Wednesday, May 15, 2013

Đọc cho vui


BOM THÁI GIÁM

Những năm 19 hồi đó, Nụi rộ lên phong trào nuôi chó Nhật. Rất nhiều nhà nuôi. Hồi hổi chó Nhật rất có giá, tôi nghe nói thế. Nghe đồn mấy cây 1 ngài. Tôi lúc đó còn nhỏ nên đéo biết cây chỉ gì, chỉ thấy chó nhà thằng bạn được chén phở sáng, cơm toàn giò chả trong khi nó cũng như tôi, tức là ăn đéo gì thì ăn, miễn sao 1k Cụ 1 bữa sáng. Giá bát phở hồi hổi đâu như 3k Cụ.


Chó Nhật sướng bằng 3 lần Nhi đồng thời đấy. Tôi nghĩ thế.

Năm 19 sau đó, chó Nhật trở lại mặt đất với đúng giá trị của mình. Nhi đồng trở nên sướng hơn chó Nhật, dù tiêu chuẩn vưỡn vậy khà khà.

Một ngày đẹp giời, ma tôi đưa về 1 em cún Nhật lai. Nhẽ được tầm 1 tháng hoặc hơn, tôi chả rõ. Em đã chạy chơi được. Ma tôi mang về cho tôi chăm, cho có tý trách nhiệm trong nhà.

Em bé mới xa mẹ, rất hoang mang và hoảng hốt. Tôi gọi ẻm là Bom. 
Liu ý tên riêng mang tính ám chỉ hé hé.

Em là boy, thuộc dòng lông mượt, xưa thường gọi thế để phân biệt mới lông xù. Ẻm xinh hệt em trong ảnh phía trên. Rất thông minh và hiếu động. 
Bom thật ra rất nhàn. Ẻm ỉa đái đúng chỗ, ăn ngủ đúng giờ. Khi ở chơi trong nhà, buồn 1 phát là sủa inh ỏi để được ra sân. Đang chơi mà đói hay khát biết chạy ra chỗ để đĩa – cốc uống nước để tha đến trước mặt tôi, hoặc ai đó ở gần ẻm nhất. Đĩa của ẻm là đĩa sắt, cốc uống nước là hộp đựng bơ Tường An.

Ẻm xơi mẹ của tôi đôi tổ ong trắng muốt vì ngứa răng. Căm phẫn, dưng tôi vưỡn phải nhịn nhục đi kiếm 1 quả banh nỉ về cho ẻm chơi. Tuy khó khăn dưng hình dư ẻm đéo thích. Dưng vì tế nhị nên ẻm chiển sang gặm chân giường. Thi thoảng vật quá thì mới gặm dép, dưng mà là dép rách, dép cũ.

Ẻm lớn nhanh, dậy thì sớm. Chiên có trò ôm chân chủ hé hé. Buổi tối rất hay lỉnh đi chơi. Ban ngày thì rất hay ngửi đít các bạn chó trong khu. Nói chung là ẻm lớn mẹ.

Bom biết trông nhà, chịu khó thức khuya dậy sớm, ngủ dưới chân giường chủ hoặc gậm sa-lông. Mùa hè nóng chui mẹ vào toa-lét, mùa đông thì nhẩy lên sa-lông. Nhưng rất thính ngủ. Động cái biết ngay. Nghe ngóng rùi quyết định sủa hay gừ gừ hay im.

Bom rất ngầu. Rất hay bênh tôi khi tôi uýnh nhau với bọn trong khu. Dù là uýnh nhau đùa. Bom rất khôn, đéo cắn mà chỉ sủa và đấm mõm. Khác mới chó các nhà khác, khi thấy người rao “Chó ơ” đi qua, Bom không hề sợ sệt. Ẻm biết nhà tôi không bao giờ bán ẻm.  Nhẽ ẻm có linh cảm về tình yêu thương. Tôi nghĩ thế.

Hôm hổm, dịp kỷ niệm 2 năm ngày Bom về nhà, tôi đương chơi mới ẻm thì thấy chú Mặt Quắt hàng xóm dẫn con gái sang chơi. Pama tôi có mời chú uống nước hút thuốc, thì thụt ghê lắm.
Tôi chả để ý. Con gái chú ý rất xinh, tôi thích, dù nàng hơn tuổi tôi. Quan trọng đéo gì đâu khi cái đẹp là không tuổi, phỏng ạ? Tôi rủ ẻm đi ra sân chơi mới em Bom, mặc 3 người kia trà thuốc.
Nửa tiếng sau, chia tay rất bịn rịn.Ý là tôi mới Bom chia tay em - chị hàng xóm ý. Bom nhà tôi cũng quý em-chị hàng xóm.

Em-chị ý xinh đến mức chó cũng mê, huống hồ người.

Chiều định mệnh.

Tôi đi học về, thấy Mặt Quắt đương trong sân cùng pama tôi. Pama tôi giữ em Bom, Mặt Quắt thao tác. Tôi dí buồi gọi là chú nữa, địt mẹ.

