ngàn năm tuyệt đẹp ở Ấn Độ
Được xây dựng trong khoảng từ thế kỷ II TCN đến thế
XII, quần thể kiến trúc Đại bao tháp Sanchi đích thực là một trong những
kiệt tác Phật môn của người Ấn Độ.
Quần thể di tích Sanchi nằm về phía Bắc của bang Madhya
Pradesh chừng 68km. Nơi đây không chỉ là công trình được bảo quản gần
như nguyên vẹn suốt hàng ngàn năm qua mà còn được đánh giá là một trong
những kiến trúc Bảo tháp Phật môn hoàn hảo nhất.
Tại đây, những người hành hương có cơ hội để thưởng thức tất cả những gì đáng được gọi là nguồn gốc, tinh hoa của nghệ thuật và kiến trúc Phật môn trong khoảng thời gian chừng 1500 năm – gần như bao quát toàn bộ lịch sử của Phật giáo Ấn Độ.
Điều này thật đáng ngạc nhiên, bởi vì địa danh Sanchi không hề gắn với bất cứ sự kiện hay truyền thuyết nào của cuộc đời Đức Phật.
Trong suốt lịch sử tồn tại của mình, nơi đây cũng chưa từng diễn ra bất kỳ sự kiện quan trọng nào của Phật giáo phương Đông.
Người có công xây dựng nên tòa Đại bảo tháp này chính là quốc vương Ashoka Maurya (còn được biết đến là vua A Dục trong kinh Phật, 273-236 TCN).
Ông chính là vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Ấn Độ, đồng thời cũng là người đóng góp nhiều công đức nhất cho Phật giáo.
Gần 10 năm sau khi bắt đầu triều đại của mình, vào khoảng năm 258 TCN, vua Ashoka Maurya cải đạo sang Phật giáo. Ông được sử sách lưu danh là một trong những vị vua anh minh và hùng mạnh nhất.
Đế chế của ông bao trùm toàn bộ lãnh thổ Ấn Độ và Afghanistan ngày nay. Vương triều của ông thậm chí còn được so sánh với những cường quốc đương thời như Constantine hay Cromwell.
Suốt quãng thời gian 40 năm trị vì của mình, vua Ashoka Maurya đã để lại cho đất nước Ấn Độ không chỉ là những chương sử sách hào hùng, mà còn cả một kho tàng những công trình kiến trúc và nghệ thuật tuyệt vời khiến đời sau phải khâm phục. Sanchi chính là một trong số đó.
Quần thể kiến trúc Sanchi bắt đầu được hình thành khi nhà vua cho xây tòa Đại bảo tháp và dựng lên một cột đá nguyên khối ở chính giữa đỉnh đồi.
Tiếp theo đó, vua Ashoka cũng lần lượt cho xây thêm 8 tòa bảo tháp khác. Những kiến trúc tôn giáo khác, bao gồm các tháp nhỏ và những cổng lớn, lần lượt được bổ sung trong nhiều thế kỷ tiếp theo.
Trong khoảng 600 năm kể từ khi được xây dựng, Sanchi giống như là một cõi Niết Bàn đối với Phật tử bốn phương. Tuy nhiên vào khoảng thế kỷ XII, cùng với sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ, Sanchi dần đánh mất tầm quan trọng của mình và cuối cùng đã hoàn toàn bị lãng quên.
Mãi đến những năm 1912-1919, kiệt tác hàng ngàn năm tuổi này mới nhận được sự quan tâm xứng đáng.
Những công trình kiến trúc và nghệ thuật nơi đây bắt đầu được phục hồi và bảo quản như là những báu vật của Phật giáo nói riêng và kho tàng văn hóa nhân loại nói chung.
Đại bảo tháp
Công trình nổi bật nhất trong quần thể kiến trúc Sanchi chính là tòa Đại bảo tháp. Tòa tháp lớn nhất này về cơ bản là một mái vòm gần như hoàn hảo với chiều cao 15m và bán kính 30m, được xây dựng bằng gạch nung và vữa.
Tại đây, những người hành hương có cơ hội để thưởng thức tất cả những gì đáng được gọi là nguồn gốc, tinh hoa của nghệ thuật và kiến trúc Phật môn trong khoảng thời gian chừng 1500 năm – gần như bao quát toàn bộ lịch sử của Phật giáo Ấn Độ.
Điều này thật đáng ngạc nhiên, bởi vì địa danh Sanchi không hề gắn với bất cứ sự kiện hay truyền thuyết nào của cuộc đời Đức Phật.
Trong suốt lịch sử tồn tại của mình, nơi đây cũng chưa từng diễn ra bất kỳ sự kiện quan trọng nào của Phật giáo phương Đông.
Người có công xây dựng nên tòa Đại bảo tháp này chính là quốc vương Ashoka Maurya (còn được biết đến là vua A Dục trong kinh Phật, 273-236 TCN).
Ông chính là vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Ấn Độ, đồng thời cũng là người đóng góp nhiều công đức nhất cho Phật giáo.
Gần 10 năm sau khi bắt đầu triều đại của mình, vào khoảng năm 258 TCN, vua Ashoka Maurya cải đạo sang Phật giáo. Ông được sử sách lưu danh là một trong những vị vua anh minh và hùng mạnh nhất.
Đế chế của ông bao trùm toàn bộ lãnh thổ Ấn Độ và Afghanistan ngày nay. Vương triều của ông thậm chí còn được so sánh với những cường quốc đương thời như Constantine hay Cromwell.
Suốt quãng thời gian 40 năm trị vì của mình, vua Ashoka Maurya đã để lại cho đất nước Ấn Độ không chỉ là những chương sử sách hào hùng, mà còn cả một kho tàng những công trình kiến trúc và nghệ thuật tuyệt vời khiến đời sau phải khâm phục. Sanchi chính là một trong số đó.
Quần thể kiến trúc Sanchi bắt đầu được hình thành khi nhà vua cho xây tòa Đại bảo tháp và dựng lên một cột đá nguyên khối ở chính giữa đỉnh đồi.
Tiếp theo đó, vua Ashoka cũng lần lượt cho xây thêm 8 tòa bảo tháp khác. Những kiến trúc tôn giáo khác, bao gồm các tháp nhỏ và những cổng lớn, lần lượt được bổ sung trong nhiều thế kỷ tiếp theo.
Trong khoảng 600 năm kể từ khi được xây dựng, Sanchi giống như là một cõi Niết Bàn đối với Phật tử bốn phương. Tuy nhiên vào khoảng thế kỷ XII, cùng với sự suy tàn của Phật giáo tại Ấn Độ, Sanchi dần đánh mất tầm quan trọng của mình và cuối cùng đã hoàn toàn bị lãng quên.
Mãi đến những năm 1912-1919, kiệt tác hàng ngàn năm tuổi này mới nhận được sự quan tâm xứng đáng.
Những công trình kiến trúc và nghệ thuật nơi đây bắt đầu được phục hồi và bảo quản như là những báu vật của Phật giáo nói riêng và kho tàng văn hóa nhân loại nói chung.
Đại bảo tháp
Công trình nổi bật nhất trong quần thể kiến trúc Sanchi chính là tòa Đại bảo tháp. Tòa tháp lớn nhất này về cơ bản là một mái vòm gần như hoàn hảo với chiều cao 15m và bán kính 30m, được xây dựng bằng gạch nung và vữa.
Toàn cảnh tòa Đại bảo tháp |
Bao quanh ngọn tháp là một hàng lan can nằm ở khoảng 1/3 chiều cao từ
dưới lên. Trên đỉnh tháp thiết kế phần sân thượng hình vuông khá rộng
rãi, cũng có hàng rào bốn phía. Đây chính là nơi hành lễ trong những dịp
quan trọng.
Một hàng rào khác, được xây dựng từ những cột đá nguyên khối khổng lồ, bao bọc quanh toàn bộ phần chân tháp. Hàng rào này nối liền với 4 cổng đá uy nghi được chạm khắc vô cùng tinh xảo, gọi là “toran Dwar” và được đặt theo bốn hướng Nam- Bắc- Đông- Tây.
Một hàng rào khác, được xây dựng từ những cột đá nguyên khối khổng lồ, bao bọc quanh toàn bộ phần chân tháp. Hàng rào này nối liền với 4 cổng đá uy nghi được chạm khắc vô cùng tinh xảo, gọi là “toran Dwar” và được đặt theo bốn hướng Nam- Bắc- Đông- Tây.
Cận cảnh chân tòa Đại bảo tháp |
Cả bốn cổng đều được tạc từ những phiến đá nguyên khối có trọng lượng
chừng hơn 400 tấn. Phù điêu và tượng được chạm khắc trên mỗi cổng đều
miêu tả về cuộc đời Đức Phật và những câu chuyện huyền thoại Phật Môn.
Cổng Bắc
Đây là kiến trúc được bảo tồn tốt nhất trong 4 cổng. Nó gần như còn nguyên vẹn, ngoại trừ hình tượng bánh xe trên đỉnh bị hư hỏng chút ít. Những hình chạm khắc trên cổng này chủ yếu mô tả cuộc sống của Đức Phật.
Cổng Bắc
Đây là kiến trúc được bảo tồn tốt nhất trong 4 cổng. Nó gần như còn nguyên vẹn, ngoại trừ hình tượng bánh xe trên đỉnh bị hư hỏng chút ít. Những hình chạm khắc trên cổng này chủ yếu mô tả cuộc sống của Đức Phật.
Hoa văn trên cổng tháp |
Hai cột trụ đều được chạm khắc hình ảnh 4 con voi quay đầu ra 4 phía,
bên cạnh là những nữ thần. Ngự trị trên đỉnh cao nhất của cổng là hình
tượng Bánh xe công lý (bị hư hỏng như đã nói ở trên). Cùng với đó là vô
số bức phù điêu tinh xảo và sống động khắp mọi nơi.
Cổng Nam
Cổng phía Nam theo những nhà nghiên cứu là lâu đời nhất trong bốn cổng. Phù điêu và hình tượng trên cổng này miêu tả cuộc đời Đức Phật từ lúc sơ sinh và những sự kiện về đức vua Ashoka sau khi cải sang Phật giáo.
Cổng Nam
Cổng phía Nam theo những nhà nghiên cứu là lâu đời nhất trong bốn cổng. Phù điêu và hình tượng trên cổng này miêu tả cuộc đời Đức Phật từ lúc sơ sinh và những sự kiện về đức vua Ashoka sau khi cải sang Phật giáo.
Dưới chân hai cột trụ, thay vì chạm trổ bốn con voi như cổng Bắc thì ở
đây lại là bốn con sư tử. Hình tượng bốn con sư tử này hiện được Ấn Độ
lấy làm biểu tượng quốc gia và cũng xuất hiện trong những đồng tiền của
nước này.
Cổng Tây
Cổng phía Tây được trang trí với những bức phù điêu kể về câu chuyện 7 lần hóa thân của Đức Phật. Ngoài ra ở dưới chân hai cột trụ được chạm trổ hình tượng của 4 vị thần lùn bụng bự đầy vẻ hàm tiếu và phồn thực.
Cổng phía Tây được trang trí với những bức phù điêu kể về câu chuyện 7 lần hóa thân của Đức Phật. Ngoài ra ở dưới chân hai cột trụ được chạm trổ hình tượng của 4 vị thần lùn bụng bự đầy vẻ hàm tiếu và phồn thực.
Cổng Đông
Cổng phía Đông chính là cổng thú kỳ thú nhất. Những hình ảnh chạm trổ trên cổng này tả lại cảnh Phật nhập Niết Bàn với rất đông đồ đệ và Phật tử đứng chầu. Ngoài ra trên cột trụ cũng xuất hiện hình tượng của nữ thần Yakshi đang nhảy múa.
Ngoài tòa Đại bảo tháp uy nghi với bốn cổng đá cực kỳ hoành tráng và tinh xảo, tại Sanchi còn có vô số những tiểu tháp, những ngôi đền và dấu tích của nhiều di sản khác.
Cổng phía Đông chính là cổng thú kỳ thú nhất. Những hình ảnh chạm trổ trên cổng này tả lại cảnh Phật nhập Niết Bàn với rất đông đồ đệ và Phật tử đứng chầu. Ngoài ra trên cột trụ cũng xuất hiện hình tượng của nữ thần Yakshi đang nhảy múa.
Ngoài tòa Đại bảo tháp uy nghi với bốn cổng đá cực kỳ hoành tráng và tinh xảo, tại Sanchi còn có vô số những tiểu tháp, những ngôi đền và dấu tích của nhiều di sản khác.
Những công trình này lại ẩn chứa bên trong vô số kiệt tác nghệ thuật và điêu khắc như tượng phật, phù điêu…
Trải qua hàng ngàn năm nắng mưa và hoang phế, có thể Sanchi ngày nay không còn xứng là Thánh địa Phật giáo như xưa. Tuy nhiên chỉ với những gì ít ỏi còn lưu giữ được, nơi đây cũng đã khiến cho chúng ta phải kinh ngạc trước vẻ đẹp cổ kính và uy nghi của nó.
Bên cạnh đó, những kiến trúc tuyệt vời này cũng thể hiện một cách rõ ràng tài năng, kiến thức và cả sức sáng tạo đáng ngưỡng mộ của những con người đã sinh sống từ hàng ngàn năm trước.
Trải qua hàng ngàn năm nắng mưa và hoang phế, có thể Sanchi ngày nay không còn xứng là Thánh địa Phật giáo như xưa. Tuy nhiên chỉ với những gì ít ỏi còn lưu giữ được, nơi đây cũng đã khiến cho chúng ta phải kinh ngạc trước vẻ đẹp cổ kính và uy nghi của nó.
Bên cạnh đó, những kiến trúc tuyệt vời này cũng thể hiện một cách rõ ràng tài năng, kiến thức và cả sức sáng tạo đáng ngưỡng mộ của những con người đã sinh sống từ hàng ngàn năm trước.
No comments:
Post a Comment