Tôi gào lên. Gào gì đéo nhớ. Đại ý là hỏi “clgt”? Dưng vô nghĩa. Tôi phải chạy đi vì đéo chịu được. Tôi vốn mong manh. Cồng kềnh dưng dễ đổ vỡ. Chạy đi đâu giờ? Chạy sang nhà em hàng xóm, ngồi mới ẻm. Khi yếu đuối tôi thường tìm đến cái đẹp, từ bé đã thế.

Tiếng em Bom kêu thảm thiết từ nhà tôi vọng sang.

Tôi khóc!

Đéo hề làm hàng. Tôi khóc thật. Giờ nghĩ lại lúc đấy tôi vẫn thấy cay cay mũi. Hình như em-chị hàng xóm cười tôi chứ đéo hề tỏ ra cảm thông. Hay có mà tôi đéo biết nhở? Kệ mẹ, quan trọng đéo.

Bom bị thiến! Không thuốc tê, chỉ có cồn sát trùng. Tôi chạy về thì ẻm đã trong gậm giường. Vết thương đéo được khâu. Hay đéo khâu được? Khác đéo gì.

Hai hòn cà đã bị vất vầu sọt rác. Bom nằm liếm vết thương đẫm máu. Rên thảm thiết. 
Tôi lại khóc. Muốn ôm ẻm dưng đéo ôm được vì ẻm trốn tít trong gậm.

Hôm đấy mới cả mấy hôm sau ẻm được ăn cháo mới uống sữa. Pama tôi thấy tôi buồn cũng thấy ân hận, áy náy. Hoặc y thị tỏ ra thế, tôi không biết. 

Y thị nói mới tôi là không làm thế thì mất ẻm có ngày. Ẻm vốn máu gái, rất máu.

Tôi thương cảm cho đời giai của ẻm, thương ẻm bị đau, bị mất máu. Nhưng nghe pama nói thế cũng thấy an ủi phần nào. Vì tôi không muốn mất ẻm.

Nhưng tình yêu của tôi mới em – chị hàng xóm dở dang từ phút đó. Tôi thấy Mặt Quắt càng ngày mặt càng quắt. Như chuột kẹp. Tôi giận lây sang em-chị. Thế là đéo yêu nữa.

Tôi đéo cho mượn truyện – sách gì nữa. Tôi đéo cho vào sân chơi mới Bom nữa. Tôi đéo cho xem bộ sưu tập tem của tôi nữa. Tôi đéo chơi đồ hàng cùng nữa. Tôi vốn đéo thích thú gì trò này, nhưng vì được đóng vai chồng ẻm nên tôi khoái. Khà khà.



Tóm lại, tôi cắt đứt huyền tuyền mới em – chị hàng xóm. Đầy phũ phàng và dứt khoát!


 

Hôm đấy mát giời. Thu Hà Nụi mà. Bom, như thông lệ nằm ngửa tênh hênh trên sa-lông, ngủ ngon lành và vô tư như 1 thiên thần. Thiên thần bị hoạn.

Các công nhân trộm bẻ được khóa, mò vào sân nhà tôi. Pa tôi vốn cẩn thận nên khóa bơm bằng xích sắt và 2 khóa, các bạn trộm đã cắt được 1.

Đúng lúc đó, tôi dậy đi tè. Bật đèn, đương nhiên. Loẹt xoẹt lê chân, thế là thoát vụ mất bơm. Sáng ra cả nhà sốc. Tôi đéo được ghi công, Bom cũng không bị trách phạt.

Sau vụ đó tôi phải phụ ông pa hì hục đục tường, nối ống, đưa máy bơm vào nhà. Tôi chạy sang nhà anh Ống Điếu, nhờ anh ý sang hàn sửa lại cái cổng, vân vân. Một cuộc cải tổ hệ thống an ninh gia đình.

Bom vẫn hồn nhiên quan sát, thi thoảng lăn 1 vòng. Dừng lại khá lâu ở tư thế nằm ngửa. Tôi nghĩ nhẽ Bom muốn nói “Em có lỗi dưng em không có tội. Em có muốn thế đéo đâu. Tại bị thiến rùi”.

Tôi lao động cặm cụi, chả oán than, chả trách Bom câu nào.

Thế rùi tối 1 ngày kia, 1 tuần sau ngày sít mất máy bơm, một cô hàng xóm nhà tôi sang chơi. Cô này có con giai, thằng này học mới tôi, hay đánh nhau mới tôi. Nghe ma tôi buôn chiện sít mất máy bơm  xong, cô ý nói “Thế này thì thịt đi thôi”. Tôi đéo hài lòng về câu nói này, đương nhiên. Dù tôi thích ăn thịt chó nhưng đéo bao giờ tôi lại đi thịt chó nhà mình.

Không hài lòng nên tôi cút lên gác. Để học bài hay làm gì đó, đéo nhớ. Lúc sau học xong thì cô ý đã về được 15 phút.


No comments: